Bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thống kê đội ngũ CBQL trường THCS năm học 2016 - 2017 31

Bảng 2.1. Đánh giá của giáo viên về năng lực quản lý hành chính nhà

nước của CBQL trường THCS 33

Bảng 2.2. Tự đánh giá năng lực quản lý hành chính nhà nước của CBQL

trường THCS 36

Bảng 2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý trường THCS huyện Đồng Hỷ về mức độ cần thiết của bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước

cho hiệu trưởng 39

Bảng 2.4. Thống kê nhu cầu bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính Nhà nước cho Hiệu trưởng (nguồn Hiệu trưởng đã được quy hoạch)

trường THCS trong 3 năm học 40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Bảng 2.5. Nội dung, chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường THCS

năm học 2016 - 2017 43

Bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - 2

Bảng 2.6. Thống kê nguồn kinh phí chi cho hoạt động bồi dưỡng năng lực

quản lý hành chính nhà nước cho Hiệu trưởng trường THCS 45

Bảng 2.7. Thống kê hoạt động xã hội hóa trong hoạt động bồi dưỡng năng

lực quản lý hành chính nhà nước cho Hiệu trưởng trường THCS 45

Bảng 2.8. Thống kê kết quả sếp loại thi đua Hiệu trưởng trường THCS 49

Bảng 2.9: Những khó khăn trong bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính

nhà nước cho cán bộ quản lý trường THCS Huyện Đồng Hỷ 50

Bảng 3.1. Thăm dò sự cần thiết của các biện pháp bồi dưỡng năng lực

quản lý hành chính Nhà nước cho Hiệu trưởng 80

Bảng 3.2. Thăm dò tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực

quản lý hành chính Nhà nước cho Hiệu trưởng 81

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Công tác giáo dục liên quan mọi cấp, mọi ngành, mọi gia đình và toàn xã hội. Vì vậy, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải theo hướng chuẩn hoá, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, tay nghề vững vàng, đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới giáo dục.

Điều 16 Luật Giáo dục 2005 quy định: Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục.

Trong phần đánh giá tình hình và nguyên nhân tại Nghị quyết số 29- NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện về Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định những thành tựu quan trọng đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại như: Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên nói chung và giáo dục cấp THCS của huyện nói riêng tiếp tục đạt kết quả khá toàn

diện trên tất cả các lĩnh vực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên có 17 trường THCS công lập, 02 trường Phổ thông dân tộc bán trú (PT DTBT) THCS; không có trường dân lập, bán công. Những năm qua, công tác quản lý tại các trường đã được quan tâm và đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, năng lực của một số cán bộ quản lý còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu; Hiệu trưởng các trường THCS quản lý nhà trường chủ yếu vẫn theo kinh nghiệm hoặc được Phòng Giáo dục và Đào tạo cầm tay chỉ việc; thiếu tính chủ động, sáng tạo trong công tác quản lý; không phù hợp thực tế từng địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác bồi dưỡng năng lực quản lý Nhà nước về giáo dục cho Hiệu trưởng các trường THCS được tổ chức chưa thực sự khoa học, chưa thường xuyên liên tục, chưa đáp ứng yêu cầu.

Để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước thì ngành Giáo dục nói chung, mỗi địa phương nói riêng phải quyết tâm, lỗ lực thực hiện các hoạt động quản lý giáo dục trên cơ sở khoa học, phù hợp thực tiễn và thường xuyên liên tục nhất là bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục cho Hiệu trưởng các trường.

Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: “Bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính nhà nước cho Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hành chính Nhà nước cho Hiệu trưởng các trường THCS, đề xuất các biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính Nhà nước cho Hiệu trưởng các trường THCS Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở đó góp phần nâng cao năng lực quản lý cho Hiệu trưởng các trường THCS Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hành chính Nhà nước cho Hiệu trưởng các trường THCS Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên

3.2. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hành chính Nhà nước cho Hiệu trưởng các trường THCS.

4. Giả thuyết khoa học

Hiệu quả quản lý trường THCS Phụ thuộc vào năng lực quản lý nhà nước của Hiệu trưởng nhà trường. Những năm qua, đội ngũ Hiệu trưởng các trường THCS Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên đã cơ bản đáp ứng được các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì đội ngũ Hiệu trưởng các trường THCS còn có những hạn chế, bất cập nhất định về năng lực quản lý Nhà nước về giáo dục. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính Nhà nước cho Hiệu trưởng trên cơ sở khoa học, phù hợp với tình hình mới thì sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính Nhà nước cho Hiệu trưởng các trường THCS.

- Khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính Nhà nước cho Hiệu trưởng các trường THCS Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên.

- Đề xuất các biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hành chính Nhà nước cho Hiệu trưởng các trường THCS Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục trong phạm vi đơn vị nhà trường cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng là

cán bộ tạo nguồn Hiệu trưởng của các trường THCS dưới góc độ quản lý của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo trong xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS.

Các năng lực được quan tâm nghiên cứu và tổ chức bồi dưỡng là năng lực quản lý nhân sự, xây dựng bộ máy quản lý, năng lực tổ chức, chỉ đạo, năng lực kiểm tra, đánh giá.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, hệ thống hoá, phân loại các tài liệu khoa học có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hành chính Nhà nước cho Hiệu trưởng trường học. Nghiên cứu các khái niệm, Nghị quyết của Đảng, văn bản pháp quy của Nhà nước và địa phương.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Lập phiếu điều tra, câu hỏi trắc nghiệm với nội dung cần tìm hiểu.

Đối tượng điều tra: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng, Tổ phó, Giáo viên.

Phỏng vấn các Hiệu trưởng về vấn đề liên quan đến bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục đào tạo.

Quan sát hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hành chính Nhà nước cho Hiệu trưởng trường học.

7.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Sản phẩm lựa chọn là các văn bản chỉ đạo, hồ sơ quản lý... Nhằm đảm bảo tính khách quan của các số liệu nghiên cứu.

7.4. Phương pháp chuyên gia

Trao đổi thảo luận với các chuyên gia.

Mục đích kiểm nghiệm tính khoa học, tính khả thi của các Biện pháp tổ chức bồi dưỡng được đề xuất.

7.5. Các phương pháp khác

Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu điều tra.

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm để tổng hợp, phân tích kết quả nghiên cứu, nhằm rút ra kết luận khoa học.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính Nhà nước cho Hiệu trưởng trường THCS.

Chương 2: Thực trạng về bồi dưỡng năng lực quản lý hành chính Nhà nước cho Hiệu trưởng trường THCS Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên.

Chương 3: Các biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý hành chính Nhà nước cho Hiệu trưởng các trường THCS Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CHO HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THCS

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Quản lý là yếu tố quan trọng, không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Bồi dưỡng năng lực quản lý là hoạt động cẩn thiết và thường xuyên hơn bao giờ hết. Xã hội phát triển càng cao thì vai trò quản lý càng lớn, phạm vi càng rộng và nội dung càng phong phú. Ngay từ thời xa xưa để chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên và để duy trì sự tồn tại của mình, con người đã phải kết thành từng nhóm, cũng từ đây trong quá trình lao động đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động tức là cần có sự quản lý. Quản lý nhằm hiệp lực tạo một môi trường thuận lợi, một thuộc tính mới, đạt được mục tiêu của nhóm, của tập thể.

Trên thế giới, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về quản lý nói chung và quản lý trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo nói riêng. C.Mác đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung chừng nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ CSVC, khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [6]. Harold Koontz, Cyril Odonell, Heinz Weihrich với công trình “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” [12], đề cập nhiều về yêu cầu chất lượng của người QL. Ở Liên Xô (cũ), các công trình nghiên cứu, xét ở góc độ lý luận giáo dục học, các tác giả đã đề cập tới lực lượng giáo dục, trong đó nêu rõ vai trò, vị trí, chức năng của CBQL trường học. Tiêu biểu là công trình của tác giả T.A. Ilina với tác phẩm “Giáo dục học” [33]; N.V. Savin với tác phẩm “Những vấn đề cơ bản của QL nhà trường” [24]; Dakharop

với tác phẩm “Tổ chức lao động của hiệu trưởng” [8]. Tác phẩm “Quản trị hiệu quả trường học” của nhóm tác giả: Bertie Everard, Ian Wilson và Geoffrey Morris được đánh giá là “cẩm nang” của những người làm công tác quản trị và lãnh đạo nhà trường” [3]. Năm 1991, UNESCO xuất bản cuốn “Quản lý hành chính và sư phạm” [35] của Jean Valérien nhằm giới thiệu các modul về vai trò, chức năng, trách nhiệm, yêu cầu chất lượng và nhiệm vụ của người hiệu trưởng trường học.

Tháng 12 năm 2000, đáp lại đề nghị của Bộ GD&ĐT Việt Nam, UNESCO đã biên soạn và tiến hành dịch ra Tiếng Việt cuốn “Lập kế hoạch giáo dục cho mọi người” [35]. Đây là một công cụ hữu ích giúp các nhà quản lý giáo dục có kiến thức kỹ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá kế hoạch giáo dục một cách khoa học.

Như vậy, vấn đề bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho hiệu trưởng trường học không còn là vấn đề mới. Nhưng bồi dưỡng năng lực quản lý Nhà nước cho Hiệu trưởng các trường học nói chung và Hiệu trưởng các trường THCS nói riêng thì những công trình trên chưa thể hiện rõ và chưa phát huy được hiệu quả mà chỉ nêu tầm quan trọng và nội dung bồi dưỡng chung cho cán bộ quản lý giáo dục.

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về quản lý, quản lý Giáo dục, quản lý Nhà trường như: Nguyễn Lộc, Mạc Văn Trang, Nguyễn Công Giáp nghiên cứu “Cơ sở lý luận quản lý trong tổ chức GD” [22]. Phan Văn Kha nghiên cứu về “Phương pháp nghiên cứu khoa học GD” [19]. Nguyễn Ngọc Quang nghiên cứu về “Những khái niệm cơ bản về quản lý GD” [29]. Phạm Minh Hạc nghiên cứu về “Một số vấn đề về GD và khoa học GD” [13]. Trần Kiểm nghiên cứu về “Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý GD” [21]. Nguyễn Văn Hộ nghiên cứu về “Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo” [15]. Phạm Hồng Quang nghiên cứu về “Phương pháp nghiên cứu khoa học

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí