Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 9


chung hầu hết dân cư đều được hưởng lợi từ các hoạt động chèo thuyền. Người dân địa phương còn tạo ra được thu nhập từ các quầy, cửa hàng kinh doanh nhỏ bán đồ lưu niệm, đồ ăn, nước uống, và có cơ hội bán hàng thủ công, biểu diễn văn hóa truyền thống. Sáu khu du lịch sinh thái do các doanh nghiệp tư nhân được cấp phép đầu tư và hoạt động trong khu di sản từ năm 2002. Trong các làng xóm nằm trong khu di sản, có một số khách sạn và nhà nghỉ nhỏ, cùng với các cơ sở lưu trú tại gia và tại trang trại. Các cơ hội việc làm, tạo thu nhập này giúp xóa đói, giảm nghèo trong cộng đồng cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Khu di sản QTDT Tràng An cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng không chỉ cho người dân địa phương mà cả người dân từ các khu vực khác. Khách hành hương chiếm phần lớn lượng khách đến thăm quan di sản, đặc biệt trong các dịp lễ hội, số lượng khách có thể lên tới 35.000 lượt khách/ngày. Với giá trị đặc sắc, độc đáo về cảnh quan, văn hóa lịch sử ở tầm nhân loại,

Tràng An có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tạo thế và lực đưa Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, hàng năm thu hút lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan. Lượng khách đến Ninh Bình giai đoạn 2010-2019 bình quân đạt trên 11%/năm. Năm 2019, toàn tỉnh đón được gần 7,65 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa là 6,58 triệu lượt, khách quốc tế là 970.000 lượt. Doanh thu du lịch đạt trên 3.600 tỷ đồng. Riêng các khu, điểm du lịch trong vũng lõi di sản, năm 2019 đón được trên 3,1 triệu lượt, trong đó khách quốc tế khoảng 650.000 lượt, với tốc độ tăng trưởng khách khoảng 9,7%/năm. Nếu tính cả khu du lịch văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính nằm ở vùng đệm của di sản, đón khoảng trên 4,1 triệu lượt khách, lượng khách đến QTDT Tràng An chiếm trên 80% lượng khách đến Ninh Bình [67]. Về cơ sở vật chất, tính đến 31/10/2019 trong khu di sản có 236 cơ sở lưu trú và nhà hàng, trong đó loại hình nghỉ lại nhà dân (homestay) chiếm đa số [66]. Loại hình du lịch lưu trú homestay trong những năm gần đây đã phát triển nhanh, đây là loại hình kinh doanh tương đối phù hợp với người dân địa phương do có mức đầu tư thấp, tận dụng được cơ sở vật chất sẵn có của các hộ gia đình và sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ. Điều này đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Các cơ sở homestay được xây dựng với quy mô


vừa và nhỏ, mật độ xây dựng không cao, phần lớn các công trình xây dựng không kiên cố, dành nhiều không gian cho sân vườn và tận dụng đối đa cảnh quan tự nhiên hiện có, vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, vệ sinh môi trường được đảm bảo, cơ bản không gây tác động xấu đến môi trường, cảnh quan trong khu vực Di sản.

Dịch vụ kinh doanh lưu trú khách du lịch đã tạo ra một sản phẩm dịch vụ du lịch tham quan trải nghiệm kết hợp với nghỉ dưỡng khá hấp dẫn, thu hút được một lượng lớn khách du lịch trong đó phần lớn là người nước ngoài đã góp phần tăng cường giao lưu văn hóa, quảng bá văn hóa truyền thống của cư dân trong bảo tồn và phát huy giá trị Di sản. Cùng với sự phát triển du lịch, nguồn nhân lực du lịch cũng có tốc độ tăng trưởng đạt 12,7%, tính đến 31/12/2019, có khoảng

21.500 người, trong đó riêng lao động du lịch trong khu vực vùng lõi di sản có

6.570 người chiếm khoảng 70% lực lượng lao động du lịch trực tiếp của toàn tỉnh, với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng [65, 67].

Các hoạt động du lịch, dịch vụ và bảo tồn di sản đã mang lại thu nhập và lợi ích trực tiếp cho người dân địa phương, từ đó tạo nên mối quan hệ mật thiết, gắn bó của cộng đồng dân cư đối với Di sản, nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng người dân, đảm bảo hài hòa giữa giữ gìn cảnh quan tự nhiên, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản và phát triển du lịch.

Tiểu kết chương 2

Trong giai đoạn hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế đã làm biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có cả văn hóa sinh kế của cư dân và cộng đồng địa phương ở các khu vực phát triển đô thị, công nghiệp, nhất là các khu di sản nơi du lịch phát triển mạnh mẽ... Biến đổi văn hóa sinh kế không còn là chủ đề nghiên cứu mới, vì đến nay đã nhận được sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước dưới các góc độ nghiên cứu của nhiều chuyên ngành như: Văn hóa học, dân tộc học, kinh tế học, nhân học, du lịch học, sử học… Nghiên cứu văn hóa sinh kế không còn vấn đề nghiên cứu mới, nhưng khá phức tạp bởi cần được xem xét dưới góc nhìn văn hóa học và tiếp cận liên ngành để nghiên cứu một cách thấu đáo, đa chiều và tổng thể trên nhiều khía cạnh, từ bối cảnh hay những


yếu tố tác động đến những giá trị của văn hóa sinh kế như giá trị định hướng, chuẩn mực và hành vi, tập quán, tri thức của cộng đồng dân cư trong các hoạt động sinh kế, kiếm sống nhằm đảm bảo duy trì và phát triển cuộc sống của cá nhân và hộ gia đình.

Quá trình phát triển du lịch nói riêng đã tác động to lớn đời sống kinh tế xã hội ở nhiều địa phương, đặc biệt là thay đổi các nguồn lực, phương thức sinh kế truyền thống của cư dân, từ đó ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, nghi lễ gắn với hoạt động mưu sinh, kiếm sống của cư dân địa phương theo cả hai chiều cạnh tích cực và tiêu cực. Trên cơ sở nghiên cứu, xem xét một cách hệ thống các công trình nghiên cứu về sinh kế, sinh kế bền vững trong và ngoài nước dưới lăng kính văn hóa học, nghiên cứu sinh đã phân tích, đánh giá, chọn lọc và kế thừa các nghiên cứu về sinh kế, biến đổi văn hóa và biến đổi văn hóa sinh kế làm cơ sở đưa ra một số khái niệm công cụ về sinh kế, VHSK, BĐVH, đặc điểm, thành tố của VHSK, đồng thời cũng vận dụng các lý thuyết về biến đổi văn hóa, khung phân tích sinh kế bền vững đưa ra khung phân tích biến đổi văn hóa sinh kế để xem xét những nhân tố tác động, nhất là của phát triển du lịch tới sự biến đổi VHSK để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu, tiếp cận một cách hệ thống và khoa học về vấn đề biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của phát triển du lịch.


Chương 3

THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ CỦA CƯ DÂN TẠI QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN


3.1. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA SINH KẾ CỦA CƯ DÂN TẠI QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN TRƯỚC NĂM 2000

3.1.1. Đặc điểm nguồn lực sinh kế

3.1.1.1. Nguồn lực tự nhiên

Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình nằm ở phía Nam của châu thổ sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 90 km về phía Đông Nam. Theo Quyết định số 230/QĐ-TTg và Quyết định số 40/COM của Ủy ban Di sản Thế giới, khu di sản thế giới có diện tích 6.226 ha và vùng đệm có diện tích khoảng 6.026 ha nằm trên địa bàn của 12 xã, phường thuộc 05 huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình là: Trường Yên, Ninh Xuân, Ninh Vân, Ninh Thắng, Ninh Hải, Ninh Hòa (h. Hoa Lư); Gia Sinh (huyện Gia Viễn); Sơn Lai, Sơn Hà (h. Nho Quan); Yên Sơn (TP. Tam Điệp); Ninh Nhất, Ninh Tiến (TP. Ninh Bình) [80]. Vùng lõi di sản thế giới tập trung các dự án du lịch và khu, điểm du lịch chủ yếu nằm trên địa bàn 03 xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải. Đây là khu vực có nhiều dân cư sinh sống (90%) và chịu tác động nhiều nhất từ hoạt động du lịch.

Các xã này đều nằm trên khối núi đá vôi Tràng An, với địa hình chủ yếu là núi đá và rừng đặc dụng trên núi đá, chiếm trên 40% tổng diện tích tự nhiên, riêng xã Ninh Hải có diện tích đất lâm nghiệp trên 56%. Diện tích đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm trên dưới 20%. Đặc thù địa hình có nhiều núi non, sông ngòi và hang động không thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhưng đã tạo ra cảnh quan đẹp, sơn thủy hữu tình, đây chính là tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch.

Nguồn tài nguyên đất đai: Khu vực có 2 loại đất chính: Đất Feralit phát triển trên đá vôi, là loại đất có nhiều mùn đang được sử dụng trồng hoa mầu hoặc cây công nghiệp ngắn ngày, phân bổ rải rác ở chân dãy núi đá vôi; Đất thung dong dốc tụ, hình thành trên địa hình trũng trong các dãy núi đá vôi, do quá trình rửa trôi tích tụ lại, có độ dày >30 cm có thể canh tác nông nghiệp được,


rất thích hợp trồng các loại cây ăn quả cho từng thung. Ngoài ra còn có đất phù sa phân bố ở các khu vực trũng và ven sông, nằm rìa ngoài ở khối núi đá vôi Tràng An, được hình thành do vận chuyển và lắng đọng của nước. Đây là khu vực đất đai có tầng dày và độ phì cao, đang được người dân canh tác 2 vụ lúa/năm (vụ Đông Xuân và vụ Mùa).

Bảng 3.1. Diện tích đất tự nhiên và đất gieo trồng 3 xã năm 2010


Nội dung

Trường Yên

Ninh Xuân

Ninh Hải

Tổng diện tích đất tự nhiên (ha)

2140

975

2190

Diện tích gieo trồng cây hàng năm

975

349

523

Diện tích lúa cả năm

799

330

487

- Diện tích lúa Đông Xuân

471

230

306

- Diện tích lúa mùa

328

100

181

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Hoa Lư 2017 [23].

Diện tích đất nông nghiệp của các xã trong khu vực khá nhỏ, chỉ chiếm 16- 20%, xã Trường Yên nhiều nhất có 463ha, chiếm 21,6%, tiếp đến là xã Ninh Hải có 358ha, chiếm 16,3%.

Nguồn tài nguyên khí hậu, thủy văn: Nằm trong vùng khí hậu đồng bằng và trung du Bắc Bộ, nên khí hậu khu vực với mùa Động lạnh rõ rệt so với mùa Hạ. Chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất và tháng nóng nhất lên tới 12oC. Nhiệt độ trung bình tháng mùa Đông khoảng 16-170C, mùa Hè khoảng 23,50C. Lượng mưa trung bình năm 1.781 mm. Mưa kéo dài khoảng 6 tháng, từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm tới 85% lượng mưa cả năm. Những tháng đầu mùa Đông là thời kỳ ít mưa nhất, tháng 1 có lượng mưa thấp nhất với 15-20 mm. Độ ẩm bình quân năm vào khoảng 85%. Thời gian ẩm ướt nhất là 3 tháng cuối mùa đông, trong đó tháng cực đại là tháng 3, có thể đạt 86-88%. Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1.646 giờ [90].

Khu di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An được bao quanh bởi nhiều con sông, được ví như là khu vực tứ giác nước gồm: sông Hoàng Long, sông Hệ, sông Bến Đang và sông Chanh. Ngoài hệ thống sông suối, khu di sản còn có nhiều hồ, kênh rạch, đầm lớn nhỏ, liên hoàn với nhau thành hệ thống giao thông thủy thông qua các hang động.


Với nguồn lực khí hậu, thủy văn như vậy, trước đây việc canh tác nông nghiệp cũng không được thuận lợi, nhiều vụ do lũ về nhanh, người dân không kịp thu hoạch, nên mất mùa, cuộc sống rất khó khăn. Tuy nhiên khu vực này lại thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, rất nhiều hộ nuôi cá lồng trên các sông và các ao hồ, nên nghề nuôi cá (cá Trầu, cá Rô, cá chép…) khá phát triển.

Nguồn tài nguyên cảnh quan, hệ sinh thái: Được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi, nhiều thung lũng và hang động nên QTDT Tràng An có sự đa dạng về kiểu rừng (rừng trên núi đá, rừng trên đất trũng, rừng trên đất dốc, đồng cỏ, đất ngập nước). Đây là khu vực vừa có hệ sinh thái trên cạn, vừa có hệ sinh thái dưới nước. Hệ sinh thái trên cạn hấp dẫn không chỉ về cảnh đẹp mà còn là nơi lưu giữ khoảng 618 loài thực vật bậc cao, trong đó có 10 loài nằm trong sách Đỏ Việt Nam. Về động vật, có khoảng 39 loài có xương sống, 62 loài chim. Hệ sinh thái dưới nước chứa rất nhiều loài sinh vật lạ và quý hiếm, bao gồm khoảng 30 loài động vật nổi, 40 loài động vật đáy đặc biệt là rùa cổ sọc được coi là động vật quý hiếm cần được bảo vệ…[90].

Cảnh quan tháp karst dạng nón, với vách đứng dốc cao 200 m so với nền đất và mực nước xung quanh, cùng với hệ sinh thái đa dạng và hài hòa giữa sinh vật, núi rừng, hang động, thuỷ vực toát lên cảnh sắc non xanh nước biếc hoà quyện với nhau thành một vùng kỳ vĩ hiếm có trên thế giới. Những rặng núi tráng lệ, hang động bí ẩn và nhiều địa điểm linh thiêng của Tràng An vừa là nguồn lực nuôi dưỡng và truyền cảm hứng cho cư dân địa phương trong suốt nhiều thế hệ. Đây là vùng đất nơi văn hóa giao thoa với sự kỳ diệu, bí ẩn và tráng lệ của thế giới thiên nhiên và cũng được biến đổi bởi nó.

Cư dân địa phương gắn bó hàng nghìn năm với vùng đất Tràng An, chứng kiến nhiều biến đổi to lớn về môi trường, cảnh quan và khí hậu đã hun đúc và hình thành nên lối ứng xử tôn trọng thiên nhiên, sống hài hòa với thiên nhiên, thích ứng một cách linh hoạt với sự thay đổi môi trường sống. Từ xa xưa, khi biển tiến, người dân Tràng An đã biết đánh bắt, khai thác các sản vật từ biển để sinh tồn, khi biển thoái, người dân lại chuyển sang tìm kiếm nguồn thức ăn từ rừng, núi (đánh bắt cá ở đầm suối, ốc núi…). Việc tộn trọng bảo vệ cảnh quan, núi đá còn được thiêng hóa bằng cách khắc bia lên núi để cảnh báo không cho


phá núi lấy đá. Với địa hình núi non hiểm trở và hệ thống hang động xuyên thủy độc đáo đã được người xưa lợi dụng các dãy núi làm tường thành tự nhiên, dựng cung điện làm kinh đô, sau này tiếp tục sử dụng làm vùng căn cứ địa chống giặc Nguyên Mông…Truyền thống sử dụng vùng đất và ứng xử với cảnh quan tự nhiên của cư dân Tràng An đã trở thành một trong những giá trị di sản được UNESCO vinh danh (tiêu chí v).

3.1.1.2. Nguồn lực con người

Trong khu di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An có khá nhiều dân cư sinh sống, dân số hiện trạng trong phạm vi khu danh thắng khoảng 47.000 người, trong đó vũng lõi khoảng 20.000 người, vùng đệm có khoảng 27.000 người [92], tỷ lệ lao động làm nông nghiệp chiếm khá cao và có khá nhiều người làm nghề thủ công truyền thống, nổi bật là nghề làm đá mỹ nghệ, thêu ren và mộc. Dân cư nông thôn sinh sống phân tán tại nhiều khu vực trong địa bàn, nhưng phần lớn là ở phía ngoài các thung lũng của khối núi đá vôi Tràng An.

Khu vực Tràng An - Hoa Lư từng là kinh đô của Nhà nước Đại cồ Việt từ năm 968 - 1010 và là nơi các vua Trần dựng Hành cung, nhường ngôi cho con về đây để tu hành và làm căn cứ địa chống quân xâm lược Nguyên Mông (1258- 1285). Nơi đây còn lưu giữ khoảng 40 di tích lịch sử văn hóa liên quan đến 4 triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý và Trần và 30 di tích khảo cổ học tiền sử có niên đại cách ngày nay từ 30.000 đến khoảng 4.000 năm [90]. Là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời, khu vực Tràng An - Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình được coi là địa linh nhân kiệt, nơi mà người dân vẫn luôn tự hào về truyền thống văn hóa, khoa bảng của mình “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Do vậy người dân nơi đây có truyền thống hiếu học, giỏi nghề, tiêu biểu như La Lão Đạo Thần Ninh Hữu Hưng, thời vua Đinh, ông có công truyền dạy nghề mộc cho người dân địa phương, Quận công Bùi Văn Khuê, hiện được phụ thờ ở đền vua Đinh Tiên Hoàng, bà Trần Thị Dung có công truyền dạy nghề thêu cho người dân ở thôn Văn Lâm...

Trước đây mặc dù điều kiện kinh tế và hạ tầng giao thông rất khó khăn, nhưng người dân rất quan tâm đến học hành của con em, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến lớp cấp I và cấp II đạt gần 100%, tỷ lệ học sinh cấp III và trung cấp


nghề cũng đạt trên 70%, chất lượng dạy và học của các xã đạt khá so với các địa phương khác trong huyện Hoa Lư. Số học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh của các xã tăng nhanh, những năm 1996-2000: xã Trường Yên có 90 cháu [6]; xã Ninh Xuân có 69 cháu [5] và xã Ninh Hải có 80 cháu [4].

Qua kết quả điều tra xã hội học, trong số 500 người được hỏi, có 43,8% người trả lời có trình độ THCS, 27,2% đã tốt nghiệp THPT, người có trình độ trung cấp nghề, cao đẳng, đại học và sau đại học tương đối thấp, chỉ chiếm khoảng 10%. Mặc dù công tác giáo dục và đào tạo có nhiều tiến bộ, đạt gần 100% các cháu đến trường ở cả 3 cấp, nhưng tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp nghề, cao đẳng và đại học trở lên còn khá thấp.

Đơn vị tính: %


Biểu đồ 3 1 Trình độ học vấn của người dân địa phương Nguồn Kết quả 1

Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của người dân địa phương

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận án tháng 8/2019.

Người dân sinh sống trong khu di sản Tràng An luôn tự hào là người Tràng An, mảnh đất đế đô một thời, với bản chất thật thà, chất phác, cần cù, sáng tạo, giàu kinh nghiệm và đoàn kết, hỗ trợ nhau trong lao động sản xuất, ứng phó với thiên nhiên, khai sơn phá thạch, xây dựng quê hương, nhưng đồng thời cũng rất anh dũng, kiên cường trong đấu tranh, chống giặc ngoại xâm. Trong quan hệ gia đình, xóm làng người dân địa phương sống khiêm nhường, chất phác, luôn quan niệm “sờ đầu gối, nói chân thật”, chứ không thích hoa lá cành, song cũng không ưa lối nói nôm na, thô kệch. Tinh thần cộng đồng tương trợ, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn hay trong lao động sản xuất, luôn được người dân ở Tràng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023