Tác Động Của Biến Đổi Sinh Kế Tới Đời Sống Kinh Tế, Văn Hóa, Xã Hội Của Người Tày Ở Tân Thanh

ở vùng biên có được sự cải thiện đáng kể, khiến cho mức sống của cư dân được nâng cao, các mặt kinh tế và xã hội đều có bước tiến bộ. Cuối cùng đạt được mục tiêu: phú dân, hưng biên, cường quốc, mục lân. Triển khai ba phương diện chủ yếu gồm: hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng, xây dựng cơ chế tăng trưởng kinh tế cấp huyện và tăng cường khả năng tự phát huy năng lực của bản thân, nâng cao mức sống của người dân.‌

Chiến lược “Hưng biên phú dân” được triển khai từ năm 1998 đã biến các vùng hoang vu ở biên giới Trung Quốc và cả khu vực sâu hơn thành các vùng sản xuất nông - lâm nghiệp hàng hóa, cần nhiều lao động phổ thông. Sự dư thừa lao động trong thời kỳ nông nhàn ở các hộ gia đình vùng biên giới nước ta, trong đó có người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh đã đáp ứng được sự thiếu hụt nhân công cho các vùng sản xuất nông sản hàng hóa của Trung Quốc. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động làm thuê ở Trung Quốc đã trở thành một hiện tượng phổ biến ở Tân Thanh.

4.2. Tác động của biến đổi sinh kế tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Tày ở Tân Thanh

4.2.1. Đời sống kinh tế

Tác động của biến đổi sinh kế tới người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh ở chiều cạnh kinh tế được biểu hiện rò ở sự đa dạng hóa ngành nghề. Đó cũng là xu hướng chung của nhiều vùng nông thôn hiện nay, thể hiện sự ứng phó của người nông dân trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu của các hộ gia đình. Nếu như trước đây, canh tác nông nghiệp là nguồn sinh kế chủ đạo của đồng bào thì hiện nay người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh có 3 hoạt động sinh kế chính là: Sản xuất nông

- lâm nghiệp; lao động làm thuê; buôn bán, dịch vụ. Do đất đai canh tác hiện nay của các hộ rất ít, trung bình mỗi hộ chỉ có từ 1 – 3 sào ruộng nên trong những lúc nông nhàn họ đều tham gia vào các hoạt động sinh kế khác. Trong

số 86 hộ người Tày ở thôn Bản Thẩu, chỉ có 6 hộ là làm nông nghiệp thuần túy (chiếm 7%) và có 80 hộ có nghề ngoài nông nghiệp (chiếm 93%).

Bảng 4.1: Cơ cấu lao động phi nông nghiệp thôn Bản Thẩu năm 2011

Đơn vị tính: %


STT

Nhóm lao động có việc làm phi nông nghiệp

Thôn Bản Thẩu


Tổng số lao động

100

1

Làm thuê

36,8

2

Dịch vụ

23,5

3

Buôn bán, kinh doanh

19,8

4

Cán bộ, viên chức

16,2

5

Nghề khác

3,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới 1986 đến nay nghiên cứu trường hợp thôn bản thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 13

(Nguồn: Tài liệu điền dã thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh tháng 2/2012)

Thông qua các hoạt động sinh kế của người Tày ở thôn Bản Thẩu hiện nay đã cho thấy đời sống của họ được nâng cao lên cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Được sự giúp đỡ từ các chính sách của Nhà nước, đồng bào càng chú tâm vào làm ăn, giữ gìn an ninh biên giới. Qua phỏng vấn sâu người dân cho biết, trước đây tài sản có giá trị chủ yếu của các hộ gia đình người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh chủ yếu là chiếc xe đạp và chiếc máy khâu nhưng từ Đổi mới (1986) đến nay, nhà ở của đồng bào ngày càng khang trang với các loại tài sản trong gia đình tương đối đầy đủ và tiện nghi như ti vi, đầu đĩa, tủ lạnh, điện thoại, xe máy, radio, internet, công cụ lao động bằng máy...Xe máy không chỉ là phương tiện phục vụ sinh hoạt đi lại mà với đa số các hộ gia đình người Tày ở thôn Bản Thẩu, nó còn là phương tiện phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Đặc điểm nổi bật trong nông nghiệp của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh là hiện tượng 2 - 3 hộ gia đình có quan hệ họ hàng với nhau dùng chung một công cụ lao động như máy cày, máy tuốt lúa, máy xay sát. Nguyên nhân của hiện tượng này không phải là do thiếu vốn mà qua phỏng vấn người dân ở đây thì được biết là họ không cần thiết phải đầu tư nhiều cho sản xuất nông nghiệp. Họ muốn sử dụng nguồn vốn vào các mục đích khác như kinh doanh, nâng cấp nhà cửa và cải thiện sinh hoạt.

