Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 5


Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải của huyện Hoa Lư (nơi chiếm 90% dân cư trong khu di sản), nhưng nghiên cứu mới chỉ tập trung ở xã Trường Yên, phỏng vấn được 24 người, trong đó có 15 người dân địa phương. Bên cạnh đó nhiều số liệu thu thập về thu hồi đất như 90% đất nông nghiệp bị thu hồi chuyển thành đất dịch vụ du lịch là không chính xác. Thực tế tổng diện tích đất canh tác thu hồi tại xã Trường Yên khoảng hơn 208 ha, chiếm khoảng 15% tổng diện tích đất canh tác. Như vậy phần lớn đánh giá của nghiên cứu còn thiếu chính xác và mang tính chủ quan, nguồn số liệu thiếu tin cậy.

Như vậy tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về sinh kế, BĐSK, sinh kế bền vững, BĐVH mưu sinh, trong đó có một số công trình gần đây nghiên cứu, đánh giá về công tác quản lý, bảo tồn di sản và phát triển du lịch, tác động du lịch đối người dân tại khu vực di sản thế giới QTDT Tràng An … Nhưng đến nay chưa có một công trình nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện, đầy đủ và hệ thống về vấn đề biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của phát triển du lịch.

1.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU MÀ LUẬN ÁN CÓ THỂ KẾ THỪA VÀ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG MÀ LUẬN ÁN CẦN ĐI SÂU NGHIÊN CỨU

Qua tổng hợp, nghiên cứu các tài liệu về sinh kế, văn hóa sinh kế và biến đổi văn hóa sinh kế… trong và ngoài nước, đặc biệt là các tài liệu liên quan đến sinh kế, VHSK và phát triển du lịch ở khu vực di sản thế giới QTDT Tràng An, nghiên cứu sinh nhận thấy một số vấn đề sau:

Một là, với các cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã xây dựng được một cơ sở lý luận về sinh kế, khung sinh kế bền vững, BĐSK, văn hóa sinh kế, biểu hiện của văn hóa sinh kế, biến đổi văn hóa sinh kế. Tuy nhiên, còn có nhiều cách hiểu khác nhau, chưa thống nhất về thuật ngữ, nội hàm các thuật ngữ này (thuật ngữ livelihood có người dịch là sinh kế, có người dịch là mưu sinh…). Một số nhà nghiên cứu nước ngoài mặc dù coi sinh kế (livelihood) đơn thuần là các hoạt động vì mục đích kiếm sống, mục đích kinh tế, nhiều nghiên cứu đã vận dụng và phát triển khung phân tích sinh kế bền vững của DFID (1998) làm cơ sở khoa học để xem xét vấn đề văn hóa trong sinh


kế như các tài sản, vốn hay nguồn lực con người và nguồn lực xã hội có người gọi là nguồn lực văn hóa.

Hai là, việc vận dụng lý thuyết về BĐVH vào nghiên cứu biến đổi văn hóa truyền thống, văn hóa địa phương, văn hóa làng nghề, văn hóa gia đình, văn hóa nông thôn, văn hóa tộc người… khá phổ biến, tuy nhiên trong lĩnh vực biến đổi văn hóa sinh kế còn rất ít, nhất là SBĐVHSK của cư dân tại các khu di sản thế giới, nơi vừa có sự phát triển mạnh mẽ của du lịch nhưng vừa phải tuân thủ các quy định về quản lý, bảo tồn di sản và đảm bảo sinh kế cho người dân; những nguyên nhân tác động đến sự biến đổi đó.

