Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 11


trũng quanh năm lũ lụt, ruộng trong thung, trong thong khuất bóng núi, năng suất thấp. Vì vậy, ngoài nghề nông, cư dân địa phương còn có nhiều nghề để mưu sinh như thêu ren, nghề chạm khắc đá, nghề làm non bộ, trồng y dược, thợ xây…

- Nghề thêu ren: Theo các cụ cao niên trong làng Văn Lâm kể lại, nghề thêu ren ở đây có từ thời nhà Trần, khi rút lui chiến lược từ Thăng Long về địa bàn Ninh Bình trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ

2. Trong thời gian này, Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung, vợ thái sư Trần Thủ Độ, đã cho các cung nữ truyền dạy cho dân địa phương nghề thêu ren cung đình. Đó là một minh chứng vẻ vang, tự hào của người dân Văn Lâm về nghề thêu ren. Không ai phủ nhận dù cho không có văn bản thành văn hay sắc phong nào của các triều đại trước để lại nói đến quá trình hình thành nghề thêu ren, người có công truyền dạy. Người dân nơi đây luôn mang trong mình sự biết ơn thành kính đối với những bậc tiền nhân đã có công truyền nghề thêu ren cho họ.

Từ bao đời chưa rõ, người Văn Lâm đã truyền nhau câu phương ngôn: “Hãy coi việc học nghề như việc học đạo làm người”. Chắc hẳn cái nghề ở đây là nghề thêu ren. Xưa kia, ngay cả đại diện của Chính phủ Pháp cũng đã từng trao hàm “Cửu phẩm” cho những người thợ thêu ren ở Văn Lâm có công sáng tạo mẫu mã mới, hoặc tự tay làm ra những sản phẩm thêu ren có giá trị trong triển lãm hàng thêu ren ở các hội chợ quốc gia và quốc tế. Danh hiệu ấy không hẳn là quan trọng nhất với người thợ lão luyện trong nghề, song đó là sự phản ánh và khẳng định tài năng của các tay thợ thêu ren Văn Lâm.

Hiện nay, ở gần bến đò làng Văn Lâm, vẫn còn ngôi đền thờ 3 vị tổ sư nghề thêu, đó là Quốc tổ nghề thêu Lê Công Hành, 2 cụ ông Đinh Ngọc Hênh, Đinh Ngọc Xoan. Thông qua việc phụng thờ tổ nghề đã phản ánh truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân Văn Lâm, đối với những người đã có công khai sáng, đưa nghề về làng, mang lại một cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây. Kế thừa đạo lý truyền thống bao đời nay của dân tộc Việt Nam, người dân Văn Lâm luôn biết phát huy, sáng tạo trong quá trình làm việc, giữ lại những giá trị văn hóa thiêng liêng mà tiền nhân để lại.

Trước đây, người dân làng Văn Lâm chuyên thêu các sản phẩm phục vụ nghi thức, nghi lễ trong đời sống văn hóa tâm linh, đặc biệt là trong lễ hội: quần, áo, mũ


của đội tế; tàn, lọng, y môn trong các ngôi đình, đền đều có sự đóng góp, sáng tạo của người thợ thêu làng Văn Lâm. Trải qua những thăng trầm của thời gian, người dân Văn Lâm vẫn quyết tâm gắn bó với nghề, đã có những bước đột phá mới trong mẫu mã, sản phẩm của mình. Từ chỗ chỉ thêu các đồ thờ trong các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, các nghệ nhân Văn Lâm đã đổi mới, sáng tạo thêm các loại hình sản phẩm mới: thêu những loại khăn trải bàn, khăn ăn phục vụ đa dạng hơn nhu cầu sử dụng hằng ngày của các tầng lớp trong xã hội, nhất là đã biết làm những sản phẩm làm đồ lưu niệm bán cho khách du lịch như mũ, túi đựng điện thoại, bao đựng tiền xu…

- Nghề chạm khắc đá: Nghề này được truyền dạy cho người dân địa phương từ rất lâu đời. Xuất phát từ địa hình, địa thế núi non hiểm trở, người dân nơi đây đã tận dụng tối đa cảnh quan tự nhiên như mái đá, hang động làm nơi cư trú, sinh hoạt và cả tín ngưỡng tôn giáo. Bên cạnh việc lập đền chùa, miếu, phủ trong các hang động, mái đá, người dân còn xây dựng rất nhiều đền, miếu bằng đá với những nét chạm khắc tinh xảo và độc đáo như đền Trần Tràng An, chùa Bích Động, đền Thái Vi, nhà thờ đá Phát Diệm… Theo cụ N.V.P 80 tuổi, nghề chạm khắc đá ở khu vực Tràng An đã tồn bao đời theo lối gia truyền. Nhà ở của cụ và các thợ đá lâu năm đều có những bức câu đối cổ chạm khắc bằng đá phiến, sơn đen, để di huấn cho con cháu nề nếp gia phong.

- Nghề làm non bộ: Là khu vực có nhiều núi non, hang động, từ xưa người dân Tràng An đã có thú chơi đá cảnh, núi non bộ để thư giãn tinh thần và làm đẹp cảnh quan, nâng cao thẩm mỹ và văn hóa, lâu dần trở thành một nghề truyền thống. Hiện có hàng trăm hộ gia đình làm nghề cây cảnh và non bộ vừa để chơi và bán, có nhiều sản phẩm có giá từ vài trăm nghìn đến hàng trăm triệu đồng.

- Nghề y dược: Vùng núi Tràng An - Hoa Lư còn có một nguồn dược liệu vô cùng phong phú. Tương truyền xưa kia vùng núi Đính (xã Gia Sinh hiện nay) có rừng thuốc quý là vườn thuốc của Thiền sư Nguyễn Minh Không thời nhà Lý, người từng chữa khỏi bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông (1128-1138). Nghề trồng cây thuốc chữa bệnh được nhân dân lưu truyền đến ngày nay. Hiện nay ở khu vực Bái Đính, các hộ gia đình trồng thuốc nam đã cùng nhau thành lập hợp tác xã Sinh Dược trồng nhiều loại cây thảo dược và sản xuất được một số sản phẩm như dầu gội thảo dược, muối ngâm chân thảo dược, tinh dầu…


3.1.3. Các giá trị văn hóa sinh kế truyền thống

3.1.3.1. Các giá trị văn hóa mang tính định hướng

Các giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất Tràng An được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn của lịch sử, về cơ bản có những giá trị đặc trưng sau:

- Thứ nhất, do sự tác động của điều kiện tự nhiên nên hoạt động chính trong vùng QTDT Tràng An là sản xuất nông nghiệp nên cộng đồng dân cư khu vực này có điều kiện gần gũi, hòa đồng với thiên nhiên, tạo nên lối sống giản dị, đoàn kết, chất phác, ưa đơn giản, ghét cầu kỳ, xa hoa. Quá trình vật lộn với những khó khăn, thử thách để lao động sản xuất và tạo dựng cuộc sống đã rèn đúc truyền thống cần cù, chịu thương chịu khó của người dân Tràng An. Là những cư dân nông nghiệp, người dân Tràng An cũng sống dựa trên cơ sở của nền kinh tế nông nghiệp với đặc trưng trọng tình và ứng xử linh hoạt, do điều kiện kinh tế khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, nên luôn có xu hướng lựa chọn những phương thức sinh kế đảm bảo cho gia đình mình không bị thiếu lương thực, nên ngoài việc trồng lúa, còn chăn nuôi, trồng thêm ngô, khoai, sắn trong các thong, thung và thường tránh những phương thức sinh kế mới không chắn chắn, có thể gây rủi ro, làm cho đời sống kinh tế của gia đình họ gặp khó khăn, thiếu đói và nghèo túng. Do vậy có thể thấy mục tiêu và mối quan tâm hàng đầu của cư dân Tràng An chính là sự đảm bảo chắc chắn cho đời sống kinh tế của bản thân và gia đình họ.

- Thứ hai, Tràng An là vùng đất địa linh nhân kiệt - nơi đặt nền móng đầu tiên cho nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên của nước ta, xuất hiện nhiều nhân vật xuất chúng đi vào lịch sử của dân tộc như: Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Dương Vân Nga, Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ, Nguyễn Minh Không... Lịch sử hào hùng của vùng đất văn hiến, thượng võ đã hun đúc nên ý trí tự cường dân tộc và truyền thống đấu tranh bền bỉ chống giặc ngoại xâm của cư dân Tràng An trong suốt những giai đoạn lịch sử tiếp theo.

- Thứ ba, tinh thần đoàn kết và ý thức cố kết cộng đồng, dân tộc được đề cao. Chính trong hoàn cảnh luôn luôn phải ứng phó với thiên tai lũ lụt và chống giặc ngoại xâm với tiềm lực kinh tế, quân sự lớn hơn gấp nhiều lần mà truyền thống này được hình thành và củng cố. Trong thử thách đầy cam go, khắc nghiệt


ấy chỉ có đoàn kết một lòng nhân dân ta mới có sức mạnh để bảo vệ dân tộc, cùng nhau ứng phó với thiên tai, lũ lụt để phát triển sản xuất. Cha ông ta đã ý thức sâu sắc rằng “đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”. Tinh thần tương trợ, đoàn kết, ý thức cộng đồng dân tộc sâu sắc là một truyền thống văn hóa quý báu của người dân Tràng An nói riêng và của dân tộc ta mà ngày nay vẫn được tiếp nối và phát huy.

3.1.3.2. Các giá trị văn hóa mang tính chuẩn mực sinh kế

Trải qua hàng nghìn năm sinh sống và thích ứng với sự thay đổi môi trường ở vùng đất Tràng An, người dân nơi đây đã hình thành nên cho mình ý thức bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường, sống hài hòa với thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên. Qua thời gian, ý thức đó đã trở thành quy tắc, chuẩn mực trong cuộc sống, trong các hoạt sinh kế của cộng đồng. Các quy tắc, chuẩn mực này được thể hiện trong việc sử dụng các nguồn lực sinh kế, các hoạt động sinh kế và quan hệ kinh doanh, buôn bán:

Đối với các nguồn lực thiên nhiên, người dân luôn có ý thức bảo vệ và tôn trọng thiên. Hiện nay tại khu vực thành ngoại của di tích cố đô Hoa Lư hiện còn một văn bia cổ, có độ cao khoảng 3 m với nội dung đề cập tới việc mọi người có trách nhiệm bảo vệ núi, cấm phá đá: Phải chăng nơi chốn này không thuộc về ai, có thể làm thay đổi thế nào cũng được? Ai muốn lấy đá (rời) hay bắn đá (dùng dụng cụ để bắn bẩy đá liền khối của núi Hang Sung) tùy ý. Có thể (dám) không nghe (lời cáo bạch) cứ làm liều. Đến khi (làng) Lân bắt phải đứng tại chỗ mà giải trình. Vậy bọn phóng lãng các người (còn dám) không giữ gìn trước? [90] Như thế nội dung bản cáo bạch là ngăn cấm phá đá thuộc dãy núi Hang Sung ngăn cách hai khu thành ngoại và nội của kinh đô Hoa Lư xưa. Người dân nơi đây đã có ý thức bảo vệ cảnh quan di tích từ rất lâu, nên khu vực này vẫn nguyên vẹn cho đến tận bây giờ.

Phong tục thờ cúng các vị tổ nghề nông, nghề thủ công… khá phổ biến trong cộng đồng dân cư. Vùng Tràng An có nghề nông, nghề thêu, nghề chạm khắc đá… mỗi nghề đều có một ông tổ được tôn vinh. Việc thờ cùng tổ nghề thể hiện tinh thần tôn sư, trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, nó được coi là một phẩm chất, một chuẩn mực trong nghề nghiệp, nhờ đó mà nhiều nghề thủ công truyền


thống (thêu ren, chạm khắc đá, làm thuyền nan…) được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Hàng năm, người làng Văn Lâm, xã Ninh Hải tổ chức giỗ tổ nghề vào 20tháng giêng nhằm tri ân các bậc tiền nhân đã có công khai sáng nghề thêu “lập ấp,dựng nghề”. Đây là một phong tục đẹp với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dântộc, mong muốn gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của ông cha.

Các quy tắc, chuẩn mực trong hoạt động sinh kế truyền thống (nông nghiệp, nghề thủ công) cũng được cộng đồng dân cư quy định rõ ràng trong hương ước. Hương ước còn được gọi là lệ làng, là giá trị văn hóa, truyền thống gắn liền với lịch sử dân tộc, ví như sợi dây liên kết, cố kết cộng cùng ứng phó với thiên tai, chống giặc ngoại xâm và trong nền nông nghiệp lúa nước. Sống trong vùng núi non hiểm trở, sông nước, nơi trọng yếu về quân sự, nhưng điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nên tinh thần cố kết cộng đồng, sống thích ứng hài hòa với thiên nhiên trở thành chuẩn mực, “nguyên tắc vàng” trong cuộc sống và hoạt động sinh kế của người dân nơi đây.

3.1.3.3. Các giá trị văn hóa thể hiện trong hành vi sinh kế

Tri thức dân gian là những kiến thức, những hiểu biết và kinh nghiệm của cư dân về tự nhiên, xã hội, lao động, sản xuất và con người, được đúc kết, lưu truyền và bồi đắp từ đời này qua đời khác. Những tri thức, hiểu biết, kỹ năng của cư dân chính là những giá trị văn hóa được kết tinh trong quá trình sử dụng các nguồn lực tự nhiên, văn hóa - xã hội, vật chất và con người để tổ chức các hoạt đông sinh kế, sản xuất phục vụ cuộc sống của bản thân và gia đình. Nghiên cứu các giá trị văn hóa biểu hiện trong hành vi/phương thức sinh kế truyền thống thông qua các tri thức, cách ứng xử của người dân với các vấn đề về tự nhiên, văn hóa, xã hội và con người:

Văn hóa trong ứng xử với tự nhiên được người dân ở Tràng An đúc kết trong “bài ca liên vận về thời tiết 4 mùa: như sau: “Tháng giêng từ trước kể bày, Lập xuân sao được một ngày tạnh cho; Lập xuân tạnh thời được mùa, Đầu năm sương muối, sương mù hạn tai, Mây đen khắp bốn phương trời, Thời trong năm ấy thảnh thơi được mùa” [79, tr.311]. Cách thức ứng xử thuận theo tự nhiên, nương theo tự nhiên, thời tiết để sản xuất, canh tác đã giúp cho người dân vượt qua bao biến cố của tự nhiên, khí hậu khắc nhiệt của vùng đất này.


Văn hóa trong ứng xử với địa hình đất đai, phong cảnh: Bích Động và đền Thái Vi ở Tràng An xưa cũng là thắng cảnh nổi tiếng, là niềm tự hào của người dân địa phương: “Tượng Giời ai vẽ vào đây, trăm hang chỉ có hang này là hơn”, Thong thả vào đền Thái Vi, một trăm trái núi châu quỳ về đây” [79, tr.315]. Cảnh quan (địa mạo), danh thắng cùng với hệ thống hang động được người dân trân quý, giữ gìn, coi như tài sản quý và niềm tự hào của cộng đồng.

Văn hóa trong ứng xử với con người, đó là việc xem xét diện mạo, tính cách và năng lực của con người để có cách đối nhân, xử thế và đặc biệt trong việc quản lý và sử dụng “trông mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo mớ lòng mới ngon”. Người có chữ nghĩa thì nói “Thần tại lưỡng mục, tình tại tiếu dung” (Tinh thần ở trong đôi mắt, tình người ở nhan sắc nụ cười). Hay trong dân gian còn lưu truyền: “Người khôn con mắt đen sì, Người dại con mắt nửa chì nửa thau” hay “Những người mắt trắng môi thâm, đã vừa độc ác, lai dâm gian loài”; Những người ti hí mắt lươn, Trai thời trộm cướp, gái buôn chồng người”. Trong quan hệ xã hội, người dân luôn coi trọng tình làng, nghĩa xóm “bán anh em xa mua láng giêng gần” [79, tr.318]. Đây là những tri thức, kinh nghiệm và giá trị văn hóa được người dân Tràng An lưu truyền trong dân gian qua nhiều thế hệ để có cách đối nhân xử thế trong xã hội, để tìm người, dùng người, quản người và thiết lập các mạng lưới quan hệ xã hội trong các hoạt động sinh kế, làm ăn buôn bán, kinh doanh của người dân.

Văn hóa trong ứng xử với các giá trị văn hóa truyền thống, từ xa xưa người dân ở Tràng An đã có truyền thống uống nước, luôn có ý thức gìn giữ, bảo tồn các di sản, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của cha ông. Giá trị văn hóa được được thể hiện ở 44 di tích lịch sử văn hóa, 30 di tích khảo cổ học, hàng chục lễ hội dân gian và nhiều phong tục tập quán tốt đẹp vẫn đang được người dân gìn giữ, lưu truyền đến ngày nay. Người dân Tràng An vẫn luôn tự hào là người kinh kỳ “chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch của người Tràng An”.

Văn hóa trong các hoạt động sinh kế truyền thống là những tri thức dân gian, hiểu biết, kỹ năng, tiêu chuẩn và kinh nghiệm của cộng đồng dân cư tại Tràng An được biểu hiện trong các phương thức sinh kế:

- Với trồng trọt, người dân Tràng An xưa chủ yếu sống bằng nghề nông, nên những kinh nghiệm đúc kết từ nghề nông khá phong phú. Giống như kinh nghiệm truyền thống cư dân nông nghiệp, người dân Tràng An luôn coi trọng


“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”; đồng thời cũng rất coi trọng các yếu tố thời tiết, khí hậu và thủy văn trong canh tác nông nghiệp: “Lập xuân tạnh thời được mùa, đầu năm sương muối sương mù hạn tai; Tháng Hai kinh trập sấm sôi, được mùa năm ấy gạo coi bằng bùn”; Tiết trời tháng tám Thu phân, Mây trắng lúa tốt được ăn cả làng”. Lúa muốn tốt, trước hết mạ phải tốt: “Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”. Trồng khoai lang cần ở đất mới, sẽ nhiều củ, củ to, nhưng gieo mạ thì lại cần đất quen “Khoai ưa lạ, mạ ưa quen”. Cấy lúa vụ mùa thì đồng làm ải mới tốt “Đất khô bồ thóc”. Thời điểm trồng cấy cũng có vai trò quyết định. Lúa tháng Tám cần tranh thủ thời tiết, cấy sớm để tránh lụt úng. Nhưng vụ chiêm xuân (vào tháng Chạp) nhanh chậm vài ngày cũng không sao, nhưng đất phải cày bừa kỹ: “Tháng Tám hơn đêm, chạp êm bùn” [79, tr.337]. Những kinh nghiệm, tri thức dân gian quý đó chính là giá trị văn hóa giúp cho các thế hệ người dân Tràng An có phương thức canh tác, trồng trọt phù hợp đảm bảo tốt cho cuộc sống của mình.

- Với chăn nuôi, cũng giống người nông dân Việt Nam ở vùng Châu thổ sông Hồng, cư dân Tràng An cũng rất coi trọng con trâu “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, nên việc chọn trâu tốt để kéo cày, bừa rất được chú ý, ngay từ lúc con nghé đang độ trưởng thành, sung sức, họ chọn “Sừng cánh ná, mắt dơi dơi, vừa cày vừa chơi, mỗi ngày một mẫu”. Hay chọn trâu thì: “Mồm gầu giai, tai lá mít, đít lồng bàn” [79, tr.338]. Những tri thức, kinh nghiệm từ việc chọn con giống đến việc chăm sóc, chăn nuôi đã giúp nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm… khá phát triển góp phần đảm bảo cuộc sống cho người dân ở Tràng An.

Ngoài ra, QTDT Tràng An cũng là khu vực nhiều ao hồ, đầm và sông, nên nghề nuôi cá cũng khá phát triển. Người dân cho rằng nghề nuôi cá rất có lãi, hơn cả làm ruộng: “Thả cá hơn gá bạc”, cho rằng thứ là nuôi cá, thứ nhì là làm vườn và ba mới là làm ruộng.

3.2. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ CỦA CƯ DÂN TẠI QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN DO TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH

3.2.1. Biến đổi các nguồn lực sinh kế

3.2.1.1. Biến đổi nguồn lực tự nhiên

Đầu những năm 2000, Ninh Bình đã bắt nhịp rất nhanh xu thế chung của đất nước, kêu gọi và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Các


dự án du lịch được hình thành và triển khai rất nhanh, như dự án cơ sở hạ tầng khu du lịch Tam Cốc - Bích Động (2001), dự án cơ sở hạ tầng khu du lịch Tràng An (2002); dự án đầu tư xây dựng khu du lịch Tràng An (2003), dự án chùa Bái Đính, dự án Công viên Văn hóa Tràng An (2009). Các dự án đã sử dụng và thu hồi khá nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp, đất ở của người dân và nhiều khu vực cảnh quan tự nhiên (ao đầm, hồ nước và núi non).

Tính đến 31/12/2018, tổng diện tích đất bị thu hồi phục vụ các dự án du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu di sản khoảng 1248.52 ha, chiếm 23.53% tổng diện tích đất tự nhiên 3 xã, trong đó diện tích nông nghiệp chiếm khoảng trên 30%, còn lại là đất lâm nghiệp, mặt nước và núi đá [89].

Bảng 3.2. Diện tích gieo trồng cấy của các xã giai đoạn 2010-2018


Địa phương

2010

2015

2016

2018

Xã Trường yên (ha)

975

798

793

777

Xã Ninh Xuân (ha)

349

248

199

192

Xã Ninh Hải (ha)

523

338

387

424

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoa Lư năm 2018 [24].

Diện tích đất nông nghiệp của các địa phương bị giảm khá lớn, đồng nghĩa với không gian sản xuất, không gian sinh tồn bị thu hẹp. Theo thống kê năm 2010, diện tích trồng cấy hàng năm của các xã còn khá lớn, xã Trường Yên 975 ha, xã Ninh Xuân còn 349 ha và xã Ninh Hải là 525 ha; nhưng đến năm 2019, xã Trường Yên giảm 198 ha, khoảng 20,3%, xã Ninh Xuân giảm 157 ha, khoảng 44.9%, xã Ninh Hải giảm 99 ha, khoảng 20%.

Biểu đồ 3 4 Mức độ đáp ứng diện tích đất sản xuất trồng cấy của gia 1

Biểu đồ 3.4. Mức độ đáp ứng diện tích đất sản xuất, trồng cấy của gia đình

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận án tháng 8/2019.

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí