nước của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó [41, tr. 24–30].
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.
Ở Việt Nam, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này [34, tr. 38].
Từ năm 1996, với việc ban hành mới và đưa vào áp dụng Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên cơ sở Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 cùng các lần sửa đổi, bổ sung của Luật này, khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào khác để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam [34, tr. 38].
Đến năm 2005, với việc ban hành Luật Đầu tư áp dụng chung cho cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước thay thế cho Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, khái niệm đầu tư nước
ngoài tiếp tục có sự điều chỉnh tương thích với sự thay đổi trong nhận thức của những người lãnh đạo, những người hoạch định chính sách và những người làm luật. Theo đó, Luật nêu ra rằng, đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.
Như vậy, mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng về cơ bản, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể xem là loại hình di chuyển vốn giữa các nước, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động sử dụng vốn và phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
1.1.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Có thể bạn quan tâm!
- Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay - 1
- Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế – xã hội Việt Nam từ năm 1988 đến nay - 2
- Thực Trạng Vốn Đầu Tư Ở Việt Nam Trước Đổi Mới Và Sự Cần Thiết Trong Việc Thu Hút Nguồn Vốn Fdi Cho Phát Triển Kinh Tế – Xã Hội Việt Nam
- Sự Hình Thành Và Hoàn Thiện Từng Bước Của Luật Đầu Tư Nước Ngoài – Cơ Sở Pháp Lý Cho Hoạt Động Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào
- Biến Đổi Cơ Cấu Vốn Fdi Trong Thời Gian Khởi Động Và Từng Bước Tăng Trưởng Mạnh Của Fdi Ở Việt Nam (1988 – 1996)
Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.
Trên phương diện kinh tế, phải thừa nhận một thực tế là, trong các hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng, yếu tố nguồn vốn luôn đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu, nó là yếu tố tiên quyết, là cơ sở, là phương tiện và là chìa khoá để nhà đầu tư tiến hành các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư có thể hiểu là lượng tiền hoặc tài sản mà nhà đầu tư sử dụng để tiến hành các hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Tương ứng với các cách phân loại đầu tư quốc tế người ta cũng sử dụng những tên gọi khác nhau để chỉ nguồn vốn đầu tư theo từng loại hình đầu tư, chẳng hạn như: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn FDI), vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (vốn FII), vốn viện trợ phát triển (vốn ODA),… Các nguồn vốn đầu tư này, suy cho cùng, về căn bản đều mang những đặc điểm của vốn đầu tư nói chung, sự khác nhau có chăng là ở cách thức và mục đích mà nguồn vốn đó được
sử dụng. Ở phương diện này, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – vốn FDI, hiểu một cách khái quát nhất, có thể xem là nguồn vốn mà thông qua đó nhà đầu tư sử dụng để tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài.
1.1.3. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cơ cấu là một phạm trù dùng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống. Từ hệ quy chiếu đó, áp dụng để xem xét nguồn vốn FDI trên phương diện cơ cấu, có thể hiểu cơ cấu vốn FDI là tổng thể các bộ phận FDI có mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Cơ cấu được thể hiện ở tỷ lệ, tỷ trọng và vị thế của từng bộ phận trong tổng thể.
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, người ta phân loại cơ cấu vốn FDI thành các kiểu loại khác nhau. Trong phạm vi luận văn này, xuất phát từ mục tiêu đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu bốn loại cơ cấu vốn FDI dựa theo 4 tiêu chí như sau:
– Thứ nhất, căn cứ vào tiêu chí khu vực kinh tế tương ứng có cơ cấu vốn FDI phân theo khu vực kinh tế.
– Thứ hai, căn cứ vào tiêu chí hình thức đầu tư tương ứng có cơ cấu vốn FDI phân theo hình thức đầu tư.
– Thứ ba, căn cứ vào tiêu chí vùng lãnh thổ tương ứng có cơ cấu vốn FDI phân theo vùng lãnh thổ.
– Thứ tư, căn cứ vào tiêu chí đối tác đầu tư tương ứng có cơ cấu FDI phân theo đối tác đầu tư.
1.2. Xu hướng vận động của dòng FDI trong những thập niên gần đây
Từ khi xuất hiện cho đến nay, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có nhiều biến đổi sâu sắc mà xu hướng chung là ngày càng tăng về số lượng, quy mô, lĩnh vực, thị trường đầu tư và ngày càng nâng cao vị thế, vai trò trong các hoạt động đầu tư quốc tế.
Trong vài thập niên trở lại đây, sự vận động của dòng FDI trên thế giới diễn ra khá mạnh mẽ, nhanh chóng với một số nét đáng chú ý sau:
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang phát triển rất nhanh cùng với quá trình khu vực hoá, quốc tế hoá, toàn cầu hoá sâu rộng nền kinh tế thế giới và đang trở thành một hình thức đóng vai trò quan trọng vào bậc nhất trong hoạt động đầu tư quốc tế.
Theo báo cáo đầu tư của UNCTAD, không tính dòng ra của FDI (FDI outflows), thì từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây, dòng vào của FDI (FDI inflows) đã tăng khá mạnh. Năm 1970, dòng vào của FDI trên thế giới mới là 13,417 tỷ USD thì đến năm 1980 đã là 55,272 tỷ USD, tăng hơn 4 lần so với năm 1970. Mười năm sau đó, tức năm 1990, con số đã đạt tới 201,614 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2000, sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng sáp nhập và mua lại các công ty để thành lập nên những công ty và tập đoàn khổng lồ của thế giới đã đẩy dòng FDI lên cao và đạt mức kỷ lục với 1409,568 tỷ USD. Từ năm 2001 trở đi, do trào lưu sáp nhập và mua lại đã ít nhiều bị ngưng trệ cũng như do tác động từ sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, nên dòng vào của FDI liên tục sụt giảm từ 832,248 tỷ USD (2001) xuống còn 557,869 tỷ USD (2003). Đến năm 2004, với những dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế thế giới, tình trạng sụt giảm của
dòng FDI chẳng những đã được chặn đứng mà dòng FDI còn đang tăng trưởng trở lại, thậm chí đó là một sự trở lại có thể nói là rất mạnh mẽ. Biểu hiện là, năm 2004 dòng vào của FDI trên thế giới đạt 710,755 tỷ USD thì đến năm 2005 con số này đã tăng lên thêm 205,522 tỷ USD, đạt 916,277 tỷ USD1. Năm 2006, sau
đúng 6 năm, tổng giá trị dòng vào của FDI trên thế giới đã quay trở lại ngưỡng trên 1000 tỷ, đạt 1461,863 tỷ USD, đồng thời vượt qua kỷ lục của năm 2000. Trên đà tăng trưởng đó, dòng FDI nhanh chóng thiết lập kỷ lục mới trong năm 2007 với tổng giá trị lên tới gần 2000 tỷ USD, chính xác là 1970,940 tỷ USD. Tuy nhiên, bước sang năm 2008, do ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, giá trị dòng vào FDI lại có những dấu hiệu giảm sút, song về cơ bản giá trị nguồn vốn vẫn bám trụ ở ngưỡng trên 1000 tỷ USD, cụ thể: năm 2008 đạt 1744,101 tỷ USD, năm 2009 đạt 1185,030 tỷ USD và năm 2010 đạt 1243,671 tỷ USD2. Nhìn chung, với sự ổn định về ngưỡng cũng như giá trị nguồn vốn khá cao như trên, FDI đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng lượng vốn đầu tư quốc tế, qua đó từng bước khẳng định vai trò quan trọng của nó trong hoạt động đầu tư quốc tế.
Thứ hai, những thập niên gần đây dòng FDI tập trung chủ yếu vào các nước phát triển, song dòng FDI chảy vào các nước đang phát triển cũng đang có xu hướng tăng lên.
Nhìn lại lịch sử, trước đó chưa lâu, vào thập kỷ 50 – 60 của thế kỷ XX, dòng lưu chuyển vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển thường lên tới gần 70% tổng lượng vốn FDI toàn thế giới. Tuy nhiên, chỉ trong vài thập kỷ trở lại
1 Số liệu thống kê về tình hình dòng vào của FDI trên thế giới được dẫn theo báo cáo đầu tư của UNCTAD năm 2006.
2 Số liệu thống kê về tình hình dòng vào của FDI trên thế giới được dẫn theo báo cáo đầu tư của UNCTAD năm 2011.
đây, đặc biệt là từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX trở đi, điểm đến chủ yếu của luồng vốn FDI đã có sự xoay chuyển hoàn toàn từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển. Hiện tượng “đảo dòng” FDI này có thể là xuất phát từ nhu cầu đặc biệt lớn về nguồn vốn của các nước công nghiệp phát triển để tái đầu tư cho sản xuất và cơ cấu lại nền kinh tế sau chấn động của cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 trên phạm vi toàn cầu, mà các nước công nghiệp phát triển chính là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Hơn nữa, các nước phát triển lại là những nước có những ưu thế trội vượt so với các nước đang phát triển, nhất là trong vấn đề môi trường đầu tư. Các nước phát triển đều là những nước có kết cấu hạ tầng đồng bộ và hoàn thiện; có trình độ khoa học kỹ thuật cao; có hệ thống pháp luật ổn định, rò ràng, thông thoáng; có đội ngũ lao động được đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật; có nền kinh tế thị trường phát triển ở mức độ cao;… cho nên việc đầu tư vào các nước này tất nhiên sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả nhanh chóng. Theo báo cáo đầu tư thế giới hằng năm của UNCTAD, lượng FDI đổ vào các nước phát triển chiếm tới khoảng 70% tổng lượng FDI toàn thế giới. Nhưng một thực tế dễ thấy là các nước phát triển cũng đồng thời là những nước xuất khẩu FDI lớn nhất thế giới với 80% lượng vốn FDI toàn cầu. Do đó, thực chất sự lưu chuyển vốn FDI trong những thập niên gần đây chủ yếu lại diễn ra trong nội bộ các nước phát triển, nhất là giữa ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới là Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản.
Sự tập trung phần lớn nguồn vốn FDI vào các nước phát triển cũng đồng nghĩa với việc các nước đang phát triển chỉ nhận được một lượng vốn rất khiêm tốn, dao động xung quanh khoảng trên dưới 20% lượng FDI toàn thế giới. Gần đây, nhờ có những nỗ lực rất lớn trong việc cải thiện môi trường đầu tư cũng như có các chính sách ưu đãi của chính phủ các nước đang phát triển đối với các hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài và trên cơ sở những lợi thế so sánh nhất định của các nước đang phát triển, nhất là lợi thế về tài nguyên và lao động (lực lượng lao động dồi dào và rẻ), lượng FDI chảy vào các nước đang phát triển cũng có tăng lên ít nhiều. Trong số đó, các nước đang phát triển ở khu vực châu Á, đặc biệt là khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đang là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư. Mặc dù vậy, so với các nước phát triển thì tỷ trọng vốn FDI ở các nước đang phát triển vẫn còn khá nhỏ bé.
Thứ ba, các công ty xuyên quốc gia đang ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, trở thành lực lượng chi phối, kiểm soát chủ yếu luồng vốn FDI trên thế giới.
Mặc dù trong những thập niên gần đây càng ngày càng có sự đa dạng hoá trong các đối tác và chủ thể tham gia vào quá trình luân chuyển FDI mà các nhà kinh tế học gọi đó là hiện tượng “đa cực” và “đa biên”3 trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài; nhưng thực chất các công ty xuyên quốc gia mới thực sự là chủ thể đầu tư trực tiếp lớn nhất, là lực lượng chi phối căn bản, chủ yếu đến sự vận động của dòng FDI.
Trong Báo cáo đầu tư thế giới năm 1998, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc cho rằng: các công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporations – TNCs) bao gồm các công ty mẹ và công ty con của chúng ở các nước trên thế giới. Công ty mẹ là công ty kiểm soát toàn bộ tài sản của chúng ở nước sở hữu hơn là
3 Hiện tượng “đa cực” thực chất là sự chia sẻ vai trò gần như là của riêng các công ty xuyên quốc gia Mỹ đối với hoạt động đầu tư quốc tế (trong đó có FDI) trong những năm 70 của thế kỷ XX với các công ty đến từ châu Âu, Nhật Bản, các nước NIEs và các nước khác thông qua việc các công ty này tham gia hoạt động và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nói cách khác, tính chất “đa cực” đã thay thế hoàn toàn cho tính chất “đơn cực” trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hiện tượng “đa biên” trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài về cơ bản được biểu hiện ở sự tham gia cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các nước tiếp nhận đầu tư mà còn diễn ra giữa các nước đi đầu tư và giữa các nước vừa nhận đầu tư nhưng đồng thời lại vừa đầu tư ra nước ngoài.
ở nước ngoài. Công ty con là các công ty hoạt động ở nước ngoài dưới sự quản lý của công ty mẹ và thường được gọi chung là chi nhánh ở nước ngoài.
Theo thống kê, đến nửa đầu thập niên thứ nhất của thế kỷ này, trên thế giới có hơn 65000 tập đoàn xuyên quốc gia với gần 850000 chi nhánh ở nước ngoài, trong đó phần lớn là các tập đoàn thuộc quyền sở hữu của các nước phát triển [3, tr. 27]. Các công ty xuyên quốc gia này hiện không chỉ nắm giữ tới khoảng 90% tổng lượng vốn FDI toàn thế giới mà đồng thời còn là lực lượng nắm giữ nhiều ngành kinh tế then chốt, nắm giữ nguồn tài chính khổng lồ và đặc biệt là nắm giữ một phần lớn kĩ thuật mới của thế giới. Với tiềm lực rất mạnh đó, những động thái của các TNCs sẽ trực tiếp tác động đến sự vận động của dòng FDI trên thế giới.
Quan sát động thái của các TNCs dưới góc độ ngành trong thời gian gần đây, có thể thấy rằng, các TNCs đang chuyển dần đầu tư vốn FDI từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành kĩ thuật cao, và nhất là sang các ngành dịch vụ như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ thương mại, viễn thông, du lịch,… Sự chuyển hướng đầu tư này của các TNCs trên thực tế đã và đang tạo ra một xu hướng vận động mới của dòng FDI trong những thập niên gần đây đó là xu hướng tập trung với mức độ cao nguồn vốn FDI vào khu vực dịch vụ.
Thứ tư, trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đang diễn ra sự cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các nước đầu tư cũng như giữa các nước tiếp nhận đầu tư với nhau.
Những thập niên gần đây, quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi tất cả các quốc gia dù là nước phát triển hay đang phát triển đều phải tăng cường tiềm lực kinh tế để hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, việc thu hút và sử dụng hiệu quả luồng vốn FDI càng có ý nghĩa quan