Trong quá trình thu hồi đất, các hộ gia đình không còn đất canh tác sẽ phải lựa chọn thay đổi việc làm khác để tạo thu nhập cho gia đình. Trong quá trình chuyển đổi việc làm, phần lớn các hộ gia đình dựa vào nhu cầu của thị trường. Khi thành phần kinh tế nông nghiệp giảm, công nghiệp và dịch vụ tăng lên thì các hộ gia đình cũng chuyển dần sang hoạt động công nghiệp và dịch vụ.
Thông tin thị trường | Sự thay đổi của thị trường tiêu thụ | Môi trường sản xuất | Địa bàn cách xa trung tâm | Tổng hợp những thuận lợi đánh giá từ yếu tố thị trường | Đánh giá sự thay đổi nghề nghiệp của hộ gia đình sau khi thu hồi đất nôn nghiệp | ||
Thông tin thị trường | r | 1 | |||||
Mức ý nghĩa | |||||||
N | 266 | ||||||
Sự thay đổi của thị trường tiêu thụ | r | .504** | 1 | ||||
Mức ý nghĩa | .000 | ||||||
N | 266 | 266 | |||||
Môi trường sản xuất | r | .268** | .270** | 1 | |||
Mức ý nghĩa | .000 | .000 | |||||
N | 266 | 266 | 266 | ||||
Địa bàn cách xa trung tâm | r | .143* | .082 | .378** | 1 | ||
Mức ý nghĩa | .020 | .184 | .000 | ||||
N | 266 | 266 | 266 | 266 | |||
Tổng hợp những thuận lợi đánh giá từ yếu tố thị trường | r | .783** | .809** | .662** | .258** | 1 | |
Mức ý nghĩa | .000 | .000 | .000 | .000 | |||
N | 266 | 266 | 266 | 266 | 266 | ||
Đánh giá sự thay đổi nghề nghiệp của hộ gia đình sau khi thu hồi đất nông nghiệp | r | -.106 | -.160** | -.208** | -.085 | -.209** | 1 |
Mức ý nghĩa | .085 | .009 | .001 | .165 | .001 | ||
N | 266 | 266 | 266 | 266 | 266 | 399 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Về Mức Độ Ảnh Hưởng Của Thu Hồi Đất Nn Đến Việc Làm Và Tính Đa Việc Làm Của Người Dân
- Yếu Tố Trình Độ Học Vấn Của Người Lao Động
- Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 19
- Yếu Tố Về Sự Hỗ Trợ Của Chính Quyền Địa Phương, Doanh Nghiệp Và Các Tổ Chức Đoàn Thể
- Ảnh Hưởng Của Quá Trình Chuyển Đổi Việc Làm Đến Kinh Tế Hộ Gia Đình
- Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 23
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
ảng 4.12: Mối liên hệ sự thay đổi của thị trường và Đánh giá về sự thay đổi việc làm của hộ gia đình sau khi thu hồi đất
**.p< 0,01 *. p< 0,05,
(Nguồn: Kết quả XLSL của Luận án)
Kết quả nghiên cứu thể hiện mối tương quan giữa nhận thức về sự thuận lợi của các yếu tố thị trường trong quá trình chuyển đổi việc làm và đánh giá về sự thay đổi nghề nghiệp của hộ gia đình sau khi thu hồi đất nông nghiệp. Các hệ số tương quan r đều mang dấu âm chứng tỏ 2 biến số có sự tương quan nghịch với nhau. Càng những người nhận thấy thị trường ít thuận lợi thì càng nhận thấy các thành viên viên trong gia đình chuyển đổi việc làm nhiều.
Trong quá trình thu hồi đất, các hộ gia đình không còn đất canh tác sẽ phải lựa chọn thay đổi việc làm khác để tạo thu nhập cho gia đình. Trong quá trình chuyển đổiviệc làm, phần lớn các hộ gia đình dựa vào nhu cầu của thị trường. Khi thành phần kinh tế nông nghiệp giảm, công nghiệp và dịch vụ tăng lên thì các hộ gia đình cũng chuyển dần sang hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Trong quá trình chuyển đổi việc làm, các hộ gia đình cho thấy khi làm nông nghiệp chỉ đơn giản là làm các công việc theo các thói quen là chính, những kinh nghiệm được truyền từ đời này qua đời khác do vậy cuộc sống, việc làm của họ cứ êm đềm trôi theo ngày tháng năm. Tuy nhiên khi bước vào thị trường cạnh tranh khốc liệt người dân nông thôn sẽ nhận thấy để có thể làm việc được ở những khu vực công nghiệp xây dựng hay các ngành nghề dịch vụ họ thấy không đơn giản một chút nào. Mọi việc làm đều phải cạnh tranh nhau mới có được công việc, sự bươn trải ngoài cuộc sống hết sức khó khăn. Kết quả phân tích thể hiện do quá trình thu hồi đất nông nghiệp người dân không còn đất để sản xuất nên họ cũng đánh giá môi trường sản xuất hiện nay không còn thuận lợi như trước nữa. Những người phải chuyển đổi việc làm thì càng đánh giá môi trường sản xuất hiện tại không thuận lợi. Người dân không còn đất để sản xuất nên họ cũng đánh giá môi trường sản xuất hiện nay không còn thuận lợi như trước nữa. Qua những số liệu phân tích chúng ta thấy được những “cú sốc” khi người lao động nông thôn thay đổi việc làm của mình.
Quá trình khảo sát cũng thể hiện có mối liên hệ giữa những hộ gia đình có người được đào tạo nghề thì có khả năng thay đổi việc làm nhiều hơn những hộ gia đình không có người được đào tạo nghề.
ảng 4.13: Thuận lợi trong đào tạo nghề và đánh giá về sự thay đổi việc làm của hộ gia đình sau khi thu hồi đất
Đánh giá về sự thay đổi việc làm của hộ gia đình sau khi thu hồi đất | Tổng | ||||||
Hoàn toàn không thay đổi | Thay đổi ít | Có thay đổi | Thay đổi nhiều | Hoàn toàn thay đổi | |||
Hoàn toàn không thuận lợi | N | 5 | 4 | 7 | 48 | 22 | 79 |
Tỉ lệ % | 5,8 | 4,7 | 8,1 | 55,8 | 25,6 | 100,0 | |
Ít thuận lợi | N | 1 | 16 | 12 | 24 | 22 | 89 |
Tỉ lệ % | 1,3 | 21,3 | 16,0 | 32,0 | 29,3 | 100,0 | |
Thuận lợi | N | 11 | 14 | 9 | 28 | 19 | 69 |
Tỉ lệ % | 13,6 | 17,3 | 11,1 | 34,6 | 23,5 | 100,0 | |
Tương đối thuận lợi | N | 3 | 1 | 2 | 4 | 3 | 24 |
Tỉ lệ % | 23,1 | 7,7 | 15,4 | 30,8 | 23,1 | 100,0 | |
Rất thuận lợi | N | 3 | 1 | 2 | 4 | 1 | 5 |
Tỉ lệ % | 27,3 | 9,1 | 18,2 | 36,4 | 9,1 | 100,0 | |
Tổng | N | 23 | 36 | 32 | 108 | 67 | 266 |
Tỉ lệ % | 8,6 | 13,5 | 12,0 | 40,6 | 25,2 | 100,0 |
*p=.001; Kendall's tau-b.=-162
(Nguồn: Kết quả XLSL của Luận án)
Đào tạo nghề là một công tác quan trọng trong quá trình thúc đầy thay đổi nghề nghiệp việc làm. Khi hộ gia đình nhận thấy việc đào tạo nghê có nhiều thuận lợi thì họ sẽ tìm kiếm các công việc phù hợp. Nhưng quá trinh phân tích số liệu không phản ánh điều đó mà cho thấy mặc dù đào tạo nghề
tạo ra việc làm mới nhưng người dân nông thôn thực sự chưa mặn mà với nghề mới vì nhiều lý do như thu nhập không ổn định, không phù hợp thực tế đời sống. Đào tạo nghề là một công tác quan trọng trong quá trình thúc đầy thay đổi việc làm. Khi hộ gia đình nhận thấy việc đào tạo nghề có nhiều thuận lợi thì họ sẽ tìm kiếm các công việc phù hợp với p= 0,001, Nhưng quá trinh phân tích số liệu không phản ánh điều đó mà cho thấy mặc dù đào tạo nghề tạo ra việc làm mới nhưng người dân nông thôn thực sự chưa mặn mà với nghề mới vì nhiều lý do như thu nhập không ổn định, không phù hợp thực tế đời sống. Các hộ gia đình thấy đào tạo nghề hoàn toàn không thuận lợi và thuận lợi ít chiếm tỷ lệ cao và có mức ảnh hưởng nhiều và tương đối nhiều đến việc làm của hộ gia đình. Các hộ gia đình cho rằng đào tạo nghề không thuận lợi ảnh hưởng tương đối nhiều và rất nhiều chiếm 81,4%, hoàn toàn không ảnh hưởng và ảnh hưởng ít chiếm 10,5% đến việc làm của các hộ gia đình. Việc đào tạo nghề rất thuận lợi cho rằng ảnh hưởng tương đối nhiều và ảnh hưởng rất nhiều chiếm 45,5%, hoàn toàn không ảnh hưởng và ảnh hưởng ít chiếm 36,4%. Như vậy, khi các hộ gia đình càng nhận thấy đào tạo nghề có nhiều thuận lợi thì vấn đề việc làm của hộ gia đình càng dễ dàng.
4.2.2. Yếu tố nguồn lực trong gia đình
Cho đến nay nước ta có 70% dân số làm nghề nông. Vì vậy đất chính là cơ sở, là nguồn sống của phần lớn dân số Việt Nam. Tuy nhiên, để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách phát triển các khu công nghiệp, mở rộng các khu đô thị. Để đạt được mục đích trên, Nhà nước đã có chính sách thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp cũng như làm quỹ đất để phát triển các khu đô thị và phát triển cơ sở hạ tầng.
ảng 4.14: Động lực từ phía gia đình thúc đẩy chuyển đổi việc làm
Mức độ | Điểm trung bình | |||||
Hoàn toàn không quan trọng | Ít quan trọng | Quan trọng | Tương đối quan trọng | Rất quan trọng | ||
1, Làm nông nghiệp không đủ ăn | 13,2 | 17,3 | 45,5 | 9,0 | 15,0 | 2,95 |
2, Có thêm nhân khẩu | 23,7 | 27,8 | 30,1 | 8,3 | 10,2 | 2,53 |
3, Có thêm vốn đầu tý cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ | 19,9 | 15,4 | 46,6 | 10,5 | 7,5 | 2,7 |
4, Không còn đất để canh tác | 14,3 | 15,4 | 37,6 | 11,3 | 21,4 | 3,1 |
5, Kinh tế gia đình khó khăn | 7,9 | 24,8 | 38,3 | 13,2 | 15,8 | 3,04 |
(Nguồn: Kết quả XLSL của Luận án)
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi việc làm của người lao động thì yếu tố nguồn lực gia đình được đánh giá quan trọng nhất, với mức điểm trung bình từ 2,53 đến 3,1 điểm (thang đo giá trị là 5). Trong đó, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất chính là yếu tố không còn đất để canh tác chiếm 3,1 điểm, được đánh giá ở mức độ quan trọng. Tỷ lệ người dân đánh giá quan trọng và rất quan trọng lớn chiếm 37,6% và 21,4%. Sau quá trình thu hồi đất,
diện tích đất canh tác của người dân giảm đáng kể, nhiều hộ gia đình không còn đất canh tác. Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hầu hết là vùng đất tốt, có điều kiện thuận lợi cho canh tác, trong khi các diện tích đất đền bù là đất xấu, cách xa khu dân cư và điều kiện hạ tầng phục vụ sản xuất còn nhiều khó khăn. Chính những điều trên làm cho kinh tế gia đình khó khăn hơn, được đánh giá ở mức độ quan trọng với mức điểm trung bình là 3,04 điểm. Yếu tố kinh tế gia đình được đánh giá ít quan trọng hơn, tuy nhiên vẫn được coi là đánh giá là một trong hai yếu tố quan trọng nhất gây nên khó khăn cho các hộ gia đình trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp. Các yếu tố khác như làm nông nghiệp không đủ ăn, có thêm nhân khẩu, có thêm vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cũng được đánh giá ở mức độ quan trọng với mức điểm trung bình lần lượt là 2,95, 2,53 và 2,7 điểm.
Đồng thời trong quá trình nghiên cứu thể hiện có mối liên hệ giữa những yếu tố nội lực gia đình đòi hỏi các thành viên trong gia đình phải chuyển đổi việc làm để đáp ứng nhu cầu cuộc sống.
ảng 4.15: Mối liên hệ giữa đánh giá về làm nông nghiệp không đủ ăn và Đánh giá về sự thay đổi việc làm của hộ gia đình sau khi thu hồi đất
Làm nông nghiệp không đủ ăn | Có thêm nhân khẩu | Có thêm vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ | Không còn đất để canh tác | Kinh tế gia đình khó khăn | Yếu tố nội lực gia đình | Đánh giá sự thay đổi việc làm của hộ gia đình sau khi thu hồi đất nông nghiệp | ||
Làm nông nghiệp không đủ ăn | r | 1 | ||||||
Mức ý nghĩa | ||||||||
Có thêm nhân khẩu | r | .413** | 1 | |||||
Mức ý nghĩa | .000 | |||||||
Có thêm vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ | r | .120 | .284** | 1 | ||||
Mức ý nghĩa | .050 | .000 | ||||||
Không còn đất để canh tác | r | .362** | .382** | .334** | 1 | |||
Mức ý nghĩa | .000 | .000 | .000 | |||||
Kinh tế gia đình khó khăn | r | .425** | .385** | .236** | .576** | 1 | ||
Mức ý nghĩa | .000 | .000 | .000 | .000 | ||||
Yếu tố nội lực gia đình | r | .667** | .713** | .558** | .776** | .753** | 1 | |
Mức ý nghĩa | .000 | .000 | .000 | .000 | .000 | |||
N | 266 | 266 | 266 | 266 | 266 | 266 | ||
Đánh giá sự thay đổi việc làm của hộ gia đình sau khi thu hồi đất nông nghiệp | r | .140* | .155* | .004 | .210** | .299** | .234** | 1 |
Mức ý nghĩa | .023 | .011 | .947 | .001 | .000 | .000 |
**p<0,01, *. p<0,05
(Nguồn: Kết quả XLSL của Luận án)
156
Kết quả phân tích thể hiện một mối liên hệ giữa việc đánh giá về sự khó khăn trong nội lực gia đình và đánh giá về sự chuyển đổi việc làm trong những năm vừa qua của gia đình. Những người càng nhận thấy nguồn nội lực của gia đình mình khó khăn như có thêm nhân khẩu, làm nông nghiệp không đủ ăn, không còn đất để sản xuất thì càng nhận thấy việc làm của gia đình mình thay đổi nhiều trong những năm qua.
Khi người dân không còn sinh kết bằng nông nghiệp nữa thì họ sẽ thay đổi phương thức làm ăn của mình. Hoặc các hộ gia đình nhận thấy làm nông nghiệp không đủ ăn thì cũng buộc người dân nông thôn thay đổi hình thức sản xuất kinh doanh việc làm.
Gia đình có thêm nhân khẩu là một trong những điều kiện tất yếu cần thay đổi về mặt sinh kế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong hộ gia đình trả lời, đa số đều cho rằng yếu tố “có thêm nguồn nhân lực” ảnh hưởng quan trọng đến sinh kế của các hộ gia đình nông thôn. Thực tế cho thấy, nước ta nói chung là một nước có dân số trẻ, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Tuy nhiên, số lượng các nhà máy, các công xưởng trên địa bàn xã còn ít, còn nhỏ, không thể đáp ứng được nhu cầu làm việc của lao động trẻ tại địa phương, đa phần lao động trẻ có tay nghề thường làm việc tại các khu công nghiệp, các nhà máy lớn. Những lao động không qua đào tạo, hoặc gần hết tuổi lao động thì vẫn sản xuất nông nghiệp và sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp khác nhằm nâng cao năng suất lao động. Như vậy, có thể thấy, yếu tố “có thêm nguồn nhân lực” mặc dù không được đánh giá cao như hai yếu tố trên, nhưng cũng đã nói lên được tầm quan trọng của yếu tố “có thêm nhân khẩu” cũng chứng minh được sức ảnh hưởng của nó đến sinh kế của các hộ gia đình nông thôn sau quá trình thu hồi đất. Khi gia đình có thêm nhân khẩu thì mức độ chi tiêu trong gia đình cũng sẽ tăng lên điều đó đòi hỏi các thành viên trong gia đình phải năng động hơn, phải tìm kiếm các công