Thu nhập cũng là một trong những thông số cơ bản để nói lên mức sống của hộ gia đình. Việc thu nhập đa dạng từ nhiều nguồn cũng là cơ hội để người Tày thôn Bản Thẩu có sự lựa chọn những chiến lược sinh kế thích hợp với nhân lực của mỗi gia đình. So sánh với các thôn khác trong xã Tân Thanh thì người Tày ở thôn Bản Thẩu có thu nhập từ nông nghiệp thấp (20%) nhưng thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp lại cao (80%). Khi tính tương quan giữa tỷ lệ hộ và tỷ lệ lao động có nghề phi nông nghiệp ở xã Tân Thanh ta thấy có 136 lao động/86 hộ ở thôn Bản Thẩu, nghĩa là trung bình mỗi hộ có 1,7 người có nguồn thu từ lao động phi nông nghiệp.

Sau đây, xin nêu ra 3 trường hợp của 3 gia đình có mức thu nhập khá, trung bình và nghèo ở thôn Bản Thẩu để minh họa.


Bảng 4.2: Cơ cấu thu nhập của gia đình ông Hoàng Văn Điền năm 1987 (trước Đổi mới)


Nguồn thu

Số lượng

Đơn vị

Thành tiền

Thóc

500

Kg

3 triệu

Ngô

300

Kg

1,5 triệu

Lợn

3

Con

4 triệu

10

Con

1 triệu

Lương, phụ cấp

800 nghìn

Tháng

9,6 triệu

Tổng thu


19,1 triệu đồng


(Nguồn: Tài liệu điền dã thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh tháng 2/2011)

Bảng 4.3: Cơ cấu thu nhập của gia đình ông Hoàng Văn Điền hiện nay

(thuộc hộ gia đình khá giả tại thôn Bản Thẩu)


Nguồn thu

Số lượng

Đơn vị

Thành tiền

(năm 2011)

Thóc

800

Kg

8 triệu

Ngô

600

Kg

4 triệu

Lợn

10

Con

20 triệu

20

Con

3 triệu

Lương, phụ cấp

3 triệu

Tháng

36 triệu

Làm thuê

4 triệu

Tháng

48 triệu

Cho thuê nhà trọ

4

Phòng

20 triệu

Cho thuê ki ốt ở chợ Tân Thanh

2 triệu

Tháng

24 triệu

Tổng thu


163 triệu đồng

(Nguồn: Tài liệu điền dã thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh tháng 2/2011)

Nhìn vào bảng số liệu trên (bảng 4.2 và 4.3), ta thấy gia đình ông Hoàng Văn Điền vào thời điểm trước năm 1986 chủ yếu chỉ có nguồn thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi. Từ Đổi mới đến nay, với nhiều chính sách tiến bộ của Nhà nước trong nông nghiệp cùng với những tác động của việc thành lập khu KTCK tại Tân Thanh, gia đình ông Hoàng Văn Điền đã vươn lên trong việc nắm bắt các cơ hội mới và trở thành một trong những hộ gia đình có mức thu nhập kinh tế tương đối khá giả ở thôn Bản Thẩu với sự đa dạng của nhiều nguồn thu nhập từ nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), nguồn lương và phụ cấp đến việc đi làm thuê, cho thuê nhà trọ... Tổng thu nhập trong 1 năm của gia đình vào thời điểm năm 2011 là 163 triệu đồng, gấp rất nhiều lần so với thời điểm trước năm 1986 (vì thời điểm đó chưa có sự cải tiến trong nông nghiệp và đang trong thời kỳ hợp tác xã). Như vậy, số tiền thu nhập bình quân hàng tháng của mọi thành viên trong gia đình ông Điền khá cao. Theo lời kể của ông, với nguồn thu nhập này, gia đình có thể thu - chi tương đối thoải mái, trong đó: chi phí cho ăn uống trong năm hết khoảng 40

triệu; chi cho việc may vá, chữa bệnh khoảng 20 triệu; tu sửa nhà cửa và mua sắm thiết bị gia đình hết 25 triệu, còn lại là chi phí cho các công việc ma chay, cưới xin, đình đám...cũng tốn một khoản lớn. Với nguồn thu nhập cao trong năm như vậy, gia đình vẫn để dành được một khoản tiền tiết kiệm hàng năm.


Bảng 4.4: Cơ cấu thu nhập của gia đình ông Hoàng Văn Hoàn năm 2011

(gia đình thuộc diện trung bình tại thôn Bản Thẩu)


Nguồn thu

Số lượng

Đơn vị

Thành tiền (năm 2011)

Thóc

900

kg

10 triệu

Ngô

700

kg

4,8 triệu

Lợn

5

con

10 triệu

Lương, phụ cấp

2 triệu

tháng

20 triệu

Cho thuê nhà trọ

3

phòng

17 triệu

Tổng thu


61,8 triệu đồng

(Nguồn: Tài liệu điền dã thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh tháng 2/2011)

Bảng 4.5: Cơ cấu thu nhập của gia đình bà Nông Thị Xuyến năm 2011

(gia đình thuộc diện nghèo tại thôn Bản Thẩu)


Nguồn thu

Số lượng

Đơn vị

Thành tiền (năm 2011)

Thóc

200

kg

2 triệu

Ngô

200

kg

1 triệu

7

con

1,5triệu

Tổng thu


4,5 triệuđồng

(Nguồn: Tài liệu điền dã thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh tháng 2/2011)

Nếu như trước Đổi mới, hầu hết các hộ đều có mức thu nhập gần ngang bằng nhau và đều thuộc diện nghèo thì sau Đổi mới đến nay đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về kinh tế của các hộ gia đình người Tày ở đây. Qua phỏng vấn trưởng thôn Bản Thẩu được biết, hiện nay trong tổng số 86 hộ thì chỉ còn có 3 hộ nghèo và 3 hộ cận nghèo, còn lại là trung bình và khá giả.

Nhìn vảo bảng 4.5 cho thấy gia đình bà Hoàng Thị Xuyến là một trong những hộ gia đình thuộc diện nghèo ở thôn Bản Thẩu (theo chuẩn nghèo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2011 thì hộ có thu nhập dưới

400.000 đồng/người/tháng thuộc diện nghèo, tương đương với 4,8 triệu đồng/người/năm). Đây là hộ có ít nhân lực, neo người cùng với sự hạn chế về nguồn vốn và sức khỏe nên họ không tham gia được vào những công việc như làm thuê, bốc vác, kinh doanh, dịch vụ, nghĩa là chỉ sống tập trung vào canh tác nông nghiệp. Rò ràng ở đây có sự chênh lệch khá lớn về thu nhập và mức độ thu - chi của các hộ gia đình và tạo nên sự chênh lệch khoảng cách giàu - nghèo tương đối lớn tại thôn Bản Thẩu. Điều đó nói lên rằng, để có nguồn sinh kế bền vững thì việc nắm giữ những nguồn vốn (vật chất và xã hội) có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để duy trì và đảm bảo an ninh sinh kế của hộ gia đình.

Việc tham gia vào các hoạt động sinh kế mới của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh từ Đổi mới (năm 1986) đến nay đã phần nào giải quyết được vấn đề việc làm cho người dân trong thôn, thậm chí đem lại mức thu nhập cao hơn trước. Nhiều người trong số họ thường nói ngày xưa thu nhập của các hộ gia đình chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp và được tính bằng thóc, không phải bằng tiền mặt. Trong thực tế, sản xuất nông nghiệp không mang lại cho người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh một nguồn thu nhập tốt để họ có thể làm giàu về kinh tế vì sau khi trừ đi các chi phí về giống, phân bón...họ chỉ còn được hưởng khoảng 2 tạ lúa/1 sào/1 vụ. Nếu vào năm 2010, giá lúa là 7.000 đồng/kg thì một hộ gia đình bình thường có lẽ chỉ thu được khoảng vài triệu đồng trong 1 năm. Trong khi cũng thời điểm đó, thu nhập từ việc đi làm thuê, cho thuê nhà trọ, ki ốt bán hàng trung bình là gần 2 triệu/tháng. Thực tế này cho thấy một sự gia tăng đáng kể về mức sống của người Tày thôn Bản Thẩu ở thời điểm hiện tại so với trước kia.

4.2.2. Đời sống văn hóa

Văn hóa tộc người là thành tố quan trọng trong văn hóa của một quốc gia đa dân tộc, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của chính quốc gia đó. Ở nước ta, hầu hết các cộng đồng dân tộc đều chịu sự tác động của quá trình CNH - HĐH, trực tiếp và trước hết là tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội. Xuyên suốt quá trình ấy, ngoài những ảnh hưởng tích cực, đã xuất hiện mâu thuẫn giữa hội nhập và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tộc người. Điều đó có nghĩa cùng với sự tham dự ngày càng nhiều các hoạt động kinh tế, xã hội hay văn hóa với các tổ chức xã hội ngoài cộng đồng, các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người cũng đang bị xói mòn. Do đó cần thiết có những nghiên cứu về biến đổi của văn hóa để thấy được thực trạng và xu hướng biến đổi của nó. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm duy trì và phát huy bản sắc tộc người vốn không thể thiếu để tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế biên mậu, trước xu thế hội nhập toàn cầu, văn hóa truyền thống của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh cũng đang đối mặt với nhiều thách thức.

Sự biến đổi trong sinh kế của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh một mặt mang lại những tác động tích cực, làm cho mức sống cao hơn, đời sống người dân được cải thiện nhưng mặt khác nó cũng dẫn đến những biến đổi trong văn hóa tộc người. Trong Dân tộc học, văn hóa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Nhưng trong nghiên cứu này, tôi chỉ đưa ra những biến đổi văn hóa được xem là dễ nhận thấy nhất đối với người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh.

Nhà cửa

Nhà ở là một loại hình văn hoá vật chất, nơi diễn ra mọi sinh hoạt hàng ngày của con người. Về phương diện Dân tộc học, ngôi nhà phản ánh tính đa dạng trong sự thống nhất của tộc người, bộc lộ trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, thấm đượm sắc thái văn hoá riêng của từng dân tộc. Nhà ở

truyền thống của người Tày ở Tân Thanh trước đây là nhà sàn. Nhưng từ khi Đổi mới (năm 1986) đến nay, đồng bào đã chuyển sang ở nhà đất, nhà xây cấp bốn. Bên cạnh đó, rất nhiều hộ gia đình người Tày ở đây cũng đã làm nhà mái bằng một tầng và nhà kiên cố cao tầng. Các nghi lễ liên quan đến ngôi nhà cũng bị giản lược nhiều, đa số các hộ người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh không còn coi trọng việc chọn đất làm nhà và hướng nhà như trước đây. Chị Hoàng Thị Đèm, dân tộc Tày, 25 tuổi, thôn Bản Thẩu cho biết “Cái thôn này gần như phố rồi, nhiều nhà đều cùng quay ra một hướng để còn tiện kinh doanh chứ muốn chọn hướng nhà cũng chẳng được. Người trẻ ở đây không kiêng gì nữa đâu, chỉ biết làm ăn thôi”.

Sự chuyển biến về nhà ở của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh hiện nay là do sự thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội, do sự tác động của nhiều nguyên nhân mà trước tiên đó là sự biến đổi về môi trường tự nhiên. Xưa kia khi còn nhiều rừng rậm, ẩm thấp, nhiều côn trùng và thú dữ thì nhà sàn chính là một phương tiện để con người cư trú, thích ứng với thiên nhiên vùng rừng mưa nhiệt đới, nóng ẩm. Nhưng hiện nay, rừng đã bị phá huỷ nghiêm trọng do khai thác bừa bãi, dân số tăng do dân cư miền xuôi lên khai hoang, khả năng tự mở rộng diện tích vùng thung lũng bị hạn chế, bình quân ruộng đất thấp. Việc xây cất ngôi nhà sàn phải sử dụng khối lượng tre, gỗ khá lớn trong khi những vật liệu này ngày càng trở nên khan hiếm, cạn kiệt khiến việc làm nhà sàn trở nên khó khăn.

Giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc ngày càng được mở rộng, là những nhân tố tác động đến sự biến đổi về nhà ở của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh. Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc (năm 1954), với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng vùng kinh tế mới ở miền núi, một bộ phận người Kinh đã lên đây và định cư ở lại làm ăn, sinh sống, xây dựng nông trường, lâm trường. Có cả giáo viên, công nhân, lái xe từ miền xuôi lên công tác. Ngay tại xã Tân Thanh trước đây đã có

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí