Biến Đổi Cơ Cấu Lao Động Theo Đặc Thù Số Lượng Công Việc


môn hết sức quan trọng trong quá trình biến đổi xã hội cũng như quá trình kiến tạo nghề nghiệp. Qua quá trình biến đổi tỉ lệ nguồn lao động qua đào tạo đã tăng lên từ 26,8% năm 2010 lên 39,9% vào năm 2015.

iểu đồ 3 4 iến đổi cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn đã qua đào 1

iểu đồ 3.4: iến đổi cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn đã qua đào tạo

(Nguồn: Số liệu điều tra của luận án)

Theo quan niệm của Liên hợp quốc, phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Yếu tố con người, vốn con người đã trở thành một yếu tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế.

“Sau khi thu hồi đất mình không còn làm nông nghiệp nữa, mình xin vào làm công nhân ở khu công nghiệp. Thấy thu nhập cũng ổn định hơn, mỗi tháng 5 triệu, vừa làm gần nhà lại có thu nhập ổn định. Trong quá trình làm công nhân thì mình cũng được họ đào tạo 3 tháng trước khi vào làm chính thức. Trước giờ chưa làm với máy móc bây giờ cũng làm với máy móc cũng phải được đào tạo.”

(Nam, 30 tuổi, công nhân)


Nhờ có nền tẳng giáo dục-đào tạo, trong đó có đào tạo nghề, người lao động có thể nâng cao được kiến thức và kĩ năng nghề của mình, qua đó nâng cao năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế. Như vậy có thể thấy, giáo dục đào tạo nghề là một thành tố và là thành tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định phát triển nguồn nhân lực. Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường lao động, song song với các cơ chế chính sách sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, cần phải tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: (i) áp dụng công nghệ mới, (ii) phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và (iii) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là những con người được đào tạo, đặc biệt là nhân lực có kỹ năng nghề cao.

Tại khu vực nghiên cứu tỉ lệ lao động đã được đào tạo tăng lên qua các năm chứng tỏ trong quá trình phát triển người lao động đã có sự chuyển đổi không chỉ về học vấn chuyên môn mà có những người đã học những lớp đào tạo ngắn hạn như sửa chữa máy móc, lái xe, các lớp học sản xuất thủ công…

3.2.6. Biến đổi cơ cấu lao động theo đặc thù số lượng công việc

Theo các số liệu thống kê của tổng cục thống kê hàng năm thể hiện tỉ lệ lao động nông thôn thất nghiệp thấp hơn thành thị nhưng tỉ lệ lao động nông thôn thiếu việc làm nhiều cao hơn thành thị. Điều đó chứng tỏ người lao động nông thôn chưa tập trung làm một công việc nhất định mà trong công việc của học rất đa dạng về các loại hình nghề nghiệp.



iểu đồ 3 5 iến đổi cơ cấu lao động theo đặc thù số lượng công việc 2


iểu đồ 3.5: iến đổi cơ cấu lao động theo đặc thù số lượng công việc

(Nguồn: Số liệu điều tra của luận án) Kết quả nghiên cứu thể hiện trước và sau quá trình thu hồi đất nông nghiệp tỉ lệ số người lao động chỉ làm 1 công việc cao hơn với năm 2010 là 60,7% và đến năm 2015 tăng lên 64,2%. Như vậy sau 5 năm tỉ lệ lao động chỉ làm tập trung 1 công việc tăng lên 3,5%. Thông qua số liệu chúng ta có thể thấy cơ cấu về đặc thù số lượng công việc của người dân lao động nông thôn có sự tập trung chuyên môn hóa ngày càng cao. Đây là một dấu hiệu tích cựu thể hiện sự chuyển biến về cơ cấu lao động việc làm. Trong sản xuất nông nghiệp người lao động thường làm việc theo mùa vụ do vậy thời gian rảnh của người lao động tương đối nhiều, người lao động thường tận dụng những thời gian rảnh rỗi đó làm các công việc khác do vậy số lượng công việc mà người dân làm tương đối nhiều. Sau khi thu hồi đất nông nghiệp có nhiều hộ gia đình không còn đất để sản xuất/còn ít đất nông nghiệp do vậy họ không còn tập trung vào sản xuất nông nghiệp nữa mà chuyển sang làm các công việc được chuyên môn hóa như làm công nhân, hoặc chuyển sang

kinh doanh buôn bán.


3.3. Biến đổi cơ cấu việc làm của người dân bị thu hồi đất tại xã Ngọc Mỹ và Thiện Kế

Ở phần trên luận án nhìn nhận biến đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế để có sự đánh giá tổng quát. Trong phần này luận án đặt vấn đề tìm hiểu cụ thể xem người dân làm công việc gì, nghề gì và phân bố như thế nào. Trong 18 việc làm được liệt kê cho thấy tỷ lệ phân bố và sự biến đổi như sau:

ảng 3.12: Việc làm của người dân trước và sau khi thu hồi đất



STT


Việc làm

Năm 2010

Năm 2015

Tỉ lệ tăng/giảm việc làm 2015

so với 2010 (%)

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

1

Làm ruộng, làm vườn

495

49,4

275

25,3

-24,1

2

Chăn nuôi

107

10,7

79

7,3

-3,4

3

Xay xát thóc, gạo, ngô

13

1,3

24

2,2

0,9

4

Các công việc liên quan

đến nông nghiệp (hoa màu…)

16

1,6

14

1,3


-0,3

5

Buôn bán, kinh doanh nhỏ

62

6,2

81

7,5

+1,3

6

Bán hàng rong

4

0,4

10

0,9

+0,5

7

Giúp việc

1

0,1

5

0,5

+0,4

8

Lái xe

9

0,9

18

1,7

+0,8

9

Sửa chữa vật dụng

3

0,3

12

1,1

+0,8

10

Giáo viên

18

1,8

22

2,0

+0,2

11

Bộ đội, công an, cán bộ

chính quyền

20

2,0

31

2,9

+0,9

12

Bác sĩ, y tá

10

1,0

15

1,4

+0,4

13

Xuất khẩu lao động

4

0,4

3

0,3

-0,1

14

Hưu trí

2

0,2

8

0,7

+0,5

15

Tự mở công ty/nv trong

doanh nghiệp

34

3,4

67

6,2

+2,8

16

Bốc vác

10

1,0

4

.4

-0,6

17

Thợ mộc, thợ xây

73

7,3

134

12,4

+5,1

18

Công nhân

95

9,5

213

19,6

+10,1

18

Khác

17

1,7

36

3,3

+1,6


Tổng

993

100

1050

100,0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

(Nguồn: Số liệu điều tra của luận án)


Năm 2010, nghề nghiệp nhiều người làm hơn cả các việc khác là làm ruộng, làm vườn (chiếm 49,9%) và chăn nuôi (chiếm 10,7%), tiếp đến là công nhân (chiếm 9,5%); còn các ngành nghề khác như: giúp việc (chiếm 0,1%), hưu trí (chiếm 0,2%), sửa chữa vật dụng (chiếm 0,3%) tuy nhiên sau 5 năm (2015) kết quả nghiên cứu cho thấy, việc làm ruộng, làm vườn giảm 24%, từ 49,9% xuống còn 25,3%; chăn nuôi cũng có giảm 3,4%, từ 10,7% xuống còn 7,3%; trong khi đó, số lượng lao động làm công nhân tăng đáng kể là 10,1%, từ 9,5% (năm 2010) lên 19,6% (năm 2015). Các ngành nghề khác về công nghiệp, dịch vụ cũng có xu hướng tăng lên đáng kể. Tỷ lệ người lao động làm giúp việc năm 2015 là 0,5%, hưu trí tăng từ 0,2% lên 0,7%, người lao động sửa chữa vật dụng cũng tăng từ 0,3% (năm 2010) lên 1,1% (năm 2015). Các ngành nghề khác như: giáo viên, bác sĩ, y tá... cũng tăng lên đáng kể.

Kết quả điều tra đã thể hiện sự biến đổi mạnh mẽ của cơ cấu việc làm của người dân nông thôn. Theo quy luật phát triển tỷ lệ người làm việc trong nông nghiệp sẽ giảm và sẽ gia tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp. Sau thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp tạo ra sự thúc đẩy người dân chuyển đổi việc làm như làm thợ, làm công nhân trong nhà máy, hay làm các dịch vụ buôn bán nhỏ phục vụ cho những người làm ở các khu công nghiệp.

Trong những năm qua, kể từ khi có các nhà máy thì người dân đã xin vào làm việc trong các công ty. Đặc biệt là những người trẻ tuổi họ không làm những công việc nông nghiệp trước đây nữa vì làm nông nghiệp vất vả mà thu nhập không cao cũng không ổn định. Ở đây gần khu công nghiệp họ xin vào làm ở các nhà máy thu nhập cũng được 4 hay 5 triệu đồng/tháng như vậy cũng tương đối ổn định”

(Nam, PCT xã Thiện Kế)


Như vậy có thể thấy, trong thời gian 5 năm (từ năm 2010 - năm 2015), cơ cấu việc làm của lao động mất đất nông nghiệp có nhiều biến đổi. Một mặt, từ chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ; các hình thức tổ chức sản xuất tạo công ăn việc làm của người dân cũng trở nên đa dạng. Tại xã Ngọc Mỹ (Quốc Oai) nhiều người trước làm ruộng, sau khi thu hồi đất nông nghiệp đã sang xã Hữu Bằng (Thạch Thất) học nghề mộc để có nghề mưu sinh, họ mở xưởng nhỏ để nhận việc về làm tại nhà, người đi làm thuê cho các xưởng mộc,

em sinh năm 80, trước cũng làm ruộng của gia đình, sau khi xã lấy đất nhà em mất hết được đền bù một khoản em sang Hữu Bằng học mộc hơn 2 năm, em nhận việc bên đó mang về nhà làm xong thì chở sang, em còn phải học thêm nữa chứ 2 năm chưa học hết được nghề mộc, nhiều người làng em học mộc làm mộc, nhiều nhà mở được xưởng lớn, em thì đấy chị nhìn thì biết em làm một mình”

(Nam, 35 tuổi, thợ mộc xã Ngọc Mỹ)

Có nhiều việc làm được người dân tạo ra để có thu nhập, từ tiền đền bù nhiều người xây các dãy nhà trọ cho công nhân tại các công ty của khu công nghiệp thuê, bán hàng rong ở ngoài cổng nhà máy, công ty…

“ tôi không chia tiền đền bù cho các con, chỉ cho mỗi đứa một ít mua cái xe máy, nhà tôi mua mảnh đất gần khu công nghiệp, đã có người trả tôi chênh lệch nhưng tôi không bán, bán làm gì mình có túng thiếu quá đâu, người sinh ra chứ đất không sinh ra, tôi để đó vì chắc giá sẽ còn lên nữa

(Nữ, 57 tuổi, xã Thiện Kế)

Bên cạnh việc người dân tự tạo việc làm thì sự hỗ trợ của nhà nước và các cấp chính quyền, người dân được đào tạo nghề, được hỗ trợ công ăn việc làm ổn định.


Theo chính sách của nhà nước là dạy nghề cho người thuộc diện mất đất nông nghiệp, xã đã làm nhiều đợt, trước thì xã tập hợp danh sách người đi học rồi phải lên huyện lên tỉnh học nghề, hỗ trợ tiền đi lại và 10 kg gạo mỗi tháng, nhưng không hiệu quả, nhiều người bỏ học, bây giờ thay đổi là huyện, tỉnh cử người về xă dạy nghề cho người dân, nhưng thực ra chỉ là tập huấn thôi vì thiếu thốn cơ cở vật chất, mấy năm nay chủ yếu tập huấn cho chị em phụ nữ học nấu ăn, nhiều người giờ chuyên đi nấu cỗ”

(Nam, PCT xã Thiện Kế)

Như vậy quá thu hồi đất nông nghiệp thúc đẩy người dân tìm kiếm các việc làm mới. Tỉ lệ người dân thay đổi công việc khá lớn chiếm >70%. Kết quả khảo sát cũng thể hiện có sự giảm mạnh việc làm ruộng và chăn nuôi thay vào đó là sự gia tăng việc làm của công nhân, thợ, buôn bán.

3.3.1. Biến đổi cơ cấu việc làm theo độ tuổi

Mỗi nhóm tuổi có những đặc điểm riêng về hoàn cảnh cũng như các yếu tố nhân khẩu. Do đó thu hồi đất nông nghiệp đã thúc đẩy sự biến đổi về việc làm giữa các nhóm tuổi.

ảng 3.13: Sự chuyển đổi việc làm theo nhóm tuổi 2015


Việc làm của người dân sau khu thu hồi đất (2015)

Nhóm tuổi


Tổng

Nhóm tuổi

12- 24

Nhóm tuổi

25-50

Nhóm tuổi

51-60

Làm ruộng

N

10

139

124

273

Tỉ lệ %

6,4

21,2

45,8

25,2

Chăn nuôi

N

1

47

31

79

Tỉ lệ %

6

7,2

11,4

7,3

Xay xát thóc gạo

N

1

18

5

24

Tỉ lệ %

6

2,7

1,8

2,2

Công việc liên qua

đến nông nghiệp

N

1

11

2

14

Tỉ lệ %

6

1,7

7

1,3

Buôn bán kinh

doanh nhỏ

N

6

51

24

81

Tỉ lệ %

3,8

7,8

8,9

7,5



Việc làm của người dân sau khu thu hồi đất (2015)

Nhóm tuổi


Tổng

Nhóm tuổi

12- 24

Nhóm tuổi

25-50

Nhóm tuổi

51-60

Bán hàng rong

N

1

4

5

10

Tỉ lệ %

6

6

1,8

9

Giúp việc

N

0

5

0

5

Tỉ lệ %

0

8

0

5

Lái xe

N

2

15

1

18

Tỉ lệ %

1,3

2,3

4

1,7

Sửa chữa vật dụng

N

1

8

3

12

Tỉ lệ %

6

1,2

1,1

1,1

Giáo viên

N

3

15

4

22

Tỉ lệ %

1,9

2,3

1,5

2,0

Bộ đội, công an, cán

bộ chính quyển

N

4

16

11

31

Tỉ lệ %

2,5

2,4

4,1

2,9

Bác sĩ, y tá

N

3

11

1

15

Tỉ lệ %

1,9

1,7

4

1,4

Xuất khẩu lao động

N

0

3

0

3

Tỉ lệ %

0

5

0

3

Hưu trí

N

0

0

8

8

Tỉ lệ %

0

0

3,0

7

Tự mở công ty/

nhân viên hành chính trong doanh nghiệp

N

27

38

2

67

Tỉ lệ %

17,2

5,8

7

6,2

Bốc vác

N

0

4

0

4

Tỉ lệ %

0

6

0

4

Thợ nói chung

N

22

86

26

134

Tỉ lệ %

14,0

13,1

9,6

12,4

Công nhân

N

61

149

3

213

Tỉ lệ %

38,9

22,7

1,1

19,7

Khác

N

2

20

14

36

Tỉ lệ %

1,3

3,1

5,2

3,3

Tổng

N

157

655

271

933

Tỉ lệ %

100,0

100,0

100,0

100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra của luận án)

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 09/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí