ảng 4.28: Đánh giá của người dân về cuộc sống sau khi thu hồi đất nông nghiệp
Số lượng | Tỉ lệ % | |
Khấm khá lên | 149 | 37,3 |
Vẫn như trước | 47 | 11,8 |
Nghèo đi/sa sút về kinh tế | 203 | 50,9 |
Tổng | 399 | 100,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 20
- Yếu Tố Về Sự Hỗ Trợ Của Chính Quyền Địa Phương, Doanh Nghiệp Và Các Tổ Chức Đoàn Thể
- Ảnh Hưởng Của Quá Trình Chuyển Đổi Việc Làm Đến Kinh Tế Hộ Gia Đình
- Hội Đồng Dân Tộc (2013), “Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nông Thôn Vùng Dân Tộc Thiểu Số Từ Năm 2010 Đến 2013”. Đề Tài
- Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 25
- Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của người dân khu vực thu hồi đất nông nghiệp Nghiên cứu tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội và xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc - 26
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả điều tra của Luận án)
Kết quả nghiên cứu thể hiện có 37,3% đánh giá cuộc sống gia đình khá giả lên có 11,8% đánh giá vẫn như trước, và đặc biệt là 50,9% đánh giá nghèo đi. Như vậy kết quả nghiên cứu thể hiện người dân tự đánh giá về cuộc sống gia đình có nhiều thay đổi. Trong nghiên cứu tác giả đã phân phân tích thu nhập của hộ gia đình trước và sau khi thu hồi đất.
ảng 4.29: Thu nhập và chênh lệch thu nhập của hộ gia đình trước và sau khi thu hồi đất
Trung bình | Độ lệch chuẩn | Sự chênh lệch về thu nhập (2015-2010) | |
Tổng thu nhập trung bình của 1 hộ gia đình trong tháng (2015) | 11,1454 | 7,79956 | 3,5789 |
Tổng thu nhập trung bình của 1 hộ gia đình trong tháng (2010) | 7,5664 | 8,90824 | |
Thu nhập trung bình/người/tháng năm 2015 | 4,1381 | 3,25991 | 1,3926 |
Thu nhập trung bình/người/tháng năm 2010 | 2,7455 | 3,49686 |
(Nguồn: Kết quả điều tra của Luận án)
Kết quả nghiên cứu thể hiện tổng thu nhập trung bình của các hộ gia đình năm 2015 là 11,1454 triệu đồng/1 hộ gia đình, và năm 2010 là 7,5664 triệu đồng/1 hộ gia đình. Bên cạnh đó Thu nhập trung bình/người/tháng năm 2015 là 4,1381 triệu đồng và năm 2010 là 2,7455 triệu đồng. Như vậy số liệu thể hiện sự tăng lên về thu nhập của hộ gia đình trước và sau khi thu hồi đất.
Kết quả phân tích thể hiện sự chênh lệch về thu nhập của các hộ gia đình thấy tổng thu nhập của hộ gia đình trong tháng tăng lên trên 3,5 triệu và thu nhập trung bình/người/tháng tăng lên 1,39 triệu đồng/tháng.
Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện mối tương quan giữa mức độ chuyển đổi nghề nghiệp việc làm với mức độ chênh lệch.
ảng 4.30: Tương quan mức độ chuyển đổi nghề nghiệp việc làm với mức độ chênh lệch
Mức độ chuyển đổi nghề nghiệp | Chênh lệch thu nhập/ng/tháng | Chênh lệch tổng thu nhập của hộ gia đình/tháng | ||
Mức độ chuyển đổi nghề nghiệp | r | 1 | .118** | .096* |
Mức ý nghĩa | .019 | .056 | ||
N | 399 | 399 | 399 | |
Chênh lệch thu nhập/ng/tháng | r | 1 | .926*** | |
Mức ý nghĩa | .000 | |||
N | 399 | 399 | ||
Chênh lệch tổng thu nhập của hộ gia đình/tháng | r | 1 | ||
Mức ý nghĩa | ||||
N | 399 |
*p<0,1; **. p<0,05; ***p<0,01
(Nguồn: Kết quả điều tra của Luận án)
Kết quả phân tích thể hiện có mối tương quan giữa mức độ chuyển đổi nghề nghiệp và sự chênh lệch về tổng thu nhập của hộ gia đình trong tháng
cũng như thu nhập trung bình/người lao động trong tháng giữa 2 thời điểm trước khi thu hồi đất và sau khi thu hồi đất. Kết quả thể hiện hộ gia đình nào càng có mức độ chuyển đổi nghề nghiệp cao thì thu nhập của hộ gia đình càng tăng lên.
ảng 4.31: Mối quan hệ giữa khu vực điều tra và cuộc sống gia đình sau khi thu hồi đất nông nghiệp
Cuộc sống gia đình hiện nay và thời điểm trước khi thu hồi đất nông nghiệp | |||||
Khấm khá lên | Vẫn như trước | Nghèo đi/sa sút đi | Tổng | ||
Vĩnh Phúc | N | 109 | 36 | 94 | 239 |
% | 45,6 | 15,1 | 39,3 | 100,0 | |
Hà Nội | N | 40 | 11 | 109 | 160 |
% | 25,0 | 6,9 | 68,1 | 100,0 | |
Tổng | N | 149 | 47 | 203 | 399 |
% | 37,3 | 11,8 | 50,9 | 100,0 | |
p=0,012, Tau-b=-0,118 |
Quá trình biến đổi nghề nghiệp việc làm của các hộ gia đình khu vực bị thu hồi đất có nhiều thay đổi. Đồng thời cũng có sự khác biệt giữa các khu vực được điều tra. Từ kết quả khảo sát của đề tài thể hiện những người ở khu vực Vĩnh Phúc đánh giá rằng kinh tế của gia đình mình có phần tốt hơn, khấm khá hơn chiếm tỉ lệ là 45,6% trong khi đó ở Hà Nội tỉ lệ hộ gia đình thấy tốt hơn chỉ là 25,0%. Trong khi đó các hộ gia đình thấy kinh tế gia đình mình nghèo đi, làm ăn sa sút đi ở Vĩnh Phúc là 39,3% tron khi đó ở khu vực Hà Nội cao gần gấp đôi là 68,1%. Như vậy từ kết quả điều tra chúng ta có thể thấy quá trình thu hồi đất nông nghiệp ảnh hưởng lớn đến kinh tế, nghề nghiệp của
các hộ gia đình và những gia đình ở khu vực các thành phố lớn với mức chi tiêu và giá thành các sản phẩm cao thì chịu mức ảnh hưởng cao hơn các khu vực khác.
Tiểu kết chương 4: Kết quả phân tích đã cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi nghề nghiệp việc làm của người dân như các yếu tố tâm thế xã hội, yếu tố về nhân khẩu- xã hội như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn cho thấy yếu tố giới, trình độ học vấn tác động không mạnh tạo nên khác biệt giữa các nhóm lao động, yếu tố tuổi tác động mạnh tạo nên sự khác việt nhóm tuổi trong sự chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm của người dân. Thứ hai là các nhân tố khách quan như các nhân tố về thị trường lao động, thị trường kinh tế, sự thúc đẩy từ trong hoàn cảnh gia đình, sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp có ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi nghề nghiệp việc làm của người dân. Đồng thời quá trình chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp việc làm cũng làm thay đổi kinh tế hộ gia đình.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng CHN- HĐH tất yếu kéo theo biến đổi cơ cấu lao động và việc làm. Xu hướng biến đổi này làm hoàn thiện cơ cấu xã hội và có tác động mạnh mẽ tới phát triển kinh tế, xã hội.
