việc có khả năng tạo ra thu nhập nhiều hơn để có thể tạo cho gia đình mình một cuộc sống tốt hơn. Kết quả kiểm định thể hiện các hộ gia đình càng cho rằng gia đình có thêm nhân khẩu thì càng thay đổi nghề nghiệp nhiều.
Suy cho đến cùng công việc của mỗi một cá nhân đó chính là tạo ra kinh tế cho hộ gia đình. Do đó nếu kinh tế gia đình khó khăn thì đây là một yêu cầu tất yếu đòi hỏi các thành viên trong sẽ phải tìm kiếm các việc làm mới thay cho các việc làm cũ.
Kinh tế hộ gia đình nói chung sẽ là động lực quan trọng trong quá trình chuyển đổi việc làm. Do những mưu sinh trong cuộc sống nên họ phải cố gắng tìm cách để phát triển kinh tế của gia đình.
Có thể thấy, hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch các khu đô thị, khu công nghiệp tràn lan là khá phổ biến. Quá trình quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như thẩm định các phương án sử dụng đất và xây dựng phương án bồi thường chưa thực sự khoa học, thiếu sự tham gia đầy đủ của các ngành, các tổ chức có liên quan hoặc đại diện cho quyền lợi của người dân. Bên cạnh đó, thời gian triển khai công tác thu hồi đất kéo dài nhiều năm gây bất lợi đến tâm lý cũng như việc ổn định đời sống và việc làm của các hộ dân nằm trong diện bị thu hồi đất. Chính những yếu tố trên ảnh hưởng đến chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động sau quá trình thu hồi đất. Với hệ số tương qun r~ 0,2 thể hiện mức độ mối quan yếu, với p=0,000 cho biết mối quan hệ này hoàn toàn có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy cho phép. Hay nói cách khác, kết quả này có độ tin cậy để khái quát cho tổng thể nghiên cứu.
Như vậy có thể thấy có tồn tại mối quan hệ giữa việc đánh giá tầm quan trọng của nguồn kinh tế của gia đình và Đánh giá về sự thay đổi việc làm của hộ gia đình sau khi thu hồi đất sau khi bị thi hồi đất. Những người cho rằng nguồn kinh tế có vai trò quan trọng, đồng thời họ cũng cho rằng nguồn kinh tế càng khó khăn thì ảnh hưởng càng nhiều đến sự thay đổi việc làm của hộ gia đình.
ảng 4.16: Những thuận lợi về nội lực gia đình trong chuyển đổi việc làm
Mức độ | ||||||
Hoàn toàn không thuận lợi | Ít thuận lợi | Thuận lợi | Tương đối thuận lợi | Rất thuận lợi | Điểm trung bình | |
1, Vốn đầu tư | 27,1 | 28,2 | 35,0 | 6,0 | 3,8 | 2,31 |
3, Nhân lực lao động | 24,1 | 29,3 | 39,5 | 4,5 | 2,6 | 2,32 |
10, Thu hồi đất nông nghiệp | 29,3 | 30,5 | 36,5 | 3,4 | 0,4 | 2,15 |
Có thể bạn quan tâm!
- Yếu Tố Trình Độ Học Vấn Của Người Lao Động
- Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 19
- Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 20
- Ảnh Hưởng Của Quá Trình Chuyển Đổi Việc Làm Đến Kinh Tế Hộ Gia Đình
- Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 23
- Hội Đồng Dân Tộc (2013), “Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Vùng Dân Tộc Thiểu Số Từ Năm 2010 Đến 2013”. Đề Tài
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả XLSL của Luận án)
Trong quá trình chuyển đổi việc làm, yếu tố nguồn nhân lực được đánh giá ở mức độ ít thuận lợi. Các yếu tố về nguồn nhân lực đó là thu hồi đất đất nông nghiệp, vốn đầu tư và nhân lực lao động với mức điểm trung bình lần lượt là 2,15, 2,31 và 2,32 điểm (thang đo giá trị là 5). Thực tế cho thấy, người dân sau quá trình thu hồi đất, diện tích đất canh tác nông nghiệp giảm, nhiều hộ gia đình không còn đất để canh tác, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn thấp không thể đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa như hiện nay. Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng lao động tại các địa phương có đất bị thu hồi chưa thực sự hiệu quả. Chính vì vậy, lao động nông nghiệp nhìn chung không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Hầu hết các lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi đất sản xuất bị thu hồi: chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng vài
%) chuyển sang nghề mới và tìm được việc làm ổn định. Như vậy, yếu tố nguồn lực gia đình được đánh giá cao, đòi hỏi phải có nhiều chính sách hỗ trợ hơn nữa của chính quyền địa phương.
4.2.3. Yếu tố về sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể
Thực tế cho thấy, trước khi tiến hành thu hồi đất, người lao động chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, các hoạt động liên quan đến công nghiệp và dịch vụ còn ít, bên cạnh đó, trình độ học vấn của người lao động còn thiếu và thật sự không hiệu quả. Khi diện tích đất bị thu hồi, người lao động muốn làm việc cần phải qua đào tạo, và cần có những chính sách hỗ trợ của các cấp chính quyền. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này chỉ đáp ứng một phần nhu cầu, đòi hỏi của người lao động về hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn nghề, hay nhận vào làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất...
ảng 4.17: Sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương/chủ đầu tư hỗ trợ cho người dân trong quá trình chuyển đổi việc làm
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Chính quyền xã | 84 | 31,6 |
Ban lãnh đạo thôn | 74 | 27,8 |
Doanh nghiệp | 20 | 7,5 |
(Nguồn: Kết quả XLSL của Luận án)
Kết quả phân tích thể hiện sự đón nhận giúp đỡ của người nhân từ chính quyền địa phương là 31,6%, ban lãnh đạo thôn là 27,8% còn doanh nghiệp thấp nhất chỉ có 7,5% số người được hỏi nhận được sự giúp đỡ từ doanh nghiệp. Như vậy từ số liệu điều tra thể hiện số lượng hộ gia đình nhận được sự giúp đỡ từ các tổ chức chính quyền và doanh nghiệp tương đối thấp. Trong đó thì sự giúp đỡ này trong thực tế thuộc về trách nhiệm của chính các cơ quan trên bởi nhiệm vụ của các cơ quan này là chăm lo cho đời sống của nhân dân. Do đó, tỉ lệ như trên có thể xem là không cao.
Trong các chính sách của Đảng và Nhà nước nêu rõ vai trò quan trọng của tổ chức chính quyền địa phương cũng như những tổ chức doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Chính quyền địa phương phải là tổ chức có vai trò then chốt trong công tác đẩy mạnh sự thay đổi về cơ cấu lao động. Cần phải truyền thông về vị trí chiến lược của phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vai trò của công tác nâng cao chất lượng lao động nông thôn. Đồng thời, cung cấp thông tin cho người lao động để có sự lựa chọn chính xác trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp với tình hình thực tế thị trường lao động. Đồng thời tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn. Xác định đây là một trong những chiến lược quan trọng, có tính lâu dài trong việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Quá trình định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu người nông dân, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và của xã hội. Đặc biệt quan tâm đến việc dạy nghề cho những đối tượng lao động bị thu hồi đất ở những địa phương hình thành phát triển các khu, cụm công nghiệp của tỉnh. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa dạy nghề, giải quyết việc làm. Huy động các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân tích cực tham gia vào công tác dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ về vốn, phương tiện sản xuất, thiêu thụ sản phẩm và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn sau khi học nghề.
Các doanh nghiệp cần thiết phải có trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng địa phương. Cần thiết phải có công tác đào tạo nghề cũng như sử dụng lao động địa phương trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế các công tác này thực sự chưa tới được với người lao động bị mất đất.
ảng 4.18: Thực trạng triển khai hỗ trợ cho người dân của chính quyền/chủ đầu tư
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Hỗ trợ đào tạo nghề | 89 | 22,31 |
Nhận vào làm việc | 84 | 21,05 |
Tư vấn học nghề | 49 | 12,28 |
Tư vấn sử dụng tiền | 20 | 5,01 |
Hỗ trợ khác | 19 | 4,76 |
Xuất khẩu lao động | 3 | 0,75 |
(Nguồn: Kết quả XLSL của Luận án)
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa phần người lao động không nhận được sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương, chiếm 46,87%, một số người lao động nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc đào tạo nghề (chiếm 22,31%) hoặc được tư vấn học nghề (chiếm 12,28%). Có 21,05% người lao động được nhận vào làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất... tại địa phương. Các nguồn hỗ trợ của chính quyền địa phương tuy đã có nhiều cố gắng, song vẫn còn phân tán, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp, chưa hỗ trợ đúng mức cho phát triển sản xuất; đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu và thiếu cán bộ khoa học, kỹ thuật; chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước ở một bộ phận người lao động còn nặng nên đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗ lực vươn lên.
Chính sách hỗ trợ chủ lực là các chính sách liên quan tới đào tạo và tư vấn học nghề. Chính sách này rõ ràng là chưa có sự phù hợp bởi lẽ tỷ lệ lao động trung niên và người già của các hộ gia đình bị thu hồi đất chiếm tỷ lệ cao, họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp thu nghề mới.
ảng 4.19: Đánh giá của người dân về các chính sách hỗ trợ của chính quyền/chủ đầu
Số lượng | Tỷ lệ % | |
Rất không hiệu quả | 50 | 12,5 |
Ít hiệu quả | 124 | 31,8 |
Hiệu quả | 195 | 48,9 |
Tương đối hiệu quả | 27 | 6,8 |
Rất hiệu quả | 3 | 0,8 |
Tổng | 399 | 100 |
(Nguồn: Kết quả XLSL của Luận án)
Trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, việc tạo ra hành lang pháp lý đã tạo điều kiện quan trọng cho việc hình thành và phát triển thị trường lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, nhất là chuyển đổi lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp - nơi có năng suất lao động thấp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ có năng suất lao động cao hơn. Để lao động nông thôn có thể có thể tiếp cận được với trang thiết bị, máy móc hiện đại, các lớp tập huấn nâng cao tay nghề thì cần phải có sự giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy, chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương còn ít hiệu quả hoặc chỉ ở mức hiệu quả, chiếm tỷ lệ lần lượt là 31,8% và 48,9%. Tỉ lệ người được hỏi cho rằng chính sách hỗ trợ của địa phương tương đối hiệu quả hoặc rất hiệu quả thấp, chỉ khoảng 7%.
Bên cạnh đó, mặc dù tỉ lệ người lao động tham gia xuất khẩu lao động tại nước ngoài chỉ chiếm 0,75% nhưng cũng được Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm. Bởi lẽ người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã gửi về nước một khoản kiều hối rất đáng kể khoảng (hơn 1,5 tỷ đô la Mỹ mỗi năm), góp phần phục vụ cho chiến lược công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nền kinh tế quốc dân, nâng cao mức sống nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội của đất nước.
Bên cạnh tổ chức chính quyền là các tổ chức xã hội luôn đồng hành sát cánh bên người lao động nông thôn trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp việc làm. Các tổ chức đoàn thể xã hội luôn đại diện cho quyền lợi cũng như các hoạt động gắn chặt với các thành viên của mình tuy nhiên trong đánh giá của người dân về sự trợ giúp của các tổ chức chính trị xã hội có nhiều hạn chế.
ảng 4.20: Sự quan tâm giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể xã hội trong quá trình chuyển đổi việc làm
N | Tỉ lệ % | |
Đoàn thanh niên | 4 | 1,5 |
Hội Phụ nữ | 39 | 14,7 |
Hội Nông dân | 29 | 10,9 |
Hội Cựu Chiến binh | 13 | 4,9 |
Tổ chức phi chính phủ | 2 | 0,8 |
(Nguồn: Kết quả XLSL của Luận án)
Số liệu thể hiện người lao động nông thôn nhận được sự giúp đỡ từ các tổ chức đoàn thể xã hội. Tổ chức được đánh giá có nhiều sự giúp đỡ nhất đối với người lao động nông thôn đó là hội phụ nữ có 14,7% số người được tiếp nhận các trợ giúp, tiếp theo là hội nông dân với 10,9%. Các tổ chức khác sự trợ giúp đối với người nông dân hết sức hạn chế.
ảng 4.21: Sự quan tâm giúp đỡ của anh em, bạn bè trong quá trình chuyển đổi việc làm
N | Tỉ lệ % | |
Anh em, họ hàng | 120 | 45,1 |
Bạn bè | 72 | 27,1 |
(Nguồn: Kết quả XLSL của Luận án)
Bảng số liệu thống kê về việc người dân có thường nhận được sự giúp đỡ đến từ các chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội hay đến từ người thân, bạn bè hay không? Từ số liệu ta thấy, hầu hết người dân không thường nhận được sự giúp đỡ từ các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương.
Các nguồn trợ giúp từ anh em, họ hàng và từ bạn bè có tỉ lệ cao nhất lần lượt là 43,5% và 34,4%. như thực sự tỉ lệ này không cao. Anh em họ hàng là những người thân thiết đối với mỗi người do vậy trong quá trình chuyển đổi việc làm người dân sẽ tìm đến những người trong họ hàng, và những người bạn bè để tìm kiếm những sự giúp đỡ.
Tuy nhiên, sự không thường xuyên giúp đỡ này hoàn toàn dễ hiểu bởi trước khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì đa số người dân đều làm các công việc liên quan đến nông nghiệp. Cơ chế phân phối đất đai và các chính sách về ruộng đất là rất rõ ràng, quá trình thực hiện mùa vụ trong trồng trọt là hoàn toàn tương đồng nhau về thời gian. Thế nên, các gia đình đều tập trung cho sản xuất của hộ gia đình mình mà khó có thể giúp đỡ được người khác. Hơn nữa, việc phân chia đất ruộng theo đầu người nên sẽ không có nhiều hộ gia đình phải sản xuất trên quá nhiều diện tích, từ đó công việc cũng không nhiều đến mức phải nhờ tới sự trợ giúp bên ngoài. Từ đó dẫn tới việc người dân sẽ ít cần thiết phải giao tiếp hoặc tạo các mối quan hệ bên ngoài xã hội.
Như vậy, nguồn vốn xã hội của họ là tương đối hạn hẹp. Điều này có thể là một trở ngại đối với họ trong quá trình chuyển đổi việc làm sau khi bị thu hồi đất canh tác.