của các khu, điểm du lịch trong khu di sản. Việc xây dựng và thực hiện các quy chế, quy định này phải được thực hiện dân chủ công khai, với sự tham gia xây dựng, thảo luận của cả cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và chính quyền các địa phương có liên quan.
Tiểu kết chương 4
Sự biến đổi văn hóa sinh kế của cộng đồng dân cư địa phương do nhiều yếu tố tác động khác nhau, mức độ tác động cũng tùy thuộc vào bối cảnh, cơ chế chính sách, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa…Thông qua nghiên cứu sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An, nghiên cứu sinh nhận thấy có hai nhóm nhân tố chủ yếu. Nhóm nhân tố gián tiếp từ bên ngoài gồm: sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã tạo ra điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch; cuộc cách mạng khoa học công nghệ; và quá trình giao lưu hợp tác quốc tế. Nhóm nhân tố trực tiếp từ bên trong gồm: cơ chế chính sách của tỉnh là nhân tố tác đông trực tiếp đến sự thay đổi các nguồn lực và phương thức sinh kế; quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển du lịch và biến đổi các giá trị văn hóa sinh kế truyền thống; và các giá trị văn hóa truyền thống vừa là nguồn lực quan trọng bên trọng để du lịch phát triển vừa bảo tồn các giá trị văn hóa sinh kế truyền thống địa phương..
Trên cơ sở nhận diện các xu hướng phát triển du lịch tác động tới biến đổi văn hóa sinh kế và những vấn đề đặt ra, nghiên cứu sinh đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp phát huy giá trị văn hóa sinh kế và đảm bảo sinh kế bền vững cho cư dân tại QTDT Tràng An. Việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách; về đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn lực con người; đảm bảo phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và khai thác các giá trị văn hóa địa phương; bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa và nguồn lực tự nhiên của di sản thế giới, là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển văn hóa sinh kế bền vững của cộng đồng cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An. Đây là một quá trình đòi hỏi quyết tâm chung của các cơ quan quản lý nhà nước, sự vào cuộc trách nhiệm, chủ động của các doanh nghiệp du lịch trong khu di sản và đặc biệt là sự tham gia tích cực của người dân địa phương và khách du lịch.
KẾT LUẬN
Luận án “Sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch“ được nghiên cứu sinh tiếp cận theo phương pháp liên ngành của văn hóa học. Trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu và xác lập cơ sở lý luận về sinh kế, văn hóa sinh kế, khung phân tích biến đổi văn hóa sinh kế và vận dụng các lý thuyết về biến đổi văn hóa, luận án đã khảo sát, phân tích đánh giá sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trong quá trình phát triển du lịch, đồng thời tìm hiểu các nhân tố tác động đến biến đổi văn hóa sinh kế, xu hướng phát triển du lịch tác động đến biến đổi văn hóa sinh kế, nhận diện thách thức và thời cơ, đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp phát triển văn hóa sinh kế và đảm bảo sinh kế bền vững cho cư dân địa phương trong khu di sản thế giới. Luận án đã đạt được một số kết quả cụ thể sau:
1) Luận án đã nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ở trong và ngoài nước theo 4 nhóm (sinh kế và văn hóa sinh kế; biến đổi văn hóa và biến đổi văn hóa sinh kế; biến đổi văn hóa do tác động của du lịch; và biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch. Qua đó thấy rằng khung sinh kế bền vững của DFID được sử dụng khá phổ biến ở các khía cạnh khác nhau trong các công trình nghiên cứu về sinh kế và biến đổi văn hóa sinh kế, từ việc thay đổi các nguồn lực sinh kế (tự nhiên, con người, vật chất - tài chính, văn hóa xã hội), dẫn đến thay đổi các hoạt động sinh kế và các giá trị văn hóa gắn với sinh kế (giá trị định hướng, chuẩn mực và hành vi sinh kế). Tuy nhiên đến nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về vấn đề biến đổi văn hóa sinh kế của người dân địa phương trong khu di sản trước tác động của phát triển du lịch. Bên cạnh đó vấn đề phát triển du lịch tại các khu di sản thế giới nói chung và QTDT Tràng An nói riêng đã và đang tác động rất lớn làm biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống, nhất là văn hóa sinh kế của cư dân địa phương. Nghiên cứu sinh xác định đây chính là vấn đề thực tiễn đang đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ.
2) Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó về sinh kế, văn hóa sinh kế, Luận án đã hệ thống hóa, làm rõ một số khái niệm về văn hóa, văn hóa sinh kế, đặc điểm, các thành tố của văn hóa sinh kế, đồng thời kế thừa và xác
Có thể bạn quan tâm!
- Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 17
- Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 18
- Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 19
- Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 21
- Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 22
- Biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trước tác động của du lịch - 23
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
lập một khung phân tích biến đổi văn hóa sinh kế. Sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân địa phương được xem xét trong bối cảnh chung (kinh tế xã hội, cơ chế chính sách, khoa học công nghệ...), trong đó hoạt động du lịch được xem là nhân tố chính tác động trực tiếp đến các nguồn lực sinh kế, các hoạt động sinh kế và các giá trị văn hóa sinh kế (giá trị mang tính định hướng; giá trị mang tính chuẩn mực; và hành vi sinh kế).
3) Luận án nghiên cứu tìm hiểu về đặc điểm nguồn lực sinh kế và ứng xử của người dân, hoạt động sinh kế truyền thống và các giá trị văn hóa sinh kế truyền thống trước khi phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, luận án phân tích, đánh giá về sự thay đổi các nguồn lực, các hoạt động sinh kế truyền thống và đặc biệt là sự biến đổi các giá trị văn hóa sinh kế truyền thống, được biểu hiện ở 3 thành tố: hệ thống giá trị định hướng (mục tiêu sinh kế); chuẩn mực sinh kế và các hành vi sinh kế hay phương thức sinh kế.
4) Luận án nghiên cứu những nhân tố tác động chính tới sự biến đổi văn hóa sinh kế (theo hai nhóm gián tiếp và trực tiếp) trong bối cảnh chung; các xu hướng phát triển du lịch tác động đến biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân.
5) Luận án cũng phân tích, làm những vấn đặt ra về thách thức, thời cơ và đề xuất, khuyến nghị 5 nhóm giải pháp phát triển văn hóa sinh kế và đảm bảo sinh kế bền vững cho cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An.
6) Kết quả nghiên cứu của Luận án cho thấy: Sự phát triển du lịch ở Quần thể danh thắng Tràng An đã tác động tới sự thay đổi sinh kế, các giá trị của văn hóa sinh kế theo hướng tích cực, đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, cùng với đó các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy, các tri thức, khoa học công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp, phương thức kinh doanh, làm ăn mới được người dân tiếp thu và bổ sung làm giàu thêm các giá trị di sản văn hóa của cộng đồng cư dân địa phương. Bên cạnh đó, du lịch cũng có những tác động tiêu cực tới sinh kế, việc làm và văn hóa truyền thống của cư dân địa phương, như sự suy giảm các giá trị văn hóa, đạo đức lối sống, chuẩn mực nghề nghiệp, sinh kế. Nhiều hộ gia đình bị thu hồi hết đất sản xuất, được bồi thường một khoản tiền lớn, nhưng khả năng thích nghi kém, chưa
chuẩn bị tốt về tri thức nghề nghiệp và không biết sử dụng số tiền được đền bù và tiền hỗ trợ đào tạo nghề, nên mất phương hướng, lúng túng trong hoạt động sinh kế mới. Nhìn chung sự biến đổi văn hóa sinh kế của cư dân tại QTDT Tràng An chủ yếu theo hai xu hướng chính: 1). Biến đổi bộ phận hay kết hợp, tức là họ vẫn duy trì được các hoạt động sinh kế truyền thống, nhưng chủ động tiếp nhận xu hướng phát triển đó là việc phát triển các loại hình du lịch homestay, du lịch trải nghiệm nông nghiệp; 2). Xu hướng biến đổi hoàn toàn, tập trung ở các nhóm cư dân bị thu hồi hết đất sản xuất, không có nghề thủ công, chủ động hoặc bị động, buộc phải chuyển sang làm du lịch (chèo đò, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, buôn bán, lễ tân, hướng dẫn viên…) hay làm cho các nhà máy, các khu công nghiệp (may mặc, đóng dày, vật liệu xây dựng, phụ hồ, khuân vác...).
Vấn đề triển khai toàn diện và đồng bộ các giải pháp hướng tới đảm bảo sinh kế bền vững trước tác động của phát triển du lịch hiện nay có vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng văn hóa, phát triển con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của cư dân tại Quần thể danh thắng Tràng An trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế./.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Bùi Văn Mạnh (2019), “Du lịch và đảm bảo sinh kế cho người dân trong khu di sản”, Tạp chí Du lịch, (10), tr.50-51.
2. Bui Van Manh and Pham Sinh Khanh (2019) Local Community Engagement in the Management of the Trang An Landscape Complex, World Heritage Property and its relationship to tourism development, Perspectives on Sustainability and Tourism Management at Archaeological and Heritage Sites, SEAMEO SPAFA Regional Centre for Archaeology and Fine Arts (ebook), Bangkok, Thai Land, tr.237-
246. (Vai trò sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương trong quản lý, bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An gắn với phát triển du lịch).
3. Bùi Văn Mạnh (2017), “Quản lý, bảo tồn Di sản Thế giới Tràng An gắn với phát triển du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (5), tr.10-11.
4. Bùi Văn Mạnh (2016), “Tràng An sự hòa quyện giá trị văn hóa và tự nhiên”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (12), tr.32-33.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Đặng Thị Phương Anh (2013), Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam, Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Vân Anh (2018), Văn hóa đảm bảo đời sống của người Nùng Cháo (trường hợp thôn Nà Lầu xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn), Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Học viện Khoa học Xã hội.
3. Lê Tuấn Anh, Nguyễn Thị Hồng Tâm (2013), “Nhận thức của giới trẻ về tiếp biến văn hóa trong bối cảnh phát triển du lịch quốc tế hiện nay”, Tạp chí Khoa học, (46).
4. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Ninh Hải (2013), Lịch sử Đảng bộ xã Ninh Hải (1947-2010), Ninh Bình.
5. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Ninh Xuân (2016), Lịch sử Đảng bộ xã Ninh Xuân (1945-2010), Ninh Bình.
6. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Trường Yên (2010), Lịch sử Đảng bộ xã Trường Yên (1930-2005), Ninh Bình.
7. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Trường Yên (2015), Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ xã Trường Yên lần thứ XXVII, Ninh Bình.
8. Ban Chấp hành Trung ương (2017), Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội.
9. Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển các lĩnh vực du lịch (2019), Báo cáo Kết quả thực hiện Chương trình phát triển các lĩnh vực dịch vụ, du lịch tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2015-2020, Ninh Bình.
10. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình (2013), Phát triển bền vững du lịch Ninh Bình, Ninh Bình.
11. Nguyễn Duy Bắc (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Từ điển Bách Khoa và Viện Văn hóa, Hà Nội.
12. Trần Văn Bình (2013), Văn hóa mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng đông Bắc Việt Nam, Nxb Thời đại, Hà Nội.
13. Trần Văn Bình (2015), Biến đổi sinh kế của cộng đồng người Dao vùng lòng hồ Thủy Điện Tuyên Quang sau tái định cư, Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia và Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
14. Pham Kế Bính (2005), Việt Nam Phong tục, Nxb Văn học, Hà Nội.
15. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, (2019), Văn bản pháp quy về Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Gia đình (2017-2018) - Tập XIII, Nxb Dân trí, Hà Nội.
16. Hoàng Cầm, Phạm Quỳnh Phương (2012), Diễn ngôn, Chính sách và sự biến đổi văn hóa - sinh kế tộc người, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), Hà Nội.
17. Hoàng Cầm, Ngô Thị Phương Lan và cộng sự (2017), Chuyển đổi sinh kế và vấn đề tín dụng ở một số tộc người thiểu số tại Tây Nguyên và miền núi phía Bắc, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), Hà Nội.
18. Chính phủ (2019), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, (Báo cáo do Thủ tướng trình bày tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIV), Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Phương Châm (2011), Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay (Trường hợp làng Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
20. Nguyễn Từ Chi (2003), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Vũ Minh Chi (2004), Nhân học văn hóa - con người với thiên nhiên, xã hội và thế giới siêu nhiên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Dân (2011), Con người và văn hóa Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình (2018), Niên giám Thống kê huyện Hoa Lư năm 2017, Ninh Bình.
24. Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình (2019), Niên giám Thống kê huyện Hoa Lư Năm 2018, Ninh Bình.
25. Nguyễn Mạnh Cường (2016), Vai trò của Chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
26. Lê Quý Đức (2003), Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb Văn hóa Thông tin, Viện Văn hóa, Hà Nội.
27. Phạm Duy Đức (2008), Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về Văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Phạm Duy Đức (2009), Phát triển Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Phạm Duy Đức (2010), Phát triển Văn hoá Việt Nam giai đoạn 2011-2020: Xu hướng và Giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Phạm Duy Đức (2012), Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phục vụ phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình: Thực trạng và giải pháp, Hội thảo Ninh Bình 20 năm đổi mới và phát triển, Ninh Bình.
31. Đảng ủy xã Ninh Hải (2018), Báo cáo Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện (Khóa XXII) ở xã Ninh Hải từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ninh Bình.
32. Đảng ủy xã Ninh Hải (2018), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018, Phương hướng nhiệm vụ năm 2019, Ninh Bình.
33. Đảng ủy xã Trường Yên (2018), Báo cáo Kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2018, Phương hướng, nhiệm vụ năm 2019, Ninh Bình.
34. Đặng Hoàng Giang (2016), Biến đổi không gian văn hóa buôn làng Ê Đê ở Buôn Ma Thuột từ sau 1975 đến nay, Luận án tiến sĩ văn hóa học, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Hà Nội.
35. Mai Văn Hai, Phạm Việt Dũng (2010), “Xu hướng biến đổi trong văn hóa và lối sống ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, (2), tr.27-32.
36. Trịnh Thị Hạnh (2018), Biến đổi sinh kế của người Mường vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình ở nơi tái định cư, Luận án tiến sĩ dân tộc học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
37. Vũ Thị Phương Hậu (2017), “Một số biến đổi trong văn hóa làng ở đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Lý luận chính trị, (8).
38. Dương Phú Hiệp (2012), Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn hoá và con người Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.