43
(hình 2.6) cho biết các mức độ hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới theo phương thức thực hiện.
58,3%
0,0%
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
8,0%
33,7%
Hình 2.6. Biểu đồ thực trạng mức độ hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới của GVTH
Kết quả: Nội dung đào tạo trong nhà trường lạc hậu so với thực tế. Thực tế sản xuất và công nghệ mới đang sử dụng tại các nhà máy, xí nghiệp không được giới thiệu trong nhà trường để học sinh tiếp cận, do đó khi tốt nghiệp ra trường học sinh không được các cơ sở sản xuất chấp nhận trong khi nguồn nhân lực đáp ứng theo yêu cầu của người sử dụng lao động vẫn thiếu. Các cơ sở sản xuất phải tổ chức bồi dưỡng hoặc đào tạo lại mới sử dụng được, gây tốn kém, lãng phí về thời gian và kinh phí.
2.2.3.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân của thực trạng hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới là:
- Chưa có giải pháp để thực hiện tốt nguyên lý giáo dục “Nhà trường gắn liền với xã hội, học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”.
- Thiếu sự tăng cường cơ sở vật chất của các nhà trường (đặc biệt là các thiết bị mới, công nghệ mới phù hợp với thực tế).
- Thiếu kinh phí cho việc tổ chức tham quan, học tập, bồi dưỡng hiểu biết về thực tế sản xuất và cập nhật công nghệ mới cho GVTH.
2.2.4. Thực trạng trình độ ngoại ngữ và tin học
2.2.4.1. Thực trạng
- Về ngoại ngữ: Ngoại ngữ là phương tiện giúp người giáo viên nghiên cứu, tham khảo tài liệu chuyên ngành, tiếp cận công nghệ tiên tiến của các nước phát triển để bổ sung cho nội dung bài giảng thêm phong phú. Ngoại ngữ còn là phương tiện giao lưu quốc tế. Số liệu khảo sát GVDN của các tỉnh khu vực miền
44
núi phía Bắc cho biết: Hiện có 100% giáo viên có chứng chỉ ngoại ngữ (90% là tiếng Anh, 5% là tiếng Nga, 5% còn lại là tiếng Đức, tiếng Séc...). Trong đó:
+ Trình độ đại học (văn bằng 2): 0%.
+ Trình độ C: 5%.
+ Trình độ B: 30%.
+ Trình độ A: 65%.
(Nguồn do Phòng Đào tạo các nhà trường cung cấp - năm 2007).
Trong thực tế, khả năng sử dụng ngoại ngữ của GVDN thực sự yếu kém, trình độ ngoại ngữ chưa đủ để giao tiếp thông thường, không thể đọc, dịch tài liệu phục vụ chuyên môn.
- Về tin học: Máy tính đã trở thành phương tiện hỗ trợ đắc lực trong quá trình giảng dạy của giáo viên. Các phần mềm chuyên dụng dùng cho việc thiết kế bài giảng dễ dàng và tiện lợi. Giáo án điện tử giúp bài giảng sinh động và trực quan hơn nhiều so với giảng giải thông thường. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiết kiệm thời gian cho giáo viên trong giảng bài. Thời gian phân tích, giải thích nội dung trọng tâm bài giảng hoặc trao đổi các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học với học sinh, nhận và xử lý thông tin phản hồi từ học sinh được nhiều hơn. Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Theo số liệu thống kê của các trường, đã có 100% các bộ môn được trang bị máy tính để phục vụ việc soạn bài. Tuy nhiên mức độ sử dụng đạt hiệu quả chưa cao, cụ thể là:
+ Sử dụng thuần thục, có hiệu quả (sử dụng soạn bài, giảng bài trên lớp, mô phỏng quá trình, khai thác được các tính năng ưu việt hiện có để phục vụ giảng dạy): 25%.
+ Biết sử dụng (sử dụng soạn bài, giảng bài trên lớp): 65%.
