Bên cạnh thủ tục đơn giản rõ ràng thì tài chính cũng là một vấn đề quan trọng tuy nhiên vấn đề này ở Việt Nam vẫn chưa được giải quyết triệt để. Việc thu phí của các địa phương và chương trình hỗ trợ vẫn còn chưa thống nhất, gây lo ngại cho không ít người nước ngoài khi đến Việt Nam xin con nuôi. Do chưa thống nhất về phí cho nên chi phí để xin được một trẻ em tại Việt Nam là khá cao. Chính vì vậy, trong thời gian tới nếu là thành viên của Công ước thì đây cũng là một thách thức cho Việt Nam.
Thứ tư, chưa có tổ chức con nuôi trong nước
Công ước La Hay quy định các quốc gia thành viên có thể thành lập hoặc cho phép tổ chức trong nước hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Nhưng ở Việt Nam hiện nay mới cho phép tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, đây không chỉ là khó khăn cho Việt Nam khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Công ước La Hay mà còn tạo sự bất bình đẳng giữa các tổ chức trong nước và nước ngoài.
Thứ năm, vấn đề sức ép từ các nước thành viên
Hiện nay về cơ bản mới chỉ có 13 nước được quyền xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo tinh thần Hiệp định hợp tác song phương thế nhưng nhiều khi đã không đủ trẻ, hồ sơ đã bị ách tắc. Trong khi đó khi tham gia Công ước thì không chỉ 13 quốc gia này mà là gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ có quyền được vào Việt Nam xin trẻ. Đây thực sự là một sự thách thức rất lớn cho Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo tinh thần của Công ước chúng ta khó có thể từ chối đối với trường hợp người thường trú tại bất kỳ nước thành viên nào xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Vấn đề được đặt ra là trong trường hợp cha mẹ nuôi lại thường trú tại một quốc gia mà chưa có quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quan hệ ngoại giao với Việt Nam thì chắc chắn sự việc sẽ trở nên phức tạp.
KẾT LUẬN
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Triển Khai Thực Hiện Các Hiệp Định Hợp Tác Về Nuôi Con Nuôi
- Kiến Nghị Và Giải Pháp Nhằm Khắc Phục Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Thời Gian Tới.
- Chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 14
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Là một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ và là thành viên trẻ nhất của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), trong tương lai sự giao lưu thương mại và dân sự sẽ ngày càng mở rộng và phức tạp, lĩnh vực con nuôi nước ngoài cũng không phải là một ngoại lệ. Nếu coi việc Việt Nam tham gia WTO là gia nhập vào sân chơi thương mại chung của Thế giới thì việc là thành viên của Công ước La Hay 1993 cũng được coi là tham gia vào sân chơi chung và bình đẳng trong lĩnh vực con nuôi nước ngoài. Cũng giống như quá trình gia nhập WTO, Việt Nam đã có 11 năm đàm phán, chuẩn bị và hoàn thiện khung pháp luật, để gia nhập Công ước La Hay tính đến nay cũng đã hơn 12 năm kể từ phiên họp năm 1993, Việt Nam đang dần hoàn thiện chế định về con nuôi nước ngoài nhưng thực chất bắt đầu từ những năm 2000, chúng ta mới quan tâm đúng mức tới vấn đề con nuôi nước ngoài và xây dựng những chế định mới theo xu hướng hội nhập quốc tế và điển hình nhất là việc ban hành Nghị định 68/CP ngày 10/7/2002 bước đầu đã tiếp cận với thông lệ quốc tế.
Việt Nam là một đất nước còn nghèo, tỷ lệ trẻ em lang thang, cơ nhỡ, mồ côi và đặc biệt là trẻ em bị tàn tật là rất lớn. Trong khi đó, nhu cầu xin con nuôi trong nước là không cao do nhiều nguyên nhân khác nhau, do vậy việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài được coi là phương án cuối cùng để bảo đảm rằng “sẽ đem lại một gia đình lâu dài cho những trẻ em không tìm được một gia đình thích hợp tại quốc gia của mình” [40]. Tuy nhiên để thực hiện được việc này một các hiệu quả thì việc gia nhập Công ước La Hay là yêu cầu cấp thiết nhưng Việt Nam cũng cần phải tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật, đồng thời phải thay đổi tư duy trong phương pháp quản lý.
“Để phát triển hài hòa và toàn diện nhân cách của mình, trẻ em cần phải được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông”, đó là lời khẳng định được ghi nhận trong lời nói đầu của Công ước La Hay 1993 và cũng là câu kết của luận văn.