Đánh Giá Về Mức Độ Ảnh Hưởng Của Thu Hồi Đất Nn Đến Việc Làm Và Tính Đa Việc Làm Của Người Dân


Sự chuyển đổi cơ cấu việc làm theo nhóm tuổi cũng rất đa dạng, tỷ lệ lao động làm việc ở tất cả các ngành nghề. Số liệu cũng cho thấy, trong cơ cấu việc làm theo các nhóm tuổi có sự chênh lệch tương đối đáng kể: Trong việc làm ruộng những người ở nhóm tuổi 51 - 60 chiếm tỷ lệ cao nhất là 45,8%, trong khi đó ở nhóm tuổi 15 - 24 chỉ chiếm 6,4%. Làm công nhân ở nhóm tuổi 15 - 24 chiếm 38,9%, nhóm tuổi 25 - 50 chiếm 22,7%, và ở nhóm tuổi 51-60 có tỷ lệ thấp nhất là 1,1%. Thực tế đã lý giải điều này, các công ty khi tuyển dụng công nhân họ không tuyển dụng người lớn tuổi và thường ưu tiên nhóm tuổi trẻ, bắt đầu bước vào thị trường lao động có sức khỏe và có được đào tạo,

“Trong 5 năm qua hầu hết các gia đình đều có người thay đổi công việc của mình. Nhà nào còn ít ruộng nào thì làm, chủ yếu là người già làm thôi, người có tuổi rồi họ ngại thay đổi công việc và cũng không biết làm việc gì làm sao làm được công nhân”.

(Nữ, 50 tuổi, làm nông nghiệp xã Ngọc Mỹ)

Như vậy có thể thấy rằng những người tuổi trẻ làm công việc phi nông cao hơn so với các thế hệ trước. Các thế hệ ông bà, bố mẹ là những người có tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật hạn chế, sự nhanh nhẹn, sức khỏe giảm sút vì thế rất khó chuyển sang những công việc phức tạp nên họ tự tìm kiếm cho mình những công việc phù hợp.

Trong sự chuyển đổi việc làm người dân cũng cho biết mối quan tâm của họ đến tính ổn định của công việc.

Tôi thấy sự thay đổi nghề nghiệp việc làm của người dân chưa thực sự tốt vì còn một bộ phận người lao động bị thu hồi đất vẫn không có việc làm ổn định, chủ yếu là làm những công việc tự phát như: thợ hồ, buôn bán hàng rong, là nghề thủ công.... chưa có công việc một cách ổn định kể cả những người già và những người trẻ.

(Nữ, 45 tuổi, buôn bán nhỏ, xã Thiện Kế)


Quá trình chuyển đổi về cơ cấu lao động được biểu hiện cụ thể thông qua quá trình thay đổi về cơ cấu việc làm của người dân. Quá trình chuyển đổi nghề nghệp có sự thay đổi theo các thế hệ.

ảng 3.14: Việc làm của của người dân trước khu thu hồi đất 2010 theo nhóm tuổi

Việc làm của người dân trước khu thu hồi đất (2010)

Nhóm tuổi


Tổng

Nhóm tuổi

15-24 tuổi

Nhóm tuổi

25-50 tuổi

Nhóm tuổi

51-60 tuổi

Làm ruộng

N

40

269

186

495

Tỉ lệ %

39,2

42,6

68,1

49,2

Chăn nuôi

N

10

65

35

110

Tỉ lệ %

9,8

10,3

12,8

10,9

Xay xát thóc gạo

N

0

9

4

13

Tỉ lệ %

0

1,4

1,5

1,3

Công việc liên qua đến nông nghiệp

N

2

13

1

16

Tỉ lệ %

2,0

2,1

4

1,6

Buôn bán kinh doanh nhỏ

N

10

45

7

62

Tỉ lệ %

9,8

7,1

2,6

6,2

Bán hàng rong

N

0

0

4

4

Tỉ lệ %

0

0

1,5

4

Giúp việc

N

0

1

0

1

Tỉ lệ %

0

2

0

1

Lái xe

N

1

8

0

9

Tỉ lệ %

1,0

1,3

0

9

Sửa chữa vật dụng

N

0

3

0

3

Tỉ lệ %

0

5

0

3

Giáo viên

N

0

14

4

18

Tỉ lệ %

0

2,2

1,5

1,8

Bộ đội, công an, cán

N

3

9

8

20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.



Việc làm của người dân trước khu thu hồi đất (2010)

Nhóm tuổi


Tổng

Nhóm tuổi 15-24 tuổi

Nhóm tuổi 25-50 tuổi

Nhóm tuổi 51-60 tuổi

bộ chính quyển

Tỉ lệ %

2,9

1,4

2,9

2,0

Bác sĩ, y tá

N

1

8

1

10

Tỉ lệ %

1,0

1,3

4

1,0

Xuất khẩu lao động

N

0

4

0

4

Tỉ lệ %

.0

6

0

4

Hưu trí

N

0

1

1

2

Tỉ lệ %

0

2

4

2

Tự mở công ty/nhân

viên hành chính trong doanh nghiệp

N

9

25

0

34

Tỉ lệ %

8,8

4,0

0

3,4

Bốc vác

N

0

9

1

10

Tỉ lệ %

0

1,4

4

1,0

Thợ nói chung

N

6

57

10

73

Tỉ lệ %

5,9

9,0

3,7

7,3

Công nhân

N

19

75

1

95

Tỉ lệ %

18,6

11,9

4

9,4

Khác

N

0

8

9

17

Tỉ lệ %

0

1,3

3,3

1,7

Tổng

Tỉ lệ %

100

623

269

993

N

100,0

100,0

100,0

100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra của luận án)

Theo kết quả khảo sát năm 2010, cơ cấu việc làm theo thế hệ trong gia đình của các hộ gia đình cũng rất đa dạng. Các thành viên trong độ tuổi lao động của hộ gia đình được khảo sát làm việc ở tất cả các việc. Nhưng chủ yếu là lao động trong ngành nông nghiệp (làm ruộng, chăn nuôi, những việc làm liên quan đến nông nghiệp) và buôn bán, dịch vụ là những việc làm có tỷ lệ


lao động tham gia nhiều nhất trong cơ cấu việc làm của địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ trước năm 2010, các thành viên trong gia đình làm việc chủ yếu là công việc thuộc nông nghiệp, tỷ lệ các thành viên ở thế hệ 3 (15 - 25 tuổi) trong gia đình lao động chính là làm ruộng, chăn nuôi, buôn bán nhỏ là chủ yếu, một số ít làm công nhân, còn các công việc khác hầu như không có và tỷ lệ lao động chủ yếu là các thành viên trong hộ gia đình thuộc thế hệ 2 (25 - 50 tuổi). Dù các việc làm tương đối đa dạng, nhưng vẫn tập trung chủ yếu là làm ruộng, chăn nuôi và công nhân. Trong cơ cấu việc làm theo thế hệ có sự chênh lệch tương đối đáng kể: Trong làm ruộng, tỷ lệ lao động làm ruộng là những người ở thế hệ thứ 1(50 - 60 tuổi) chiếm tỷ lệ cao nhất là 68,1%, nhiều hơn số lượng lao động trong cùng độ tuổi năm 2015 là 22,3%, trong khi đó, thế hệ thứ 3 (15 - 25 tuổi) chỉ chiếm 39,2% nhiều hơn năm 2015 là 32,8%. Người lao động làm công nhân ở thế hệ thứ 1 (15 - 25 tuổi) chiếm 18,6%, thế hệ thứ 2 (25 - 50 tuổi) chiếm tỷ lệ 11,9%, công nhân ở thế hệ thứ 3 chiếm tỷ lệ thấp nhất 0,4%. Các việc làm khác cũng có sự chênh lệch giữa các thế hệ. Tuy nhiên, các thành viên trong gia đình vẫn tập trung nhiều nhất vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là làm ruộng chiếm 49,2%.

“...từ khi có các khu công nghiệp về xã tôi thấy xã có nhiều biến đổi, nhiều nghề nghiệp mới xuất hiện như cho thuê nhà trọ, các dịch vụ cắt tóc, gội đầu, bán hàng quán cũng có. Hiện nay trong xã hầu hết thế hệ trẻ trẻ khoảng <40 tuổi thì đều đi xin làm công ty hoặc là đi làm ăn chứ không còn làm nông nghiệp nữa. Chỉ có những người có tuổi, sức khỏe kém, không nhanh được như bọn trẻ thì ở nhà làm thêm các việc. Với cả bây giờ doanh nghiệp họ không thuê những người già như chúng tôi mà chỉ thuê bọn trẻ thôi”.

(Nam, 53 tuổi, làm ruộng, xã Thiện Kế)


Có thể thấy, cơ cấu việc làm năm 2010 tập trung chủ yếu vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề còn hạn chế chưa nâng cao tay nghề cho người lao động địa phương, đặc biệt là các hộ gia đình cách xa trung tâm thì việc đào tạo càng gặp nhiều khó khăn.

3.3.2. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của thu hồi đất NN đến việc làm và tính đa việc làm của người dân

Thu hồi đất nông nghiệp ở xã Ngọc Mỹ và Thiện Kế như đã trình bày ở phần 3.2 cho thấy sự tác động đến mỗi hộ mỗi người là khác nhau về diện tích, tiền đền bù và việc làm của người dân. Đánh giá được mức độ ảnh hưởng được thể hiện rõ ở bảng sau:

ảng 3.15: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến việc làm của người dân

Mức độ ảnh hưởng

Tần

suất

Tỷ lệ %

Tỷ lệ %

cộng dồn

Hoàn toàn không ảnh hưởng

37

9,2

9,2

Ảnh hưởng ít

49

12,3

21,6

Bình thường

83

20,8

42,4

Ảnh hưởng tương đối nhiều

138

34,6

76,9

Ảnh hưởng rất nhiều

92

23,1

100,0

Tổng

399

100,0


(Nguồn: Số liệu điều tra của luận án)

Khi được hỏi mức độ ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến việc làm của người dân như thế nào kết quả thu được, số người cho rằng quá trình thu hồi đất không ảnh hưởng đến việc làm của người dân là 9,2% và tỷ lệ cho rằng bị ảnh hưởng nhiều và rất nhiều cộng dồn lên tới 76,9%. Điều này chứng tỏ quá trình thu hồi đất có ảnh hưởng rất lớn đối với việc làm của người dân.


Tuy nhiên, khi tách hai địa bàn nghiên cứu ra thì thấy mức độ ảnh hưởng có khác nhau do các mỗi địa bàn có đặc điểm kinh tế, xã hội khác nhau

ảng 3.16: Mối quan hệ giữa khu vực điều tra và đánh giá về sự ảnh hưởng đến việc làm


Địa điểm phỏng vấn

Mức độ ảnh hưởng của thu hồi đất đến việc làm của người dân


Tổng

Hoàn

toàn không

ảnh hưởng ít

Bình thường

Ảnh

hưởng nhiều

Ảnh

hưởng rất nhiều

Thiện Kế

N

24

42

27

86

60

239

%

10,0

17,6

11,3

36,0

25,1

100,0

Ngọc Mỹ

N

13

7

56

52

32

160

%

8,1

4,4

35,0

32,5

20,0

100,0

Tổng

N

37

49

83

138

92

399

%

9,3

12,3

20,8

34,6

23,1

100,0

p=0,000, Tau-b=-0,18

Theo số liệu khảo sát các hộ gia đình đánh giá quá trình thu hồi đất nông nghiệp ảnh hưởng tương đối nhiều đến việc làm của hộ gia đình. Tại hai địa bàn điều tra có sự khác nhau ở mức ảnh hưởng nhiều và rất nhiều ở Thiện Kế là 61,1% còn ở Ngọc Mỹ là 52,5%, chênh nhau là 8,6%. Như vậy đánh giá của người dân về sự ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến việc làm của hộ gia đình ở xã Thiện Kế mạnh hơn ở xã Ngọc Mỹ một cách có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên mức độ gắn bó giữa hai biến tương đối yếu với hệ số gắn bó Tau-b là 0,18.

Thực tế khảo sát tại hai địa bàn tác giả quan sát thấy một đặc điểm kinh tế có tác động đến mức độ ảnh hưởng của xã Thiện Kế mạnh hơn xã Ngọc Mỹ đó là xã Ngọc Mỹ có nghề truyền thống làm mộc và làm nón, do đó khi thu hồi ruộng đất người dân xã Ngọc Mỹ có thể giải quyết được ngay việc làm tại


chỗ, đặc điểm này rất đáng kể mà tác giả nhận ra trong quá trình khảo sát; trong khi đó xã Thiện Kế không có nghề phụ, nghề truyền thống.

Bên cạnh sự đánh giá mức độ ảnh hưởng của thu hồi đất đến việc làm thì người dân 2 xã, để đảm bảo việc làm và cuộc sống người dân phải thích nghi với điều kiện mới bằng cách chuyển đổi việc làm cũng như đảm bảo cơ cấu thu nhập cho gia đình nên người dân đã làm nhiều công việc hay gọi là tính chất đa việc làm. Điều này hoàn toàn đúng với thực tế khi có tới 63,3% số người được hỏi cho biết ngoài nông nghiệp ra họ còn làm thêm việc khác nữa. Tỷ lệ người dân làm đến 2, 3 công việc rất cao là 57,5%, thực tế có người dân là đến 4, 5 loại công việc.

(ĐV tính %)


iểu đồ 3 6 Tính đa việc làm của người dân Nguồn Số liệu điều tra của 1

iểu đồ 3.6. Tính đa việc làm của người dân

(Nguồn: Số liệu điều tra của luận án) Tiểu kết chương 3: Như vậy có thể thấy sau quá trình thu hồi đất nông nghiệp đã làm cho biến đổi cơ cấu lao động và cơ cấu việc làm của người dân 2 xã Ngọc Mỹ và Thiện Kến theo hướng giảm lao động ở ngành kinh tế nông nghiệp, tăng mạnh lao động ở ngành kinh tế công nghiệp, dịch vụ. Trong chương 3 luận án cũng đi sâu vào phân tích sự biến đổi cơ cấu lao động, việc


làm phân theo giới tính, trình độ học vấn và độ tuổi để có làm rõ sự khác biệt của các yếu tố nhân khẩu xã hội.

Thực trạng biến đổi cơ cấu việc làm thể hiện khá rõ khi so sánh từ 2010 đến 2015, người dân làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi giảm mạnh và tăng việc làm thợ, công nhân, lái xe, giáo viên… Đặc biệt trong đó nghiên cứu thấy có sự khác biệt lớn về độ tuổi với sự biến đổi cơ cấu việc làm; nhóm tuổi 15-24 làm công việc phi nông nghiệp rất cao, còn nhóm tuổi 51-60 làm việc nông nghiệp cao. Phản ánh thực tế chuyển đổi việc làm ở nhóm tuổi 51-60 có nhiều hạn chế, khó khăn.

Đánh giá của người dân 2 xã về mức độ ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến việc làm kết quả số liệu cho thấy ở mức ảnh hưởng nhiều và rất nhiều, cùng với mức độ ảnh hưởng cho thấy có mối quan hệ với tính đa việc làm nhằm đảm bảo thu nhập, sinh hoạt cuộc sống của người dân. Và người dân coi cùng một lúc làm nhiều công việc như một chiến lược sống trong thời kỳ mới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023