Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc - 15

107


Kết luận chương 3

1. Biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH được xây dựng với các nguyên tắc xác định và trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lý luận về bồi dưỡng giáo viên, kết quả khảo sát, điều tra thực trạng năng lực GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc cũng như phù hợp với mục đích, yêu cầu về xây dựng nội dung bồi dưỡng.

2. Các biện pháp đề xuất có sự liên quan mật thiết với nhau tạo thành một hệ thống đồng bộ, thống nhất: Xác định nhu cầu - xác định nội dung - lựa chọn, xây dựng chương trình - tổ chức bồi dưỡng (bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao) - đánh giá.

3. Các biện pháp được khảo nghiệm để lấy ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo nghề và GVDN trong các nhà trường. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các ý kiến đều có sự đồng thuận cao trong việc khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất.

4. Tổ chức thực nghiệm một số nội dung trong các biện pháp đề xuất được thực hiện tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên để chuẩn hóa GVTH nghề Điện công nghiệp, GVTH nghề Hàn điện đã thu được kết quả khả quan. Kết quả tự đánh giá của giáo viên và kết quả đánh giá qua dự giờ đối với nhóm TN khẳng định NLDH của GVTH được nâng cao hơn.

5. Kết quả giảng dạy của nhóm TN và nhóm ĐC trên các lớp học sinh khẳng

định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận án nêu ra.

108

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc - 15

1. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề nâng cao năng lực dạy nghề, đồng thời tiếp thu và kế thừa kết quả từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng như từ kinh nghiệm nhiều năm tham gia hoạt động đào tạo nghề, chúng tôi có một số kết luận như sau:

1.1. Đòi hỏi về nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH theo chỉ thị, nghị quyết của Đảng đặt ra cho ngành giáo dục, đào tạo những nhiệm vụ quan trọng, trong đó có chiến lược phát triển đội ngũ các nhà giáo. Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu để hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ các nhà giáo, làm nòng cốt cho việc thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo

1.2. Đối với đào tạo nghề, NLDH của GVTH đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho học sinh. NLDH của GVTH được phân tích theo từng công việc trong trong quá trình chuẩn bị, thực hiện dạy thực hành, đánh giá kết quả học thực hành và được xây dựng gồm 30 tiêu chí với các kỹ năng cần có của GVTH. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH.

1.3. Thực trạng năng lực của GVTH, thực trạng bồi dưỡng giáo viên các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc cho thấy: Một số năng lực cần thiết như năng lực sư phạm, năng lực hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới, trình độ tay nghề... của một số GVTH còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nghề; Việc bồi dưỡng giáo viên còn nhiều hạn chế: Hạn chế về nội dung bồi dưỡng, hạn chề về số lượng giáo viên tham gia bồi dưỡng...Thực trạng đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh nên cần phải có các biện pháp bồi dưỡng để khắc phục thực trạng.

1.4. Luận án đề xuất được một hệ thống các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc tương đối đầy đủ, đảm báo tính khoa học và quy trình chặt chẽ. Các biện pháp đề xuất đảm bảo tính mục đích, tính toàn diện, tính thực tiễn, tính khả thi và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng chuẩn hóa GVTH là biện

109


pháp quan trọng để bồi dưỡng GVTH đạt chuẩn theo quy định nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên, làm tiền đề cho việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội.

1.5. Kết quả lấy ý kiến của cán bộ quản lý và các giáo viên trong các nhà trường cho thấy: Các biện pháp đề xuất được sự đồng thuận cao qua việc khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Nếu được tổ chức thực hiện cho phù hợp với điều kiện của mỗi nhà trường các biện pháp bồi dưỡng sẽ đem lại hiệu quả thiết thực.

1.6. Thực nghiệm một số nội dung trong các biện pháp cho kết quả rất khả quan. Thông qua việc so sánh kết quả học thực hành của học sinh do nhóm TN và nhóm ĐCV giảng dạy cho thấy: Việc bồi dưỡng sư phạm dạy nghề và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho GVTH đã giúp giáo viên nhóm TN nâng cao NLDH. Điều đó khẳng định khả năng vận dụng trong thực tiễn của các biện pháp được đề xuất.

2. Kiến nghị

Các biện pháp được đề xuất dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng năng lực và bồi dưỡng GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc nhưng cũng là thực trạng chung của đội ngũ GVDN hiện nay. Vì vậy để nâng cao năng lực của GVDN, chúng tôi xin kiến nghị một số điểm sau:

2.1. Trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 20.000 GVDN đến năm 2015 của Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐTB&XH cần lưu ý đến chương trình đào tạo, bồi dưỡng và hình thức tổ chức bồi dưỡng để đảm bảo chất lượng cho đội ngũ GVDN được tuyển dụng mới từ các trường chuyên nghiệp. Về chương trình: Phải xây dựng các chương trình chuẩn, đảm bảo GVDN có đủ năng lực thực sự tham gia quá trình đào tạo nghề đạt chất lượng; Về hình thức tổ chức: Tổ chức bồi dưỡng tập trung, dài hạn. Hình thức này đảm bảo cho người học tập trung được thời gian, chuyên tâm vào bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và tay nghề.

2.2. Đối với đội ngũ GVDN hiện có kế hoạch cụ thể để hoàn thiện đội ngũ trong một thời gian hạn định bằng cách: Tiến hành phân loại giáo viên, xác định nhu cầu bồi dưỡng, xác định nội dung bồi dưỡng, lựa chọn hình thức bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng (thời gian, địa điểm, số lượng

110


người tham gia khóa học..) theo kế hoạch chung của cơ quan chủ quản hoặc của các nhà trường.

2.3. Điểm yếu lâu nay của GVTH là tay nghề nghề chưa cao, hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới còn hạn chế dẫn đến đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Giải quyết triệt để tồn tại này không chỉ cần sự nỗ lực, cố gắng của giáo viên (nâng cao tay nghề) mà còn cần sự đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị mới, công nghệ mới của các cơ quan quản lý và các nhà trường. Đối với dạy thực hành có đủ hai yếu tố là con người (người thầy) và cơ sở vật chất (thiết bị, dụng cụ, nhà xưởng...) mới có thể giải được bài toán nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

2.4. Tự bồi dưỡng là một biện pháp có tính chủ động cao, chỉ có chính giáo viên mới biết mình thiếu những năng lực gì và cần bồi dưỡng đến đâu, bồi dưỡng như thế nào cho đạt hiệu quả. Đối với các nhà trường: Cần tạo điều kiện về thời gian, về chế độ (giờ tự học, tự bồi dưỡng được tính là giờ nghiên cứu khoa học...), về kinh phí (hỗ trợ dưới dạng các đề tài khoa học...) cho hoạt động tự bồi dưỡng. Đối với giáo viên: Chủ động bồi dưỡng nâng cao năng lực của giáo viên thông qua tự học, tự nghiên cứu các tài liệu, các mô hình, đúc rút kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy, hội giảng, dự giờ. Biến quá trình đào tạo, bồi dưỡng chung thành quá trình tự đào tạo, bồi dưỡng của bản thân.

2.5. Cần có các chế độ, chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với giáo viên đạt kết quả cao trong bồi dưỡng. Ví dụ như: Nâng lương trước thời hạn, khen thưởng đột xuất, ưu tiên trong việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo...Để động viên được nhiều giáo viên tham gia bồi dưỡng, nâng cao được chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng. Qua đó từng bước chuẩn hóa và nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022