khoăn, chưa biết tổ chức hoạt động trải nghiệm gắn với môn học mình giảng dạy là gì. Một số giáo viên thì đề cập đến những hạn chế, khó khăn về điều kiện kinh phí để huy động, tổ chức cho học sinh tham quan, thực tế, làm thí nghiệm. Mặc dù được đầu tư về phòng thí nghiệm và các điều kiện khác nhưng để đưa vào thực tế hoạt động rất khó đối với học sinh dân tộc.
2.3.4. Đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở các trường PTDT Bán trú THCS
Bảng 2. 3. Đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả HĐTN ở các trường PTDT Bán trú THCS
Nội dung đánh giá | Mức độ đánh giá | Đtb | |||
Hiệu quả cao | Hiệu quả thấp | chưa hiệu quả | |||
1 | Định hướng giá trị sống và hành động cho học sinh | 28 | 234 | 153 | 1.70 |
2 | Phát triển nhận thức và thái độ học tập nghiêm túc, tích cực cho học sinh | 26 | 233 | 156 | 1.69 |
3 | Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức học tập vào thực tế cuộc sống ở học sinh | 31 | 232 | 152 | 1.71 |
4 | Phát triển năng lực giao tiếp và hoạt động cho học sinh | 25 | 234 | 156 | 1.68 |
5 | Phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp | 30 | 230 | 155 | 1.70 |
6 | Giúp học sinh xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp giữa HS-HS, HS-GV, HS với các lực lượng xã hội khác | 27 | 229 | 159 | 1.68 |
7 | Xây dựng môi trường học tập tích cực, lành mạnh | 32 | 228 | 155 | 1.70 |
8 | Những nội dung khác: nhà trường thiết lập quan hệ với các lực lượng xã hội, giáo viên có thêm hiểu biết và kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm… | 29 | 231 | 155 | 1.70 |
228 | 1851 | 1241 | 1.69 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm
- Tổ Chức Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Giáo Viên
- Thực Trạng Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Của Giáo Viên Các Trường Ptdt Bán Trú Thcs Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên
- Thực Trạng Tổ Chức Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Giáo Viên Các Trường Ptdt Bán Trú Thcs Huyện Nậm Pồ
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Tổ Chức Hđtn Cho Giáo Viên Các Trường
- Các Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Tc Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Giáo Viên Các Trường Ptdt Bán Trú Thcs Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Nhận xét: Bảng 2.3 tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, GV về mức độ hiệu quả của hoạt động tổ chức HĐTN cho HS, qua 8 nội dung đánh giá mà chúng tôi khảo sát chỉ đạt điểm tổng điểm trung bình 1.69. Qua đó tổng hợp
thực trạng nhận thức của CBQL, GV công tác lập kế hoạch, công tác tổ chức, hình thức và công tác đánh giá hoạt động tổ chức HĐTN cho HS có một sự chênh lệch. Nhận thức cho là quan trọng, nhưng qua kết quả khảo sát, các nội dung liên quan đến tổ chức, hình thức hoạt động, kiểm tra đánh giá hoạt động tổ chức cho HS chỉ đạt mức độ trung bình, thỉnh thoảng và thậm chí nhiều nội dung đánh giá là thực hiện chưa tốt. Để đạt được mục tiêu giáo dục THCS toàn diện thì chủ thể quản lý cần quán triệt tư tưởng và tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV một cách khoa học.
2.4. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực TC hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ
2.4.1. Thực trạng nội dung bồi dưỡng về hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ
Bảng 2. 4. Thực trạng nội dung bồi dưỡng HĐTN cho GV trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ
Nội dung bồi dưỡng | Tần suất | Đtb | |||
TX | Thỉnh thoảng | Chưa bao giờ | |||
1 | Vai trò, ý nghĩa, nội dung, yêu cầu của hoạt động trải nghiệm trong trường PTDT bán trú THCS | 18 | 240 | 157 | 1.67 |
2 | Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn học | 16 | 239 | 160 | 1.65 |
3 | Xây dựng và thực hiện chuyên đề tích hợp về hoạt động trải nghiệm | 21 | 238 | 156 | 1.67 |
4 | Quy trình, kỹ thuật tổ chức hoạt động trải nghiệm | 15 | 240 | 160 | 1.65 |
5 | Bồi dưỡng các kỹ năng cơ bản để tổ chức hoạt động trải nghiệm hiệu quả | 20 | 236 | 159 | 1.67 |
6 | Phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh trước, trong và sau tổ chức hoạt động trải nghiệm | 17 | 235 | 163 | 1.65 |
7 | Phương thức huy động, phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường để tổ chức trải nghiệm hiệu quả | 22 | 234 | 159 | 1.67 |
8 | Các nội dung khác | 19 | 237 | 159 | 1.66 |
148 | 1899 | 1273 | 1.66 |
Nhận xét: Bảng 2.4 tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, GV về tần suất thực hiện các nội dung bồi dưỡng về hoạt động trải nghiệm cho giáo viên, qua 8 nội dung mà chúng tôi khảo sát chỉ đạt tổng điểm trung bình 1.66, với kết quả khảo sát này cho thấy các nội dung bồi dưỡng về hoạt động trải nghiệm cho giáo viên có thực hiện nhưng không thường xuyên.Thực tế quản lý ở cơ sở và trao đổi với hiệu trưởng các trường, chúng tôi nhận thấy, hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ yếu được thực hiện thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học. Một số giáo viên chia sẻ trong nội dung đổi mới phương pháp dạy học có được hướng dẫn về phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Theo đó, học sinh được tổ chức học thành nhóm, được thảo luận về nội dung bài học. Đó là tổ chức cho học sinh trải nghiệm hình thức học hợp tác, xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết. Tuy nhiên, các hoạt động trải nghiệm để kiểm nghiệm, khám phá nội dung kiến thức của bài học thì hầu như rất ít. VÍ dụ: giáo viên dạy vật lý, hóa học, sinh học cũng được học đổi mới phương pháp nhưng không được hướng dẫn cụ thể về tiến trình và hình thức tổ chức học trải nghiệm khám phá, gắn với nội dung môn học. Các hình thức tổ chức thí nghiệm thực hành có đối tượng theo các mảng nội dung của môn học. Bên cạnh đó, các Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của các trường khảo sát cũng chia sẻ là: chưa có chuyên đề bồi dưỡng riêng, chuyên sâu về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên. Mà hình thức chủ yếu là trong các nhóm sinh hoạt chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm và giáo viên tự nghiên cứu trên mạng và các tài liệu có liên quan.
2.4.2. Thực trạng hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ
* Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ
Bảng 2. 5. Thực trạng triển khai các hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ
Hình thức bồi dưỡng | Tần suất thực hiện | Đtb | |||
Thường Xuyên | Thỉnh thoảng | Chưa bao giờ | |||
1 | Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn theo kế hoạch của Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo. | 14 | 243 | 158 | 1.65 |
2 | Bồi dưỡng tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của phòng Giáo dục và Đào tạo. | 12 | 242 | 161 | 1.64 |
3 | Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn tại trường | 17 | 241 | 157 | 1.66 |
4 | Bồi dưỡng thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm và tự học của cán bộ giáo viên (thông qua giáo trình, tài liệu được cung cấp,…) | 11 | 243 | 161 | 1.64 |
Nhận xét: Bảng 2.5 tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, GV về tần suất thực hiện các hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV với tổng điểm trung bình ở 4 nội dung đạt 1.65. Qua đó, cho thấy tần suất thực hiện các hình thức chỉ đạt mức thỉnh thoảng. Thực tế, hình thức bồi dưỡng giáo viên ưu thế tại cơ sở là thông qua sinh hoạt chuyên môn. Theo các giáo viên, các buổi sinh hoạt chuyên môn liên quan đến tổ chức hoạt động trải nghiệm còn ít. Hoạt động tự học, tự bồi dưỡng thì thực hiện theo thế mạnh của cá nhân giáo viên và chưa có nhiều giáo viên mạnh dạn thực hiện trong tổ chức dạy học và chủ nhiệm lớp học sinh. Điều này đặt ra vấn đề là, cán bộ quản lý nhà trường mà đứng đầu là Hiệu trưởng cần tìm hiểu để có những biện pháp hợp khoa học quản lý nhằm mục đích tăng cường thực hiện hình thức bồi dưỡng cho giáo viên về tổ chức hoạt động trải nghiệm. Để phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên, cần tạo ra môi trường và điều kiện để giáo viên thực hành, tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong thực tế. Đó là phương thức để giáo viên phát triển nhanh nhất năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.
* Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS Huyện Nậm Pồ
Bảng 2.6. Tần suất sử dụng các phương pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN
Phương pháp bồi dưỡng | Tần suất thực hiện | Đtb | |||
Thường Xuyên | Thỉnh thoảng | Chưa bao giờ | |||
1 | Tổ chức lớp học tập huấn chuyên đề về BD năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm | 0 | 18 | 397 | 1,04 |
2 | Tích hợp nội dung bồi dưỡng trong tập huấn chuyên môn sâu | 11 | 243 | 161 | 1.64 |
3 | Tổ chức GV thực tế mô hình hoạt động trải nghiệm | 16 | 242 | 157 | 1.66 |
4 | Giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các trường, cụm trường | 10 | 304 | 101 | 1,78 |
5 | Tổ chức giáo viên tham gia thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm | 15 | 240 | 160 | 1.65 |
6 | Hướng dẫn GV tự nghiên cứu tài liệu, nguồn tài liệu trên mạng internet,… | 34 | 239 | 142 | 1.73 |
Nhận xét: Bảng 2.6 tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, GV về tần suất thực hiện các phương pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV với 6 phương pháp cho thầy, các phương pháp đã sử dụng trong bồi dưỡng giáo viên khá đa dạng, tuy nhiên phương pháp chủ yếu là tổ chức cho giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các cụm trường, hướng dẫn GV tự nghiên cứu. Các phương pháp khác chưa được sử dụng thường xuyên. Đối với cách thức tổ chức lớp học tập huấn chuyên sâu về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên hầu như chưa thực hiện. Điều này cho thấy, cần phải tăng cường đổi mới kết hợp nhiều phương pháp hơn trong quá trình bồi dưỡng năng lực trải nghiệm cho giáo viên.
2.4.3. Thực trạng kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV về kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực
tổ chức HĐTN cho GV các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ
Nội dung đánh giá | Mức độ đánh giá | Đtb | |||
Cao | thấp | Chưa có KQ | |||
1 | Nâng cao hiểu biết cho giáo viên về hoạt động trải nghiệm và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS | 13 | 246 | 156 | 1.66 |
2 | Phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên | 11 | 245 | 159 | 1.64 |
3 | Phát triển tính tích cực của giáo viên trong tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo trong tổ chức hoạt động trải nghiệm | 16 | 244 | 155 | 1.67 |
4 | Chất lượng hoạt động trải nghiệm ngày càng nâng cao, hình thức ngày càng đa dạng | 10 | 246 | 159 | 1.64 |
1.65 |
Nhận xét: Bảng 2.7 tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, GV về kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV, qua 4 nội dung đánh giá chỉ đạt tổng điểm trung bình 1.65. ĐIều này cho thấy CBQL, GV chưa đánh giá cao kết quả hoạt động trải nghiệm trong các trường hiện nay. Phỏng vấn đại diện cán bộ quản lý của 6 trường, nguyên nhân được chỉ ra là: hoạt động trải nghiệm chưa được tổ chức thường xuyên cả trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp. Điều này một phần do giáo viên chưa thực sự đầu tư thời gian, trí tuệ; mặt khác do điều kiện hạn chế về thời gian và các điều kiện khác phục vụ cho hoạt động trải nghiệm đa dạng ở trường chưa sẵn sàng. Phỏng vấn giáo viên, chúng tôi được chia sẻ là: giáo viên gặp khó khăn vì chưa có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết về quy trình, cách thức tổ chức các loại hình hoạt động trải nghiệm nên còn lúng túng, ngại thiết kế hoạt động. Thêm vào đó là bài vở các môn học của học sinh tương đối nhiều, việc hướng dẫn học sinh học hiệu quả đối với các môn học cũng mất nhiều thời gian, công sức của giáo viên. ĐỐi với hoạt động trải nghiệm ngoài giờ lên lớp cần phải thực hiện theo kế hoạch chung của nhà trường,… Điều này cho thấy, giáo viên chưa vận dụng hiệu quả hoạt động trải nghiệm như là hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn đối với học sinh.
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ
2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ
Thực trạng quản lý | Mức độ | Đtb | |||
Tốt | Bình thường | Chưa tốt | |||
1 | Mục tiêu bồi dưỡng được xác định rõ ràng, phù hợp với nhu cầu của giáo viên và mục tiêu phát triển đội ngũ của nhà trường | 13 | 244 | 158 | 1.65 |
2 | Kế hoạch bồi dưỡng được xây dựng cụ thể, chi tiết về nội dung, thời gian, dự kiến kết quả đạt được theo năm học, cụ thể hóa đến từng kỳ học | 11 | 243 | 161 | 1.64 |
3 | Kế hoạch bồi dưỡng được xây dựng trên cơ sở bám sát kế hoạch năm học và chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường | 16 | 242 | 157 | 1.66 |
4 | Kế hoạch bồi dưỡng được xây dựng trên cơ sở tổ chức khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và xác định thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên | 10 | 244 | 161 | 1.64 |
5 | Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trong và sau hoạt động bồi dưỡng được xác định rõ ràng | 15 | 240 | 160 | 1.65 |
6 | Kế hoạch bồi dưỡng được xây dựng phù hợp với điều kiện tài chính và các điều kiện khác của nhà trường, dự trù kinh phí rõ ràng | 12 | 239 | 164 | 1.63 |
7 | Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở ý kiến đóng góp của giáo viên/đại diện giáo viên các khối, bộ môn,… | 17 | 238 | 160 | 1.66 |
8 | Các điều kiện phục vụ bồi dưỡng được chuẩn bị chu đáo để triển khai kế hoạch | 14 | 241 | 160 | 1.65 |
1.65 |
Nhận xét: Bảng 2.8 tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL và GV về quản lý lập kế hoạch bồi dưỡng của chủ thể quản lý, thông qua 8 nội dung thực trạng quản lý việc lập kế hoạch ở 3 mức độ tốt, chưa tốt, chưa thực hiện. Kết quả cho thấy hầu hết các nội dung về xây dựng kế hoạch quản lý được đánh giá ở mức độ chưa tốt và chưa thực hiện. Trao đổi với hiệu trưởng một số trường, chúng tôi nhận thấy, lãnh đạo các trường đều nhận thức được vai trò của việc lập kế hoạch là rất quan trọng trong quá trình quản lý. Phòng Giáo dục đã có sự quan tâm đến bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhưng ở các trường chưa xây dựng kế hoạch chuyên biệt cho bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên của trường. Kế hoạch này chủ yếu được tích hợp trong kế hoạch năm học. Việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên về nội dung trên mặc dù cũng được các trường suy nghĩ và đề cập đến nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Một số trường còn trông chờ vào hướng dẫn và chờ đợi các lớp tập huấn, bồi dưỡng của Phòng tổ chức mà chưa chủ động về kế hoạch phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trường mình. Hầu hết các trường chưa thực hiện có chất lượng hoạt động khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trường mình; chưa đánh giá một cách khách quan năng lực tổ chức các loại hình hoạt động trải nghiệm của giáo viên. Khâu đánh giá nhu cầu trước khi lập kế hoạch bồi dưỡng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ quản lý nhà trường. Việc cử giáo viên đi học tập huấn về các nội dung bồi dưỡng chủ yếu dựa trên vị trí việc làm, chưa tính đến năng lực, nhu cầu cá nhân giáo viên. Do đó, Hiệu trưởng, các cán bộ quản lý cần có những biện pháp để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực trải nghiệm cho giáo viên chuyên sâu và dài hơi.