Ba là, hoạt động sinh kế hay kiếm sống xuất hiện cùng với sự xuất hiện và phát triển của con người, cùng với quá trình đó, các giá trị vật chất và tinh thần trong lao động sản xuất, kiếm sống cũng được kết tinh, tích lũy, kế thừa và phát triển thành tài sản chung của cộng đồng. Như vậy VHSK thuộc nhóm văn hóa sản xuất, nó gần gũi và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, nó có thể được vận dụng như là một lý thuyết văn hóa trong việc nghiên cứu về cộng đồng dân cư, tộc người về cả lý luận và thực tiễn để giúp họ thoát nghèo, gìn giữ bảo tồn văn hóa truyền thống, thích ứng với sự phát triển kinh tế xã hội và duy trì và phát triển cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Bốn là, những nghiên cứu về BĐVHSK trên thế giới và Việt Nam đã có đóng góp nhất định về cả lý luận và thực tiễn, tuy nhiên nghiên cứu sự BĐVHSK của cư dân ở khu di sản thế giới QTDT Tràng An đến nay vẫn chưa được thực hiện một cách khoa học, hệ thống. Gần đây có một công trình nghiên cứu của Đỗ Hải Yến, đã xem xét sự biến đổi văn hóa mưu sinh trên 3 biểu hiện chính: biến đổi hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần trong cách ứng xử với các nguồn lực mưu sinh; biến đổi ứng xử trong quá trình mưu sinh; biến đổi trong các nghi lễ gắn với mưu sinh của chủ thể. Những vấn đề về đặc điểm, các thành tố hay các giá trị của VHSK, những tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) nói chung và hoạt động du lịch nói riêng tới SBĐVHSK của cư dân chưa được quan tâm nghiên cứu. Như vậy còn những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ về nội hàm, cấu trúc hay các thành tố của văn hóa sinh kế như: 1) Hệ thống


Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 5

giá trị định hướng trong sinh kế; 2) Những giá trị mang tính chuẩn mực, quy tắc của sinh kế; và 3) Hành vi sinh kế hay phương thức sinh kế.

Năm là, địa điểm nghiên cứu: các khu vực dân cư thuộc các xã (Ninh Hải, Ninh Xuân và Trường Yên), huyện Hoa Lư nằm trong vùng lõi của di sản thế giới QTDT Tràng An. Là người làm công tác quản lý di sản, quản lý du lịch của tỉnh, trực tiếp tham gia xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận QTDT Tràng An là di sản thế giới, đồng thời tham gia vào quá trình hoạch định, định hướng, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của khu di sản cũng như xử lý những vấn đề mối quan hệ giữa người dân và di sản, nghiên cứu sinh chứng kiến sự thay đổi từng ngày của cộng đồng cư dân địa phương, cả về việc làm, phong tục tập quán và lối sống. Đặc biệt từ khi nơi đây trở thành di sản của nhân loại, hàng năm đã thu hút hàng triệu lượt khách, riêng năm 2019 đón được hơn 3,1 triệu lượt khách, chiếm hơn 40% lượng khách đến Ninh Bình. Quá trình phát triển đó đã tác động không nhỏ tới sinh kế, việc làm, thu nhập và văn hóa của người dân. Tuy nhiên đến nay vấn đề biến đổi văn hóa sinh kế của người dân trong khu di sản thế giới QTDT Tràng An do tác động của phát triển du lịch còn chưa được quan tâm, có thể nói chưa có công trình nghiên cứu nào.

Tiểu kết chương 1

Sinh kế là một hoạt động tất yếu xuất phát từ nhu cầu chính đáng của con người để tồn tại trong tự nhiên, phản ánh cách thức mà con người tác động vào tự nhiên và môi trường sống để tạo ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống của mình. Sinh kế cũng là một thành tố rất quan trọng tạo nên văn hóa của từng cộng đồng và mỗi cá nhân trong cộng đồng. Nghiên cứu về sinh kế có thể sẽ giúp nhìn nhận toàn diện về quá trình hình thành và phát triển của một cộng đồng cư dân địa phương, nói rộng hơn từ sinh kế có thể hiểu hơn về từng dân tộc, tộc người và văn hóa của mỗi dân tộc. Tuy nhiên trải qua thời gian và lịch sử, sinh kế của mỗi cộng đồng và cư dân trong từng vùng miền, địa phương bị thay đổi bởi quá trình vận động phát triển của tự nhiên và xã hội, mỗi giai đoạn thay đổi đã hình thành nên VHSK - một nét văn hóa riêng biệt mang tính bản địa vùng miền sâu sắc, không trùng lặp với bất kì một dân tộc hay vùng miền nào khác. Thậm chí nó trở thành nét văn


hóa đặc trưng là yếu tố nội lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng một cách bền vững.

Vấn đề nghiên cứu về VHSK được nhiều ngành khoa học trên thế giới quan tâm, nghiên cứu từ lâu. Về sau, sinh kế (livelihood) hay mưu sinh được các nhà nghiên cứu văn hóa từ nhiều chuyên ngành trong nước tiếp nhận và phát triển trong nghiên cứu về khoa học văn hóa ứng dụng, bởi sinh kế chính là cuộc sống của người dân, chỉ khi sinh kế của người dân được đảm bảo, kiếm đủ tiền để đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình, thì những vấn đề lớn hơn như phát triển kinh tế, an ninh, trật tự, ổn định xã hội và nhu cầu văn hóa mới được đảm bảo.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khi không gian địa lý không còn là cản trở trong việc đi lại và du lịch, biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân ở các khu di sản là một vấn đề ngày càng được quan tâm nghiên cứu. Từ các góc độ và cách tiếp cận khác nhau, các công trình nghiên cứu đã sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững để tìm hiểu về văn hóa sinh kế và biến đổi văn hóa sinh kế qua các biểu hiện ứng xử với các nguồn lực sinh kế, trong các hoạt động sinh kế và trong các nghi lễ gắn với mưu sinh. Tuy nhiên đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu và tìm hiểu một cách hệ thống và toàn diện về đặc điểm, các giá trị của văn hóa sinh kế và những tác động của phát triển du lịch tới biến đổi văn hóa sinh kế.


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SINH KẾ VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU


2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ

2.1.1. Khái niệm văn hóa

Văn hóa là một khái niệm khá rộng và đa dạng tùy thuộc góc độ tiếp cận nghiên cứu. Mỗi định nghĩa đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa. Đến nay theo thống kê của nhiều nhà nghiên cứu, có đến hơn 500 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” [110, tr.46]. Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… F. Boas định nghĩa:

Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau [101, tr.159].

Theo định nghĩa này, mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người.

Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở nước ngoài khi đề cập đến văn hóa thường vận dụng định nghĩa văn hóa do UNESCO đưa ra năm 1982 tại Mê-hi-cô:

Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng… [96, tr.23].


Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình [76, tr.25].

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [96, tr.20].

Quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định văn hóa là những sáng tạo và phát minh của con người, nguồn gốc của văn hóa là lẽ sinh tồn của con người. Văn hóa vừa là mục đích và vừa động lực của cuộc sống, nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Văn hóa là tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt (từ ăn mặc ở, phương thức sử dụng, ứng xử, giao tiếp…).

Trên đây là những định nghĩa, quan điểm về văn hóa phù hợp với đối tượng và hướng nghiên cứu của đề tài luận án, trong đó quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm về văn hóa được nghiên cứu sinh sử dụng làm cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa nói chung và văn hóa sinh kế nói riêng.

2.1.2. Khái niệm sinh kế

Sinh kế là vấn đề được nhiều ngành khoa học trên thế giới quan tâm, nghiên cứu cuối những năm 80 của Thế kỷ XX. Về sau, sinh kế được các nhà nghiên cứu văn hóa từ nhiều chuyên ngành trong nước tiếp nhận và phát triển trong nghiên cứu về khoa học văn hóa ứng dụng, bởi nội hàm của sinh kế có tính thực tiễn cao.

Sinh kế được bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh “livelihood”, theo từ điển tiếng Anh Longman, sinh kế là cách kiếm tiền để sống hoặc được hiểu như là phương thức kiếm sống [124, tr.1024].


Theo Chambers & Conway, khái niệm sinh kế được giải thích như sau: Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh sống: sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đương đầu với và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; và đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn [104, tr.6].

Khi nói đến sinh kế, Emily A. Schultz - Robert H. Lavenda (2001) nhấn mạnh đến hành động hay cách thức con người phải làm để có được của cải vật chất như lương thực, quần áo, chỗ ở nhằm duy trì cuộc sống [70]. Trong khi đó Grant Evans thì cho rằng sinh kế nghiên cứu mặt vật chất của đời sống trong bối cảnh xã hội và văn hóa của nó, đồng thời nghiên cứu cái cách mà các khâu sản xuất phân phối tiêu thụ đã tham gia như thế nào vào toàn bộ cấu trúc của xã hội, sinh kế không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa và phản ánh văn hóa [105].

Ở Việt Nam, khi nói đến sinh kế thường hàm ý là hoạt động kinh tế để đảm bảo cuộc sống hay hoạt động mưu sinh kiếm sống của con người, chẳng hạn như mưu sinh bằng nghề xe ôm, bán vé số…. Theo Từ điển Tiếng Việt [99] khi giải nghĩa sinh kế thì cho rằng đó là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống, như vậy sinh kế có thể hiểu là những phương thức kiếm sống của một cá nhân hay cộng đồng, nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần để duy trì sự phát triển của cá nhân hay cộng đồng đó.

Trong công trình nghiên cứu “Biến đổi sinh kế của cộng đồng người Dao vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang sau tái định cư”, nhà nghiên cứu Trần Văn Bình cho rằng “sinh kế là sự kết hợp các hoạt động để sử dụng các nguồn lực để duy trì cuộc sống. Các nguồn lực sinh kế gồm: khả năng và kỹ năng cá nhân (nguồn lực con người), đất đai, tiền tích lũy và các thiết bị (nguồn lực tự nhiên, tài chính và vật chất) và các nhóm trợ giúp chính thức hay không chính thức tạo điều kiện cho các hoạt động được diễn ra (nguồn lực xã hội). Một sinh kế bền vững là khi nó có khả năng liên tục củng cố mức sống, mà không làm hủy hoại cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có khả năng vượt qua và hồi phục sau các áp lực và cú sốc (thảm họa, thiên nhiên suy thoái kinh tế [13, tr.53].


Từ các cách hiểu và khái niệm về sinh kế của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, với các cách tiếp cận, hướng nghiên cứu khác nhau, trên quan điểm văn hóa học và hướng nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm về sinh kế như sau: Sinh kế chính là cách thức sử dụng các nguồn lực và tổ chức những hoạt động kinh tế của cư dân địa phương được sắp xếp thành những ngành nghề đặc thù phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng nhằm duy trì cuộc sống được lặp lại từ ngày này qua ngày khác và có sự thay đổi linh hoạt khi có biến động về môi trường sống.

2.1.3. Văn hóa sinh kế và biến đổi văn hóa sinh kế

2.1.3.1. Khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của văn hóa sinh kế

a) Khái niệm văn hóa sinh kế

Văn hóa là tất cả những gì do con người sáng tạo ra, bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần, nên nó bao gồm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của con người. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ, văn hóa bao gồm 4 thành tố: văn hóa sản xuất; văn hóa đảm bảo đời sống (nhà cửa, ăn mặc…); văn hóa chuẩn mực xã hội (luật lệ, nghi lễ, phong tục…) và văn hóa nhận thức, trong đó văn hóa sản xuất được coi là thành tố quan trọng nhất [13, tr.22].

Trên quan điểm về nhân học và dân tộc học, nhà nghiên cứu Nguyễn Từ Chi theo cách hiểu góc rộng cho rằng “văn hóa là toàn bộ cuộc sống cả vật chất, xã hội, tinh thần của từng cộng đồng” [96, tr.22]. Trong ba bộ phận cấu thành văn hóa dân tộc (văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần), các hoạt động sinh kế, phương thức kiếm sống, tập quán cư trú, làng bản được xếp vào nhóm văn hóa vật chất. Văn hóa là tất cả những gì do con người tạo nên trong quá trình lao động chân tay và lao động trí óc theo quy tắc và cách thức tổ chức riêng biệt của từng cộng đồng.

Văn hóa sinh kế là một thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa sinh kế hay văn hóa đảm bảo đời sống gồm nhiều thành tố như ăn, mặc, ở, kiếm sống, tri thức, đời sống tín ngưỡng phục vụ cho việc đảm bảo cuộc sống của con người, trong đó hoạt động mưu sinh, kiếm sống là thành tố quan trọng nhất, vì sinh kế ổn định sẽ đảm bảo cho các vấn đề khác như ăn, mặc, ở, học hành….[2].

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí