Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 8


địa phương từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp của địa phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn. Trong khu vực Tràng An có hai làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, họ đã tận dụng thế mạnh của mình để phát triển kinh tế bằng việc giới thiệu bán các sản phẩm thủ công. Không chỉ bán cho các du khách đến tham quan mà đây còn là cơ hội tăng thu nhập bằng hình thức xuất khẩu. Sự phát triển du lịch cũng đóng góp tích cực vào quá trình tạo nên thu ngân sách cho địa phương (từ sản xuất ra đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kĩ thuật…) làm tăng tổng sản phẩm quốc nội. Bên cạnh đó, sự phát triển du lịch đã kéo theo sự phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, thúc đẩy nhiều ngành nhiêu lĩnh vực khác phát triển (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…). Bên cạnh đó, các dịch vụ phúc lợi xã hội, sức khỏe của người dân được chăm lo, giáo dục được đầu tư do vậy góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội cả về chất và lượng.

Du lịch cũng đã có những tác động đến cơ cấu việc làm, một khu vực trước đây chỉ dựa vào phát triển nông nghiệp đơn thuần thì nay đã chuyển dịch dần sang dịch vụ du lịch, đặc biệt góp phần hình thành các loại hình du lịch đa dạng như: Du lịch nông nghiệp, du khảo đồng quê… Trên địa bàn khu di sản Tràng An, cư dân chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp, chính vì vậy du lịch nông nghiệp là một loại hình du lịch tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ du khách chủ yếu dựa vào trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp là một thế mạnh của cộng đồng dân cư ở Tràng An. Trong khu vực di sản Tràng An, nhờ có du lịch phát triển, các hoạt động sinh kế truyền thống đã có sự thay đổi mạnh mẽ, trước đây người dân địa phương chủ yếu làm nông nghiệp và một số nghề thủ công truyền thống, nay phần lớn người dân chuyển sang làm các ngành nghề, dịch vụ liên quan đến du lịch. Sự phát triển du lịch đã tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn mà không cần phải đào tạo bài bản, từ đó góp phần từng bước nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tiếp tục khuyến khích phát triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàng loạt vấn đề: Tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng


tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá trình phát triển du lịch đã mang lại cơ hội to lớn trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp chuyển sang một nền kinh tế dựa vào dịch vụ cho người dân trong khu vực QTDT Tràng An. Nhiều gia đình dân địa phương nghèo khó trước kia chỉ sống bằng nông nghiệp nay đã được cải thiện đời sống nhờ làm dịch vụ du lịch. Nhiều hộ gia đình làm kinh tế nhờ sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, kinh doanh dịch vụ nhà hàng, cơ sở lưu trú… đã trở nên giàu có, tích lũy được nhiều của cải vật chất và họ đã đóng góp rất nhiều trong quá trình xã hội hóa nhiều hoạt động của địa phương.

Sự phát triển du lịch đã có sự tác động mạnh mẽ đến bản sắc văn hóa của dân tộc và các địa phương. Chính những giá trị văn hóa liên quan đến sinh kế, lao động sản xuất, lối sống của cư dân địa phương là nguồn lực, tài nguyên quan trọng tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn đối với khách du lịch. Văn hóa là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch xét trên cả hai phương diện văn hóa vật thể (cảnh quan, di sản kiến trúc, di tích văn hóa - lịch sử, hàng thủ công mỹ nghệ, công cụ lao động, dụng cụ sinh hoạt, ẩm thực...) và văn hóa phi vật thể (lễ hội, nghệ thuật truyền thống, lối sống bản địa, phong tục tập quán địa phương, tín ngưỡng...). Bản sắc văn hóa nói chung và VHSK nói riêng là nền tảng cho việc phát triển du lịch bền vững, vì nó vừa là điểm nhấn thu hút du khách, vừa là cội rễ để bảo tồn bản sắc độc đáo trong sự giao lưu văn hóa đa dạng, tạo nên sắc thái riêng của cộng đồng. VHSK còn biểu hiện trong việc kinh doanh du lịch như hành vi ứng xử và cách thức kinh doanh giữa công ty lữ hành với du khách, giữa cư dân địa phương tham gia làm du lịch với du khách, giữa con người với môi trường du lịch, thậm chí còn trong cả mối quan hệ giữa người dân không tham gia làm du lịch với du khách.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì du lịch cũng làm mai một và mất dần một số bản sắc văn hóa truyền thống, khiến cho một số phong tục tập quán của cư dân trong vùng di sản Tràng An bị mai một, lai căng, tây hóa. Trước đây tại một số làng xóm trong khu di sản người dân vẫn duy trì tập tục cúng cơm mới và lễ hội xuống đồng vào đầu năm mới thì đến nay những nghi lễ đó không


còn nữa. Hay những lễ thức trong lễ hội đền Thái Vi, lễ hội Cố đô Hoa Lư… bị giản lược nhiều nghi thức trang trọng của phần lễ mà lại được tổ chức thêm các trò chơi hiện đại trong phần hội. Cũng do sự biến đổi của VHSK đã khiến tiềm thức và tư duy của người dân trong vùng thay đổi điều này tác động rất rõ nét đến bản sắc văn hóa của cộng đồng dân cư trong vùng QTDT Tràng An, điển hình là các lễ hội của nước ngoài được du nhập và nhanh chóng trở thành ngày hội của người dân nơi đây, ví dụ: Lễ hội hóa trang, Giáng sinh, Tết dương lịch… Ngoài ra, trong khu di sản QTDT Tràng An đang chịu sức ép rất lớn từ việc xây dựng quá mức các cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ ở khu vực các thôn xóm nằm trong vùng lõi gây phá vỡ cảnh quan tự nhiên trong khu di sản. Do lợi ích lớn từ việc đầu tư kinh doanh nhà nghỉ có phòng cho khách thuê (homestay), nhiều hộ đã vi phạm các quy định về quy hoạch, quản lý, bảo tồn di sản, tự ý san lấp chuyển đổi đất lúa, đất ao vườn để xây dựng hoặc có hộ xin phép xây dựng một nhà, nhưng lại xây thêm 3-4 nhà để làm nhà nghỉ. Điều đó cho thấy ý thức chấp hành pháp luật, các quy định, quy chế quản lý di sản và phát triển du lịch của người dân còn khá thấp, các giá trị, chuẩn mực sinh kế, hương ước của cộng đồng không được tôn trọng, điều mà trước đây rất khi xảy ra.

2.4. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

2.4.1. Khái quát về khu di sản Quần thể danh thắng Tràng An

Quần thể Danh thắng Tràng An nằm ở rìa phía Nam của Đồng bằng châu thổ Sông Hồng thuộc tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 90 km về phía Đông Nam. Khu Di sản có diện tích 6.226 ha và một vùng đệm rộng 6.026 ha, trên địa bàn của các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan và các thành phố Tam Điệp, Ninh Bình. Khu di sản gồm ba khu vực được bảo vệ là: Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động và khu rừng đặc dụng Hoa Lư. Theo thống kê hiện có khoảng hơn 20.000 dân sinh sống trong vùng lõi khu di sản, trong đó chủ yếu tập trung ở 3 xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải của huyện Hoa Lư. Vùng đệm của di sản có khoảng 27.000 người, tập trung ở khu vực rìa ngoài của khối núi đá vôi Tràng An [92].

Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 8

Khu di sản chiếm hầu như toàn bộ khối đá vôi Tràng An có tuổi địa chất trên 250 triệu năm và có bốn dòng sông chảy quanh: sông Hoàng Long ở phía


Bắc, sông Chanh ở phía Đông, sông Hệ ở phía Nam và sông Bến Đang ở phía Tây. Ranh giới khu di sản được xác định chủ yếu dựa theo các đặc điểm cảnh quan tự nhiên, hầu hết là các sườn dốc đứng dọc rìa ngoài của địa khối Tràng An. Do đó khu di sản chứa đựng tất cả giá trị cảnh quan karst đặc sắc và các giá trị văn hóa liên quan.

Ngày 25/6/2014, QTDT Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới. Đây là Di sản Thế giới hỗn hợp đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á. Tràng An là địa điểm nổi bật khu vực Đông Nam Á và Thế giới với các bằng chứng về quá trình tương tác của người cổ xưa với cảnh quan thiên nhiên và nỗ lực thích ứng của họ với những biến cố môi trường trong hơn 30.000 năm từ 1.200 đến 33.000 năm trước. Lịch sử văn hoá liên tục và tương đối dài có mối quan hệ chặt chẽ với tiến hoá địa chất gần đây của khối karst đá vôi Tràng An. QTDT Tràng An là dấu gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa lịch sử và cảnh quan cũng như giữa thiên nhiên và con người. Đây là kho tàng chứa đựng các đặc điểm vàng son của lịch sử và truyền thống dân tộc được cha ông ta từ ngàn đời truyền lại, nơi che chở kinh đô đầu tiên của nước Đại Cồ Việt ở thế kỷ 10, và là Hành Cung của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông vào thế kỷ 13. Do đó, nơi đây chứa đựng nhiều di tích lịch sử, tôn giáo nổi tiếng, thể hiện thành các giá trị thiên nhiên và văn hóa độc đáo để cùng nhau hoà quyện, thăng hoa và nâng cao giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản [91].

Lịch sử lâu dài và liên tục của loài người có quan hệ mật thiết với sự tiến hoá địa chất gần đây của khối đá vôi Tràng An. Cảnh quan chủ yếu gồm một loạt các tháp karst dạng nón với vách dốc đứng cao 200 m so với nền đất và mực nước xung quanh, tạo nên một cảnh quan tự nhiên đẹp và ngoạn mục vào bậc nhất trên thế giới. Đây là vùng đất đặc biệt khi văn hóa tương tác và thích ứng với điều kiện tự nhiên và vẻ kỳ diệu, huyền bí và ngoạn mục của thế giới thiên nhiên. Tràng An cũng là một ví dụ kinh điển về cảnh quan tháp karst trong những giai đoạn cuối cùng của tiến hóa địa mạo trong môi trường nhiệt đới ẩm, và được coi là một mô hình để những khu vực tương tự trên thế giới được xác định và so sánh.

Vẻ đẹp của Tràng An đã truyền cảm hứng cho các nhà thơ, nhà văn và nhà tu hành trong nhiều thế kỷ. Ông tổ Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Phật Hoàng


Trần Nhân Tông (thế kỷ 13), đã ca ngợi Tràng An: “…những dãy núi nơi đây như dải Phi Vân Sơn hùng vĩ, trùng ngôi, liền ngọn, đẹp tựa như áng mây bay, bên trong có hang kỳ, đá lạ, sông ngòi khuất khúc, nước bạc lấp lánh” [90, tr.70].

Với những giá trị đặc sắc, nổi bật toàn cầu, QTDT Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên thiên Thế giới theo ba tiêu chí [91, tr.1-8]:

Tiêu chí (v): Là một thí dụ nổi bật về truyền thống cư trú của loài người, truyền thống sử dụng tài nguyên đất hoặc biển, đại diện cho một (hay nhiều) nền văn hoá, hoặc quá trình tương tác giữa con người với môi trường đặc biệt khi nó trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những thay đổi không thể đảo ngược. Tràng An là một địa điểm nổi bật trong khu vực Đông Nam Á và trong thế giới rộng lớn hơn đã minh chứng cách thức con người tương tác với cảnh quan tự nhiên và thích ứng với những biến động lớn về môi trường qua khoảng thời gian hơn 30.000 năm. Lịch sử văn hóa lâu đời có liên hệ chặt chẽ với tiến hóa địa chất của khối đá vôi Tràng An vào thời kỳ Pleistoxen và Holoxen, khi con người trải qua những thay đổi khí hậu và môi trường dữ dội nhất trong lịch sử Trái đất, bao gồm việc tái ngập cảnh quan do mực nước biển dâng. Có nhiều địa điểm thể hiện nhiều chức năng và giai đoạn khác nhau trong cùng một khu vực cảnh quan, tạo nên một điểm khác biệt của hệ thống cư trú của người tiền sử. Cố Đô Hoa Lư là một chứng tích khảo cổ nổi bật và được lưu giữ rất tốt, thể hiện rõ nét về cuộc sống vào giai đoạn thế kỷ 10 quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Cố đô thể hiện tính liên tục của mối quan hệ mật thiết giữa cảnh quan và cư dân thời bấy giờ, với nguồn gốccủa họ kéo dài về tận thời tiền sử.

Tiêu chí (vii): Chứa đựng các hiện tượng siêu nhiên hoặc các khu vực có vẻ đẹp tự nhiên và giá trị thẩm mỹ đặc biệt.

Cảnh quan tháp karst Tràng An là một trong những khu vực đẹp và ngoạn mục nhất thuộc loại này trên thế giới. Cảnh quan chủ đạo là những rặng núi đá vôi được rừng che phủ với vách dốc đứng cao tới 200m, được nối liền bởi những ngọn núi sắc nhọn, bao quanh bởi các thung, trũng, hố sụt tròn và dài, với những dòng sông suối nối với nhau, chảy quanh co qua các hang động ngầm. Tất cả những vẻ đẹp này góp phần tạo nên trải nghiệm đa giác quan cho du khách, với đỉnh cao là vẻ đẹp thẩm mỹ của những mảng màu sắc đối lập, xen giữa màu


xanh bạt ngàn của rừng mưa nhiệt đới, những tảng, vách núi đá vôi trắng xám, với màu nước xanh ngắt và màu trời xanh thăm thẳm. Cảnh núi non hùng vĩ, hang động bí ẩn và những địa danh linh thiêng ở Tràng An đã truyền cảm hứng cho con người trong suốt nhiều thế hệ. Đó là nơi văn hóa giao thoa cùng với sự kỳ diệu, bí ẩn và kỳ vĩ của thiên nhiên và cũng từ đó biến đổi.

Tiêu chí (viii): Là thí dụ nổi bật đại diện cho các giai đoạn lịch sử chính của Trái Đất, bao gồm cả tiến trình phát triển sự sống, những quá trình địa chất quan trọng đang hình thành nên các dạng địa hình, các đặc điểm địa mạo hoặc sơn văn nổi bật.

Tràng An là khu vực có đặc điểm địa chất đặc sắc, thể hiện rõ hơn bất kỳ nơi nào trên Trái Đất về các giai đoạn tiến hóa cảnh quan karst trong môi trường nhiệt đới ẩm. Quá trình phân cắt sâu của một khối đá vôi nâng lên trong khoảng thời gian 5 triệu năm qua đã tạo nên một loạt các địa hình karst cổ điển, bao gồm nón và tháp karst, các hố sụt, thung lũng, các tảng đá rơi, trầm tích, hang động và sông ngầm, hang động và trầm tích hang động. Sự có mặt của các dạng cảnh quan karst chuyển tiếp giữa karst “fengcong” với những chóp núi nối liền các tháp karst, và karst “fenglin” với những tháp karst độc lập trên những cánh đồng phù sa bồi tích là những đặc điểm cực kỳ quan trọng của di sản. Tràng An là một trường hợp hiếm đặc biệt của hệ thống karst tự sinh. Những biến động của mực nước biển được minh chứng bởi một chuỗi những bề mặt mài mòn ở vách núi, cùng với các hang động, các mặt cắt, trầm tích bãi biển và các lớp vỏ sò.

2.4.2. Phân vùng quản lý trong khu di sản

Khu di sản QTDT Tràng An được chia thành năm phân vùng quản lý nhằm xác định các hình thức sử dụng khác nhau và các phương pháp bảo tồn phù hợp với những hình thức sử dụng đó. Việc phân vùng có tính đến đảm bảo các hoạt động của một vùng không ảnh hưởng tới những vùng khác. Mặc dù mỗi vùng có khung quản lý riêng, các mục tiêu và chính sách áp dụng tại các vùng khác nhau nhưng đều bổ sung cho nhau và bổ sung cho mục tiêu quản lý tổng thể Khu di sản [92]. Các phân vùng quản lý gồm:

- Phân vùng 1: Các khu vực cảnh quan thiên nhiên cần được bảo vệ: Phân vùng này là khu vực được bảo vệ đặc biệt nghiêm ngặt, tránh những tác động


của con người vào môi trường thiên nhiên, cảnh quan văn hóa, trong khu vực nhằm bảo tồn nguyên trạng giá trị, tính trọn vẹn và xác thực của di sản. Những khu vực bảo vệ nghiêm ngặt được xác định gồm: Các khu vực thảm thực vật và cảnh quan tự nhiên, tập trung vào phần trung tâm của khối núi đá vôi và phần lớn khu vực bảo tồn của rừng đặc dụng Rừng Hoa Lư. Việc khai thác hoặc sử dụng tài nguyên hoàn toàn không được phép. Việc can thiệp quản lý thường được giới hạn ở hình thức giám sát, quan trắc, khảo sát, thí nghiệm, nghiên cứu, phòng chống cháy rừng, kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai, cỏ dại, sâu bệnh, và phục hồi sinh thái. Các khu vực này có diện tích 3.355 ha chiếm 54,1% Khu di sản.

- Phân vùng 2: Các khu vực di tích văn hóa cần bảo vệ: Tại Quần thể danh thắng Tràng An có nhiều di tích lịch sử, kiến trúc - nghệ thuật nằm trong hệ thống các di tích, danh làm thắng cảnh đã được công nhận, cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Vùng này có diện tích là 345,6 ha bằng 5,55% diện tích khu di sản, bao gồm các khu vực: Cố đô Hoa Lư và các di tích lịch sử khác và các di tích khảo cổ. Các khu vực này chủ yếu phục vụ việc thờ cúng và tín ngưỡng của khách hành hương, hầu như không gây tác động có hại. Các di tích này có diện tích rộng 315 ha chiếm 5,06% tổng diện tích Khu di sản.

- Phân vùng 3: Các khu vực bảo tồn và sử dụng bền vững: Hiện tại phân vùng này gồm các khu vực đất và nước không thuộc các phân vùng khác, chủ yếu là đồng lúa và đất ngập nước. Mục tiêu chính của việc bảo tồn là bảo vệ, tuy nhiên cho phép khách tham quan trong giới hạn và phát triển các cơ sở vật chất với điều kiện đảm bảo không gây tác động xấu đến các giá trị tự nhiên và văn hóa. Phương thức truyền thống sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như trồng lúa, nuôi trồng thủy sản và làm vườn có thể được duy trì. Các khu vực này bao phủ 2.086 ha chiếm 33,5%, diện tích khu di sản, trong đó diện tích tích mặt nước bao phủ khoảng 318,8 ha chiếm 5,32% diện tích Khu di sản.

- Phân vùng 4: Các khu vực cho phép du lịch: Phân vùng này được quản lý chủ yếu cho khách du lịch tiếp cận và tham quan, du lịch. Các khu vực này gồm các bãi đỗ xe (với các quầy hàng lưu niệm, nhà hàng và nhà vệ sinh), cổng và trung tâm du lịch, bến thuyền, đường thủy và đường chèo thuyền qua các hang


động, đường đi bộ, nơi nghỉ chân, các cửa hàng bán thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ và quà lưu niệm. Phân vùng này cũng gồm các khu, điểm du lịch, có diện tích 220.5ha chiếm 3,54% tổng diện thích Khu di sản.

- Phân vùng 5: Các khu vực dân cư: Phân vùng này chủ yếu bao gồm các làng xóm và khu dân cư hiện hữu, vườn cây ăn quả, hệ thống đường giao thông trong Khu di sản, đường liên thôn và hệ thống sông, kênh mương. Các khu vực này có thể cho phép phát triển các công trình như nhà ở, công trình phụ, các khách sạn nhỏ, nhà khách, cửa hàng và cửa hiệu kinh doanh nhỏ khác. Vùng này rộng 218,90 ha, chiếm 3,52% tổng diện tích Khu di sản. Đây là khu vực người dân chịu tác động trực tiếp từ quá trình phát triển du lịch từ việc thu hồi đất làm dự án du lịch, phát triển các cơ sở dịch vụ du lịch đến những ảnh hưởng về lối sống, văn hóa do khách du lịch mang đến.

2.4.3. Khái quát tình hình phát triển du lịch trong khu di sản

Di sản thế giới Tràng An có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân địa phương, tạo ra những lợi ích to lớn cho cộng đồng dân cư các khu vực lân cận cũng như cho toàn tỉnh. Sinh kế truyền thống được tôn trọng và tiếp tục phát huy trong bối cảnh quản lý các giá trị Di sản Thế giới. Hầu hết người dân địa phương trong khu vực di sản đều tham gia trồng trọt (đặc biệt là trồng lúa nước), chăn nuôi và đánh cá. Các làng xóm trong khu vực vùng đệm của khu di sản đều có hội khuyến nông, khuyến lâm. Các tổ chức và chính quyền các địa phương đã cung cấp hỗ trợ tài chính cho hơn 700 hộ dân, và các mô hình trồng lúa, trồng rau và phong lan hiệu quả đang được thử nghiệm, cùng với việc nuôi ong và nuôi dê đang được khuyến khích.

Nhiều người dân địa phương, hầu hết là phụ nữ, làm việc trực tiếp trong khu di sản , như bảo vệ rừng, nhân viên an ninh, nhân viên bảo trì, hay chèo thuyền - phần lớn số người chèo thuyền là nữ giới và cũng chính họ làm vai trò hướng dẫn du lịch và bảo vệ cho di sản.

Du lịch sinh thái đóng góp đáng kể cho kinh tế và xã hội của địa phương. Hiện nay, có khoảng 3.930 chiếc thuyền thuộc sở hữu của các hộ gia đình và các doanh nghiệp du lịch và đây là phương tiện chủ yếu để đưa khách du lịch thăm quan khu di sản. Thu nhập từ chèo thuyền đủ để phục vụ năm người, nên vô hình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023