Ảnh Hưởng Của Quá Trình Chuyển Đổi Việc Làm Đến Kinh Tế Hộ Gia Đình


ảng 4.22: Các hình thức giúp đỡ của tổ chức đoàn thể và người thân


Các hình thức giúp đỡ

Số lượng

Tỷ lệ %

Cho/ cho vay tiền

100

37,6

Sử dụng lao động của gia đình

51

19,2

Kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh mới

43

16,2

Mở rộng mối quan hệ trong SX, kinh doanh

29

10,9

Truyền thụ kiến thức chuyên môn

42

15,8

Giới thiệu việc làm

75

28,2

Đào tạo nghề mới

40

15,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 22

(Nguồn: Kết quả XLSL của Luận án)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các hộ gia đình nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền địa phương tương đối lớn, trong đó, các hộ gia đình nhận được hỗ trợ nhiều nhất về việc mở rộng mối quan hệ trong sản xuất, kinh doanh (chiếm 89,1%). Các hộ gia đình nông thôn đều có mối quan hệ tốt với nhau và thường giúp đỡ nhau, không chỉ về tinh thần mà còn hỗ trợ nhau về vật chất. Cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các hộ gia đình, chính quyền địa phương cũng đào tạo nghề mới, truyền thụ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh mới với tỉ lệ lần lượt là 85,0%, 84,2% và 83,8%. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng sử dụng lao động của gia đình, giới thiệu việc làm cho người lao động với tỉ lệ lần lượt là 80,8% và 71,8%. Đây là tỉ lệ tương đối cao, thể hiện mức độ quan tâm của chính quyền địa phương với người lao động và các hộ gia đình về tinh thần tương đối lớn. Về vật chất, chính quyền địa phương cho/cho các hộ gia đình vay tiền, nhưng chỉ ở mức độ tương đối, chiếm 62,4%. Như vậy, chính quyền địa phương đã và đang đồng hành cùng người lao động bằng nhiều hành động cụ thể, thiết thực của mình trong việc hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.


ảng 4.23: Các hình thức giúp đỡ của tổ chức đoàn thể và người thân


Đánh giá của các hộ gia đình về hiệu quả của

sự hỗ trợ

Số lượng

Tỷ lệ %

Rất không hiệu quả

38

14,3

Ít hiệu quả

91

34,2

Hiệu quả

88

33,1

Tương đối hiệu quả

43

16,2

Rất hiệu quả

6

2,3

Tổng

266

100,0

(Nguồn: Kết quả XLSL của Luận án)

Mặc dù nhận được sự trợ giúp tương đối lớn về vật chất và tinh thần, nhưng các hộ gia đình đánh giá về hiệu quả của sự hỗ trợ này chỉ ở mức trung bình. Các hộ gia đình đánh giá tương đối và rất hiệu quả ở mức thấp, chiếm tỉ lệ lần lượt là 16,2% và 2,3%; phần lớn các hộ gia đình đánh giá vế chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương ở mức độ hiệu quả chiếm 33,1%, các hộ gia đình đánh giá rất không hiệu quả chiếm 14,3% và ít hiệu quả chiếm 34,2%. Như vậy, có thể thấy, trước bối cảnh người lao động gặp khó khăn về trình độ chuyên môn, kỹ thuật và tay nghề, chính quyền địa phương đã có chính sách cho người lao động vay/ cho vay tiền cũng như đào tạo nghề cho người lao động. Tuy nhiên, cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa để chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương thật sự đạt hiệu quả cao với người lao động nông thôn trong giai đoạn hiện nay.


ảng 4.24: Mối quan hệ giữa khu vực điều tra và hiệu quả các hoạt động hỗ trợ


Địa điểm phỏng vấn

Hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ


Tổng

Rất không hiệu quả

Ít hiệu quả

Hiệu quả

Tương đối hiệu quả

Rất hiệu quả

Vĩnh

Phúc

N

37

60

112

27

3

239

%

15,5

25,1

46,9

11,3

1,3

100,0

Hà Nội

N

13

64

83

0

0

160

%

8,1

40,0

51,9

0,0

0,0

100,0

Tổng

N

50

124

195

27

3

399

%

12,5

31,1

48,9

6,8

0,8

100,0

p=0,05, Tau-b=-0,085

Quá trình chuyển đổi việc làm của các hộ gia đình bị thu hồi đất ngoài những nỗ lực chủ quan từ phía gia đình mà còn có những trợ giúp khách quan từ các ban ngành đoàn thể, các bạn bè, cồng độ dân cư. Những sự hỗ trợ này góp phần không nhỏ trong quá trình biến đổi cơ cấu việc làm của các hộ gia đình. Kết quả điều tra thể hiện các hộ gia đình ở Vĩnh Phúc đánh giá mình nhận được sự hỗ trợ có hiệu quả từ bên ngoài tốt hơn những người ở khu vực Hà Nội. Tại khu vực Hà Nội người dân đánh giá mức độ ít hiệu quả và có hiệu quả là 40,0% và 51,9% không có ai đánh giá những sự trợ giúp bên ngoài là tương đối hiệu quả và rất hiệu quả. Tuy nhiên tại khu vực Vĩnh Phúc với mức độ đánh giá ít hiệu quả tỉ lệ người dân trả lời là 25,1% , có 46,9% số người dân được hỏi của Vĩnh Phúc trả lởi là có hiệu quả và 11,3% cho rằng là tương đối hiệu quả và 1,3% cho rằng là rất hiệu quả. Như vậy chúng ta thấy tại khu vực Vĩnh Phúc vẫn có sự trợ giúp từ cộng đồng xã hội cao hơn Hà Nội cũng như tính cố kết cộng đồng ở khu vực nông thôn cao hơn ở nông thôn của Hà Nội.


ảng 4.25: Người dân có thuận lợi từ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương


Thuận lợi

Mức độ

Hoàn toàn không thuận lợi

Ít thuận lợi


Thuận lợi

Tương đối thuận

lợi

Rất thuận lợi

Điểm trung bình

Giúp đào tạo nghề

32,3

28,2

30,5

4,9

4,1

2,2

Địa bàn cách xa

trung tâm

20,3

40,6

35,0

2,6

1,5

2,24

Chính sách, Quy định được thực hiện tại địa

phương

22,2

27,1

41,0

7,5

2,3

2,41

Có khu công nghiệp đóng ở địa

phương

18,7

25,9

38,3

10,2

7,1

2,62

Sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền địa

phương

9,4

19,5

55,6

13,9

1,5

2,79

Sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của người dân địa

phương

8,3

15,4

56,8

17,3

2,3

2,9

(Nguồn: Kết quả XLSL của Luận án) Trong quá trình chuyển đổi việc làm của người dân, người dân/chính quyền địa phương cũng có ảnh hưởng lớn sau quá trình thu hồi đất. Tuy


nhiên, chính sách hỗ trợ của địa phương chưa thật sự hiệu quả đến quá trình chuyển đổi việc làm của người dân. Mức độ đánh giá của người dân về sự giúp đỡ của người dân/chính quyền địa phương thấp, với mức điểm trung bình từ 2,2 đến 2,9 điểm (thang đo giá trị là 5). Trong đó, sự quan tâm ủng hộ, giúp đỡ của người dân địa phương được đánh giá thuận lợi nhất, mặc dù chỉ chiếm 2,9 điểm. Tuy nhiên, cũng khẳng định được liên kết xã hội của người dân địa phương chặt chẽ hơn, và họ giúp đỡ nhau nhanh hơn, hiệu quả hơn sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Sự giúp đỡ của người dân/chính quyền địa phương về đào tạo nghề thấp, ít thuận lợi cho người dân trong quá trình chuyển đổi việc làm. Mặc dù, vấn đề đào tạo nghề tương đối quan trọng để người dân có thể tiếp cận được công nghệ, trang thiết bị hiện đại khác, tập trung vào mục tiêu chung của đất nước "giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ" và đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, chính sách cũng như quy định của địa phương còn cứng nhắc, các khu công nghiệp đóng tại địa phương cũng chưa tạo được điều kiện để người lao động tiếp cận với công nghiệp, dịch vụ hiệu quả, mức độ đánh giá của người dân về sự giúp đỡ này chỉ chiếm 2,41 và 2,62 điểm, ở mức độ ít thuận lợi. Như vậy, có thể thấy, mặc dù người dân trong quá trình chuyển đổi việc làm đã nhận được sự giúp đỡ của người dân/chính quyền địa phương, song, sự giúp đỡ này chưa thật sự tạo hiệu quả cao.

Từ các phân tích về các yếu tố ảnh hưởng tác giả đã chạy mô hình hồi qui để phân tích mức độ tác động của các yếu tố đến quá trình biến đổi về cơ cấu việc làm của người dân nông thôn khu vực thu hồi đất nông nghiệp.


ảng 4.26: Mô hình hồi qui các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi việc làm của hộ gia đình

Yếu tố

Mô hình 1

Mô hình 2

Mô hình 3

Mô hình 4

Tâm lý lo lắng khi bị thu hồi đất

.363***

.325***

.332***

.333***

Tâm lý vui mừng khi nhận được tiền hỗ trợ

-.214***

-.170**

-.174**

-.147*

Tổng hợp động lực thúc

đẩy từ nhu cầu của thị trường tăng cao


.148**

.148**

.135*

Thuận lợi trong yếu tố từ

nội lực gia đình (kinh nghiệm, nguồn nhân lực)


-.169**

-.164**

-.162**

Sử dụng tiền đầu tư vào

kinh doanh



.123**

.103*

Độ tuổi




.176**

R2 điều chỉnh

0,202

0,232

0,244

0,272

F

34,534

20,976

18,123

17,486

Hằng số

2,877

2,931

2,849

2,037

***p<0,001, **p<0,05, *p<0,1

Như vậy từ mô hình phân tích ban đầu và thông qua nhiều lần chạy mô hình hồi qui các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi việc làm của người dân khu vực thu hồi đất tác giả đã thu lại được mô hình tốt nhất thể hiện sự tác động cùng lúc của các yếu tố.

Phương trình hồi quy tổng quát như sau: Y=α+β1X1+ β2X2+β3X3+ε Áp dụng trong mô hình phương trình hồi quy được cụ thể như sau:


Chuyển đổi nghề = 2,037 + Tâm lý lo lắng - Tâm lý vui mừng + Động lực thị trường - gia đình + Sử dụng tiền đầu tư vào kinh doanh + Độ tuổi + ε

Kết quả phân tích thể hiện tâm thế của người lao động nông thôn có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự chuyển đổi việc làm. Người dân nông thôn càng lo lắng về việc làm sau khi thu hồi đất thì họ càng có khả năng chuyển đổi sang việc làm khác, hệ số beta chuẩn hóa của yếu tố này là 0,333 thể hiện sự tác động tương đối mạnh mẽ. Tiếp đó là độ tuổi trung bình của người lao động nông thôn có hệ số beta chuẩn hóa là 0,176, Hệ số R2điều chỉnh giải thích được 27,2% sự biến đổi việc làm của người dân nông thôn.

Kết quả phân tích đã chứng minh được giải thuyết sự biến đổi cơ cấu lao động việc làm phụ thuộc vào các yếu tố như: Tâm thế của người lao động nông thôn, các yếu tố từ nhu cầu thị trường, các yếu tố về kinh nghiệm của những thành viên trong gia đình, yếu tố sử dụng tiền đền bù vào đầu tư sản xuất, yếu tố tuổi có tác động đến sự biến đổi về cơ cấu lao động việc làm của người dân nông thôn. Các yếu tố về sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, trình độ học vấn khi tách riêng đứng độc lập thì có tác động đến sự biến đổi cơ cấu lao động việc làm nhưng khi cùng lúc tác động với các yếu tố khác thì các yếu tố này không đảm bảo về mặt ý nghĩa thống kê hay nói cách khác nó chưa thực sự hiệu quả trong quá trình giúp cho người dân nông thôn chuyển đổi việc làm. Thêm vào đó ngay từ đầu yếu tố giới đã không thể hiện được sự khác biệt giữa nhóm nam và nhóm nữa khi tác động đến sự biến đổi về cơ cấu lao động việc làm người dân nông thôn. Như vậy người phụ nữ cũng giống như người đàn ông trong gia đình phải tìm kiếm sinh kế mới mà không ở nhà như trước đây.


4.3. Ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi việc làm đến kinh tế hộ gia đình

Quá trình thu hồi đất đã làm cho các hộ gia đình nông thôn phải thay đổi sinh kế của mình. Quá trình thay đổi sinh kế đó đã tạo ra thu nhập cho các hộ gia đình. Theo đánh giá của hộ gia đình mức sống của hộ gia đình có sự thay đổi giữa trước khi thu hồi đất và sau khi thu hồi đất.

ảng 4.27: Đánh giá của người dân về mức sống của hộ gia trước và sau khi thu hồi đất

Mức sống

Trước khi thu hồi đất

Sau khi thu hồi đất

Nghèo

4,3

4,8

Cận nghèo

7,0

5,5

Trung bình, đủ sống

77,2

78,9

Khá

11,3

10,5

Giàu có

.3

.3

Tổng

100,0

100,0

(Nguồn: Kết quả điều tra của Luận án)

Kết quả phân tích thể hiện đánh giá của người dân về mức sống của hộ gia đình trong những năm qua. Kết quả thể hiện mức sống của hộ gia đình so với mặt bằng chung của người dân ít có sự thay đổi. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu do sử dụng phương pháp hồi cố do vậy có thể có những sai số nhất định về đánh giá mức sống.

Kết quả nghiên cứu thể hiện sự đánh giá về thay đổi của hộ gia đình trong những năm qua kết quả thể hiện như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023