Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc - 2

3


- Tổng quan và xây dựng cơ sở lý luận về bồi dưỡng NLDH cho GVTH.

- Đánh giá thực trạng năng lực GVTH và thực trạng bồi dưỡng GVTH

ở các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.

- Đề xuất các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.

- Tổ chức khảo nghiệm và thực nghiệm chứng minh tính đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp bồi dưỡng được đề xuất.

6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Việc khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực GVTH được tiến hành ở các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc trong thời gian 5 năm vừa qua và tổ chức thực nghiệm, đánh giá NLDH sau bồi dưỡng của GVTH nghề Điện công nghiệp và GVTH nghề Hàn điện tại Khoa Đào tạo nghề Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên.

7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng hệ thống các quan điểm sau:

- Quan điểm hệ thống-cấu trúc: Các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH ở các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc được xem là một hệ thống động, toàn vẹn, thống nhất gồm nhiều hoạt động có mối quan hệ biện chứng với nhau và với các hoạt động khác trong quá trình bồi dưỡng GVTH. Các biện pháp được đề xuất có cấu trúc ổn định tương đối.

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc - 2

- Quan điểm thực tiễn: Đề tài nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn yêu cầu của việc bồi dưỡng NLDH cho GVTH trong các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc và luôn bám sát nội dung, chương trình, hình thức tổ chức, kết quả bồi dưỡng GVTH của các cấp, các ngành để rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng giáo viên.

8. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

Một số phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm: Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa, khái quát hóa được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu về quan điểm chỉ đạo, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triền ngành dạy nghề, nghiên cứu các công trình khoa học của

4


các tác giả trong nước và nước ngoài về hoạt động dạy nghề để đưa ra các luận cứ cho cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra

Mục đích điều tra là thu thập các thông tin, số liệu có liên quan đến luận án để khẳng định cơ sở thực tiễn vấn đề nghiên cứu.

Yêu cầu điều tra là các thông tin, số liệu được thu thập một cách khách quan, chính xác và trung thực về thực trạng vấn đề nghiên cứu.

Nội dung điều tra tập trung vào thực trạng năng lực và bồi dưỡng năng lực dạy học của GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.

Phương pháp điều tra thực trạng được tiến hành bằng việc phỏng vấn trực tiếp cán bộ, giáo viên và bằng phiếu thăm dò, cụ thể là:

+ Điều tra bằng phỏng vấn: Đối tượng điều tra bằng phỏng vấn là 65 cán bộ lãnh đạo trường, phòng đào tạo, các khoa chuyên môn và 100 giáo viên dạy nghề (GVDN) trong các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc để tìm hiểu thực trạng năng lực và bồi dưỡng NLDH cho GVTH của các nhà trường cũng như nhu cầu bồi dưỡng năng lực của giáo viên.

+ Điều tra bằng phiếu thăm dò: Xây dựng mẫu phiếu điều tra gửi lãnh đạo các trường, phòng đào tạo, khoa chuyên môn và giáo viên để lấy số liệu phục vụ nội dung nghiên cứu thực trạng, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, tự đánh giá NLDH của GVTH trước và sau bồi dưỡng.

Từ thực trạng xác định được nguyên nhân và đề xuất các biện pháp khả thi nhằm bồi dưỡng NLDH cho GVTH.

- Phương pháp chuyên gia

Để góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn của luận án và khảo nghiệm về mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tác giả lấy ý kiến góp ý từ các nhà khoa học, cán bộ quản lý các trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng phòng, Trưởng khoa) có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động dạy nghề. Các ý kiến được thống kê, ghi chép, nghiên cứu, phân tích bổ sung cho luận án để các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH được đề xuất sát với thực tiễn và có tính khả thi cao.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

5


Qua việc đi sâu tìm hiểu những yếu tố quan trọng trong hoạt động bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, tìm hiểu việc tổ chức bồi dưỡng GVDN của một số nước phát triển như Hàn Quốc, CHLB Đức, CH Pháp, Singapore, Trung Quốc trong các đợt đi thực tế tại các quốc gia nêu trên và học hỏi kinh nghiệm bồi dưỡng GVTH của các trường dạy nghề trong nước, tác giả đã rút ra được những kinh nghiệm tốt, có giá trị thực tiễn phục vụ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp thực nghiệm

Tổ chức thực nghiệm một số nội dung cụ thể trong các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho đối tượng là GVTH của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên để có được các kết quả khách quan nhằm chứng minh cho giả thuyết khoa học và tính khả thi của các biện pháp mà luận án đề xuất. Trên cơ sở đó nhân rộng mô hình bồi dưỡng ra các trường dạy nghề khác để góp phần từng bước nâng cao NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.

9. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ

9.1. Trong quá trình đào tạo nghề, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm: Cơ sở vật chất, người dạy, người học, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy... Trong đó yếu tố người dạy (GVTH) có vai trò quan trọng nhất. Quan điểm “Có thầy giỏi mới có trò giỏi” đòi hỏi GVTH phải được bồi dưỡng để hoàn thiện và phát triển năng lực, phẩm chất của người giáo viên.

9.2. Năng lực sư phạm kỹ thuật (SPKT) thuộc loại năng lực chuyên biệt, đặc trưng cho GVDN. NLDH là thành tố chính trong cấu trúc năng lực SPKT, quyết định chất lượng đội ngũ giáo viên, quyết định chất lượng đào tạo nghề.

9.3. Các biện pháp bồi dưỡng phải được xây dựng trên cơ sở lý luận bồi dưỡng năng lực giáo viên và thực trạng năng lực, thực trạng bồi dưỡng đội ngũ GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.

9.4. Các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc có tính hệ thống, có mối quan hệ, tác động lẫn nhau. Cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong quá trình bồi dưỡng để đạt hiệu quả.

6


10. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Về mặt lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận về vấn đề bồi dưỡng NLDH cho GVTH, xây dng được cu trúc NLDH và tiêu chí đánh giá NLDH cho GVTH làm cơ sở nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ GVTH trong các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.

- Về mặt thực tiễn

Luận án nghiên cứu, đánh giá thc trng năng lc, thc trng bi dưỡng NLDH cho GVTH và đề xut các bin pháp bi dưỡng NLDH cho GVTH trong các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.

11. CẤU TRÚC LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án có 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành trong các trường dạy nghề

Chương 2. Thực trạng năng lực và bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc

Chương 3. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc

7


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN THỰC HÀNH TRONG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Ở nước ngoài

Tại Liên Xô (cũ) đã có công trình nghiên cứu của Xukhômlinxki: “Tâm lý học nghề nghiệp” (1972) [77] đề cập đến một số vấn đề về tâm lý trong dạy sản xuất; công trình nghiên cứu của Ia. Batưxep và X.A Sapôrinxki: “Cơ sở giáo dục học nghề nghiệp” (1982) [73] được các giáo viên, các nhà quản lý giáo dục, các hướng dẫn viên thực tập tại nhà máy rất quan tâm, công trình đề cập một cách toàn diện, hệ thống đến tất cả các vấn đề của khoa học giáo dục nghề nghiệp của Liên Xô.

Công hòa Liên bang Đức là một trong những quốc gia có hệ thống đào tạo nghề phát triển nhất thế giới. Viện Dạy nghề CHLB Đức có nhiều đề tài nghiên cứu về “Năng lực của người giáo viên dạy nghề”. Một trong các đề tài có giá trị và được quan tâm nhiều nhất là đề tài “Đào tạo giáo viên dạy nghề chuyên sâu theo năng lực” đã khẳng định: “Năng lực của mỗi người không giống nhau, có người thiên về năng lực trí tuệ, có người thiên về năng lực thực hành, số ít người có năng lực toàn diện” [83]. Với quan điểm trên, giáo viên dạy nghề (GVDN) được đào tạo theo 3 loại:

- Đào tạo giáo viên chuyên dạy lý thuyết.

- Đào tạo giáo viên chuyên dạy thực hành.

- Đào tạo giáo viên dạy cả lý thuyết và thực hành.

Trên cơ sở phân loại giáo viên, tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu theo dạng chuyên môn hóa.

Viện Dạy nghề Trung Quốc xây dựng nội dung đào tạo GVDN theo 3 cấp trình độ: Cấp cơ bản, cấp I và cấp II [64]. Ở mỗi cấp trình độ đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực nhất định, muốn nâng cấp trình độ cần tham gia các khóa bồi dưỡng những năng lực còn thiếu so với yêu cầu của cấp trình độ đó.

Viện nghiên cứu Dạy nghề Vương quốc Anh có đề tài: “ Năng lực sư phạm kỹ thuật - yếu tố quyết định tạo nên nhân cách toàn diện của người giáo viên dạy nghề”. Kết quả nghiên cứu được sử dụng để cải tiến nội dung giảng dạy

8


tại các khoa Sư phạm kỹ thuật ở các trường Đại học Tổng hợp và làm cơ sở xây dựng chương trình bồi dưỡng GVDN.

1.1.2. Ở trong nước

Việc nghiên cứu năng lực đội ngũ GVDN được Nhà nước đặc biệt quan tâm và các nhà khoa học giáo dục cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về lý luận và thực tiễn công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

Năm 1991, tác giả Trần Khánh Đức biên soạn tài liệu “Mô hình bồi dưỡng giáo viên dạy nghề” trên cơ sở nghiên cứu kỹ năng cần có cho hoạt động giảng dạy của người giáo viên [19].

Năm 1994, nhóm tác giả Nguyễn Duy Hồ, Nguyễn Văn Sự, Lê Trần Lâm trong tài liệu “Tổng luận giáo viên dạy nghề Việt Nam” đã tổng kết, đánh giá quá trình hình thành, phát triển đội ngũ GVDN; vai trò, nhiệm vụ của GVDN trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội; những thuận lợi và khó khăn trong đào tạo nguồn nhân lực; định hướng phát triển ngành dạy nghề.

Năm 2000, tác giả Nguyễn Đức Trí chủ trì đề tài nghiên cứu “Mô hình đào tạo giáo viên kỹ thuật trình độ đại học cho các trường THCN và dạy nghề”. Đề tài đưa ra mô hình nhân cách, mô hình hoạt động của người giáo viên làm cơ sở để xác định mô hình đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCN và dạy nghề [61].

Năm 2003, tác giả Trần Hùng Lượng hoàn thành luận án tiến sỹ với đề tài “Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm kỹ thuật cho giáo viên dạy nghề Việt Nam hiện nay” [37]. Đề tài khẳng định tính chất quan trọng, quyết định của năng lực sư phạm kỹ thuật trong quá trình tổ chức đào tạo nghề và nêu các giải pháp bồi dưỡng có tính định hướng cho việc bồi dưỡng đội ngũ GVDN toàn quốc.

Ngoài ra còn rất nhiều bài viết của các tác giả đề cập đến vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giáo viên như tác giả Nguyễn Thanh Hà có bài “Chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học các môn thực hành chuyên môn nghề” đăng trên TCGD số 169 (8/2007), tác giả nêu ra 7 điều kiện cho việc đảm bảo chất lượng dạy học các môn thực hành chuyên môn nghề. Trong đó điều kiện tiên quyết chính là phẩm chất, năng lực của GVTH; tác giả Ngô Tự Thành viết bài “ Cơ sở lý luận xây dựng tiêu chí giảng viên giỏi trong xu thế hội nhập” đăng trên TCGD số 181 (1/2008) với một số mô hình, bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên và khẳng định “Giáo viên giỏi phải am hiểu sâu sắc lĩnh vực chuyên môn của mình”; tác giả Phạm Hồng Quang với bài “Giải pháp đào tạo giáo viên theo định

9


hướng năng lực” đăng trên TCGD số 216 (6/2009), tác giả nhấn mạnh “Năng lực giáo viên - yếu tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục” và nêu ra 4 giải pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo quan điểm mới của UNESCO; nhóm tác giả Vũ Quốc Chung và Nguyễn Văn Cường có bài viết “Cải cách đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo định hướng chuẩn và năng lực nghề nghiệp” đăng trên TCGD số 219 (8/2009), trình bày một số quan điểm về thực hiện cải cách đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo định hướng chuẩn và năng lực nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang đào tạo tín chỉ và học phần (mô đun); nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Hợi và Thái Văn Thành có bài viết trên TCGD số 224 (10/2009) với tiêu đề “Về quy trình đánh giá chất lượng bồi dưỡng giáo viên”. Các tác giả nêu ra một quy trình tổng quát gồm 3 giai đoạn với 9 bước thực hiện để đánh giá quá trình bồi dưỡng giáo viên. Trong giai đoạn tổ chức đánh giá, các tác giả rất chú trọng đến bước “Giáo viên tự đánh giá sau bồi dưỡng” v.v...

Về phía các Bộ, Ngành chủ quản trong từng giai đoạn nhất định đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học hoặc nhóm các nhà khoa học để xây dựng một số chương trình bồi dưỡng GVDN nhằm đáp ứng cho sự phát triển và hoàn thiện đội ngũ GVDN, qua đó từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội. Cụ thể là:

Năm 1992, Bộ GD&ĐT ban hành chương trình bồi dưỡng sư phạm bậc 1 (bậc cơ sở) [5] cho giáo viên các trường THCN và dạy nghề. Chương trình bồi dưỡng sư phạm bậc 1 gồm 4 môn học: Tâm lý học; Lý luận giáo dục; Lý luận dạy học; Tổ chức và quản lý đào tạo trong các trường THCN và dạy nghề. Mục đích trang bị cho giáo viên những vấn đề cơ bản, cần thiết nhất để tổ chức thực hiện quá trình dạy học và quá trình giáo dục cho học sinh các trường THCN và dạy nghề

Năm 1993, Bộ GD&ĐT ban hành chương trình bồi dưỡng sư phạm bậc 2 (bậc nâng cao) [5] cho giáo viên các trường THCN và dạy nghề nhằm mục đích: Tiếp tục trang bị cho giáo viên những kiến thức cơ bản, thiết thực về lôgic học, tâm lý học, lý luận dạy học hiện đại và một số vấn đề cần thiết cho việc nghiên cứu khoa học giáo dục; Nâng cao năng lực sư phạm, tạo điều kiện cho giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề; Giúp giáo viên có cơ sở lý luận dạy học, thông qua thực tiễn giảng dạy tự bồi dưỡng, tham gia nghiên cứu khoa học, nâng cao hiệu quả tự đào tạo; Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên THCN và dạy nghề. Chương trình bồi dưỡng sư phạm bậc 2 gồm các môn học và đề tài NCKHGD được chi làm 3 phần:

10


- Phần những vấn đề chung gồm các môn: Logic học; Tâm lý học sư phạm nghề nghiệp; Nghiên cứu khoa học GD&ĐT.

- Phần những vấn đề riêng cho từng nhóm ngành nghề khác nhau bao gồm các môn: Tâm lý học nghề nghiệp; Phương pháp dạy học bộ môn; Chuyên đề tự chọn.

- Phần thu hoạch: Hoàn thành một đề tài NCKHGD.

Năm 1994, Bộ GD&ĐT ban hành “Tiêu chuẩn giáo viên giỏi” [6] với các tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáo viên trên cơ sở mức độ hoàn nhiệm vụ của người giáo viên. Những tiêu chí đưa ra có thể coi là chuẩn chung, kết hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của đội ngũ giáo viên tại các cơ sở đào tạo để thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên cho sát với thực tế.

Năm 1995, Bộ GD&ĐT tổ chức “Đánh giá thực trạng và những đổi mới của ngành dạy nghề” [7]. Báo cáo đề cập đến vấn đề khắc phục các yếu kém trong việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật cho công cuộc đổi mới.

Năm 2005, Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐTB&XH ban hành “Chương trình khung Chứng chỉ sư phạm dạy nghề” [55] thay thế chương trình sư phạm bậc 1 và sư phạm bậc 2 trong đào tạo GVDN trình độ Cao đẳng sư phạm kỹ thuật; đào tạo và cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề cho các đối tượng đã có trình độ chuyên môn kỹ thuật để làm GVDN. Chương trình gồm 6 học phần bắt buộc: Lôgic; Tâm lý học nghề nghiệp; Giáo dục học nghề nghiệp; Kỹ năng dạy học; Phương pháp dạy học chuyên ngành; Tổ chức và quản lý quá trình dạy học; Thực tập sư phạm và 4 học phần tự chọn: Công nghệ dạy học, NCKHGD nghề nghiệp; Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; Phát triển chương trình đào tạo. Mục tiêu chung là giúp người học có những hiểu biết cơ bản về khoa học giáo dục nghề nghiệp, có năng lực sư phạm kỹ thuật, có năng lực dạy nghề; Vận dụng những kiến thức và kỹ năng sư phạm vào dạy nghề theo chuyên ngành được đào tạo; Rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo, hình thành và phát triển nhân cách người GVDN. Mục tiêu cụ thể là nắm được kiến thức cơ bản về tâm lý học nghề nghiệp, giáo dục học nghề nghiệp, phương pháp dạy học chuyên ngành, tổ chức và quản lý quá trình dạy học và một số kiến thức khác có liên quan; lập kế hoạch, xác định các công việc cụ thể cho dạy học và giáo dục học sinh ở các cơ sở dạy nghề; chuẩn bị và thực hiện hoạt động dạy học đạt hiệu quả, đảm bảo chất lượng đào tạo theo mục tiêu quy định; lựa chọn và sử dụng hợp lý, có hiệu quả cá phương pháp, phương tiện dạy học vào quá trình dạy học; xác định và chuẩn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022