Các Thành Tố Quan Trọng Của Hệ Thống Tài Chính Và Phạm Vi Nghiên Cứu


quy mô vốn thấp, các ngân hàng Việt Nam trở nên nhạy cảm trước những cú sốc từ bên ngoài. Thêm nữa, nhiều nghiên cứu cho rằng, vấn đề quản trị doanh nghiệp, chuẩn mực kế toán và tính minh bạch của hệ thống ngân hàng dần trở nên lạc hậu trong bối cảnh các quốc gia đang phát triển (Batten và Vo, 2019). Những vấn đề bất cập đó đã trở thành rào cản đối với các ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Do vậy, các cơ quan chuyên trách về tình hình thực tế của các ngân hàng Việt Nam đã ban hành 02 đề án quan trọng cơ cấu một cách toàn diện và quyết liệt hệ thống ngân hàng, nhằm giảm thiểu rủi ro, gia tăng hiệu quả từ đó làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. Bao gồm: Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” đi kèm với Quyết định số 242/QĐ-TTg được ban hành vào ngày 28 tháng 2 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Chính phủ Việt Nam yêu cầu các ngân hàng thương mại phải hoàn thành việc niêm yết và đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán trước khi kết thúc năm 2020. Việc đưa các ngân hàng lên sàn chứng khoán sẽ làm gia tăng khả năng thu hút được thêm nguồn vốn tài trợ cho các ngân hàng này; tuy nhiên, ngân hàng sẽ phải chịu sự giám sát thị trường hoặc chịu ảnh hưởng từ những thay đổi của thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu của nền kinh tế và giúp dự báo triển vọng tăng trưởng của các DN niêm yết và sự phát triển của TTTC (Nguyễn Minh Kiều và Bùi Kim Yến, 2009). Dòng vốn vận động dựa trên tín hiệu từ TTCK với sự thay đổi chỉ số giá chung của thị trường. Ở góc độ định lượng, thước đo biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán được tính toán từ chỉ số giá chung của thị trường để theo dõi lợi nhuận và khả năng xảy ra rủi ro chung của thị trường. Thị trường chứng khoán phần nào mô tả được tâm lý của nhà đầu tư cũng như có thể đánh giá sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế. Biến động thị trường chứng khoán được xem là chỉ báo cho rủi ro hệ thống; các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng trong rủi ro có xu thế giảm đi các


khoản nợ ngân hàng chịu lãi suất cố định (fixed-cost bearing bank loans) để đi tìm nguồn tài trợ tài chính khác (Rashid và Ilyas, 2018) và gây ra ảnh hưởng đến các nguồn vốn huy động của ngân hàng. Thêm nữa, các nguồn vốn huy động này của ngân hàng cũng có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng (García-Herrero và cộng sự, 2009) và có thể cải thiện thanh khoản của ngân hàng để đáp ứng yêu cầu của hoạt động cấp vốn vay kịp thời (Akhtar và cộng sự, 2011).

Giá của các chứng khoán giao dịch trên thị trường phụ thuộc vào giá trị nội tại và các tác lực cung cầu thị trường. Sự tăng và giảm giá đột ngột của các chứng khoán trên thị trường làm xáo trộn tình hình kinh tế thực. Ảnh hưởng tổng thể của những biến động này phản ánh trong chỉ số giá thị trường chứng khoán và lan tỏa đến các khu vực đặc thù trong nền kinh tế, ở đó có các tổ chức tài chính (ví dụ, ngân hàng thương mại) chịu khả năng bị tổn thương khi các biến động này xảy ra (Al‐Rjoub và Azzam, 2012). Theo đó, SMV được nhận thức là rủi ro vĩ mô của nền kinh tế. Từ lập luận này, nghiên cứu về ảnh hưởng của biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán, rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có thể giúp xem xét cụ thể sự tồn tại của ảnh hưởng này.

Hai ví dụ thực tế thể hiện ảnh hưởng nhất định của biến động TTCK lên hệ thống ngân hàng. Thứ nhất, trong thời kỳ lạm phát cao và khủng hoảng kinh tế (năm 2008), các doanh nghiệp niêm yết kinh doanh khó khăn và tâm lý nhà đầu tư bất ổn và nhạy cảm với rủi ro liên quan đến chỗ sinh lời cho khoản vốn đầu tư. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam liên tục giảm điểm và đe dọa nhu cầu an toàn và sinh lời vốn của nhà đầu tư. Trong khi đó, lãi suất huy động của các NH TMCP đẩy lên quá cao. Dòng tiền chảy mạnh từ thị trường chứng khoán vào ngân hàng dưới dạng tiền gửi tiết kiệm để hưởng lợi từ lãi suất cao. Hành vi này của nhà đầu tư phù hợp với cách giải thích của tác động chắc chắn (certainty effect) (Kahneman và Tversky, 2013), trong đó thị trường chứng khoán biến động cao khiến cho rủi ro không chắc chắn đối với các khoản lời từ hành động đầu tư vào TTCK và nhà đầu tư không đặt nhiều kỳ vọng vào lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán


so với các kênh đầu tư an toàn khác như tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng (Rashid và Ilyas, 2018). Như vậy, TTCK có tương quan khá chặt chẽ đối với yếu tố hiệu quả và rủi ro của hệ thống ngân hàng thông qua hiệu quả nguồn vốn luân chuyển giữa hai khu vực này có thể bị gián đoạn khi rủi ro và bất ổn gia tăng bên cạnh các vấn đề có liên quan đến khả năng quản trị các nguồn vốn của các ngân hàng. Thêm nữa, tương lai gần khi các ngân hàng thương mại hoàn thành yêu cầu niêm yết trên TTCK theo yêu cầu của ngân hàng nhà nước, nhu cầu cần phải kiểm soát rủi ro và cải thiện hiệu quả thông qua tín hiệu từ TTCK sẽ ngày một được quan tâm và chú trọng hơn. Từ thực tế này, vấn đề đặt ra là cần có các nghiên cứu định lượng để kiểm chứng sự tồn tại của ảnh hưởng trong SMV lên kết quả hoạt động và rủi ro của ngân hàng.

Thứ hai, mốc thời gian cuối năm 2020 và đầu năm 2021 đã xảy ra hiện tượng dòng vốn từ các nhà đầu tư mới đổ vào thị trường chứng khoán vì niềm tin giá chứng khoán thấp là cơ hội để mua vào. Tháng 11/2020, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 41.203 tài khoản. Số tài khoản mở này đã phá kỷ lục khi chính thức vượt qua số tài khoản mở mới của tháng 3/2018 là 40.651 tài khoản. Tuy nhiên, thời điểm đầu năm 2020 chứng kiến TTCK suy giảm kỷ lục gây ra thiệt hại đối với các nhà đầu tư mới. Ví dụ, đóng cửa thị trường chứng khoán ngày 19/01/2021, chỉ số VN-Index giảm 60,94 điểm, tương ứng giảm 5,11% xuống 1.131 điểm. VN-Index đã sụt hơn 74,71 điểm, tương đương mất 6,27%. Đây là mức giảm kỷ lục trong một phiên giao dịch từ trước đến nay của chỉ số VN-Index và khiến vốn hóa sàn chứng khoán TP.HCM giảm 225.405 tỉ đồng, tương đương gần 10 tỉ USD. Dòng vốn lúc này chuyển dịch vào kênh ngân hàng để tránh rủi ro và vì thị trường bất động sản đang chững giao dịch. Và trong suốt giai đoạn khủng hoảng này tăng trưởng doanh thu của ngân hàng không sụt giảm đáng kể và thậm chí duy trì tăng trưởng tốt ở các ngân hàng lớn. Từ thực tế này, một vấn đề được đặt ra tiếp theo: khi thị trường chứng khoán biến động quá mạnh (dẫn đến rủi ro cao) làm dòng vốn chuyển dịch vào thị trường chứng khoán, liệu rằng các ngân hàng có lợi thế về yếu tố

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.


quy mô lớn có thể tận dụng triệt để và kiểm soát được dòng vốn này để đem lại hiệu quả cao và rủi ro ở mức độ thấp hơn so với các ngân hàng còn lại hay không.

Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán, hiệu quả và rủi ro: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết - 3

Chính sách của Chính phủ tập trung cải thiện hiệu quả và kiểm soát yếu tố trọng yếu liên quan đến rủi ro ngân hàng thông qua một số quy định như: Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia hướng tới mốc thời gian năm 2025, định hướng đến mốc thời điểm năm 2030; các Chương trình/Kế hoạch hành động và các Đề án của Ngành đã ban hành, tuy nhiên tín hiệu từ thị trường chứng khoán giúp dự báo khả năng xảy ra rủi ro và khả năng đạt được hiệu quả của các ngân hàng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Cụ thể, trong chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025 định hướng đến năm 2030, đối với phạm vi các tổ chức có hoạt động tín dụng (TCTD), quan điểm của chính phủ trong giai đoạn 2018-2020 tiếp tục thực hiện thanh lọc các TCTD yếu kém, nâng cao khả năng quản trị nội bộ tiệm cận chuẩn quốc tế. Đến năm 2020, các ngân hàng cơ bản đáp ứng được chuẩn mực Basel II và tỷ lệ nợ xấu trong mức cho phép. Giai đoạn năm 2021-2025 sẽ thực thi việc cải thiện năng lực cạnh tranh và sự minh bạch theo các thông lệ quốc tế trong việc quản trị ngân hàng. Rõ ràng, các chiến lược định hình sự tiến bộ của ngành ngân hàng chú trọng nhiều vào cải thiện chất lượng nội bộ và nâng cao sức cạnh tranh bằng cách ngày một tiệm cận quốc tế, tuy nhiên tác giả nhận thấy các chính sách này còn chưa để cập trực tiếp việc xem xét và cân nhắc tín hiệu từ TTCK đến hiệu quả và rủi ro của các ngân hàng.

Nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng dành nhiều công sức cho việc khám phá các khía cạnh liên quan đến các nhân tố có vai trò dẫn dắt tính hiệu quả và rủi ro của ngân hàng hoặc mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả của ngân hàng. Bên cạnh các vấn đề quan trọng như tái cơ cấu ngân hàng, nâng cao chất lượng cho vay, truyền dẫn (transmission) trong chính sách tiền tệ thông qua nguồn cung tín dụng của các ngân hàng, cải cách hành chính và phát triển dịch vụ ngân hàng không sử dụng tiền mặt, tác giả nhận thấy sự cần


thiết phải có nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả và rủi ro của ngân hàng. Nói cách khác, cần phải có nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra các ảnh hưởng có thể có của TTCK đối với các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam và cần nhận diện rõ hơn vai trò của thị trường chứng khoán lên hệ thống các ngân hàng niêm yết trên các sàn chứng khoán Việt Nam - hai cấu phần rất quan trọng trong TTTC. Trong bối cảnh dòng vốn luân chuyển từ thị trường chứng khoán vào ngân hàng phụ thuộc vào hành vi và khẩu vị rủi ro khác nhau của các nhà đầu tư cá nhân hoặc nhà đầu tư tổ chức. Điều này gây ra sự biến động trong nguồn vốn khả dụng cho nhà điều hành khu vực ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả và rủi ro của các ngân hàng.

Như vậy, từ thực tiễn ban hành các quyết sách của các cơ quan nhà nước và một số ví dụ về tình hình thực tế đã xảy ra, luồng vốn luôn vận động giữa TTCK và hệ thống ngân hàng và gây ra ảnh hưởng nhất định đến rủi ro và hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Có thể thấy vấn đề nghiên cứu về biến động thị trường chứng khoán lên rủi ro và hiệu quả của ngân hàng thương mại là chủ đề mang tính thực tiễn cao, góp phần cung cấp các hàm ý liên quan đến hoạch định các yếu tố của chính sách giúp ra các quyết định kinh tế phù hợp dựa trên các tín hiệu từ thị trường chứng khoán.

1.2. Động cơ nghiên cứu


Dòng vốn đi từ tiết kiệm đến đầu tư qua hai kênh truyền dẫn chính là thị trường tài chính (gồm có thị trường chứng khoán và thị trường giao dịch các công cụ nợ) và các tổ chức tài chính (đại diện tiêu biểu như các ngân hàng) (Hình 1.1). Vì TTCK và các ngân hàng thu hút và luân chuyển dòng vốn lớn và giữ một vị thế thiết yếu trong việc cung ứng vốn cho các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế, do vậy luận án này tập trung phân tích sự tồn tại vai trò ảnh hưởng của TTCK đến các ngân hàng được niêm yết trên TTCK Việt Nam.


Thị trường nợ

(trái phiếu)

Thị trường tài chính

Thị trường vốn

(Giá và tỷ suất

sinh lợi cổ phiếu)

Hệ thống tài chính

Các tổ chức tài chính

(Hiệu quả và rủi

ro)

Ngân hàng

Các công cụ tài chính

Hình 1.1: Các thành tố quan trọng của hệ thống tài chính và phạm vi nghiên cứu


Nguồn: Tác giả tổng hợp

Thực tế cho thấy, các ngân hàng thường dành nhiều sự chú ý đến hiệu quả và rủi ro vì mục đích kiểm soát và quản trị nội bộ ngân hàng. Kiểm soát rủi ro và duy trì hiệu quả là mục tiêu chính của các tổ chức tín dụng trong đó có các ngân hàng. Vì vậy, các nghiên cứu hàn lâm đã nỗ lực tìm kiếm các yếu tố tiềm năng có thể tác động đến hiệu quả và rủi ro của ngân hàng. Và kết quả từ việc định vị các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ phần nào đưa ra các thông tin hữu dụng cho các nhà quản trị ngân hàng trong các quyết định liên quan đến chính sách và chiến lược hoạt động của ngân hàng. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và rủi ro của ngân hàng bao gồm: (i) Yếu tố nội bộ ngân hàng như tính thanh khoản (Pasiouras và Kosmidou, 2007), tỷ lệ vốn trên tổng tài sản (Bouzgarrou và cộng sự, 2018), cấu trúc tài sản ngân hàng (Trujillo‐Ponce, 2013), tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng tài sản (Vu và Nahm, 2013), đa dạng hóa (Meslier và cộng sự, 2014); (ii) Yếu tố ngành như quy mô tổng tài sản của ngành ngân hàng (Tan và Floros, 2013) và mức độ tập trung ngành (Park và Peristiani, 2007); (iii) Yếu tố liên quan đến khía cạnh vĩ mô như sự tăng trưởng kinh


tế (Trujillo‐Ponce, 2013), lãi suất tiền tệ, lạm phát (Khemraj và Pasha, 2009) và tỷ lệ thất nghiệp (Louzis và cộng sự, 2012) đã được nghiên cứu tại nhiều thị trường khác nhau (thị trường mới nổi, thị trường đang phát triển và thị trường phát triển).

Ngoài các yếu tố mang tính đặc thù và nội bộ của từng ngân hàng, yếu tố liên quan đến ngành ngân hàng và các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến rủi ro và hiệu quả hoạt động nói trên, các ngân hàng niêm yết còn chịu tác động từ yếu tố liên quan đến thị trường chứng khoán. Theo đó, kết quả kinh doanh của các NH TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán được đánh giá một phần dựa vào giá cổ phiếu và sự biến động giá cổ phiếu và theo đó có thể phản ánh phần nào hiệu quả hoạt động và rủi ro của một ngân hàng. Tuy nhiên, yếu tố biến động giá chứng khoán và biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán ít được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Một mặt, biến động liên quan đến giá cổ phiếu chủ yếu được nghiên cứu chủ yếu dựa trên quan điểm: Rủi ro và hiệu quả hoạt động là tín hiệu quan trọng được phản ánh vào giá cổ phiếu và phần nào phản ánh sự biến động có liên quan trong giá cổ phiếu. Tác động của hiệu quả và rủi ro của ngân hàng lên sự thay đổi giá và tỷ suất sinh lợi chứng khoán được thể hiện trong Nhánh 1 (Hình 1.2). Nghiên cứu điển hình của Sharma (2018) cho thấy các ngân hàng hoạt động hiệu quả và rủi ro thấp có khuynh hướng đem lại tỷ suất sinh lợi cao hơn và tạo ra nhiều giá trị cho nhà đầu tư.

Mặt khác, khi xem xét các công trình khoa học có liên quan về ảnh hưởng của biến động giá cổ phiếu đến hiệu quả và rủi ro, tác giả chưa tìm được nhiều bài công bố đề cập đến sự tồn tại của ảnh hưởng này. Nghiên cứu điển hình của Tan và Floros (2012b) cho thấy SMV gây ra rủi ro đáng kể cho vốn đầu tư của các nhà đầu tư trên TTCK; từ đó, họ có khuynh hướng chuyển vốn vào các kênh đầu tư khác an toàn hơn (ví dụ, tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng). Hình 1.2 mô tả dòng vốn từ tiết kiệm đến đầu tư thông qua kênh TTTC (đại diện là TTCK) và các tổ chức tài chính (đại diện là ngân hàng thương mại). Các nhà quản trị ngân hàng chủ yếu quan tâm đến biến động giá cổ phiếu từ hiệu quả hoạt động và rủi ro của ngân hàng (Nhánh 2, Hình 1.2). Như vậy, câu hỏi đặt ra là: “Liệu


rằng có tồn tại ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả và rủi ro của ngân hàng?” (Nhánh 1, Hình 1.2).

Như vậy, ảnh hưởng của SMV lên hiệu quả hoạt động và rủi ro của các NH TMCP niêm yết chưa được nghiên cứu rộng rãi. Theo đó, vì sự khan hiếm của các bằng chứng thực nghiệm về vai trò của SMV đối với hiệu quả và rủi ro của ngân hàng, chủ đề này cần được khai thác và mở rộng trong các nghiên cứu mang tính chất thực nghiệm - đặc biệt ở các thị trường mới nổi như Việt Nam. Đây là động cơ nghiên cứu chính của luận án này.


Tiết kiệm

(1)

(2)

Các tổ chức tài chính (NH) – Hiệu quả và rủi ro

(3)


Quy mô

Thị trường tài chính (TTTC) - SMV

Đầu tư


Hình 1.2: Dịch chuyển dòng vốn từ tiết kiệm sang đầu tư và các hướng nghiên cứu


Nguồn: Tác giả khảo lược và tổng hợp

Theo khảo lược các nghiên cứu đề cập đến SMV, đa số các nghiên cứu trực tiếp hoặc (i) khai thác định lượng dựa trên dữ liệu chuỗi thời gian hoặc (ii) hướng đến mục tiêu xác định mối quan hệ của SMV và các yếu tố vĩ mô và chính sách quốc gia như chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương (Lunde và Zebedee, 2009) và sự minh bạch của ngân hàng trung ương (Papadamou và cộng sự, 2014). Thêm nữa, các nghiên cứu về SMV thường nhằm mục tiêu đánh giá và dự báo xu hướng biến động trong chuỗi tỷ suất

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 11/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí