Cơ Sở Lý Thuyết Và Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm


này có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả và rủi ro của ngân hàng – đóng vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng tại các thị trường mới nổi. Theo đó chính sách có thể đề xuất thêm việc kiểm soát các yếu tố ngoại sinh (ví dụ SMV) để ứng phó tốt hơn với rủi ro mà hệ thống ngân hàng có thể đối mặt. Bên cạnh đó, đối với nhà quản trị, sẽ thiếu sót nếu chỉ cân nhắc về rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân hàng như là một chỉ báo để xem xét đánh giá của thị trường về cổ phiếu của ngân hàng. Thêm nữa, các nhà quản lý cần đánh giá đúng và theo dõi hàm ý thông tin từ SMV để có thể cân nhắc ảnh hưởng của yếu tố này đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của ngân hàng. Đây là những hàm ý mang ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam đang từng bước cổ phần hóa lần lượt các ngân hàng trên sàn chứng khoán để gia tăng quy mô ngân hàng và minh bạch hóa thông tin dưới sự giám sát của thị trường.

Tóm lại, có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của TTCK và hệ thống ngân hàng (Ahmad và Zaman, 1999; Apătăchioae, 2015; Atkins và cộng sự, 2018; Awan và cộng sự, 2014; Banya và Biekpe, 2018); tuy nhiên, tác giả khảo lược và nhận thấy có rất ít nghiên cứu về ảnh hưởng của SMV lên hệ thống ngân hàng. Khai thác khoảng trống này, luận án nhằm tìm ra bằng chứng thực nghiệm để xác định sự tồn tại ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả và rủi ro của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam. Thêm nữa, các lý thuyết kinh tế có liên quan có thể giải thích ảnh hưởng của biến động tỷ suất sinh lợi thị trường lên hiệu quả và rủi ro; tuy nhiên, xét về góc độ các công trình khoa học thực nghiệm có đề cập đến các khái niệm nghiên cứu chính trong luận án này, tác giả nhận thấy có rất ít bài nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả cũng như chưa phát hiện nghiên cứu nào về ảnh hưởng của SMV lên rủi ro. Ngoài ra, ảnh hưởng của SMV lên rủi ro và hiệu quả trong điều kiện thay đổi quy mô ngân hàng chưa được quan tâm trong các nghiên cứu thực nghiệm.

Vì vậy, đây là các khoảng trống nghiên cứu tạo nên động cơ nghiên cứu của luận án, từ đó kết quả nghiên cứu có thể làm sáng tỏ vai trò của SMV đối với các NH TMCP


niêm yết tại Việt Nam, qua đó cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm cho các cơ chế tác động của SMV lên hiệu quả hoạt động và rủi ro của ngân hàng đã giải thích phần nào trong lý thuyết kinh tế. Cân nhắc những kết quả quan trọng này, luận án đưa ra các hàm ý mang tính chính sách cho các bên có liên quan (nhà quản lý ngân hàng và ngân hàng nhà nước) nhận thức được sự kết nối của hai cấu phần quan trọng trong cấu trúc thị trường tài chính quốc gia – TTTC (cụ thể là TTCK) và hệ thống ngân hàng.

1.8. Kết cấu của luận án


Nội dung của luận án được chia làm 05 phần, cụ thể nội dung từng phần như sau:

Chương 1. Luận án đưa ra bối cảnh nghiên cứu (thực tiễn và lý thuyết) đồng thời giải thích lý do tại sao các khái niệm nghiên cứu như SMV, hiệu quả và rủi ro nên được nghiên cứu, từ đó dẫn đến câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu chính của luận án. Bên cạnh đó, luận án trình bày sơ lược dữ liệu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Tính mới và đóng góp của luận án được trình bày tổng quan trong chương 1. Cuối cùng là cấu trúc của luận án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Chương 2. Luận án trình bày các khái niệm chính và cách đo lường được sử dụng trong luận án, sau đó giới thiệu tổng quan lý thuyết trước và bằng chứng của các nghiên cứu thực nghiệm trước về ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả và rủi ro của ngân hàng. Trong đó, cơ sở lý thuyết của ảnh hưởng biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên hiệu quả được hàm ý thông qua lý thuyết lý thuyết triển vọng (Kai Ineman và Tversky, 1979) và cơ sở lý thuyết của ảnh hưởng biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán lên rủi ro được giải thích thông qua lý thuyết bất ổn tài chính của Minsky (1992) và nghịch lý biến động Adrian và Shin (2014). Vai trò của quy mô được đề cập trong lý thuyết của Panzar và Willig (1977) và Krasa và Villamil (1992). Dựa trên việc khảo lược tổng quan của lý thuyết trước và các nghiên cứu thực nghiệm, luận án khẳng định khoảng trống nghiên cứu để tiến hành xử lý hồi quy và kiểm định trong chương sau.


Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán, hiệu quả và rủi ro: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết - 5

Chương 3. Luận án mô tả quy trình nghiên cứu, dữ liệu sử dụng để tiến hành hồi quy và đưa ra các mô hình ước lượng hồi quy tương ứng với 03 câu hỏi nghiên cứu trong chương 1. Chương này đưa ra giải thích chi tiết cho việc xây dựng mô hình để ước lượng, phương pháp ước lượng phù hợp với bộ dữ liệu bảng không cân bằng theo quý và cách đo lường các biến nghiên cứu, dữ liệu sử dụng và cung cấp các kiểm định để xem xét tính phù hợp của các phương pháp ước lượng.

Chương 4. Luận án trình bày kết quả hồi quy và thảo luận kết quả này trên cơ sở so sánh các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước tương ứng theo các mô hình nghiên cứu. Trong mỗi mô hình để ước lượng tham số hồi quy, các biến đo lường được sử dụng đa dạng để có cơ sở so sánh và thuyết phục cho tính tin cậy của các kết quả ước lượng, từ đó tạo cơ sở cho việc suy diễn thống kê và hàm ý sự tương tác quan trọng của các khái niệm nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận án trình bày kết quả tính vững bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy kiểm soát tính chất động của biến phụ thuộc chính trong mô hình.

Chương 5. Luận án tổng hợp kết quả và đưa ra các đề xuất chính sách cho các bên liên quan như nhà nước, ngân hàng trung ương, bản thân các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết và nhà đầu tư, để góp phần nhận thức và phản ứng phù hợp với SMV. Bên cạnh đó, luận án tổng hợp lại các kết quả đáng lưu ý và có ý nghĩa cho kho tàng học thuật về chủ đề SMV – hiệu quả – rủi ro ngân hàng, đồng thời đưa ra các điểm cần xem xét khắc phục và đề xuất các hướng nghiên cứu mở rộng trong tương lai nhằm mở rộng các kết quả của luận án và đem lại những đóng góp tin cậy cho thực nghiệm nghiên cứu.


TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Chương 1 cung cấp các thông tin tổng quát có liên quan trực tiếp đến các khái niệm nghiên cứu quan trọng của luận án, bao gồm rủi ro, hiệu quả, biến động tỷ suất sinh lợi thị trường và yếu tố quy mô. Mở đầu chương 1, luận án trình bày bối cảnh thực tiễn gồm vai trò của TTCK và hệ thống ngân hàng trong hệ thống tài chính Việt Nam và các sự kiện kinh tế có liên quan đến các khái niệm nghiên cứu trên. Bối cảnh lý thuyết và sơ lược khoảng trống nghiên cứu cũng được giới thiệu trong chương 1.

Từ bối cảnh lý thuyết, thực tiễn và các nghiên cứu thực nghiệm trước, chương 1 đưa ra động cơ nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu theo các hướng nghiên cứu chính như sau: (i) Ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả hoạt động; (ii) Ảnh hưởng của SMV lên rủi ro; (iii) Vai trò của quy mô lên ảnh hưởng biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán đối với hiệu quả hoạt động ngân hàng; và (iv) Vai trò của yếu tố quy mô lên ảnh hưởng của SMV với rủi ro của ngân hàng. Tiếp theo, chương 1 đưa ra phạm vi của nghiên cứu liên quan đến nội dung, thời gian và không gian.

Ngoài ra, chương 1 trình bày sơ lược tầm quan trọng xét về khía cạnh khoa học và thực tiễn của luận án bao gồm các điểm chính như sau: (i) Sự khan hiếm trong các nghiên cứu đã có về cùng chủ đề nghiên cứu và sự mâu thuẫn về kết quả thực nghiệm; (ii) Các cách tiếp cận đo lường các biến nghiên cứu chính được sử dụng trong các nghiên cứu trước chưa đa dạng trong cùng một đề tài nghiên cứu; (iii) Vai trò của quy mô ngân hàng đã được nghiên cứu rộng rãi, tuy nhiên chưa khai thác được khía cạnh quy mô có ảnh hưởng đến tác động của SMV đối với hiệu quả và rủi ro của ngân hàng. Cuối cùng, chương 1 đưa ra cấu trúc tổng quát và nội dung sơ lược của các chương sau.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.1. Tổng quan các khái niệm nghiên cứu


2.1.1 Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán


Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán được xem như bất trắc mang tính vĩ mô của nền kinh tế. Schwert (1990) định nghĩa SMV được xem xét về cơ bản là sự phân tán tỷ suất sinh lợi thị trường được đo lường thông qua độ lệch chuẩn. Ngoài ra, SMV được định nghĩa một cách giản đơn là sự biến động của giá cổ phiếu; mức giá này đôi khi có thể cao hay thấp. Biến động trong chỉ số thị trường được sử dụng để đo lường SMV với đặc trưng là sự biến động không lường trước được của của chỉ số chứng khoán thị trường theo thời gian. Vì vậy, độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi chỉ số giá chứng khoán thị trường là cách đo lường rủi ro đang được sử dụng rộng rãi vì nó tác động sâu rộng và tổng thể đến các tác nhân kinh tế tham gia thị trường.

Lý thuyết trước đã đề cập đến sự thay đổi trong tỷ suất sinh lợi trên TTTC có ảnh hưởng đáng kể tới các quyết định kinh tế. Theo đó, tác động này có thể thay đổi tùy thuộc vào kỳ vọng của các tác nhân kinh tế về thị trường (Danielsson và cộng sự, 2018). Sự thay đổi nhỏ trong SMV cũng có thể gây ra khủng hoảng sâu sắc. Danielsson và cộng sự (2012) đề cập đến mức rủi ro thấp khiến cho các tác nhân kinh tế chấp nhận thêm rủi ro, sau đó tác động đến khả năng xảy ra thêm cú sốc thị trường trong tương lai. Brunnermeier và Sannikov (2014) đã đề cập đến nghịch lý của biến động (volatility paradox) trong đó rủi ro cơ sở thấp dẫn tới trạng thái cân bằng cao hơn của đòn bẩy nợ, từ đó làm gia tăng rủi ro.

Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán có thể bị ảnh hưởng do nhiều tác nhân khác nhau như biến động tỷ giá hối đoái (Chowdhury và Anuradha.A, 2018), cú sốc trong giá dầu (Salisu và Gupta, 2020), bầu cử chính trị (Mnasri và Essaddam, 2020),


lãi suất tiền gửi, lạm phát và khối lượng giao dịch (Sabri, 2004), thậm chí yếu tố khách quan như dịch bệnh (Baek và cộng sự, 2020). Trong bối cảnh của các thị trường chứng khoán mới nổi (emerging stock market), tự do hóa và hội nhập với các nước phát triển làm thay đổi cấu trúc sở hữu và hình thức niêm yết của các doanh nghiệp ngoại, từ đó làm gia tăng các dòng vốn vào thị trường mới nổi này, gây ra sự gia tăng trong SMV và khủng hoảng tài chính có thể sẽ xảy ra sau đó (Sabri, 2004).

TTCK là kênh dẫn truyền vốn thiết yếu cho nền kinh tế. SMV có thể phát sinh do tâm lý nhà đầu tư hoặc do cung cầu nội tại thị trường có thể gây ra rủi ro cho các tác nhân kinh tế tham gia thị trường, từ đó gây ra tác động không nhỏ đến hành vi đầu tư vốn của họ. Nguồn vốn luân chuyển phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư trong bối cảnh tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán biến động. Để tính toán SMV, thông thường các bài nghiên cứu khai thác cách tính toán dựa tên phương pháp độ lệch chuẩn truyền thống của chỉ số chứng khoán thị trường (Võ Xuân Vinh và Võ Văn Phong, 2016; French và cộng sự, 1987). Chỉ số chứng khoán thị trường là thước đo và là chỉ báo hiệu quả cho tình hình phát triển kinh tế thông qua tín hiệu lạc quan từ hoạt động của các công ty cũng như sự ổn định môi trường chính sách vĩ mô của nhà nước (Trịnh Thị Hoa Mai, 2003). Sự biến động dương của chỉ số chứng khoán thị trường thường là tín hiệu tốt cho thấy các doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả thông qua việc sử dụng đồng vốn hợp lý và thị trường đang đánh giá cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này, điều này gián tiếp ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chung của ngân hàng thông qua hoạt động cấp vốn vay của nó cho các doanh nghiệp hoạt động sinh lợi.

2.1.2 Hiệu quả hoạt động ngân hàng


Theo góc độ tiếp cận yếu tố đầu vào (input) và đầu ra (output), hiệu quả là sự phối hợp cân đối các đơn vị đầu vào đề tạo ra đơn vị đầu ra một cách tối ưu (Banya và Biekpe, 2018; Segun và cộng sự, 2013). Dưới góc độ doanh thu - lợi nhuận truyền thống (Athanasoglou và cộng sự, 2008), hiệu quả của ngân hàng có thể được xem xét thông


qua khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng (doanh thu, lãi và tỷ suất lợi nhuận). Ngoài ra, theo tác giả (Uyemura và cộng sự, 1996b), hiệu quả của ngân hàng còn được đánh giá thông qua lợi ích kinh tế tăng thêm là phần chênh lệch giữa khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế và chi phí sử dụng vốn (vốn cổ phần và lãi vay). Do góc độ hiệu quả đầu vào và đầu ra đã được sử dụng nhiều trong các bài nghiên cứu trước nên luận án này giới hạn phạm vi phân tích hiệu quả đối với cách tiếp cận doanh thu – lợi nhuận truyền thống trong tương quan so sánh với cách tiếp cận lợi ích kinh tế tăng thêm.

2.1.3. Rủi ro ngân hàng


Rủi ro được định nghĩa dưới nhiều quan điểm khác nhau. Một trong những quan điểm rủi ro đầu tiên được đề cập bởi Willett (1901), tác giả cho rằng rủi ro là sự không chắc chắn bắt nguồn từ một biến cố không mong đợi nào đó. Knight (1921) cho rằng rủi ro phản ánh đặc điểm không chắc chắn của một biến cố nào đó nhưng có thể đo lường được xác suất xảy ra. Bên cạnh đó, Apătăchioae (2015) cho rằng các sự kiện hoặc xác xuất xảy ra thiệt hại được xem là rủi ro. Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng có thể được nhận thức là một bất trắc không mong muốn, nếu xảy ra sẽ dẫn đến những thiệt hại về tài sản, suy giảm lợi nhuận so với kế hoạch hoặc ngân hàng phải chịu chi phí phát sinh để có thể thực hiện được một nghiệp vụ tài chính nhất định (Nguyễn Minh Kiều và Bùi Kim Yến, 2009).

Hành vi chấp nhận các hoạt động gây ra rủi ro quá mức của các tổ chức kinh tế - tài chính là một trong những yếu tố gây ra khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Nguyên nhân của rủi ro gia tăng này chưa được tìm hiểu và xem xét một cách thấu đáo. Một số bài nghiên cứu đầu tiên về rủi ro đề cập đến hành vi chấp nhận rủi ro gây ra bởi mức thù lao cho ban quản trị (management compensation). Theo đó các nhà quản trị thừa hưởng lợi ích từ thành quả hoạt động tốt trong khi lại chấp nhận ít rủi ro khi doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả (Bolton và cộng sự, 2015; Bebchuk và cộng sự, 2010). Một số bài nghiên cứu khác thảo luận về các khoản bảo đảm nợ từ chính phủ cho phép các


doanh nghiệp chấp nhận thêm rủi ro mà không phải chịu các chi phí riêng (Kane, 1985; Pennacchi, 1987; Farhi và Tirole, 2012). Gennaioli và cộng sự (2012) đề cập đến hành vi lệch lạc khiến cho các doanh nghiệp tài chính chấp nhận thêm rủi ro vượt mức, bất chấp nguy cơ phải gánh chịu khoản lỗ nghiêm trọng.

Trong lĩnh vực ngân hàng, rủi ro là yếu tố trung tâm trong việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, được giới học thuật quan tâm trong nhiều thập kỷ qua (Sharpe, 1990; Jackson và cộng sự, 1999; Van den Heuvel, 2008; Macey và Miller, 1988; Beck và cộng sự, 2013). Nhiều chủ đề liên quan đến yếu tố rủi ro của các ngân hàng như: rủi ro ngân hàng do tác động của nhân tố cạnh tranh (Brickley và James, 1987; Diallo, 2015; Fiordelisi và Mare, 2014; Jiménez và cộng sự, 2013); rủi ro ngân hàng cũng được nghiên cứu từ khía cạnh đa dạng hoá (Nguyễn Văn Điệp, 2015; Berger và cộng sự, 2010; Mercieca và cộng sự, 2007; Stiroh, 2006b) hoặc cấu trúc sở hữu (Barry và cộng sự, 2011; Cull và Pería, 2013; García-Kuhnert và cộng sự, 2015; Zhang và cộng sự, 2012).

2.1.4. Quy mô ngân hàng


Quy mô hàm ý tiềm lực và khả năng hoạt động của thực thể kinh doanh nào đó, để có thể tiến hành nhiều loại hình sản xuất và đa dạng trong các dịch vụ có thể được cung cấp cho khách hàng. Nói cách khác, quy mô cho biết khả năng quản trị doanh nghiệp hoặc thể hiện số tài sản mà doanh nghiệp sở hữu so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành (Sritharan, 2015). Quy mô doanh nghiệp là tốc độ và mức độ tăng trưởng lý tưởng cho các hoạt động kinh doanh cụ thể. Quy mô ngân hàng thường được sử dụng để đánh giá tính kinh tế hoặc phi kinh tế theo quy mô trong lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn có thể hưởng lợi nhiều hơn từ việc giảm chi phí vì tận dụng được tính kinh tế theo quy mô (Kolapo và cộng sự, 2012).

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 11/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí