Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 18


Thứ hai, chuyển đổi sinh kế góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân điạ phương: Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Du lịch phát triển sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động trong khu vực Tràng An mà không cần phải đào tạo bài bản, từ đó góp phần từng bước nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục khuyến khích mở rộng phát triển du lịch sẽ giúp cho người dân trong khu vực di sản Tràng An giải quyết hàng loạt vấn đề: Tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển các địa phương này trở thành xã nông thôn kiểu mẫu, văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các hoạt động du lịch trong khu di sản đã đem lại công việc thường xuyên và thu nhập ổn định cho hàng chục ngàn người dân địa phương. Chính nhờ sự phát triển của du lịch và chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia vào các hoạt động dịch vụ du lịch góp phần tạo nên một diện mạo mới cho vùng đất Tràng An ngày nay.

Như vậy, sự tác động của du lịch đã mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương như: Tạo việc làm thường xuyên cho gần 6.000 người với thu nhập ổn định, bình quân 3,5-5 triệu đồng/người/tháng, tháng cao điểm đạt gần 10 triệu đồng/người/tháng (gấp khoảng 10 lần thu nhập năm 2006); Có cơ hội và điều kiện tốt hơn trong tiếp cận, sử dụng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, giáo dục; có kiến thức, hiểu biết hơn về văn hóa, về ứng xử và giao tiếp, đặc biệt có thể ứng phó tốt hơn với những thay đổi về môi trường, KTXH; được tham gia vào quá trình hoạch định, thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển khu di sản và quyền được hưởng lợi từ các hoạt động bảo tồn, quản lý và phát triển du lịch trong khu di sản thế giới QTDT Tràng An.

4.2.2. Thách thức

Những tác động từ du lịch làm biến đổi văn hóa sinh kế truyền thống của cư dân trong vùng Tràng An có những tác động tiêu cực, trực tiếp đến đời sống của cư dân tại đây. Những tác động này cần được nhận thức nghiêm túc, đầy đủ để có thể ứng phó và giải quyết tốt các thách thức đặt ra, cụ thể trên các mặt sau:


a. Về kinh tế: Sau khi phát triển kinh tế hộ gia đình nhờ các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch đã đem lại đời sống vật chất khá giả cho một số cá nhân, hộ gia đình đã dẫn đến tình trạng phân hóa giàu nghèo rõ rệt. Những hộ gia đình có điều kiện và tiềm lực kinh tế đã chủ động tìm kiếm, huy động các nguồn lực, vay thêm vốn đầu tư vào các lĩnh vực như: Nhà hàng, khách sạn, homestay… do đó đã kịp thời đón được các luồng khách đến Ninh Bình ngày càng tăng trong những năm gần đây. Còn lại một bộ phận người dân, chủ yếu làm nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất để làm các dự án du lịch, diện tích đất canh tác bị thu hẹp hoặc không còn dẫn đến tình trạng bị thiếu việc làm, thất nghiệp, mất phương hướng không biết làm gì để sinh sống, những phương thức sinh kế truyền thống trước đây như trồng cấy, săn bắt, nuôi trồng thủy sản không còn phù hợp. Trước sự tác động của cơ chế thị trường, sản phẩm từ các nghề truyền thống giá thành khá cao, mẫu mã đơn điệu, chưa thể hiện được các dấu ấn văn hóa đặc trưng, dẫn đến bị mai một. Bên cạnh đó, năng suất nông nghiệp truyền thống trong khu vực này khá thấp so với các địa phương khác do chất đất, ảnh hưởng của bóng núi nên nhiều hộ gia đình đã bỏ hoang đất đai, không canh tác.

b. Về xã hội: Sự phát triển du lịch thường kèm theo sự du nhập văn hóa ngoại lai do lượng khách nước ngoài lưu trú tại Ninh Bình liên tục tăng cao trong những năm gần đây có thể làm lấn át hoặc mất đi bản sắc văn hóa địa phương. Bên cạnh đó, quá trình phát triển du lịch, làm thay đổi phương thức sản xuất, sinh kế truyền thống, lao động nông nghiệp thiếu việc làm, nhiều nam giới đã phải đi theo các công trình xây dựng ở các tỉnh miền núi, ở các thành phố lớn, khi về đã mang nhiều lối sống, tệ nạn xã hội mới như cờ bạc, mại dâm, ma túy… ảnh hưởng xấu đến các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân cư trong vùng Tràng An. Đặc biệt cấu trúc gia đình truyền thống dần bị phá vỡ, gây khó khăn cho việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp, trong vùng Tràng An hiện nay không còn nhiều các gia đình “tam đại đồng đường”, “tứ đại đồng đường” mà chủ yếu là các gia đình hạt nhân, các bạn trẻ khi lập gia đình đều tách ra ở riêng để tránh những va chạm và sự mâu thuẫn bất đồng, xung đột về văn hóa giữa các thế hệ trong gia đình.


Quá trình biến đổi văn hóa sinh kế trong khu vực di sản Tràng An đã đặt ra nhiều vấn đề thách thức trước sự phát triển của nền kinh tế và bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Nổi bật là những khó khăn, thách thức sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Thứ nhất, các phương thức sinh kế, mưu sinh truyền thống sau khi biến đổi có sự tác động của hoạt động du lịch chỉ mang tính thời vụ. Vấn đề thời vụ du lịch tác động đến văn hóa và đời sống của cộng đồng cư dân trong bối cảnh hiện nay, như thiếu việc và không có việc làm hoặc việc làm không ổn định.

Thứ hai, nguồn lực đất canh tác phục vụ các hoạt động mưu sinh truyền thống bị thu hẹp. Hiện nay nhiều hộ gia đình đã bán đất lúa, đất ruộng cho các nhà đầu cơ bất động sản trong khi một bộ phận cư dân chưa có điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp nên tình trạng thất nghiệp đang có xu hướng tăng, dẫn tới sự phân hóa giàu, nghèo, phân tầng xã hội của cộng đồng dân cư trong khu vực di sản.

Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 18

Thứ ba, trình độ VHSK của cư dân làm du lịch trong khu vực di sản chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của hoạt động sinh kế bền vững. Đa phần người làm dịch vụ du lịch trong khu vực Tràng An họ đều xuất phát từ nông nghiệp đơn thuần nên chưa được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng nghề du lịch.

Thứ tư, sự mở rộng của các loại hình lưu trú và ngành nghề của cộng đồng cư dân trong khu vực di tích quốc gia đặc biệt đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý tại địa phương và gây sức ép môi trường lên di sản trong việc bảo tồn nguyên trạng khu vực di sản hạn chế hoạt động của con người.

Thứ năm, các tệ nạn xã hội và vấn đề an ninh trật tự ở địa phương ngày càng phức tạp, khó kiểm soát do ảnh hưởng của mặt trái phát triển du lịch. Số lượng khách nước ngoài lưu trú trong khu vực di sản ngày càng tăng cao, đặc biệt tại khu vực Tam Cốc - Bích Động và Tràng An. Hiện nay chưa xảy ra vụ việc nào phức tạp nhưng những vấn đề phổ biến như: Du khách nước ngoài chưa chấp hành luật giao thông, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, say xỉn gây mất trật tự trong các quán bar, nhà hàng đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh trật tự trong khu vực di sản. Lối sống tây hóa của du khách nước ngoài đã ảnh hưởng tới phong cách sống của một bộ phận giới trẻ tại khu vực này, chỉ thích hưởng thụ, lười lao động, hay tụ tập đàn đúm đặc biệt vào dịp lễ hội và tổ


chức chơi cờ bạc dưới nhiều hình thức. Đây thực sự là thách thức không nhỏ, ảnh hưởng đáng báo động tới lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên đang sinh sống trong khu vực di sản.

Thứ sáu, tình trạng ô nhiễm môi trường và suy thoái nguồn lực tự nhiên do sự tập trung lượng khách du lịch tương đối lớn, vượt sức chứa hay sức chịu tải về môi trường và xã hội tại các khu, điểm du lịch vào mùa cao điểm của lễ hội cũng như ảnh hưởng tới vấn đề sinh kế bền vững của cộng đồng cư dân.

4.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA CƯ DÂN Ở QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH

4.3.1. Cơ chế chính sách khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa sinh kế truyền thống, nghề truyền thống của cư dân địa phương

Trong thời gian tới cần xây dựng và thực hiện đồng bộ và hiệu quả các cơ chế chính sách khôi phục, bảo tồn các giá trị văn hóa sinh kế truyền thống, nghề truyền thống của cư dân địa phương. Vấn đề xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, dự án khôi phục, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa sinh kế truyền thống trong khu vực di sản đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng, làm tiền đề cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch những năm tiếp theo, có được kết quả đó chính là nhờ việc phân công, phân cấp cụ thể thực hiện việc quy hoạch, đầu tư xây dựng và khảo sát khôi phục, bảo tồn các giá trị VHSK truyền thống; nghề truyền thống của cư dân địa phương trên địa bàn khu di sản.

Các quy hoạch, kế hoạch và dự án dù đã được phê duyệt nhưng tiến độ thực hiện chậm, hiệu quả chưa cao, điều đó do nhiều nguyên nhân như: Nguồn kinh phí không đáp ứng kịp thời, các thủ tục hành chính mất nhiều thời gian, bộ phận thẩm định còn chậm, đội ngũ cán bộ còn lúng túng trong việc hướng dẫn, thẩm định và thi công, các quy hoạch bị kéo dài hoặc tính khả thi không cao đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có tầm nhìn, có sự am hiểu sâu sắc về di sản thế giới của tỉnh, có khả năng phán đoán, dự báo tốt, nắm vững các quy định, quy trình của nhà nước về công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích, nghiên cứu bảo tồn di sản phù hợp với quy định của pháp luật và công ước quốc tế về di sản trong quá trình phát triển du lịch.


Đối với nghề truyền thống thủ công địa phương trong khu Di sản: Người dân ở Tràng An đã phát huy khả năng khéo léo của đôi bàn tay và trí tuệ của mình tạo nên nhiều nghề thủ công lâu đời, nổi tiếng như thêu ren, đan lát, chạm khắc đá, làm hàng mộc… Đó là những nghề truyền thống có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao. Để phát triển làng nghề truyền thống trước nguy cơ bị mai một cần triển khai đồng bộ các giải pháp cơ bản. Theo đó, để bảo tồn và phát triển làng nghề, các nghề thủ công truyền thống trước tiên phải giải quyết vấn đề nhận thức của các cấp, các ngành, nhất người dân ở các làng nghề. Bởi nhiều giá trị văn hóa của làng nghề thủ công truyền thống dần bị mai một, bí quyết nghề nghiệp bị thất truyền cùng với sự ra đi của các nghệ nhân lớn tuổi. Những ý nghĩa văn hóa truyền thống của mỗi sản phẩm không được các thế hệ sau tiếp thu và phát huy một cách đúng mức sẽ dẫn đến mất bản sắc nghề. Thậm chí, còn có xu hướng thương mại hóa, chỉ hướng tới mục tiêu lợi nhuận làm cho giá trị văn hóa của sản phẩm thủ công truyền thống bị suy giảm, thương hiệu của làng nghề bị phai mờ. Ngoài ra, các sở, ngành và địa phương trong vùng di sản cần xem xét kỹ và nắm vững được những đặc thù của làng nghề thủ công truyền thống trước khi tham mưu ban hành chính sách, đầu tư cho các hoạt động bảo tồn, phục hồi và phát triển các làng nghề.

Bảo tồn và phát triển làng nghề thủ công truyền thống trong vùng Di sản phải đặt ra các yêu cầu về bảo lưu và giải quyết hài hòa các loại nguồn vốn để làng nghề có thể tiếp tục phát triển bền vững. Trước đây, trong các làng nghề thủ công thường tồn tại hai loại hoạt động sản xuất chính là hoạt động nông nghiệp và hoạt động phi nông nghiệp. Trong đó, sản xuất thủ công chiếm vị trí chủ đạo. Nhưng hiện nay, ngoài các loại hoạt động sản xuất cơ bản nói trên, trong các làng nghề tại khu vực Di sản Tràng An còn xuất hiện loại hình dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống (điển hình là làng nghề thêu ren Văn Lâm, Ninh Hải).

Phục hồi, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa sinh kế truyền thống cũng như những phong tục tập quán, các lễ hội văn hóa, nghi lễ dân gian gắn với sinh kế; các món ăn đặc sản mang đậm bản sắc địa phương, phát triển các vùng chuyên canh rau sạch, các trang trại chăn nuôi cây, con đặc sản phục vụ khách du lịch; phát triển các nghề thủ công truyền thống sẽ đem lại hiệu quả về mặt


kinh tế cũng như giá trị văn hóa cung cấp những sản phẩm lưu niệm độc đáo có ý nghĩa cho khách du lịch. Cần kết hợp phát triển làng nghề với du lịch; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật để sáng tác mẫu mã, nâng cao trình độ tay nghề cho thợ trẻ, gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn và đầu tư xử lý môi trường làng nghề để đảm bảo phát triển bền vững…

Các giá trị VHSK và nghề truyền thống có quan hệ mật thiết với đời sống sinh hoạt hằng ngày của cộng đồng cư dân Tràng An, cho nên hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong sinh kế và nghề truyền thống chỉ có thể hiệu quả khi giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Sản phẩm làm ra vừa phải chứa đựng những yếu tố văn hóa truyền thống, tiếp thu những tinh hoa của cha ông vừa phải đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội hiện đại. Do đó, việc đánh giá, nhận thức đúng vị trí, vai trò và giá trị của văn hóa sinh kế, từ đó đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp, có tính liên ngành không những giúp cho việc hỗ trợ cho sinh kế của người dân phát triển một cách bền vững mà còn góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển ổn định kinh tế, xã hội của địa phương.

4.3.2. Bồi dưỡng, phát triển nguồn lực con người hình thành hệ thống giá trị định hướng, chuẩn mực, hành vi sinh kế phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch bền vững trong khu di sản

Để phát triền nguồn nhân lực trẻ, Ninh Bình cần phải có chính sách, cơ chế và giải pháp phù hợp, quan tâm đầy đủ và trực tiếp tới nhóm người sẽ là nguồn nhân lực của tương lai. Nói một cách chính xác chúng ta cần phải có những giải pháp tác động trực tiếp tới nhóm đối tượng đặc thù này. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, lao động du lịch, đặc biệt đối với đội ngũ nhân lực làm công tác nghiên cứu và quản lý Di sản cả về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ. Tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, các trường đại học trong nước và quốc tế tổ chức nghiên cứu, xuất bản các công trình nghiên cứu về khảo cổ học, địa chất, địa mạo và đa dạng sinh học, xây dựng các bộ tài liệu hướng dẫn về du lịch di sản; ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý di sản. Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ du lịch, công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn di sản, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, du


lịch nông nghiệp; Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý văn hóa - du lịch được học tập kinh nghiệm quản lý và khai thác tài nguyên, tham gia hội thảo tại các nước, các vùng trong khu vực và trên thế giới để học tập, nâng cao trình độ hiểu biết, kinh nghiệm về quản lý, bảo tồn Di sản và phát triển du lịch trong khu Di sản.

Đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề du lịch cho cộng đồng dân cư và các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch để từng bước chuyên nghiệp hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch trong khu Di sản. Các giải pháp cụ thể là: Chăm sóc về mặt thể chất, tạo cho họ có đủ sức khỏe về thể chất và tinh thần, sự bền bỉ và dẻo dai, sẵn sàng vượt qua được mọi khó khăn, thách thức của quá trình phát triển kinh tế kinh tế thị trường, sự tác động của phát triển du lịch; Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn, tay nghề, khả năng lao động sáng tạo, tạo điều kiện để cộng đồng dân cư có điều kiện học tập và tham gia đóng góp, cống hiến theo khả năng của mình.

Sự phát triển nguồn nhân lực chỉ có thể đạt được thành công trên nền tảng cơ bản sự phát triển kinh tế xã hội, văn hoá, sự ổn định chính trị của tỉnh. Do đó các cơ quan quản lý di sản và chính quyền địa phương cần phải chủ động xây dựng một chương trình phát triển nguồn nhân lực dài hạn, nhằm xác định rõ ràng mục tiêu chiến lược, kế hoạch thực hiện, các bước đi cụ thể cho việc phát triển, xây dựng hệ giá trị văn hóa định hướng, chuẩn mực và hành vi sinh kế. Điều đó phải được xác định rõ trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu di sản, trong đó có tính đến những đặc điểm và truyền thống văn hóa địa phương và của vùng.

- Thực hiện các giải pháp về việc làm, thị trường lao động, điều kiện làm việc cho cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng Tràng An: Đẩy mạnh đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết đào tạo giữa đơn vị sử dụng lao động và cơ sở đào tạo. Phát triển các mô hình, hình thức phối hợp, hợp tác và hỗ trợ đào tạo, đáp ứng theo nhu cầu hợp tác của doanh nghiệp, của xã hội. Các cơ sở đào tạo phải xác định nhu cầu nguồn nhân lực theo vị trí việc làm của xã hội, phải xây dựng được chuẩn đầu ra phù hợp với từng vị trí công việc mà người làm sẽ đảm nhận sau khi tốt nghiệp và phải được cập nhật thường xuyên kiến thức, công nghệ mới


nâng cao và phát triển được lao động trong các ngành công nghệ cao, đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng. Các cơ sở đào tạo cần liên kết với doanh nghiệp để đào tạo đúng nhu cầu hay theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Phải thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiệp để tăng cường khả năng thực tập, tạo sự phù hợp, thích nghi với điều kiện làm việc bên ngoài cho người học.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch: Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn di sản văn hóa; các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm cho cán bộ, công nhân viên và người lao động tham gia các hoạt động du lịch; đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ nghề du lịch cho cán bộ, nhân viên các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống để từng bước chuyên nghiệp hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch; các lớp bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, thái độ ứng xử văn hóa, văn minh và ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa cho cộng đồng địa phương và người dân tham gia làm dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch trong khu Di sản.

4.3.3. Phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, khai thác các giá trị văn hóa để phát triển văn hóa sinh kế bền vững cho người dân địa phương

Phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng thì cộng đồng phải được chia sẻ lợi ích từ phát triển du lịch. Theo nguyên tắc này cộng đồng phải cùng được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch, nguồn thu từ hoạt động du lịch được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồng thời lợi ích đó cũng được trích để phát triển lợi ích chung cho xã hội như tái đầu tư cho cộng đồng xây dựng hệ thống đường giao thông, cầu cống, điện và chăm sóc sức khoẻ và giáo dục. Cho nên, muốn khai thác lâu bền các giá trị văn hóa của cộng đồng, nhất thiết phải thực hiện du lịch có trách nhiệm. Trong bối cảnh hiện nay, phát triển du lịch có trách nhiệm phải chia sẻ lợi ích, đảm bảo sự tham gia đồng đều của tất cả các bên. Đối với du khách, phải làm sao để họ thay đổi nhận thức và có những hành động thiết thực tại điểm đến. Nhiều doanh nghiệp đã hỗ trợ cho người dân kiến thức kinh doanh du lịch, sửa chữa nhà cửa, các trang thiết bị cần thiết để làm nhà nghỉ, cách thức chế biến món ăn, hỗ trợ về môi trường, xử lý rác

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí