Kết Quả Khảo Sát Sinh Viên Sau Thực Nghiệm (Đánh Giá Định Tính)


CNTT&TT với các PPDH tích cực và PPDH đặc thù của địa lí theo định hướng phát triển năng lực người học” đạt mức điểm thấp hơn không đáng kể (3.27 điểm). So sánh với kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm cho thấy kết quả có sự tương quan, khi mà SV vẫn thể hiện ưu thế hơn ở việc sử dụng các công cụ và Internet so với phương pháp ứng dụng CNTT&TT trong dạy học. Kết quả này cũng được làm rõ hơn thông qua tự đánh giá về mức độ thành thạo các kĩ năng sử dụng các công cụ CNTT&TT với những mục đích sử dụng khác nhau trong dạy học (bảng 3.13 và phụ lục 3.13).

Đánh giá một cách tổng thể, SV cho rằng họ “thành thạo” trong việc sử dụng các công cụ CNTT&TT về mặt kĩ thuật và mục đích sử dụng, điểm trung bình chung là 4.15, có 11/15 tiêu chí đạt trên 4 điểm là mức “thành thạo đến rất thành thạo”. Các tiêu chí có mức điểm trung bình dưới 4 gồm: “Thiết kế, biên tập các video, câu chuyện hình ảnh”(3.96), “Biên tập các bản đồ địa lí cơ bản”(3.69) và “Tạo các mô hình địa lí”(3.08). Kết quả này được lí giải xuất phát từ mức độ phức tạp của công cụ về mặt kĩ thuật và phương pháp. Thứ hạng điểm số cũng cho thấy 1 thực tế là: SV vẫn có ưu thế hơn với những công cụ mà mục đích sử dụng đơn thuần kĩ thuật, và hạn chế ở công cụ mà mục đích sử dụng nhấn mạnh tính phương pháp sư phạm trong đó.

Từ các phân tích trên có thể đưa ra một số nhận định về kết quả thực nghiệm chỉ báo năng lực ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí: SV có sự tiến bộ rõ ràng về khả năng sử dụng CNTT&TT bao gồm cả việc sử dụng các phần mềm để sáng tạo học liệu, khai thác Internet để phục vụ dạy học và kết hợp CNTT&TT với PPDH đặc thù bộ môn Địa lí. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí cải thiện chậm hơn so với hai chỉ số còn lại. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nhận định nghiên cứu được đặt ra trước thực nghiệm. Để giải thích cho kết quả này, SV đa phần cho rằng: Họ đã có vốn kiến thức cơ bản về CNTT&TT được cung cấp trước đó làm nền tảng, cho nên việc tiếp cận, học tập và phát triển kĩ năng công nghệ được thực hiện thuận lợi hơn. Khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên, hướng dẫn và sự hỗ trợ là hết sức thuận lợi. Thêm vào đó, giai đoạn học tập này do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, SV có nhiều thời gian tự học, tự nghiên cứu để trau dồi thêm kĩ năng CNTT&TT của bản thân. Tuy nhiên, họ cũng tự nhìn nhận do chưa nắm vững các PPDH nên chưa biết các kết hợp CNTT&TT với PPDH sao cho hợp lí. SV đa phần được thực hành theo hướng dẫn, chưa được trải nghiệm ứng dụng CNTT&TT để thực hành giảng dạy trực tiếp trên lớp nên khó tránh việc chưa thành thạo. Các tiêu chí đánh giá việc ứng dụng CNTT&TT với các PPDH được tiếp cận chủ yếu là từ nguồn GV cung cấp, hạn chế hơn so với sự đa dạng của các học liệu và hướng dẫn về công cụ công nghệ. Ngoài ra, học tập trực tiếp bị giảm thời lượng làm giảm thời gian thực hành, luyện tập và trao đổi với GiV về phương pháp ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí.


Hình 3 4 Đường phát triển chỉ báo năng lực ứng dụng CNTT TT trong dạy học 1

Hình 3.4. Đường phát triển chỉ báo năng lực ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí

Đánh giá sự tiến bộ của SV trên đường phát triển năng lực ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí, trước thực nghiệm, hầu hết SV đạt mức 1 – bắt đầu. Với sự hướng dẫn của GiV, SV có thể thực hành được các thao tác của việc sử dụng các thiết bị kĩ thuật, công cụ, phần mềm, ứng dụng để biên tập học liệu phục vụ dạy học. Nhiều SV thể hiện khả năng thành thạo về mặt kĩ thuật trong sử dụng phần mềm, thiết bị ứng dụng CNTT&TT.

Sinh viên nhanh chóng đạt được mức 2 – Nhập môn sau một quá trình luyện tập, thực hành thường xuyên để sử dụng được các thiết bị, phần mềm, ứng dụng, Internet vào thiết kế học liệu, bài giảng phục vụ dạy học địa lí. Tiếp đó, SV biết cách sử dụng kết hợp các phần mềm, ứng dụng, Internet để biên tập học liệu, tìm kiếm thông tin, thiết kế bài giảng, tổ chức, quản lí quá trình học tập trực tuyến và học tập kết hợp (mức độ 3

– có kĩ năng).

Kết thúc thực nghiệm, SV đạt được và vượt qua ngưỡng vùng phát triển gần để tiến tới mức 4 – thành thạo, thể hiện ở khả năng vận dụng tổng hợp các sản phẩm CNTT&TT thiết kế được vào các bài dạy địa lí cụ thể ở trường phổ thông đạt mục tiêu và hiệu quả dạy học. Đây là mức độ, theo lí thuyết SV cần thực tập sư phạm để có được,


tuy nhiên nhiều SV đã thể hiện năng lực này khi kết thúc học phần ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí.

3.4.5. Kết quả khảo sát sinh viên sau thực nghiệm (đánh giá định tính)

3 4 5 1 Đánh giá về dự án học tập các môn phương pháp dạy học đối 2

3.4.5.1. Đánh giá về dự án học tập các môn phương pháp dạy học đối với việc phát triển các năng lực giáo dục địa lí


Hình 3.5. Đánh giá của SV về mô hình dự án học tập các học phần PPDH địa lí Sinh viên đánh giá cao về việc tổ chức mô hình dự án học tập các môn PPDH để

phát triển năng lực GDĐL. Điều này được chứng minh qua điểm đánh giá trung bình của các tiêu chí 4.30 và tất cả các tiêu chí đều đạt điểm số cao trên 4.20 của thang 5 điểm. Trong đó, “tính thực tiễn” “sự cần thiết” đạt điểm cao hơn lần lượt là 4.36 và 4.33.

Bảng 3.14. Đánh giá của SV về sự cần thiết của các hợp phần áp dụng trong dự án học tập các môn PPDH địa lí


Các hợp phần

Số lượng

Trung bình

Trung vị

Độ lệch chuẩn

Hệ thống kiến thức lí thuyết về các PP&KT dạy học địa lí

64

4.44

5.00

0.710

Áp dụng phương phương huấn luyện

64

3.97

4.00

0.872

Áp dụng phương pháp dạy học vi mô

64

4.30

4.00

0.659

Nghiên cứu và báo cáo lí thuyết về PP&KT dạy học địa lí dưới hình thức xê-mi-na

64

4.50

5.00

0.642

Dự giờ các bài dạy của GV địa lí ở trường phổ thông

có áp dụng các PP&KT dạy học

64

4.69

5.00

0.588

Báo cáo nghiên cứu thực tế vận dụng PP&KT dạy học địa lí tại các trường phổ thông

64

4.50

5.00

0.535

Thực hành giảng tập một bài học địa lí vận dụng

tổng hợp các PP&KT dạy học

64

4.61

5.00

0.523

Giá trị trung bình của các hợp phần

64

4.4289

4.43

0.4119

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.


Sinh viên đánh giá vai trò của các hợp phần áp dụng trong dự án học tập các môn phương pháp dạy học là cần thiết. Nhận định này được chứng minh qua điểm đánh giá trung bình đạt 4.42/5 và điểm trung bình ở từng hợp phần dao động từ 3.97 đến 4.69. Trong đó, “Dự giờ các bài dạy của GV địa lí ở trường phổ thông có áp dụng các PP&KT dạy học” “Thực hành giảng tập một bài học địa lí vận dụng tổng hợp các PP&KT dạy học địa lí” được đánh giá cao hơn về vai trò trong dự án học tập với giá trung bình lần lượt là 4.69 và 4.61.

3.4.5.2. Đánh giá về việc áp dụng dạy học vi mô đối với việc phát triển năng lực giáo dục địa lí

Dạy học vi mô là một trong những phương pháp được áp dụng với tần suất nhiều nhất trong quá trình giảng dạy các học phần PPDH, nhất là thời điểm SV luyện tập các kĩ năng. Dưới đây phân tích vai trò và tác động của các thành phần trong phương pháp vi mô đối với việc hình thành và phát triển năng lực GDĐL thông qua đánh giá của SV sau thực nghiệm.

Bảng 3.15. Đánh giá của SV về sự cần thiết của các thành phần thực hiện trong phương pháp DHVM đối với việc phát triển năng lực GDĐL


Các hợp phần

Số lượng

Trung bình

Trung vị

Độ lệch chuẩn

Quy trình: Quan sát việc làm mẫu – Thực hành theo mẫu

– Phân tích/đánh giá – thực hành lại – Phân tích đánh giá

64

4.3

4.00

0.749

Quay video: Việc ghi hình các bài giảng vi mô, giảng thực hành và sử dụng để đánh giá và tự đánh giá năng lực

64

4.13

4.00

0.864

Phản hồi:Việc cung cấp thường xuyên các nhận xét, góp

ý của GiV, GV và bạn học để cải thiện kĩ năng, năng lực

64

4.58

5.00

0.586

Tiêu chí, mẫu quan sát đánh giá kĩ năng định hướng cho việc thực hành và đánh giá, phản hồi

64

4.27

4.00

0.672

Thực hành lặp đi lặp lại từng kĩ năng, từng thành phần

năng lực cho đến khi đạt được sự tiến bộ

64

4.33

4.00

0.619

Thực hành từng bài giảng vi mô trước khi thực hành một bài dạy hoàn chỉnh

64

4.39

4.00

0.657

Tự đánh giá năng lực bằng việc tự xem lại các video thực hành từ đó có những điều chỉnh để cải tiến

64

4.34

4.00

0.718

Dự giờ các tiết học địa lí do các GV có kinh nghiệm thực

hiện, sau đó phân tích kịch bản dạy học thông qua video

64

4.56

5.00

0.639

Nhật kí theo dõi sự tiến bộ trong học tập và những nhận xét, góp ý kịp thời của giảng viên sau mỗi hoạt động

64

4.19

4.00

0.774

Trải nghiệm các PP&KT dạy học địa lí do GiV áp dụng

trên lớp với vai trò là HS, sau đó phân tích về PP&KT đó

64

4.58

5.00

0.662

Giá trị trung bình của các yếu tố

64

4.37

4.50

0.4273


Các thành phần thực hiện trong phương pháp DHVM là cần thiết đối với SV khi mà giá trị trung bình đạt 4.37/5 điểm và không có nhận định nào dưới mức 4.0, cụ thể:


“Phản hồi:Việc cung cấp thường xuyên các nhận xét, góp ý của GiV, GV và bạn học”, “Dự giờ các tiết học địa lí do các GV có kinh nghiệm thực hiện, và “Trải nghiệm các PP&KT dạy học địa lí do GiV áp dụng trên lớp” là những thành phần được SV đánh giá cao hơn, lần lượt 4.58, và 4.56. Nghĩa là việc “phản hồi” thường xuyên của GiV, GV và bạn học trong dạy học vi mô rất cần thiết, giúp tháo gỡ những khó khăn của SV và việc được“trải nghiệm các PP&KT dạy học địa lí” giúp SV biết cách thức thiết kế, vận hành cũng như ưu khuyết điểm của PP&KT, từ đó tạo ra cách áp dụng phù hợp với phong cách cá nhân.


Hình 3 6 Đánh giá của SV về sự tác động của các thành phần đến hiệu 3

Hình 3.6. Đánh giá của SV về sự tác động của các thành phần đến hiệu quả của việc áp dụng phương pháp DHVM đối với việc phát triển năng lực GDĐL

Các số liệu trong thống kê trong hình 3.6 góp phần củng cố những nhận định trước

đó về sự cần thiết của các thành phần của DHVM. “Sinh viên: chủ động, tự lực trong việc thực hành các bài giảng vi mô”, “Giảng viên: hướng dẫn, phản hồi, nhận xét, góp ý cho các phần thực hành của SV” và “Nhận xét: những phản hồi, góp ý của GiV, GV, bạn học về các bài giảng vi mô” đạt lần lượt 4.41, 4.42 và 4.5 điểm. Bên cạnh đó, “Bài dạy vi mô: kiến thức, kĩ năng được chọn lọc phục vụ việc minh họa các PP&KT dạy học địa lí” cũng tác động nhiều đến hiệu quả rèn luyện với điểm đánh giá là 4.31. Các yếu tố: “Giáo viên phổ thông: làm mẫu, chia sẻ kinh nghiệm và tư vấn, Cơ sở vật chất: phòng thực hành, các thiết bị kĩ thuật hỗ trợ như máy quay, điện thoại” tác động nhiều, với mức điểm 4.19. Thấp hơn không đáng kể là đánh giá về mức độ hiệu quả của “Phiếu quan sát, tiêu chí: Định hướng cho thực hành và đánh giá các kĩ năng dạy học” (4.09).

3.4.5.3. Đánh giá về việc áp dụng nghiên cứu thức tế tại trường phổ thông đối với việc phát triển các năng lực giáo dục địa lí

Việc tham gia nghiên cứu thực tế ở trường phổ thông rất có ý nghĩa đối với việc phát triển năng lực GDĐL cho SV. Hoạt động này giúp SV“Học tập được nhiều kinh nghiệm từ các GV địa lí thông qua những trao đổi và chia sẻ của họ” (4.63 điểm), “Trải


nghiệm thực tế một bài học địa lí tại trường phổ thông để hiểu về quy trình, cách thức thiết kế và tổ chức một giờ học” (4.58 điểm) và “Hiểu về cách xử lí các tình huống dạy học, tình huống sư phạm diễn ra trong các tiết học” (4.55 điểm). “Hiểu về đánh giá theo năng lực và đánh giá lớp học trong dạy học địa lí” có điểm thấp hơn so với các giá trị khác (4.31), tuy nhiên vẫn ở mức cao. Số liệu này phản ánh thực tế là: đánh giá trong dạy học và GDĐL cần có một quá trình, thời gian trải nghiệm thực tế phổ thông không dài sẽ chưa đủ để SV tiếp nhận được kiến thức, kĩ năng nhất là lĩnh vực đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS.

Bảng 3.16. Đánh giá của SV về giá trị của việc nghiên cứu thực tế tại trường phổ thông đối với việc phát triển năng lực GDĐL


Các giá trị mang lại

Số lượng

Trung bình

Trung vị

Độ lệch chuẩn

Đánh giá được khả năng áp dụng của PP&KT dạy học địa lí trong những điều kiện thực tế

64

4.41

4.50

0.66

Trải nghiệm thực tế một bài học địa lí tại trường phổ

thông để hiểu về quy trình thiết kế và tổ chức

64

4.58

5.00

0.586

Đánh giá được cách thức GV lựa chọn, kết hợp các PP&KT dạy học trong một bài học

64

4.39

4.50

0.681

Phân tích được quy trình áp dụng các PP&KT dạy học địa lí trên cơ sở lí thuyết được tiếp cận trước đó.

64

4.42

4.00

0.612

Hiểu về cách xử lí các tình huống dạy học, tình

huống sư phạm diễn ra trong các tiết học

64

4.55

5.00

0.589

Học tập được nhiều kinh nghiệm từ các GV địa lí thông qua những trao đổi và chia sẻ của họ

64

4.63

5.00

0.488

Hiểu hơn về trình tự, quy trình để thiết kế KHBD

cho một bài học cụ thể

64

4.34

4.00

0.623

Hiểu về đánh giá theo năng lực và đánh giá lớp học trong dạy học địa lí

64

4.31

4.00

0.639

Có động lực và định hướng rõ ràng về những điều cần chuẩn bị để trở thành GV giảng dạy địa lí

64

4.34

4.00

0.648

Góp phần phát triển các năng lực chung như giao

tiếp, cộng tác, giải quyết vấn đề, CNTT&TT…

64

4.48

5.00

0.617

Giá trị trung bình

64

4.45

4.50

0.408


Điểm đánh giá trung bình của SV về mức độ cần thiết của các yếu tố trong quá trình thực tế tại trường phổ thông đạt 4.50 và ở từng yếu tố đạt trên 4.00 điểm. Kết quả này cho thấy: SV cần thiết phải được cung cấp đầy đủ các hỗ trợ để có thể thực hiện hiệu quả hoạt động này. SV cho rằng:“Sự tự chủ, tự lực của các nhóm SV trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch” và “Sự cộng tác, chia sẻ công việc của các thành viên trong nhóm thông qua một kế hoạch cụ thể” rất cần thiết khi thực hiện các nghiên cứu thực tiễn với điểm đánh giá lần lượt là 4.53 và 4.50 điểm. Kết quả này phù hợp với nhận định trước đó của người nghiên cứu về vai trò hàng đầu của kế hoạch thực hiện và sự


cộng tác của các nhóm SV. Tiếp đó, SV đánh giá cao vai trò của GV địa lí phổ thông có năng lực sư phạm (4.45) bởi các GV tham gia hướng dẫn đã được chọn lựa kĩ trước khi thực nghiệm, họ là những người vững tay nghề, đam mê với môn học và có khả năng truyền cảm hứng (bảng 3.16).

3.4.5.4. Đánh giá về việc áp dụng trải nghiệm tiết học địa lí ở trường phổ thông đối với việc phát triển các năng lực giáo dục địa lí

Trải nghiệm các tiết học địa lí ở trường phổ thông là “cần thiết” đối với việc hình thành và phát triển năng lực GDĐL cho SV. Nhận định này được đưa khẳng định từ kết quả khảo sát SV với điểm đánh giá trung bình của các nhận định đạt 4.4/5 Trong đó, “Học tập được kinh nghiệm từ các GV địa lí thông qua những trao đổi và chia sẻ của họ”, “Trải nghiệm một bài học địa lí tại trường phổ thông để hiểu về quy trình, cách thức thiết kế và tổ chức một giờ học” “Biết về cách xử lí các tình huống dạy học, tình huống sư phạm diễn ra trong các tiết học” được đánh giá cao hơn về mức độ cần thiết khi điểm trung bình lần lượt đạt 4.45 và 4.44 điểm. Kết quả này cũng góp phần khẳng định thêm cho những nhận định trước đó về sự cần thiết phải có những trải nghiệm giảng dạy cụ thể trong quá trình đào tạo SV sư phạm.

Bảng 3.17. Đánh giá của SV về vai trò của việc trải nghiệm các tiết học địa lí ở trường phổ thông đối với việc góp phần hình thành và phát triển năng lực GDĐL


Giá trị

Số lượng

Trung bình

Trung vị

Độ lệch chuẩn

Biết cách áp dụng PP&KT dạy học địa lí trong những điều kiện thực dạy học cụ thể

64

4.34

4.00

0.596

Trải nghiệm một bài học địa lí tại trường phổ thông để hiểu về quy trình, cách thức thiết kế và tổ chức một giờ

học.


64


4.44


4.00


0.559

Hiểu về cách GV lựa chọn, kết hợp các PP&KT dạy học trong một bài học cụ thể

64

4.38

4.00

0.604

Hiểu hơn về quy trình áp dụng các PP&KT dạy học địa

lí trên cơ sở lí thuyết tiếp cận trước đó.

64

4.34

4.00

0.569

Hiểu rõ hơn về trình tự, quy trình để thiết kế kế hoạch bài dạy cho một bài học cụ thể

64

4.36

4.00

0.573

Học tập được kinh nghiệm từ các GV địa lí thông qua những trao đổi và chia sẻ của họ

64

4.45

4.00

0.532

Biết về cách xử lí các tình huống dạy học, tình huống

sư phạm diễn ra trong các tiết học

64

4.44

4.50

0.613

Hiểu về đánh giá, và đánh giá lớp học trong dạy học địa lí

64

4.41

4.00

0.609

Có động lực và định hướng rõ ràng về những điều cần

chuẩn bị để trở thành GV giảng dạy địa lí

64

4.41

4.00

0.635

Giá trị trung bình

64

4.40

4.44

0.387


3.4.5.5. Đánh giá về việc áp dụng các biện pháp đối với việc phát triển chỉ báo năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học địa lí

Về mức độ cần thiết, các biện pháp phát triển chỉ báo năng lực ứng dụng CNTT&TT trong GDĐL được SV đánh giá là “cần thiết” đến “rất cần thiết”, với điểm trung bình giao động từ 4,39 đến 4,77/ 5,0. Trong đó, những biện pháp được đánh giá cao hơn lần lượt là: Phát triển các kĩ năng CNTT&TT cho SV bằng phương pháp thực hành (4,77), Ứng dụng CNTT&TT vào quá trình thực tập sư phạm và Nâng cao điều kiện dạy học, trang thiết bị: phòng máy tính, mạng Internet, học liệu trực tuyến (4.65), Thúc đẩy khả năng tự học, tự tìm tòi của SV đối với các công cụ CNTT&TT (4.58). Phát triển năng lực CNTT&TT bằng phương thức tích hợp Trang bị phương pháp ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí (4.54). Các số liệu này góp phần khẳng định những dự kiến ban đầu về mặt phương pháp của NCS gồm: Thứ nhất, SV đánh giá cao mức độ cần thiết của những phương pháp đặc thù trong việc hình thành năng lực CNTT&TT như thực hành – làm mẫu, tự học – tự luyện tập có hướng dẫn, và nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị dạy học là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học. Thứ hai, bên cạnh kĩ năng công nghệ, việc thành thạo các phương pháp ứng dụng CNTT&TT trong dạy học là cần thiết thông qua cách thức trang bị trực tiếp hoặc hình thức tích hợp, cũng như qua thực hành, thực tập sư phạm. Về mức độ hiệu quả, SV đánh giá các biện pháp được áp dụng đều có “hiệu quả” cho việc phát triển năng lực ứng dụng CNTT&TT trong GDĐL. Cụ thể, điểm đánh giá trung bình tất cả các biện pháp đạt 4.37/5.0 và ở từng biện pháp dao động từ 4.08 đến 4.58 điểm.

Bảng 3.18. Mức độ cần thiết và tính hiệu quả của các biện pháp được áp dụng đối với việc phát triển năng lực ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí


Các biện pháp

Mức độ cần thiết

Mức độ hiệu quả

Chỉ số Sig

Cung cấp hệ thống kiến thức lí thuyết về ứng dụng CNTT&TT trong dạy học và GDĐL một cách hệ thống

4,39

4,08

0,043

Phát triển các kĩ năng CNTT&TT cho SV bằng phương

pháp thực hành – làm mẫu

4,77

4,58

0,134

Phát triển năng lực CNTT&TT bằng phương thức tích hợp công cụ và phương pháp

4,54

4,54

1,000

Đi thực tế tại trường phổ thông, dự giờ các tiết học địa

lí của GV có ứng dụng CNTT&TT

4,46

4,19

0,148

Tích hợp CNTT&TT trong các học phần cụ thể

4,42

4,35

0,425

Trang bị phương pháp ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục địa lí

4,54

4,31

0,083

Ứng dụng CNTT&TT vào quá trình thực tập sư phạm

4,65

4,50

0,103

Thúc đẩy khả năng tự học, tự tìm tòi của SV đối với các công cụ CNTT&TT

4,58

4,58

1,000

Cung cấp và hướng dẫn SV sử dụng tiêu chí đánh giá

các sản phẩm CNTT&TT trong dạy học và GDĐL

4,42

4,35

0,490

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022