Quá trình thu hồi đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa đã có những tác động tích cực đến việc làm thu nhập và đời sống của nông dân bị thu hồi đất; làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng hiện đại. Xu hướng lao động chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Việc làm cũng chuyển biến theo xu hướng người dân rời bỏ các việc làm liên quan đến nông nghiệp như làm ruộng, chăn nuôi, xay sát... để chuyển sang các việc làm liên quan đến công nghiệp dịch vụ như thợ thủ công, công nhân, buôn bán... Nhiều người đã thành công trong việc chuyển đổi việc làm của mình. Quá trình thu hồi đất nông nghiệp tạo ra nhiều cơ hội việc làm đa dạng hoá việc làm cho người dân. Từ đó điều kiện sống và sinh hoạt của người dân đã có những chuyển biến tích cực. Thu nhập và chi tiêu của hộ đều tăng lên, người dân có điều kiện xây dựng nhà ở khang trang hơn và mua sắm phương tiện sinh hoạt gia đình, cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm… được đầu tư, nâng cấp ngày càng tốt hơn.
Bên cạnh những tác động tích cực thu hồi đất để công nghiệp hóa, đô thị hóa còn có một số ảnh hưởng tiêu cực đến người dân, ở địa bàn xã Ngọc Mỹ và Thiện Kế cho thấy tuy số lượng này không lớn nhưng có người thất bại trong chuyển đổi việc làm.
Nhìn chung, quá trình thu hồi đất nông nghiệp tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm theo hướng hiện đại và ngày càng hoàn thiện hơn nhưng vấn đề dạy nghề, đào tạo nghề còn nhiều bất cập, chưa phát huy được hiệu quả dạy nghề để giúp người dân tìm kiếm được việc làm.
Trong nghiên cứu tác giả đã đánh giá cấu trúc việc làm của người dân thông qua khía cạnh ngành kinh tế, thành phần kinh tế. Quá trình thay đổi về cơ cấu lao động việc làm diễn ra tương đối nhanh.
Quá trình chuyển đổi việc làm của người dân có chịu tác động từ các yếu tố nhân khẩu – xã hội. Tuy nhiên, qua số liệu có được để so sánh giữa các nhóm trình độ học vấn, giới tính thì các yếu tố như giới tính, trình độ học vấn tác động không mạnh. Mà thể hiện tác động mạnh là yếu tố độ tuổi, độ tuổi càng cao thì người lao động càng có xu hướng ít chuyển đổi việc làm hơn so với các độ tuổi trẻ. Đây là một tất yếu vì những người có tuổi để có thể thay đổi đã khó và muốn họ thay đổi việc làm thì càng khó hơn. Giải pháp của họ là làm nhiều việc làm thêm trong khi vẫn canh tác trên diện tích đất nông nghiệp còn lại.
Yếu tố giới tính chưa thể hiện được sự thay đổi việc làm có sự khác biệt giữa nhóm nam và nữ. Như vậy xét trên khía cạnh giới cho thế người phụ nữ cũng có nhiều cơ hội và điều kiện để thay đổi việc làm như nam giới.
Một yếu tố quan trọng đó là tâm lý của người dân ảnh hưởng đến quá trình thay đổi việc làm của họ. Trạng thái tâm lý càng lo lắng cho tìm kiếm, chuyển đổi việc làm thì người dân càng có xu hướng trăn trở, xoay xở thay đổi việc làm.
Bên cạnh đó các yếu tố khách quan như thị trường hàng hóa thay đổi, sức mua tăng cao cũng là yếu tố thúc đẩy các hộ gia đình thay đổi làm việc buôn bán.
Các yếu tố trong nội lực gia đình cũng là yếu tố thôi thúc các thành viên thay đổi việc làm để có thể có cuộc sống tốt hơn.
Chính vì thế quá trình giải quyết việc làm cho người dân khi thu hồi đất nông nghiệp phải là quá trình tạo lập môi trường pháp lý, điều kiện kinh tế xã hội cần thiết, xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ nhằm bảo đảm thu nhập hợp pháp, ổn định cuộc sống lâu dài cho
nông dân sau khi thu hồi đất.
2. Khuyến nghị
Trên cơ sở phân tích thực trạng, nguyên nhân cũng như xu hướng phát triển của việc chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm tại địa bàn xã nghiên cứu thì tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:
* Đối với nhà nước và chính quyền địa phương
Nhà nước cần hoàn thiện các chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực ở khu vực thu hồi đất nông nghiệp, nhất là trong điều kiện ở từng địa phương thu hồi đất nông nghiệp trên diện tích rộng lớn, nhiều hộ mất 100% diện tích, thời gian thu hồi nhiều giai đoạn gây ra tính chất bấp bênh, mất việc làm đột ngột. Do đó cần có chính sách đào tạo, dạy nghề song song với quá trình thu hồi đất chứ không chờ thu hồi đất xong mới dạy nghề, đào tạo nghề.
Chính quyền địa phương cần tích cực sát sao nắm chắc nhu cầu việc làm của người dân và khả năng lao động của từng nhóm lao động để từ đó xây dựng kế hoạch, chủ động đề xuất giải pháp phù hợp với địa phương lên các cơ quan ban ngành quản lý cấp trên, nâng cao tính phản biện chính sách.
Đồng thời cần phải có các chính sách phát triển kinh tế xã hội để giải quyết việc làm phù hợp với từng khu vực, địa phương nhất định, có tính khả thi xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý phù hợp với đặc trưng của từng vùng.
* Đối với bản thân người dân ở khu vực thu hồi đất nông nghiệp:
Thứ nhất người lao động cần phải luôn ý thức được tình hình hiện tại của thị trường lao động để năng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu của công việc và yêu cầu của đơn vị tuyển dụng.
Thứ hai, cần có thái độ tích cực, tìm tòi học hỏi kiến thức và tay nghề để tạo cơ hội cho chính bản thân có được công việc tốt, phù hợp.
*Giải pháp về kinh tế:
Phát triển kinh tế là một giải pháp mang tính chiến lược và quan trọng nhất trong sự phát triển của một đất nước cũng như một khu vực nhất định.
Phát triển kinh tế nhằm phát triển và mở rộng nghành nghề, phân công lại lao động để từ đó đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm trên toàn địa bàn tỉnh nói chung và tại địa bàn nghiên cứu nói riêng.Do vậy để phát triển tốt thì cần có những giải pháp sau:
Thứ nhất, các tỉnh/Thành phố, huyện cần có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu công nghiệp luôn đổi mới thiết bị công nghệ cũng như chuyển giao công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa tăng sức cạnh tranh trên thị trường, các chính sách ưu đãi các cá nhân và các doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn. Tạo điều kiện cho người lao động mở mang nhiều ngành nghề phát huy thế mạnh của địa phương.
Cần tăng cường phát huy và mở rộng các ngành nghề truyền thống của địa phương
Tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như các ưu thế của thiên nhiên vào phát triển sản xuất như diện tích mặt nước ao, hồ,sông, suối vào nuôi trồng thủy sản,trồng các loại cây hoa màu cũng như các cây công nghiệp ngắn ngày có năng suất cao.
Tạo cơ hội, điều kiện cho người dân tự tạo việc làm, góp phần giải quyết việc làm cho bản thân, gia đình và lực lượng lao động ở địa phương.
* Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Các cơ quan quản lý và các trung tâm dạy nghề cần nghiên cứu công tác đào tạo nghề gắn sát với thực tế của từng địa phương và nhất thiết phải đa dạng hóa hình thức dạy nghề, cách tổ chức dạy nghề và đa dạng hóa loại hình việc làm, nghề nghiệp cho phù hợp với từng đối tượng đào tạo.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc đào tạo nghề, cần tập trung mở các trường đào tạo nghề trọng điểm các trường đại học cao đẳng trung cấp. Cần xây dựng một đội ngũ nhân lực chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường. Trang bị cho người lao động những kiến thức cần thiết cho người lao động có trình độ tay nghề đáp ứng yêu cầu của công việc và thị trường.