Nhóm Giải Pháp Từ Phía Các Doanh Nghiệp Tham Gia Nhượng Quyền Thương Mại

Ngoài ra Hiệp hội còn là nơi để các doanh nghiệp có nhu cầu nhượng quyền và các doanh nghiệp muốn nhận quyền tìm đến hợp tác với nhau.

Trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập sâu rộng như hiện nay thì Hiệp hội Franchise Việt Nam ra đời phải có sự liên kết với các Tổ chức, Hiệp hội Franchise quốc tế bằng việc đăng ký làm thành viên của Hiệp hội Franchise khu vực và Hiệp hội nhượng quyền thế giới. Làm thành viên của những Hiệp hội này các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi khi hợp tác với các đối tác nước ngoài đồng thời có cơ hội tham gia các hoạt động bổ ích khác để phát triển Franchise trong nước.

2. Nhóm giải pháp từ phía các Doanh nghiệp tham gia Nhượng quyền thương mại

Trước khi đưa ra các giải pháp từ phía các doanh nghiệp tham gia NQTM cần xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua:

- Nhận thức về hoạt động nhượng quyền kinh doanh

Nhượng quyền kinh doanh là hoạt động còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Ngay ở trong nước cũng chỉ mới phát triển trong những năm gần đây. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu rõ bản chất của hình thức kinh doanh này nên chưa đầu tư phát triển ra thị trường thế giới. Chỉ những doanh nghiệp nào hiểu rõ hình thức kinh doanh này mới xây dựng và thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới bằng hình thức nhượng quyền kinh doanh.

- Xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu

Vấn đề được nhấn mạnh trong khoảng 10 năm trở lại đây. Mà chúng ta biết xây dựng, quảng bá, phát triển thương hiệu phải có tính thời gian và phải có cách làm bài bản. Thương hiệu chưa nổi tiếng thì chưa thể có người đặt vấn đề nhượng quyền kinh doanh.

- Đội ngũ tư vấn nhượng quyền thương mại

Trong những năm qua, đã xuất hiện vài công ty tư vấn về nhượng quyền kinh doanh nhưng số lượng còn hạn chế và chủ yếu cũng chỉ tư vấn hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong nước. Bản thân nhiều doanh nghiệp thì chưa có chuyên viên am hiểu sâu về hoạt động nhượng quyền kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

- Kiến thức marketing, marketing quốc tế

Để có thể thực hiện nhượng quyền kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing quốc tế một cách bài bản. Điều này đòi hỏi phải có thời gian cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt nam và phương hướng phát triển trong thời gian tới - 12

- Đào tạo chuyên sâu về nhượng quyền kinh doanh.

Cho đến nay, ít có chương trình đào tạo nào có tính chuyên sâu về nhượng quyền kinh doanh, ngoại trừ những buổi hội thảo do các Hiệp hội tổ chức. ở các trường đại học kinh tế, thương mại chưa có điều kiện giảng dạy chuyên sâu về nhượng quyền kinh doanh nên cũng chỉ dừng lại ở một nội dung trong chương trình giảng dạy của một vài môn học. Những nhân tố trên đều tác động theo hướng không thuận lợi đến sự phát triển hoạt động nhượng quyền kinh doanh ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.

2.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp nhượng quyền

2.1.1. Có chiến lược xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu

Mọi người được nghe nhiều về một công thức xây dựng thương hiệu là xác định nhất quán thương hiệu sẽ tác động đến nhận thức của khách hàng ra sao, không chỉ giúp doanh nghiệp tách biệt khỏi “đám đông” trên thị trường, mà còn đảm bảo doanh số trong tương lai. Dù sản phẩm của bạn là thức ăn nhanh hay dịch vụ dọn dẹp nhà cửa, thương hiệu của bạn nói lên rằng: “Tôi là ai, và đây là điều tôi đem đến cho bạn”. Thương hiệu càng mạnh thì càng tác động nhiều đến hành vi mua hàng. Đó là lý do tại sao các công ty đầu tư nhiều vào tài sản vô hình này như một phần công cuộc kinh doanh của họ. Điều quan trọng đầu tiên các doanh nghiệp muốn nhượng quyền cần phải làm nếu muốn bán franchise là xây dựng một thương hiệu có tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường. Để xây dựng một thương hiệu vững mạnh thì trước hết bản thân doanh nghiệp phải nhận thức đúng đắn về giá trị thương hiệu đối với sự phát triển của công ty, sau đó cần phải xây dựng một chiến lược phát triển thương hiệu cụ thể và bền bỉ đầu tư cho chiến lược này từ nhân lực, tài chính đến quản lý. Doanh nghiệp có thể thành lập hẳn một bộ phận chuyên phụ trách về phát triển thương hiệu, hoặc cần thiết có thể thuê chuyên gia tư vấn về thương hiệu.

Thương hiệu là phần giá trị nhất trong một tổ chức, và nếu không có sự chăm sóc, quan tâm thích đáng thì nó sẽ bị mất dần thậm chí bị tổn hại. Việc bảo vệ và duy trì một thương hiệu nhất quán cho cả sản phẩm và định vị là yếu tố quan trọng nhất của thương hiệu. Việc nhượng quyền đem lại cho họ quyền được sử dụng thương hiệu của bạn như một lợi thế kinh doanh của họ.

Lúc tốt nhất để bắt đầu bảo vệ thương hiệu là ngay từ khi bạn bắt đầu phát triển kinh doanh. Jennifer Onnen, công ty quảng cáo Hot Dish, nhận xét: “Thương hiệu nhượng quyền rất khó bảo vệ vì nó phụ thuộc vào người được nhượng quyền có giữ được tính toàn vẹn của hình ảnh thương hiệu ở mức nhất định hay không. Hệ thống càng lớn, họ càng dễ mất quyền kiểm soát nếu thương hiệu không được củng cố và bảo vệ”.

Để xây dựng một thương hiệu có uy tín và chỗ đứng lâu dài trên thị trường đòi hỏi phải có chiến lược dài hạn và liên tục củng cố hình ảnh của thương hiệu đối với khách hàng. Củng cố hình ảnh của thương hiệu có thể là lựa chọn lựac chọn những phương thức tiếp thị và quảng cáo phù hợp, nhưng quan trọng hơn nữa là doanh nghiệp phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp trên thị trường.

Ngoài ra, bên cạnh việc xây dựng và phát triển thương hiệu thì việc bảo vệ thương hiệu cũng là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là bảo vệ thương hiệu ở nước ngoài. Tại Việt Nam các doanh nghiệp có thể đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ, còn thị trường nước ngoài nếu chưa đủ tiềm lực đăng ký nhiều thì có thể đăng ký dần, lựa chọn các thị trường trọng điểm, mục tiêu hướng tới nhượng quyền sang các nước đó để đăng ký bảo vệ thương hiệu. Không thể “mất bò mới lo làm chuồng”, khi đó doanh nghiệp sẽ tốn kém rất nhiều tiền của, công sức để lấy lại được thương hiệu của chính mình.

2.1.2. Trước khi nhượng quyền cần xây dựng cẩm nang hoạt động, cung cấp thông tin cho đối tác mua franchise

Cẩm nang hoạt động là một trong những tài liệu quan trọng khi bán franchise, tài liệu này sẽ giúp người mua franchise vận hành cửa hàng nhượng quyền theo đúng tiêu chuẩn đồng bộ của chủ thương hiệu, đặc biệt có ích sau thời

gian khai trương. Chủ thương hiệu phải chuẩn bị thật đầy đủ các thông tin để cung cấp cho đối tác mua franchise tiềm năng. Chủ thương hiệu phải gửi cho bên dự kiến mua franchise tài liệu UFOC, tài liệu này cung cấp đầy đủ thông tin về chủ thương hiệu và kinh doanh nhượng quyền trước khi họ quyết định. Ngoài ra chủ thương hiệu còn cần chuẩn bị chương trình huấn luyện cho đối tác mua franchise, sao cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh và phục vụ hữu hiệu cho quá trình nhượng quyền cũng như vận hành các cửa hàng nhượng quyền khi chúng đi vào hoạt động.

2.1.3. Nâng cao năng lực quản lý, giám sát, xây dựng hệ thống chuẩn và đồng bộ. Lựa chọn cách thức triển khai hệ thống nhượng quyền phù hợp

Doanh nghiệp cần không ngừng hoàn thiện công tác quản lý, giám sát hệ thống nhượng quyền một cách chuyên nghiệp, xây dựng và duy trì hệ thống chuẩn và đồng bộ ở tất cả các khâu để đảm bảo tính thống nhất của cả hệ thống. Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược franchise đảm bảo 4 yếu tố quyết định cho sự thành công dựa vào các khả năng: phát triển bền vững, kiểm soát, tiếp thị hệ thống và khả năng nhân bản hệ thống.

Người nhượng quyền phải trang bị những kiến thức và phẩm chất nhất định. Hai phẩm chất quan trọng nhất là: tạo dựng được niềm tin từ những người được nhượng quyền kinh doanh khi đưa ra một quyết định và sẵn sàng nhận những ý kiến đóng góp từ phía khách hàng khi cần thiết. Những người nhượng quyền kinh doanh phải có một hệ thống nhân sự để giải quyết bất cứ một vụ tranh chấp nào giữa người nhượng quyền và người được nhượng quyền kinh doanh. Bên cạnh rất nhiều lợi ích thì hội đồng tư vấn quyền kinh doanh còn có một lợi ích nữa là họ có thể đưa ra những lời khuyên bổ ích và có thể giải quyết những vướng mắc khi doanh nghiệp mắc phải. Mặc dù trên danh nghĩa thì không nhất thiết phải có hội đồng tư vấn quyền kinh doanh nhưng đây vẫn là một lợi thế rất lớn cho những người nhượng lại quyền kinh doanh.

Vì bản chất nhượng quyền là ở mô hình kinh doanh chứ không phải chỉ riêng thương hiệu, nói cách khác nhượng quyền là cho thuê công thức kinh doanh đã thành công. Do vậy, để bán franchise thì bên nhượng quyền phải xây dựng cho được một công thức kinh doanh mà có khả năng nhân rộng. Tức là sự thành công

mà bên nhượng quyền cần xây dựng là sự thành công của một hệ thống chứ không phải là một trường hợp đơn lẻ. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai cách sau:

- Tập trung vào việc phát triển doanh nghiệp theo lối thông thường, sau đó phát triển theo hướng nhượng quyền: cách này khá phổ biến và thuận lợi cho các doanh nghiệp vì khi triển khai nhượng quyền doanh nghiệp đã có một thời gian hoạt động trước đó để ít nhiều tạo dựng tên tuổi và uy tín trong lòng người tiêu dùng.

- Xây dựng doanh nghiệp cùng lúc với triển khai hoạt động nhượng quyền: Với cách làm này do đã xác định ngay từ đầu mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi nên có chiến lược phát triển khá bài bản theo đúng kỹ thuật nhượng quyền, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.

2.1.4. Lựa chọn đối tác thích hợp để nhượng quyền

Việc lựa chọn đối tác để bán franchise là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình triển khai nhượng quyền. Lựa chọn sai đối tác có thể dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện sau này, thậm chí ảnh hưởng xấu hoặc đổ bể thương hiệu. Doanh nghiệp nhượng quyền cần cân nhắc kỹ một số tiêu chí trước khi bán franchise cho đối tác như: Đối tác phải tin tưởng tuyệt đối vào sản phẩm và mô hình kinh doanh của chủ thương hiệu, cam kết hợp tác đến cùng để phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; thứ hai là đối tác phải có kiến thức và ít nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhượng quyền, điều này sẽ giúp bên nhượng quyền dễ thỏa thuận các điều khoản và triển khai thuận lợi công tác đào tạo, huấn luyện cho đối tác; thứ ba, đối tác phải am hiểu thị trường địa phương như tập quán văn hoá, thói quen tiêu dùng, luật pháp địa phương,… điều này đặc biệt quan trong khi doanh nghiệp bán franchise độc quyền cho đối tác; thứ tư, đối tác có khả năng về tài chính và huy động vốn để có thể phát triển tối đa hệ thống nhượng quyền.

2.1.5. Thường xuyên cập nhật và học hỏi kinh nghiệm từ các nước đi trước

Để có một hệ thống nhượng quyền mạnh thì đòi hỏi doanh nghiệp nhượng quyền không những phải chuẩn bị một cơ sở đủ mạnh về nhân lực, vật lực mà còn phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của các thương hiệu thành công trong nước cũng

như nước ngoài để từ đó có cơ sở phát triển hệ thống một cách bài bản nhất. Các trường hợp thành công hay thất bại điển hình sẽ là bài học vô cùng quý báu cho doanh nghiệp nhượng quyền, từ đây họ hiểu được bản chất của NQTM là gì và vấn đề cốt lõi cho sự thành công nằm ở đâu để có thể xây dựng một định hướng chiến lược cho doanh nghiệp cũng như phối hợp thế nào với bên nhận quyền cho hiệu quả nhất.


2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp nhận quyền

2.2.1. Tìm hiểu kỹ về phương thức nhượng quyền và cân nhắc kỹ trước khi mua franchise

Trước khi quyết định nhận quyền, các doanh nghiệp cần lưu ý một số yếu tố sau:

Thứ nhất, cần nắm rõ các thông tin của nhà nhượng quyền như tình hình kinh doanh, thương hiệu dự định nhượng quyền, thị trường của thương hiệu này, tốc độ phát triển của hệ thống, hiệu quả của hệ thống, mức độ thành công của hệ thống trong những năm qua, những ưu điểm nổi bật của hệ thống này so với hệ thống cùng chủng loại và những định hướng phát triển hệ thống này trong tương lai về thị trường, về những chính sách hỗ trợ đối với các nhà nhận quyền mới, các chính sách cho những thị trường mới…nhất là đối với các định hướng liên quan đến thị trường mà doanh nghiệp quan tâm. Việc nắm rõ các thông tin trên giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp nhượng quyền, làm cơ sở cho việc ra quyết định trong tương lai.

Thứ hai, doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu thị trường mục tiêu của mình để trả lời hàng loạt các câu hỏi: Hình thức kinh doanh này có phù hợp với khả năng kinh doanh của mình hay không? Thương hiệu, sản phẩm này có được khách hàng chấp nhận hay không? Hiệu quả đầu tư của hình thức này sẽ như thế nào? Luật pháp quy định cho trường hợp này như thế nào?... Vì rõ ràng, không phải thương hiệu nào, sản phẩm nào, hệ thống nào thành công ở một nước, một khu vực thì sẽ thành công ở một nước khác hoặc khu vực khác. Điều này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng thường rất dễ bị bỏ qua đối với các doanh nghiệp thiếu kinh

nghiệm trong việc nhận nhượng quyền và kết quả thường sẽ không như mong đợi đối với các nhà đầu tư.

Thứ ba, cần nghiên cứu kỹ hồ sơ nhượng quyền do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó quy định rất rõ các điều khoản: quy định về địa điểm, quy định về vị trí và không gian địa lý, quy định về đầu tư, các quy định về khai trương, vận hành, sản phẩm, các yêu cầu về huấn luyện, quy định về cấp phép, kiểm tra, vận hành, bảo trì, sửa chữa, quy định về bảo hiểm tài sản, nhân viên, quy định về việc sử dụng thương hiệu và sản phẩm, quy định về các khoản phí, quy định về chuyển nhượng mô hình kinh doanh, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, quy định về tái ký hợp đồng, quy định về bồi thường, quy định về giải quyết tranh chấp… Ngoài ra, trong hồ sơ nhượng quyền này còn định ra các yêu cầu đối với nhà nhận quyền trong tương lai về tài chính, đạo đức, kinh nghiệm kinh doanh, những cam kết khác… Những điều kiện trong hồ sơ nhượng quyền giúp người nhượng quyền có một sự hiểu biết tường tận người nhận quyền trong tương lai. Nó có tác dụng như một công cụ sàng lọc giúp nhà nhượng quyền tìm ra được các ứng viên tốt nhất cho hệ thống nhượng quyền của mình. Do những quy định rất chặt chẽ như vậy nên doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ hồ sơ này trước khi tiến hành nhận nhượng quyền. Việc nghiên cứu này sẽ giúp nhà nhận quyền trong tương lai hiểu rõ được nhà nhượng quyền, những quy định của các bên trong suốt quá trình thực hiện và rõ ràng cũng giúp cho nhà nhận quyền đánh giá lại khả năng của mình, đánh giá lại khả năng theo đuổi của mình cùng với nhà nhượng quyền trong suốt quá trình hợp tác. Vì khi đã trở thành franchisee là cam kết trọn vẹn cùng franchiser chia sẻ thành công và khó khăn trong suốt quá trình hợp tác này.

Thứ tư, cần nghiên cứu kỹ các điều khoản trong Hợp đồng nhượng quyền. Hợp đồng này thường do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó chi tiết hoá các điều được ghi trong Hồ sơ nhượng quyền. Chẳng hạn như nhiều hợp đồng NQTM yêu cầu bên nhận quyền phải trả một khoản phí nhượng quyền cố định, kể cả khi hoạt động kinh doanh không có lãi, điều này bên nhận quyền phải cân nhắc kỹ liệu khả năng tài chính dự phòng của mình có đủ để đáp ứng nghĩa vụ này không. Hay cũng có trường hợp hợp đồng NQTM trao quyền rất lớn cho bên nhượng quyền trong

việc chấm dứt hoặc gia hạn hợp đồng. Bên nhận quyền nên nghiên cứu, đàm phán kỹ những điều khoản này bởi vì bên nhượng quyền có thể lợi dụng những điều khoản này để chấm dứt hoặc không gia hạn hợp đồng cho bên nhận quyền, gây thiệt thòi, bất lợi cho bên nhận quyền. Một lần nữa, doanh nghiệp cần đánh giá lại toàn bộ các điều khoản, xem xét các điều kiện của mình. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra các câu hỏi cho nhà nhượng quyền, lắng nghe sự trả lời. Việc đồng ý ký hợp đồng nhượng quyền hay từ chối đều thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của mình đối với nhà nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền cần thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục của luật pháp Việt Nam.

Thêm nữa, doanh nghiệp cần hiểu rõ các cam kết của nhà nhượng quyền cũng như những cam kết của mình đối với nhà nhượng quyền và thể hiện chúng trong các điều khoản của hợp đồng nhượng quyền. Hình thức này chỉ thực sự phát huy tính hiệu quả vượt trội của nó khi có hệ thống cùng vận hành theo một quy dịnh, quy trình thống nhất. Nếu một trong hai bên vi phạm các cam kết này thì hậu quả sẽ rất khó lường. Nhà nhượng quyền có thể sụp đổ cả hệ thống thậm chí phá sản, nhà nhận quyền có thể sẽ không còn cơ hội tiếp tục kinh doanh vì sự thua lỗ và nhất là niềm tin của các nhà nhượng quyền khác đối với mình. Do vậy, việc giữ uy tín cho hệ thống và sự thống nhất của hệ thống không những tạo ra sự phát triển cho bản thân nhà nhượng quyền mà cho từng nhà nhận quyền, góp phần tạo ra hệ thống sức mạnh chung trong việc duy trì lòng trung thành của khách hàng, đối trọng cho các đối tác và đây cũng là trở ngại thực sự cho các đối thủ cạnh tranh.

2.2.2. Tuân thủ các cam kết kinh doanh với bên nhượng quyền đồng thời biết tự bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp mình

Vì đặc điểm của NQTM là triển khai một mô hình đã được thử nghiệm thành công, nói khác đi là doanh nghiệp nhận quyền sẽ kinh doanh vì mình nhưng lại đứng trên đôi chân của người khác. Do vậy, việc áp dụng và tuân thủ những quy trình, cách thức quản lý và kinh doanh đã được chuyển giao sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo khả năng thành công. Tin tưởng vào nhà nhượng quyền, chấp nhận những hướng dẫn và tuân theo những chính sách của họ. Bởi vì lợi nhuận của nhà nhượng quyền một phần do doanh nghiệp nhận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022