Mô Hình Hóa Lý Thuyết Giải Thích Cơ Chế Ảnh Hưởng Của Smv Lên Rủi Ro Ngân Hàng


Từ lý thuyết bất ổn tài chính và quan điểm nghịch lý biến động. Hình 2.2 mô hình hóa ảnh hưởng của SMV lên rủi ro như sau:


Lý thuyết bất ổn tài chính (Minsky, 1992)

Quan điểm nghịch lý biến động (Adrian và Shin, 2014)

Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường duy trì thấp

Lạc quan quá mức

Gia tăng hành vi chấp nhận rủi ro

Đầu tư quá mức (Nhà đầu tư)

Nới lỏng cho vay quá mức

Rủi ro

Hình 2.2: Mô hình hóa lý thuyết giải thích cơ chế ảnh hưởng của SMV lên rủi ro ngân hàng

Nguồn: Tác giả tổng hợp


2.2.2.2. Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm


Từ việc khảo lược lý thuyết và thực nghiệm, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu thực nghiệm nào đưa ra các kết quả trực tiếp cho ảnh hưởng của SMV lên rủi ro. Do đó, tác giả đưa ra một số lập luận gián tiếp có liên quan đến mối tương quan này để làm sáng tỏ cơ chế tác động có thể có của SMV lên rủi ro.


Thứ nhất, SMV có thể tác động mạnh đến giá trị các tài sản thế chấp (Albertazzi và Gambacorta, 2010). Các tài sản sử dụng để thế chấp có vị thế quan trọng trong việc đảm bảo cho các khoản nợ vay khi khách hàng đã quá hạn thanh toán mà chưa trả được nợ. Phát mãi các loại tài sản này sẽ giúp ngân hàng bù đắp lại chi phí nợ xấu trong trường hợp người đi vay không thể đáp ứng nghĩa vụ thanh toán hoặc lâm vào tình trạng phá sản. Nếu giá trị của các tài sản này biến động cao trên thị trường đồng nghĩa với việc quy mô nguồn tiền thu hồi được ngày càng thấp, gây ra rủi ro đáng kể cho ngân hàng. Theo đó, ngân hàng nhạy cảm với rủi ro trong thu nhập do sự biến động của giá trị tài sản đảm bảo; do đó, giá trị cổ phiếu của một ngân hàng sẽ nhạy cảm với tất cả các yếu tố có liên quan đến thị trường cổ phiếu ở góc độ tổng quát (Brewer III và Lee, 1986). Cơ chế giải thích gián tiếp có thể là: SMV → Giá trị tài sản thế chấp → Rủi ro.

Thứ hai, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (thường được khai thác để tượng trưng cho hiệu quả ngân hàng) thường chịu tác động của SMV (Albertazzi và Gambacorta, 2009). Sự biến động cao trong tỷ suất sinh lợi làm gia tăng lãi cho vay và huy động. Lãi suất cho vay có thể nhạy cảm với SMV hơn là lãi suất huy động. Do đó dẫn đến sự không chắc chắn trong thu nhập lãi cận biên, đây cũng là rủi ro trong kinh doanh mà ngân hàng phải đối mặt khi có sự gia tăng trong SMV (Ho và Saunders, 1981; Angbazo, 1997). Cơ chế giải thích gián tiếp có thể là: SMV → Lãi suất cho vay → Rủi ro.

Thứ ba, Danielsson và cộng sự (2018) nghiên cứu ảnh hưởng của SMV đến rủi ro và khủng hoảng tài chính của 60 quốc gia. Kết quả cho thấy, biến động thấp dẫn đến mức tích lũy khoản cho vay và sử dụng tỷ lệ nợ quá mức, điều này chỉ ra rằng các tác nhân kinh tế gia tăng chấp nhận rủi ro trong thời kỳ rủi ro thấp và ủng hộ cho giả thuyết “ổn định nghĩa là đang dần bất ổn”. Cơ chế giải thích gián tiếp có thể là: SMV → Tích lũy tín dụng và đòn bẩy → Rủi ro.

Thứ tư, có nhiều nghiên cứu tập trung vào có hay không tương quan giữa rủi ro và hiệu quả hoạt động (Chen và cộng sự, 2018; Aebi và cộng sự, 2012; Barr và cộng sự,


2002; Fu và cộng sự, 2014; Shamsuddin và Xiang, 2012); trong khi đó, nhánh nghiên cứu còn hạn chế về bằng chứng thực nghiệm cho hiệu quả hoạt động bị tác động bởi SMV (Albertazzi và Gambacorta, 2009; Tan và Floros, 2012b; Rashid và Ilyas, 2018). Theo đó, rủi ro có thể bị ảnh hưởng bởi biến động của thị trường chứng khoán thông qua hiệu quả hoạt động. Cơ chế giải thích gián tiếp có thể là: SMV → Hiệu quả → Rủi ro.

Thứ năm, TTCK là bộ phận cấu thành thiết yếu của TTTC. Thị trường tài chính đang dần được tự do hóa với các dòng vốn ngoại và sự tham gia của các tổ chức nước ngoài vào đầu tư và giao dịch trên thị trường, từ đó ảnh hưởng đến khối lượng cổ phiếu được giao dịch (trading stock) và tỷ suất sinh lợi của TTCK trong nước (Laopodis, 2004). Ngoài ra, nghiên cứu 52 ngân hàng thương mại đã được niêm yết với mẫu nghiên cứu tại 5 quốc gia Nam Á trong giai đoạn 1990-2012 cho thấy TTTC có thể làm phát sinh rủi ro của ngân hàng (Vithessonthi, 2014). Các sự kiện khủng hoảng (ví dụ khủng hoảng tài chính Châu Á) có thể gây ra rủi ro cao cho ngân hàng khi TTTC càng mở rộng và phát triển, vốn ngân hàng càng giảm sút nghiêm trọng. Như vậy, kỳ vọng đặt ra là TTCK có thể gây ra rủi ro gia tăng ở các ngân hàng niêm yết. Cơ chế giải thích gián tiếp có thể là: SMV → Biến động TTCK trong nước → Rủi ro.


Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm để lập luận mối quan hệ giữa SMV và rủi ro


STT

Tác giả

Cơ sở lập luận quan hệ giữa SMV và rủi ro

01

Albertazzi và Gambacorta (2010), Brewer III và Lee (1986)

SMV, giá trị tài sản đảm bảo và rủi ro ngân hàng.


02

Albertazzi và Gambacorta (2009), Angbazo (1997), Ho và Saunders (1981)

SMV, rủi ro trong tỷ lệ lãi cận biên ngân hàng.


03


Danielsson và cộng sự (2018), Vatansever và Hepsen (2013)

SMV, rủi ro nợ xấu do tích lũy tín dụng và đòn bẩy quá mức và hành vi chấp nhận rủi ro.


04

Aebi và cộng sự (2012), Chen và cộng sự (2018), Albertazzi và Gambacorta (2009), Tan và Floros (2012b)


Liên hệ giữa SMV và rủi ro thông qua hiệu quả.


05


Laopodis (2004), Vithessonthi (2014)

Thị trường tài chính làm gia tăng rủi ro ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán, hiệu quả và rủi ro: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết - 7

Nguồn: Tổng hợp từ khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm


Thực tế, thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua biến động tương đối mạnh do các yếu tố liên quan đến các rủi ro mang tính chất vĩ mô, tâm lý của nhà đầu tư và dòng vốn ngoại, dòng tiền từ chứng khoán chảy mạnh sang kênh ngân hàng (kênh an toàn và ít rủi ro), khiến cho ngành ngân hàng tương đối dồi dào thanh khoản, tuy nhiên nguồn vốn này không ổn định do tâm lý đầu cơ của nhà đầu tư dẫn tới thực tế thanh khoản cao nhưng vốn khả dụng không ổn định, từ đó tạo ra những rủi ro nhất định đối với hệ thống ngân hàng.


2.2.3. Lý thuyết và thực nghiệm về tác động biến động tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán, hiệu quả và rủi ro xem xét theo quy mô ngân hàng

2.2.3.1. Lý thuyết về vai trò của quy mô


Lý thuyết về quy mô ngân hàng tối ưu, về cơ bản mô tả tầm quan trọng của quy mô ngân hàng trong việc xác định khả năng tạo ra lợi nhuận và rủi ro trong bối cảnh các ngân hàng khi tồn tại các rủi ro tổng thể không được đa dạng hóa (Krasa và Villamil, 1992). Lý thuyết này hàm ý cho sự khác biệt trong quy mô của các ngân hàng có thể gây ra tác động đến hiệu quả và rủi ro của ngân hàng. Trong lý thuyết về quy mô của ngân hàng, rủi ro và chi phí được xem là những yếu tố quan trọng quyết định quy mô ngân hàng. Nhìn chung, các ngân hàng phải đối mặt với hai loại rủi ro chính: thứ nhất là rủi ro liên quan đối với danh mục đầu tư có thể được đa dạng hóa và thứ hai là rủi ro có tương quan với các yếu tố vĩ mô không thể đa dạng hóa. Cả hai loại rủi ro đều quan trọng trong việc xác định quy mô của ngân hàng. Quy mô của ngân hàng càng tăng lên, rủi ro đa dạng hóa càng giảm. Do đó, rủi ro đặc trưng của ngân hàng có thể có quan hệ ngược chiều đến quy mô của ngân hàng. Loại rủi ro thứ hai, rủi ro vĩ mô không thể đa dạng hóa, không liên quan đến danh mục đầu tư của ngân hàng, vì rủi ro này hiện hữu trong bối cảnh kinh tế vĩ mô tổng quát và không thể kiểm soát được đối với việc quản lý của ngân hàng. Sự biến động của TTCK cũng được gọi là các loại rủi ro như vậy: nó chi phối tổng thể nền kinh tế. Lý thuyết về quy mô ngân hàng tối ưu cho thấy quy mô ngân hàng liên quan đến mức độ rủi ro vĩ mô của ngân hàng. Lý thuyết cho rằng, nếu danh mục đầu tư của các ngân hàng liên quan đến rủi ro vĩ mô (không thể đa dạng hóa), nó có thể dẫn đến gia tăng chi phí giám sát. Các ngân hàng có quy mô lớn hơn phải chịu chi phí giám sát cao hơn khi họ phải chịu rủi ro có liên quan đến bối cảnh vĩ mô cao hơn; và đây là nguyên nhân có thể làm tăng chi phí giám sát, từ đó có thể làm giảm lợi nhuận và gia tăng rủi ro cho các ngân hàng (Xem khung nét đứt, Hình 2.3).


Liên quan đến lý thuyết quy mô ngân hàng tối ưu, lý thuyết tính kinh tế theo quy mô theo nghiên cứu điển hình của Panzar và Willig (1977) và Krasa và Villamil (1992) có thể đưa ra cơ chế hỗ trợ giải thích cho tác động của nhân tố về quy mô đối với rủi ro và lợi nhuận. Quy mô ngân hàng có liên quan đến sự khác biệt trong các cấu trúc của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng (De Haan và Poghosyan, 2012). Theo đó, khi tổ chức mở rộng quy mô theo hướng phát triển số lượng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ, tổ chức có thể chuyển đổi nguồn lực và chia sẻ các nguồn lực này để sử dụng chung cho việc nâng cao hiệu quả cung ứng sản phẩm và dịch vụ (Markides và Williamson, 1994). Nguồn lực ở đây có thể là nhân sự, hạ tầng thông tin và trình độ, kỹ năng quản lý và kiểm soát. Từ đó, rủi ro của ngân hàng được kiểm soát và hiệu quả gia tăng.



Rủi ro có thể đa dạng hóa (Rủi

ro đặc thù của tổ chức)

Rủi ro đa dạng hóa (SMV)

Lý thuyết tính kinh tế theo quy mô

Quy mô ngân

hàng tối ưu

Gia tăng chi phí giám sát

Lợi nhuận và rủi ro


Hình 2.3: Mô hình hóa vai trò của quy mô theo lý thuyết quy mô ngân hàng tối ưu và lý thuyết tính kinh tế theo quy mô

Nguồn: Tác giả tổng hợp


2.2.3.2. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm


Quy mô ngân hàng là được xem xét rộng rãi bởi tính chất quan trọng của nó đến các khía cạnh khác nhau trong vận hành của ngân hàng. Nhiều nghiên cứu và bài báo khoa học xem xét về khía cạnh thực nghiệm cho thấy rằng các ngân hàng có quy mô lớn hoạt động tốt và hiệu quả hơn trong tương quan so sánh với các ngân hàng có quy mô nhỏ (Al‐Tamimi và Charif, 2011; Sufian, 2009; Kosmidou, 2008). Lý do của sự hiệu quả này đến từ đặc điểm "quá lớn để không thể sụp đổ" của các ngân hàng có quy mô lớn. Lý do này được ủng hộ bởi một số công trình khoa học thực nghiệm của Saunders và cộng sự (1990), Galloway và cộng sự (1997) và De Haan và Poghosyan (2012); theo đó, việc bảo vệ về mặt pháp lý đối với các ngân hàng lớn để tránh rủi ro sụp đổ hệ thống ngân hàng dẫn tới hệ quả các ngân hàng lớn trở nên “quá lớn để bị sụp đổ”. Điều này tiếp tục dẫn tới hệ quả là các ngân hàng lớn sẽ có nhiều động lực trong việc để thực thi những hoạt động có rủi ro, đặc biệt là các hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh truyền thống của ngân hàng (Demsetz và Strahan, 1997). Ngoài ra, các ngân hàng có quy mô tương đối lớn thường đa dạng hóa nội bộ (internally diversified) hơn các ngân hàng nhỏ và do đó, các ngân hàng lớn sẽ ít đối mặt với các rủi ro đặc thù hơn các ngân hàng nhỏ (Stiroh, 2006a).

Người gửi tiền tin tưởng hơn vào các ngân hàng có quy mô lớn so với các ngân hàng quy mô nhỏ. Milbourn và cộng sự (1999) đề cập đến việc gia tăng quy mô của ngân hàng tạo ra lợi thế chiến lược về quy mô giúp các ngân hàng hạn chế rủi ro và gia tăng khả năng tạo lợi nhuận. Từ đó, họ sẽ có khuynh hướng gửi tiền tại các ngân hàng lớn để đảm bảo an toàn; việc này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả vì ngân hàng có lượng vốn dồi dào hơn để khai thác trong các hoạt động tài trợ của ngân hàng, tránh rơi vào trường hợp bị thiếu thanh khoản. Do vậy, trong bối cảnh TTCK biến động mạnh và rủi ro tỷ suất tạo lợi nhuận cao, nhà đầu tư có nguồn tiền nhàn rỗi sẽ có khuynh hướng điều chuyển vốn sang đầu tư vào ngân hàng - kênh an toàn và sinh lời (Rashid và Ilyas, 2018).


Theo đó, khi thị trường biến động cao và rủi ro không đạt được lợi nhuận như mong đợi của các nhà đầu tư, họ sẽ chuyển vốn về các ngân hàng có quy mô lớn thay vì điều chuyển dòng vốn của mình vào các ngân hàng nhỏ với tính chất thiếu an toàn vốn hơn. Rủi ro do SMV gia tăng dẫn đến rủi ro ngân hàng gia tăng và hiệu quả hoạt động suy giảm; tuy nhiên khi thị trường biến động lớn, các nguồn vốn thoát khỏi thị trường chứng khoán sẽ được chuyển về nơi an toàn hơn (trong trường hợp các ngân hàng với quy mô lớn) do đó các ngân hàng có quy mô lớn vẫn duy trì hiệu quả hoạt động tốt và rủi ro thấp. Từ lập luận này, quy mô ngân hàng có thể gây ra sự thay đổi đến ảnh hưởng của SMV đối với hiệu quả và rủi ro; đặc biệt ảnh hưởng này rõ rệt ở các ngân hàng với tính chất dồi dào tài sản trên quy mô lớn. Anderson và Fraser (2000) cho rằng các ngân hàng lớn có thể nhạy cảm hơn với các chuyển động của thị trường chung (general market movements) hơn các ngân hàng nhỏ, dẫn tới sự tương quan thuận chiều giữa quy mô và rủi ro của ngân hàng.

Tuy nhiên, Rashid (2014) đề cập rằng khi rủi ro thị trường và rủi ro vĩ mô gia tăng, các ngân hàng lớn sẽ tính phần rủi ro này vào lãi suất cho vay như khoản đền bù cho rủi ro gia tăng. Vì vậy, những người đi vay sẽ có khuynh hướng không sử dụng các khoản vay từ ngân hàng do không chịu đựng được lãi suất cao; từ đó các ngân hàng này lại gặp khó trong việc cho vay, dẫn tới giảm lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Người đi vay sẽ có các quyết định khác nhau tùy thuộc vào khả năng chịu đựng lãi suất cho vay cao hay thấp trong khi vẫn phải chi trả lãi vay do phần vốn gửi tiết kiệm từ các nhà đầu tư đổ vào ngân hàng do rủi ro cao từ kênh đầu tư thị trường chứng khoán từ đó dẫn đến gia tăng rủi ro và làm giảm đi hiệu quả ngân hàng. Theo khảo lược các nghiên cứu hiện có, chỉ có nghiên cứu của Rashid và Ilyas (2018) đề cập trực tiếp đến vai trò của quy mô ngân hàng đến ảnh hưởng của SMV đối với yếu tố hiệu quả và chưa có bài nghiên cứu nào đề cập một cách trực tiếp về vai trò của quy mô ngân hàng đến ảnh hưởng của SMV đối với rủi ro. Do đó, trong luận án thêm biến tương tác quy mô và biến động tỷ suất sinh lợi thị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/03/2023