+ Chưa sử dụng soạn bài, giảng bài trên lớp: 10%.
(Nguồn do Phòng Đào tạo các nhà trường cung cấp).
Từ số liệu trên cho thấy: Công nghệ thông tin đã được phổ cập trong các nhà trường. Tuy nhiên vấn đề sử dụng, vận dụng phương tiện tiên tiến, hữu dụng này còn bị lạm dụng. Qua khảo sát một số tiết giảng của giáo viên, bài giảng còn nặng về trình chiếu (thay hình thức đọc, ghi bảng bằng hình thức đọc trên phông chiếu). Hiện tượng lạm dụng phương tiện máy tính
45
trong dạy học xuất hiện ngày càng nhiều. Một số bài giảng của giáo viên thiếu hẳn việc ghi chép, hệ thống kiến thức trên bảng hoặc ghi chép lại các nội dung đã có trong các slide trình chiếu.
Kết quả: Các năng lực bổ trợ chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực của giáo viên. Chưa tham khảo được các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài, sử dụng phương tiện công nghệ thông tin chưa hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
2.2.4.2. Nguyên nhân
- Hạn chế về ngoại ngữ do các nguyên nhân sau:
+ Các cấp quản lý và bản thân giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ nên chỉ chú ý đến việc có văn bằng, chưa chú ý đến chất lượng, hiệu quả.
+ Phương pháp dạy và học ngoại ngữ của các Trung tâm Ngoại ngữ không phù hợp. Lớp mở tràn lan, đại trà, đông học viên, kém hiệu quả.
+ Môi trường học tập và giao tiếp ngoại ngữ thiếu, không có điều kiện
ứng dụng để trau dồi, ôn luyện kiến thức ngoại ngữ được đào tạo.
- Hạn chế về tin học do các nguyên nhân sau:
+ Kiến thức cơ bản về tin học còn thiếu.
+ Thiếu phương tiện, thiết bị tin học cho mỗi cá nhân.
+ Việc đầu tư thời gian, công sức để khai thác hữu hiệu các phần mềm phục vụ giảng dạy không phải là việc mọi giáo viên có thể làm được.
+ Chưa thực sự hiểu, chưa kết hợp hài hòa giữa phương pháp và phương tiện trong đổi mới phương pháp dạy học.
2.2.5. Đánh giá năng lực dạy học của giáo viên thực hành
Qua phân tích cho thấy: Thực trạng trình độ chuyên môn và trình độ SPKT, thực trạng trình độ tay nghề, thực trạng hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới, thực trạng trình độ ngoại ngữ và tin học đều là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến NLDH của người giáo viên.
Tiến hành kiểm tra 55 hồ sơ dự giờ tại các Phòng Đào tạo và thực hiện dự giờ giảng tại lớp 10 GVTH của 5 trường dạy nghề thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Kết quả đánh giá và xếp loại NLDH của GVTH được tổng hợp trong bảng số liệu sau (bảng 2.4):
46
Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả đánh giá NLDH của GVTH theo cận dưới và cận trên các tiêu chí đánh giá
(số liệu điều tra năm 2007)
Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH | Điểm chuẩn | Điểm khảo sát | |
1 | Nhóm năng lực chuẩn bị dạy thực hành | 30 | 15,5 - 27,0 |
1.1 | Xác định mục đích, yêu cầu của bài thực hành | 5 | 2,5 - 4,5 |
1.2 | Chuẩn bị các điều kiện (vật tư, dụng cụ, thiết | 5 | 2,5 - 5,0 |
bị) cho bài thực hành | |||
1.3 | Biên soạn giáo án, đề cương bài thực hành | 5 | 3,0 - 4,5 |
1.4 | Thiết kế phiếu hướng dẫn thực hành | 3 | 1,5 - 2,5 |
1.5 | Lựa chọn phương pháp và đồ dùng dạy học | 5 | 2,0 - 4,5 |
(phần hướng dẫn ban đầu) | |||
1.6 | Dự kiến các tình huống sư phạm và phương | 2 | 1,0 - 1,5 |
án xử lý trong quá trình thực hiện giáo án | |||
1.7 | Xây dựng tiêu chí, thang điểm đánh giá các | 5 | 3,0 - 4,5 |
nội dung của bài thực hành | |||
2 | Nhóm năng lực thực hiện dạy thực hành | 60 | 27,5 - 55,0 |
2.1 | Sư phạm | 40 | 16,5 - 35,5 |
2.1.1 | Tư thế, tác phong | 5 | 2,5 - 5,0 |
2.1.2 | Ngôn ngữ | 2 | 1,0 - 1,5 |
2.1.3 | Đặt vấn đề, chuyển tiếp vấn đề | 2 | 0,5 - 1,5 |
2.1.4 | Phối hợp các phương pháp dạy thực hành | 5 | 2,5 - 4,5 |
2.1.5 | Lựa chọn các bước thao tác mẫu | 3 | 2,0 - 3,0 |
2.1.6 | Sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học | 3 | 1,0 - 2,5 |
2.1.7 | Phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học | 3 | 1,0 - 2,5 |
2.1.8 | Phát huy tính tích cực trong học tập (tham gia | 5 | 1,0 - 4,5 |
xây dựng bài) của học sinh | |||
2.1.9 | Giáo dục phẩm chất và tác phong nghề nghiệp | 5 | 1,5 - 4,5 |
2.1.10 | Xử lý các tình huống sư phạm trong giờ giảng | 2 | 0,5 - 1,5 |
2.1.11 | Hướng dẫn cách học, cách luyện tập cho học sinh | 5 | 3,0 - 4,5 |
2.2 | Chuyên môn | 20 | 11,0 - 19,5 |
2.2.1 | Nội dung | 2 | 1,5 - 2,0 |
2.2.2 | Trình tự hướng dẫn | 1 | 0,5 - 1,0 |
2.2.3 | Cấu trúc bài giảng | 1 | 0,5 - 1,0 |
2.2.4 | Thao tác mẫu | 5 | 2,5 - 5,0 |
2.2.5 | Phân tích, làm mẫu các thao tác khó | 4 | 2,0 - 4,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bồi Dưỡng Và Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Thực Hành
- Mục Tiêu, Nội Dung, Loại Hình Bồi Dưỡng Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Thực Hành
- Đặc Điểm Của Học Sinh Học Nghề Các Trường Dạy Nghề Khu Vực Miền Núi Phía Bắc
- Thực Trạng Đáp Ứng Các Nội Dung Bồi Dưỡng Giáo Viên Thực Hành
- Định Hướng Xây Dựng Các Biện Pháp Bồi Dưỡng
- Biện Pháp 2: Bồi Dưỡng Chuẩn Hóa Giáo Viên Thực Hành
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
47
Uốn nắn các thao tác sai, thao tác thiếu chính | 3 | 2,0 - 3,0 | |
xác của học sinh trong thực hành bài tập | |||
2.2.7 | Kết hợp lý thuyết và thực hành | 2 | 1,0 - 1,5 |
2.2.8 | Liên hệ thực tế | 1 | 0,5 - 1,0 |
2.2.9 | Củng cố bài | 1 | 0,5 - 1,0 |
3 | Nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập | 10 | 5,5 - 8,5 |
3.1 | Phân tích kết quả thực hiện bài thực hành của | 2 | 1,0 - 1,5 |
học sinh | |||
3.2 | Lượng hóa kết quả tiếp thu bài của học sinh | 3 | 1,5 - 2,5 |
3.3 | Xử lý thông tin phản hồi từ học sinh | 5 | 3,0 - 4,5 |
Cộng: | 100 | 48,5 - 90,5 |
Từ kết quả đánh giá NLDH của GVTH, xếp loại NLDH của GVTH được trình bày tại bảng 2.5.
Bảng 2.5. Xếp loại NLDH của GVTH
Xếp loại | Điểm đánh giá | Số giáo viên | Kết quả xếp loại (%) | |
1 | NLDH loại giỏi | Từ 80 đến 100 điểm | 10 | 15,4 |
2 | NLDH loại khá | Từ 70 đến < 80 điểm | 15 | 23,1 |
3 | NLDN loại trung bình | Từ 50 đến < 70 điểm | 38 | 58,5 |
4 | NLDN loại yếu | <50 điểm | 2 | 3,0 |
Tổng cộng | 65 | 100 |
Biểu đồ (hình 2.7) cho biết xếp loại NLDH của GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.
58.5%
23.1%
Loại Giỏi Loại Khá Loại TBình
Loại Yếu
15.4%
3.0%
Hình 2.7. Biểu đồ xếp loại NLDH của GVTH
48
* Nhận xét về thực trạng năng lực của GVTH:
Từ số liệu điều tra và từ thực tế khảo sát thực trạng năng lực của GVTH tại các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc có thể nêu ra một số tồn tại sau:
- Năng lực chuyên môn không đồng đều: Đội ngũ GVTH có quá nhiều cấp trình độ từ công nhân bậc cao, kỹ thuật viên trung cấp, cử nhân cao đẳng, kỹ sư và các bậc cao hơn. Trình độ dạng “ xôi đỗ”, chênh lệch, khập khiễng làm cho mặt bằng kiến thức chung của GVTH khó được san lấp.
- Năng lực sư phạm nói chung và năng lực sư phạm dạy nghề nói riêng còn hạn chế: Một phần không nhỏ GVTH không được đào tạo tại trường SPKT mà chỉ thông qua bồi dưỡng sư phạm để làm GVDN. Về mặt pháp lý là đủ điều kiện, nhưng thực tế cho thấy khả năng sư phạm của các đối tượng trên chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng khi giáo viên không có phương pháp phù hợp trong dạy thực hành.
- Trình độ tay nghề chưa cao: Hiện còn một tỷ lệ nhất định GVTH chưa đạt chuẩn tay nghề quy định, số GVTH có trình độ tay nghề đạt và vượt chuẩn còn khiêm tốn trong khi kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp học sinh có được phụ thuộc rất lớn vào khả năng hướng dẫn thực hành (tay nghề) của giáo viên.
- Khả năng hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới còn chậm; trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu đọc, dịch, tham khảo tài liệu chuyên môn; trình độ tin học còn ở bậc thấp đều ảnh hưởng không tốt đến việc nâng cao NLDH của GVTH.
Với những tồn tại nêu trên, cần thiết phải có các biện pháp bồi dưỡng nhằm hoàn thiện và chuẩn hóa đội ngũ GVTH.
2.3. Thực trạng kết quả học thực hành của học sinh
Trong mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình dạy học nói chung và dạy nghề nói riêng thì mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực và phẩm chất nghề nghiệp của học sinh. Kết quả học tập của học sinh là một trong những minh chứng đánh giá NLDH thực sự của giáo viên.
Tổng hợp kết quả học thực hành của học sinh các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc khóa học 2007 - 2009 (bảng 2.6):
49
Bảng 2.6. Kết quả học thực hành của học sinh
các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc khóa học 2007 - 2009
Tên tỉnh/trường | Số học sinh | Kết quả học thực hành (%) | ||||||
Xuất sắc | Giỏi | Khá | TB khá | Trung bình | Yếu, kém | |||
1 | Trung cấp nghề Cao Bằng Trung cấp nghề Bắc Cạn Trung cấp nghề Hà Giang Trung cấp nghề Việt Đức - Lạng Sơn Trường, khoa dạy nghề tỉnh Tuyên Quang Các trường dạy nghề tỉnh Thái Nguyên | 120 | 0 | 5 | 34,2 | 45,8 | 10 | 5 |
2 | 100 | 0 | 2 | 38 | 45 | 10 | 5 | |
3 | 120 | 1.7 | 3,3 | 30 | 40 | 15 | 10 | |
4 | 150 | 2 | 6 | 35,3 | 36,7 | 13,3 | 6,7 | |
5 | 200 | 3 | 7,5 | 31 | 41 | 12 | 5,5 | |
6 | 700 | 5 | 10 | 34 | 35 | 11 | 5 | |
1390 | 1,95 | 5,64 | 33,75 | 40,58 | 11,88 | 6,20 |
X.sắc Giỏi Khá TB khá T.bình
Yếu - Kém
Kết quả học thực hành của học sinh cho thấy: Tỷ lệ học sinh đạt điểm thực hành giỏi và khá chưa cao (39,4%), trong khi đó số học sinh có điểm thực hành loại trung bình khá chiếm đa số (40,6%). Kết quả học thực hành của học sinh được biểu diễn theo biểu đồ hình 2.8:
33.75%
40.58%
6.20%
5.64%
1.95%
11.88%
Hình 2.8. Biểu đồ kết quả học thực hành của học sinh
Trong dạy thực hành, kỹ năng nghề nghiệp học sinh có được đều bắt đầu bằng việc làm theo, sao chép từ các thao tác mẫu của người thầy. NLDH của GVTH chưa đủ độ chín, chưa có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy đã ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh. Biểu đồ (hình 2.9) cho thấy: Kết quả học thực hành của học sinh chưa thật tốt một phần do NLDH của GVTH còn yếu gây ra.
50
2.4. Thực trạng bồi dưỡng giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc
2.4.1. Thực trạng nội dung bồi dưỡng và số giáo viên thực hành được bồi dưỡng
2.4.1.1. Thực trạng
Tổng hợp số liệu về nội dung bồi dưỡng và số GVTH tại các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc được bồi dưỡng (bảng 2.7) trong 2 năm (2007 - 2009) cho thấy: Nội dung bồi dưỡng chủ yếu là các năng lực thiết yếu (sư phạm kỹ thuật, chuyên môn và các năng lực bổ trợ), số giáo viên được bồi dưỡng hàng năm thấp.
Bảng 2.7. Thực trạng bồi dưỡng GVTH trong 2 năm (2007 - 2009)
Đơn vị: lượt người
Các trường/tỉnh | Tổng số | Nội dung bồi dưỡng | Số lượt GVBD/ năm | |||||
SP KT | Chuyê n môn | Ngoại ngữ | Tin học | Khác | ||||
1 | Trung cấp nghề Cao Bằng | 45 | 5 | 10 | 0 | 20 | 5 | 20 |
2 | Trung cấp nghề Bắc Cạn | 32 | 0 | 20 | 0 | 10 | 5 | 15 |
3 | Trung cấp nghề Hà Giang | 43 | 10 | 15 | 5 | 20 | 0 | 30 |
4 | Trung cấp nghề Việt Đức - Lạng Sơn | 42 | 5 | 10 | 0 | 25 | 5 | 22,5 |
5 | Các trường dạy nghề tỉnh Tuyên Quang | 77 | 15 | 20 | 5 | 20 | 10 | 35 |
6 | Các trường dạy nghề tỉnh Thái Nguyên | 371 | 50 | 100 | 30 | 100 | 20 | 150 |
Tổng cộng | 610 | 85 | 175 | 40 | 195 | 45 | 277 |
Kết quả: Nội dung bồi dưỡng hạn hẹp, chưa đáp ứng về phát triển năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm và các năng lực bổ trợ cho GVTH. Số giáo viên tham gia bồi dưỡng rất hạn chế. Thực trạng trên làm cho đội ngũ GVTH ở trạng thái trì trệ, kém phát triển, luôn thấy thiếu và yếu các năng lực cần thiết trong hoạt động giảng dạy.
2.4.1.2. Nguyên nhân
- Do vị trí địa lý không thuận lợi cho việc mở lớp và tập trung giáo viên tham gia bồi dưỡng.