Biện pháp “Huy động các nguồn lực để tổ chức hoạt động trải nghiệm với nội dung, chương trình, kế hoạch đã xây dựng” ở mức độ với điểm trung bình là 2.93 là biện pháp được đánh giá cần thiết nhất. Điều này cũng vô cũng dễ hiểu bởi trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang là một trường miền núi, học sinh là con em các dân tộc ít người nên việc huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh là rất khó khăn nên việc huy động các nguồn lực để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho các em là một việc làm vô cùng cần thiết.
3.5.2.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang
Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang
Các biện pháp | Mức độ khả thi của các biện pháp | Trung bình X | Thứ bậc | ||||||
Rất khả thi | Khả thi | Không khả thi | |||||||
SL | ĐTB | SL | ĐTB | SL | ĐTB | ||||
1 | Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các HĐTN | 62 | 2.66 | 8 | 0.23 | 0 | 0.00 | 2.89 | 3 |
2 | Nâng cao hiệu quả công tác quản lí của hiệu trưởng đối với các HĐTN | 65 | 2.79 | 5 | 0.14 | 0 | 0.00 | 2.93 | 1 |
3 | Phát triển chương trình HĐTN phù hợp với điều kiện của nhà trường | 62 | 2.66 | 8 | 0.23 | 0 | 0.00 | 2.89 | 2 |
4 | Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV | 60 | 2.57 | 8 | 0.23 | 2 | 0.03 | 2.83 | 4 |
5 | Tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ HĐTN | 55 | 2.36 | 9 | 0.26 | 6 | 0.09 | 2.70 | 6 |
6 | Huy động các nguồn lực để tổ chức HĐTN cho HS. | 57 | 2.44 | 10 | 0.29 | 3 | 0.04 | 2.77 | 5 |
Điểm trung bình | 2.83 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Trải Nghiệm Ở Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Thcs & Thpt Bắc Quang, Hà Giang
- Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lí Của Hiệu Trưởng Đối Với Các Hoạt Động Trải Nghiệm A/ Mục Tiêu
- Tăng Cường Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Phục Vụ Hoạt Động Trải Nghiệm A/ Mục Tiêu
- Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Quang, Hà Giang - 13
- Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Quang, Hà Giang - 14
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Nhìn chung tất cả 6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là rất khả thi thể hiện ở giá trị trung bình là 2.83. Biện pháp “Tăng cường chức năng lập kế hoạch; tổ
chức; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng đối với các HĐTN” với điểm trung bình là 2.93 được coi là biện pháp khả thi nhất. Biện pháp được đánh giá ít khả thi hơn cả là "tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh" ở mức với điểm trung bình là 2.70 điểm.
Xác định sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên bằng hệ số tương quan correl. Hệ số tương quan r = 0,57 cho phép kết luận sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên là tương quan thuận rất chặt chẽ, mức độ cần thiết và tính khả thi phù hợp với nhau. Như vậy qua khảo nghiệm có thể thấy tất cả các biện pháp đề xuất đều được các chuyên gia đánh giá với mức độ tương quan thuận ở tính cần thiết và tính khả thi.
Hình 3.3. Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Kết luận chương 3
Dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 1 của đề tài: nghiên cứu lí luận về quản lí tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh phổ thông và kết quả nghiên cứu thực trạng ở chương 2 về thực trạng quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang. Tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lí HĐTN dựa trên các nguyên tắc: Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, hệ thống, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi, trong quá trình hoạt động trải nghiệm.
Từ đó, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang, Hà Giang:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các HĐTN;
Biện pháp 2: Nâng cao hiệu quả công tác quản lí của hiệu trưởng đối với các HĐTN; Biện pháp 3: Phát triển chương trình HĐTN phù hợp với điều kiện của nhà trường; Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV;
Biện pháp 5: Tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ HĐTN;
Biện pháp 6: Huy động các nguồn lực để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
Để đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành khảo sát, xin ý kiến của CBQL và GV. Kết quả khảo sát đã khẳng định tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp mà đề tài luận văn đã đề xuất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hoạt động trải nghiệm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lí HĐTN, huy động được sức mạnh của toàn thể giáo viên, cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội,… tham gia vào hoạt động trải nghiệm thì sẽ góp phần nâng cao hoạt động trải nghiệm và giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu xã hội. HĐTN và tổ chức hoạt động trải nghiệm là bộ phận của chương trình giáo dục phổ thông. Việc triển khai, thực hiện hoạt động trải nghiệm đã thay đổi bản chất của giáo dục,tạo môi trường phát triển toàn diện nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh phổ thông. Về cơ bản đề tài luận văn đã giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Về mặt lí luận: Đề tài đã làm rõ nội hàm, bản chất của khái niệm về quản lí, quản lí giáo dục, hoạt động trải nghiệm, Chương trình Hoạt động trải nghiệm ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT; các nộidung quản lí hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm, chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm; các yếu tố ảnh hưởng quản lí hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT nhà quản lí cần quan tâm, đó là tính tích cực học tập của học sinh, yếu tố giáo viên, năng lực quản lí, tổ chức, lãnh đạo của Hiệu trưởng, điều kiện cơ sở vật chất, tài chính và những thuận lợi, khó khăn về điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương nơi nhà trường đóng.
Về mặt thực tiễn: Làm rõ thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang với những kết quả đã đạt được về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp, năng lực của giáo viên, mức độ hứng thú của học sinh. Làm rõ thực trạng công tác quản lí hoạt động tổ chức HĐTN của nhà trường THPT Bắc Quang trong thời gian qua với những kết quả đạt được như quản lí công tác lập kế hoạch, công tác tổ chức thực hiện kế hoạch trải nghiệm, công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch trải nghiệm,
công tác kiểm tra, đánh giá HĐTN trong thời gian vừa qua, đồng thời nhìn nhận những yếu tố tác động đến hiệu quả công tác quản lí hoạt động tổ chức HĐTN của nhà trường.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng công tác quản lí hoạt động tổ chức HĐTN của nhà trường, chúng tôi đề xuất 6 giải pháp để nâng cao công tác quản lí HĐTN của nhà trường. Thông qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy các biện pháp này đều rất cần thiết và có tính khả thi cao, có thể được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả quản lí HĐTN tại trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang.
2. Một số khuyến nghị
- Đối với UBND tỉnh Hà Giang:
Tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, tạo điều kiện về nguồn kinh phí và chính sách để tổ chức HĐTN cho HS.
- Đối với UBND huyện Bắc Quang: Huy động các nguồn lực xã hội ở địa phương phối hợp để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh; phối hợp với nhà trường tổ chức các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn về HĐTN cho GV để nâng cao năng lực tổ chức HĐTN cho HS ở trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang.
- Đối với Sở Giáo dục và đào tạo Hà Giang:
+ Khi tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra toàn diện các trường bổ sung thêm các nội dung kiểm tra công tác quản lý, tổ chức thực hiện HĐTNST, giúp các trường đánh giá xếp loại giáo viên đúng, tạo điều kiện cho giáo viên tự tin, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Phối hợp với đài truyền hình tỉnh ghi hình và phát sóng các buổi, tiết HĐTN tiêu biểu và sáng tạo.
Tham mưu với uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc đầu tư xây dựng CSVC cho các trường, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, cấp kinh phí bổ sung cho tổ chức HĐTNST.
- Đối với trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang: Nhà trường cần tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ HĐTN; tăng cường công tác lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra-đánh giá của hiệu trưởng đối với các HĐTN trong đó có công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí, giáo viên trường trong việc nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Nhà trường cần mời chuyên gia để bồi dưỡng cho giáo viên về hoạt động trải nghiệm, tổ chức giao lưu để học hỏi kinh nghiệm tổ chức HĐTN từ với các trường bạn.
- Đối với giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú THCS & THPT Bắc Quang: học hỏi nâng cao trình độ, kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh; nắm vững các mục tiêu, nội dung, quy trình và hình thức tổ chức, cách thức đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Đồng thời mỗi thầy cô cần chủ động tích cực học tập bồi dưỡng và tự bồi dưỡng các kĩ năng mềm về hoạt động trải nghiệm.
- Với cộng đồng địa phương huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang: Cần có cái nhìn đúng đắn về vị trí của hoạt động trải nghiệm cho học sinh để thấy được vai trò, nhiệm vụ, vị trí của mình trong việc tham gia hoạt động trải nghiệm theo khả năng, điều kiện và chức năng cho phép. Đồng thời phối hợp với nhà trường trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, không khoán trắng trách nhiệm cho nhà trường và xã hội. Cùng chia sẻ với nhà trường về tài chính, nhân lực, vật lực và nguồn thông tin để phối hợp tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Duyên Anh (2016), Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học văn xuôi hiện thực (Ngữ văn 11, tập 1), Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Đại học Giáo dục.
2. Bộ GD&ĐT (2012), Hội thảo “Tổng kết nghiên cứu giáo dục phổ thông của Việt Nam và một số nước trên thế giới - Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo về đổi mới giáo dục phát triển sau 2015 của Việt Nam”, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2016), Thông tư Số: 01/2016/TT-BGDĐT Ban hành quy chế tố chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kỷ yếu hội thảo Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông và mô hình trường phổ thông gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động TNST trong trường học, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tao (2015), Tài liệu tập huẩn kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường học, Nxb Đại học sư phạm.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (thông qua ngày 28/7/2017), Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình giao dục phổ thông hoạt động trải nghiệm, Hà Nội.
9. Cục nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm.
10. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
11. Nguyễn Thị Doan (1996), Các học thuyết quản lí, Nxb Chính trị quốc gia.
12. Dự án GDMT tại Hà Nội (2006), Học mà chơi - Chơi mà học,Tổ chức Con người và Thiên nhiên, Hà Nội.
13. Bùi Minh Hiền (2006), Quản lí giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm.
14. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2011), Từ điển Bách khoa, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
15. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lí giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Tâm lí học giáo dục,
Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
17. Nghị quyết của Quốc hội số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014, Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
18. Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2017), Quản lí hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề ở trường Trung học phổ thông Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ.
19. Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
20. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/van-ban-chinh-sach- moi.aspx?ItemID=2124.
21. Sầm Thị Lệ Thanh (2015), “Một số vấn đề lí luận cơ bản về quản lí hoạt động học tập của học sinh các trường dân tộc nội trú”, Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, số 6 (72) năm 2015.
22. Thái Văn Thành (Chủ biên), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Nxb Giáo dục Việt Nam.
23. Đinh Thị Kim Thoa, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Góc nhìn từ lí thuyết “học từ trải nghiệm”, Bộ Giáo dục - Tài liệu tập huấn 2015.
24. Đinh Thị Kim Thoa, Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, Bộ Giáo dục - Tài liệu tập huấn 2015
25. Đinh Thị Kim Thoa, Mục tiêu năng lực, nội dung chương trình, cách đánh giá trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo, Bộ Giáo dục - Tài liệu tập huấn 2015.
26. Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Đặng Hoàng Minh (2009), Tâm lí học đại cương, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Tính (2014), Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT khu vực miền núi phía Bắc trong bối cảnh hiện nay, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.
28. Từ điển giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa.