phát triển khu công nghiệp. Dân ở đấy bây giờ còn ít đất ruộng nên cũng tìm cách làm nghề khác. Nhưng cũng khó khắn lắm. Sang Hữu Bằng – Thạch Thất học nghề mộc, người thì đi buôn bán, người thì làm nón, có việc gì thì làm việc đấy phải xoay xở. Nói chung là cũng vậy vậy.”
(Nam, 31 tuổi, thợ mộc, xã Ngọc Mỹ) Phần lớn người lao động lo lắng về việc làm của con cái mình trong tương lai, với điểm trung bình 2,99/5 điểm cho thấy mức độ lo lắng về việc làm của con cái trong tương lai ở mức trên trung bình. Đối với băn khoăn, lo lắng về cuộc sống, lương thực và công việc của gia đình khi bị thu hồi đất lần lượt là 2,91, 2,88và 2,88 điểm (thang đo giá trị là 5). Cũng cho biết mức độ lo lắng tương đối cao, tuy nhiên với độ lệch chuẩn lớn cho thấy có sự khác biệt về mức độ lo lắng đối với những hộ gia đình có
những đặc điểm khác nhau.
Một số hộ gia đình lại lo lắng, băn khoăn về tiền đền bù của gia đình sẽ sử dụng như thế nào cho hiệu quả, hoặc lo con cái sẽ không chịu khó làm ăn vì trông chờ vào tiền đền bù ở mức đồng ý và ít đồng ý với mức điểm trung bình lần lượt là 2,67 và 2,27 điểm. Tuy nhiên, một số hộ gia đình lại cảm thấy vui vì khi có nhiều tiền đền bù và họ sẽ làm được nhiều việc từ tiền đền bù (xây nhà, chuyển đổi cuộc sống) với mức điểm trung bình là 2,07 và 2,40 điểm (thang đo giá trị là 5).
Khi nhận được chủ trương thu hồi đất, các hộ gia đình cảm thấy vui, tuy nhiên chỉ ở mức độ trung bình từ 1,7 đến 2,57 điểm (thang đo giá trị là 5). Sau khi thu hồi đất, các hộ gia đình nông thôn nhận được nhiều tiền đền bù, dẫn đến nhiều hộ gia đình cảm thấy phấn khởi vì bây giờ không còn phải làm nông nghiệp nữa. Tuy nhiên, nhận định này chỉ được đánh giá ở mức ít đồng ý với mức điểm trung bình là 1,73 điểm (thang đo giá trị là 5). Một số hộ gia đình cảm thấy vui khi có sự án về gia đình sẽ có công việc mới mà không
phải làm nông nghiệp hay sẽ có nhiều lợi ích chung cho cả cộng đồng và địa phương sẽ phát triển hơn nhờ có dự án với mức điểm trung bình lần lượt là 1,90, 2,37 và 2,51 điểm (thang đo giá trị là 5).
Như vậy, có thể thấy, các hộ gia đình khi biết được chủ trương thu hồi đất cảm thấy lo lắng, băn khoăn về tương lai nhiều hơn, việc làm của người lao động về tương lai chính là điều mà các hộ gia đình lo lắng nhiều nhất, việc làm là một phần không nhỏ ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình trong tương lai.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả phân tích tương quan tâm thế của người lao động đối với quá trình chuyển đổi việc làm của người lao động.
ảng 4.8: Mối quan hệ giữa tâm thế của người dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và quá trình thay đổi việc làm
Tâm lý lo lắng khi thu hồi đất | Tâm lý vui mừng khi thu hồi đất | Tỷ lệ % chuyển đổi/tổng số người trong gia đình | Mức độ chuyển đổi nghề nghiệp của hộ gia đình | ||
Tâm lý lo lắng khi thu hồi đất | Hệ số r | ||||
Mức ý nghĩa | |||||
Tâm lý vui mừng khi thu hồi đất | Hệ số r | ||||
Mức ý nghĩa | |||||
Tỷ lệ % chuyển đổi/tổng số người trong gia đình | Hệ số r | .399** | -.158** | 1,000 | |
Mức ý nghĩa | .000 | .002 | |||
Mức độ ảnh hưởng đến công việc của gia đình | Hệ số r | .453** | -.211** | .686 | 1,000 |
Mức ý nghĩa | .000 | .000 | .000 | ||
**p<0,001 *p<0,05 |
Có thể bạn quan tâm!
- Biến Đổi Cơ Cấu Lao Động Theo Đặc Thù Số Lượng Công Việc
- Đánh Giá Về Mức Độ Ảnh Hưởng Của Thu Hồi Đất Nn Đến Việc Làm Và Tính Đa Việc Làm Của Người Dân
- Yếu Tố Trình Độ Học Vấn Của Người Lao Động
- Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 20
- Yếu Tố Về Sự Hỗ Trợ Của Chính Quyền Địa Phương, Doanh Nghiệp Và Các Tổ Chức Đoàn Thể
- Ảnh Hưởng Của Quá Trình Chuyển Đổi Việc Làm Đến Kinh Tế Hộ Gia Đình
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả XLSL của Luận án)
Kết quả phân tích tương quan giữa tâm lý của người dân khi thu hồi đất với tỷ lệ % chuyển đổi/tổng số người trong gia đình và mức độ ảnh hưởng đến công việc của gia đình. Trong đó, mức độ mối liên kết giữa các yếu tố mạnh yếu khác nhau.
Tâm lý lo lắng khi thu hồi đất lại đồng biến với tỷ lệ % chuyển đổi/ tổng số người trong gia đình, r = 0,399 và mức độ ảnh hưởng đến công việc của gia đình với hệ số tương quan r= 0,453 với mức ý nghĩa α<0,05, Ngược lại, tâm lí vui mừng lại thể hiện tính chất nghịch biến với tỷ lệ % chuyển đổi/tổng số người trong gia đình và mức độ chuyển đổi nghề nghiệp của hộ gia đình với r lần lượt là r = - 0,158 và r = - 0,211 với mức ý nghĩa α < 0,01.
Như vậy, có thể thấy, khi tâm lý của người dân càng lo lắng bao nhiêu thì tỷ lệ % chuyển đổi và mức độ chuyển đổi càng lớn. Tâm thế của người dân trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp thể hiện rõ những lo lắng của người dân nông thôn. Tâm lý e ngại trong chuyển đổi nghề nghiệp cũng như tâm lý lo lắng mình không biết làm việc gì khác ngoài làm nông nghiệp là một trong những tâm lý then chốt khiến người dân nông thôn không tự tin để có thể chuyển đổi nghề nghiệp của mình.
4.2. Các yếu tố khách quan
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi việc làm của người lao động, trong đó, tập trung chủ yếu vào ba nhóm yếu tố chính, đó là: yếu tố về thị trường, yếu tố nguồn lực trong gia đình, yếu tố về sự giúp đỡ của người dân/chính quyền địa phương.
4.2.1. Yếu tố về thị trường
Thị trường có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến từng hoạ t động sản xuất kinh doanh của người dân vì thị trường là mục tiêu của những người kinh
doanh và cũng là môi trường của hoạt động kinh doanh hàng hoá. Khi người dân nhận thấy thị trường có nhiều thay đổi để tạo ra lợi nhuận họ sẽ thay đổi cách thức sản xuất để tọa ra các mặt hàng phù hợp với các lĩnh vực thị trường cần.
ảng 4.9: Mức độ quan trọng yếu tố thị trường trong quá trình chuyển đổi việc làm của gia đình
Mức độ | Điểm trung bình | |||||
Hoàn toàn không quan trọng | Ít quan trọng | Quan trọng | Tương đối quan trọng | Rất quan trọng | ||
Nhu cầu của người tiêu dùng địa phương tăng mạnh | 11,3 | 30,1 | 34,2 | 11,7 | 17,8 | 2,85 |
Nhu cầu tiêu dùng ở nơi khác tăng mạnh | 28,2 | 35,7 | 25,2 | 7,5 | 3,4 | 2,22 |
Số người buôn mua hàng hóa tăng mạnh | 22,2 | 28,9 | 34,2 | 10,9 | 3,8 | 2,45 |
Dễ bán sản phẩm | 20,3 | 32,7 | 34,6 | 8,6 | 3,8 | 2,43 |
(Nguồn: Kết quả XLSL của Luận án)
Các yếu tố thị trường (nhu cầu của người tiêu dùng địa phương, nhu cầu tiêu dùng của người ở nơi khác, số người buôn mua hàng hóa tăng và dễ bán sản phẩm) là những yếu tố người dân bị thu hồi đất cho rằng có ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của gia đình. Trong đó, các yếu tố về thị trường được đánh giá ở mức độ quan trọng với thang điểm trung
bình từ 2,22 đến 2,85 điểm (thang đo giá trị là 5). Trong đó, yếu tố nhu cầu của người tiêu dùng địa phương được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 2,85 điểm. Trong đó, yếu tố được người dân đánh giá ở mức ít quan trọng và quan trọng chiếm tỷ lệ cao nhất là 30,1% và 34,2%. Yếu tố nhu cầu tiêu dùng của người ở nơi khác tăng mạnh lại được đánh giá ở mức thấp nhất, ít quan trọng với mức điểm trung bình là 2,22 điểm. Trong đó, phần lớn tỷ lệ người trả lời hoàn toàn không quan trọng hoặc ít quan trọng chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 28,2% và 35,7%.
Như vậy, qua bảng số liệu có thể thấy, trong và sau quá trình thu hồi đất, người dân địa phương vẫn có mối liên kết chặt chẽ với nhau nhiều hơn những người ở nơi khác. Bên cạnh đó, yếu tố số lượng người mua hàng hóa tăng mạnh và dễ bán sản phẩm cũng được đánh giá ở mức quan trọng với mức điểm trung bình lần luợt là 2,45 và 2,43 điểm. Hai yếu tố này, được người lao động đánh giá ở mức độ ít quan trọng và quan trọng chiếm tỷ lệ cao (khoảng 30%). Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã kiểm định mối liên hệ mức độ quan trọng của các yếu tố trong quá trình chuyển đổi việc làm với đánh giá của chính người dân nông thôn về sự thay đổi việc làm của hộ gia đình sau khi thu hồi đất kết quả thể hiện có mối liên hệ một cách có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố được đưa vào phân tích.
Kết quả phân tích tương quan thể hiện mối liên hệ giữa mức độ quan trọng của các yếu tố thị trường với đánh giá của chính người dân nông thôn về sự thay đổi việc làm của hộ gia đình.
ảng 4.10: Mối quan hệ giữa việc dễ bán sản phẩm và mức độ ảnh hưởng đến việc làm của của gia đình
Nhu cầu của người tiêu dùng địa phương tăng mạnh | Nhu cầu tiêu dùng của người ở nơi khác tăng mạnh | Số người buôn mua hàng hóa tăng mạnh | Dễ bán sản phẩm | Tổng hợp về yếu tốt thị trường thúc đẩy chuyển đổi nghề nghiệp của hộ gia đình | Đánh giá về mức độ thu hồi đất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến việc làm của gia đình | ||
Nhu cầu của người tiêu dùng địa phương tăng mạnh | r | 1 | .109 | .026 | -.058 | .438** | .033 |
Mức ý nghĩa | .077 | .676 | .345 | .000 | .592 | ||
N | 266 | 266 | 266 | 266 | 266 | 266 | |
Nhu cầu tiêu dùng của người ở nơi khác tăng mạnh | r | .109 | 1 | .566** | .340** | .746** | .089 |
Mức ý nghĩa | .077 | .000 | .000 | .000 | .149 | ||
N | 266 | 266 | 266 | 266 | 266 | 266 | |
Số người buôn mua hàng hóa tăng mạnh | r | .026 | .566** | 1 | .591** | .805** | .119 |
Mức ý nghĩa | .676 | .000 | .000 | .000 | .052 | ||
N | 266 | 266 | 266 | 266 | 266 | 266 | |
Dễ bán sản phẩm | r | -.058 | .340** | .591** | 1 | .682** | .167** |
Mức ý nghĩa | .345 | .000 | .000 | .000 | .006 | ||
N | 266 | 266 | 266 | 266 | 266 | 266 | |
Tổng hợp về yếu tốt thị trường thúc đẩy chuyển đổi nghề nghiệp của hộ gia đình | r | .438** | .746** | .805** | .682** | 1 | .151* |
Mức ý nghĩa | .000 | .000 | .000 | .000 | .014 | ||
N | 266 | 266 | 266 | 266 | 266 | 266 | |
Đánh giá sự thay đổi nghề nghiệp của hộ gia đình sau khi thu hồi đất nôn nghiệp | r | .033 | .089 | .119 | .167** | .151* | 1 |
Mức ý nghĩa | .592 | .149 | .052 | .006 | .014 | ||
N | 266 | 266 | 266 | 266 | 266 | 399 |
**p<0,01, *p<0,05
(Nguồn: Kết quả XLSL của Luận án)
Từ kết quả phân tích có thể thấy, yếu tố về thị trường có ảnh hưởng tương đối lớn trong quá trình chuyển đổi việc làm của người dân. Kết quả phân tích cho thấy tầm quan trọng của việc dễ bán sản phầm được các hộ đánh giá ở mức độ quan trọng. Thực tế, các hộ gia đình kinh tế tư nhân, cá thể có xu hướng giảm dần, tập trung chủ yếu vào kinh tế nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả phân tích thể hiện có mối liên hệ giữa tầm quan trọng của các yếu tố thị trường đến sự thay đổi nghề nghiệp của hộ gia đình sau khi thu hồi đất nông nghiệp. Khi để riêng các yếu tố th yếu tố th yếu tố: Nhu cầu của người tiêu dùng địa phương tăng mạnh, Nhu cầu tiêu dùng của người ở nơi khác tăng mạnh, Số người buôn mua hàng hóa tăng mạnh không có ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi nghề nghiệp của hộ gia đình sau khi thu hồi đất. Yếu tố dễ bán sản phẩm có ảnh hưởng mạnh đến quá trình thay đổi nghề nghiệp của hộ gia đình. Nhưng khi tác giả tổng hợp các yếu tốt thị trường thúc đẩy chuyển đổi việc làm của hộ gia đình thì nhận thấy có mối tương quan một các có ý nghĩa thống kê đối với quá trình thay đổi việc làm của hộ gia đình và hệ số tương quan r =.167 cho thấy đây là một mối tương quan liên kết yếu. Kết luận từ mẫu nghiên cứu cũng có cơ sở để khái quát cho tổng thể nghiên cứu với mức độ tin cậy đã xác định.
Như vậy kết quả trên cho thấy, có mối quan hệ giữa việc nhận thức về về tầm quan trọng của việc dễ bán sản phẩm, nhận thức về nhu cầu thị trường với mức độ ảnh hưởng đến việc làm. Những người nhận thức thấy nhu cầu thị trường cao thì càng cho rằng việc làm của hộ gia đình mình thay đổi nhiều trong những năm qua.
Bên cạnh yếu tố sức mua tăng cao là yếu tố thị trường sản phẩm đa dạng phong phú cũng là động lực thúc đẩy để các hộ gia đình chuyển đổi cơ cấu việc làm của hộ gia đình.
ảng 4.11: Mức độ thuận lợi về thị trường trong quá trình chuyển đổi việc làm của gia đình
Mức độ | ||||||
Hoàn toàn không thuận lợi | Ít thuận lợi | Thuận lợi | Tương đối thuận lợi | Rất thuận lợi | Điểm trung bình | |
1, Thông tin thị trường | 28,2 | 36,5 | 28,6 | 6,4 | 0,4 | 2,14 |
2, Sự thay đổi của thị trường tiêu thụ | 29,7 | 33,5 | 25,9 | 9,0 | 1,9 | 2,2 |
3, Môi trường sản xuất | 12,4 | 29,7 | 48,9 | 6,0 | 3,0 | 2,58 |
4, Địa bàn cách xa trung tâm | 20,3 | 40,6 | 35,0 | 2,6 | 1,5 | 2,24 |
(Nguồn: Kết quả XLSL của Luận án)
Kết quả nghiên cứu cho thấy, môi trường sản xuất là yếu tố thuận lợi nhất trong quá trình chuyển đổi việc làm gia đình với mức điểm trung bình là 2,58 điểm, Trong đó, tỷ lệ người dân trả lời thuận lợi chiếm 48,9%, nhưng mức độ tương đối thuận lợi và rất thuận lợi chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm 6,0% và 3,0%. Các yếu tố thông tin thị trường, sự thay đổi của thị trường tiêu thụ, địa bàn cách xa trung tâm được đánh giá ở mức độ ít thuận lợi, với mức điểm trung bình lần lượt là 2,14, 2,2 và 2,24 điểm. Như vậy, mặc dù đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và nhu cầu tiêu dùng, mua bán của người dân có tăng lên, song trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp, các hộ gia đình vẫn gặp phải nhiều khó khăn về yếu tố thị trường. Bởi lẽ, trong quá trình chuyển đổi ruộng đất, số tiền đền bù cho người dân vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu với giá cả của thị trường và khu tái dân cư. Bên cạnh đó, một số địa phương chạy theo phong trào phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị mà chưa cân nhắc đến hiệu quả; hoặc phát triển công nghiệp, dịch vụ bằng mọi cách mà chưa chú ý đúng mức đến tác động đối với người dân. Chính vì vậy, cần phải tăng cường yếu tố thị trường để chuyển đổi việc làm có nhiều thuận lợi.