Fasciola Gigantica Hình 1.2: Fasciola Hepatica

Đa số sán lá có hình chiếc lá, dẹp theo hướng lưng bụng và thường đối xứng 2 bên. Một số không có hình chiếc lá như Paramphistomum, Fischoederius có hình chóp nón, Schistosoma có hình lòng máng.

Màu sắc: sán lá có màu hồng, màu xám, màu trắng ngà.

Kích thước: thay đổi tùy theo loài sán, biến động từ 0,1mm đến 150 cm đôi khi đến 1 mét.

Cấu trúc:

+ Bên ngoài: bên ngoài nhẵn hoặc phủ những gai, vẩy và mang những giác bám. Sán lá thường có 2 giác bám, đó là giác miệng và giác bụng, giác miệng dùng để bám và hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, trên giác bám có thể có những gai hoặc móc, đáy miệng là lỗ miệng thông với hệ thống tiêu hóa. Giác bụng chỉ dùng để bám. Một số loài sán không có giác bụng hoặc có giác thứ 3 gọi là giác sinh dục. Ngoài lỗ miệng, sán lá còn có lỗ sinh dục ở cạnh giác bụng và lỗ bài tiết ở cuối thân. Sán lá không có hệ tuần hoàn và hệ hô hấp.

+ Bên trong gồm có:

Hệ tiêu hóa: bắt đầu là miệng được bao quanh bởi một lớp cơ gọi là giác miệng rồi đến hầu, thực quản và hai nhánh ruột. Sán lá không có lỗ hậu môn. Sản phẩm của quá trình tiêu hóa thải qua lỗ miệng ra ngoài.

Hệ bài tiết: gồm những tế bào tiết hình sao nằm rải rác khắp cơ thể, mỗi tế bào có ống thông riêng sau đó hợp lại đổ ra phần cuối thân sán qua túi bài tiết và lỗ bài tiết ở mặt bụng của sán.

Hệ thần kinh: kém phát triển, gồm có 2 hạch trung tâm nằm ở hai bên hầu nối với nhau bằng vòng dây thần kinh. Từ hạch thần kinh có ba đôi dây thần kinh phân đi khắp cơ thể, do vậy sán lá vẫn có thể cử động khi chúng ra ngoài.

Cơ quan cảm giác: ở sán trưởng thành tiêu giảm, chỉ có ở dạng ấu trùng miracidium và cercaria nhưng chỉ ở dạng vết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Hệ sinh dục: thông thường sán lá đều lưỡng tính chỉ có loài sán máng là đơn tính. Hệ sinh dục phát triển mạnh và phức tạp.

Cơ quan sinh dục đực gồm: hai tinh hoàn, hình thái thay đổi tùy theo loài, mỗi tinh hoàn có ống dẫn tinh riêng đổ vào ống dẫn tinh chung thông với túi sinh dục. Phần ống dẫn tinh chung nằm trong túi sinh dục được kitin hóa gọi là cirrus, cirrus thông ra ngoài qua lổ sinh dục ở bụng sán và dùng để giao phối. Xung quanh cirrus có tuyến tiền liệt tuyến bao bọc.

Cơ quan sinh dục cái gồm:ổ trứng (ootype) thông với tử cung, tuyến mehlis, tuyến noãn hoàng, buồng trứng và túi tiếp tinh, ổ trứng thường nhỏ hơn tinh hoàn

là nơi trứng hình thành và thụ tinh. Túi chứa tinh chứa tinh dịch dự trữ, tử cung chứa đầy trứng đã thụ tinh. Một đầu của tử cung thông với ổ trứng, đầu còn lại thông với bên ngoài qua lổ sinh sản cái ở mặt bụng. Tuyến mehlis tiết dịch thể làm trơn ổ trứng và tử cung giúp trứng lọt vào tử cung và thải ra ngoài dễ dàng, đồng thời giúp tinh trùng hoạt động dễ dàng và mạnh hơn. Tuyến mehlis tiết ra chất bao lấy bên ngoài vỏ trứng. Tuyến noãn hoàng phân bố dọc ở hai bên thân sán và tạo ra chất dinh dưỡng nuôi trứng. Ngoài ổ trứng còn thông với ống Laurer giữ vai trò như âm đạo khi giao phối và thải noãn hoàng thừa từ ổ trứng để trứng hình thành thuận lợi. Lỗ sinh dục đực và cái nằm ở gần nhau, thường ở trước giác bụng.

Sán lá giao phối bằng 2 cách tự thụ tinh hoặc thụ tinh chéo.

1.2. Vòng đời

Sán lá ký sinh hút chất dinh dưỡng bằng các dịch tế bào của cơ thể vật chủ, bằng máu, dịch tiết của các tuyến, bằng những thảo trùng hay chất thừa thực vật.

Chu trình sinh học của sán lá dời chổ nhiều lần và tiến triển ở nhiều ký chủ liên tiếp. Các loài nói chung đa số phát dục ở các giai đoạn sau: Sán lá trưởng thành ký sinh ở ký chủ cuối cùng và đẻ trứng, những trứng này ra môi trường bên ngoài, nếu gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, ẩm độ, pH, ánh sáng, có nước) thích hợp chúng sẽ phát triển thành mao ấu (miracidium) có lông tơ bao phủ bên ngoài, có thể bơi trong nước dễ dàng để tìm ký chủ trung gian. Mao ấu có hình quả lê và có mắt có nhiều lông tơ bao phủ, chúng chỉ có thể sống bên ngoài trong một thời gian rất ngắn ( một vài ngày). Trong những ngày ấy chúng tích cực đi tìm ký chủ trung gian để xâm nhiễm ( chui vào). Vào ký chủ trung gian mao ấu sẽ rụng lông tơ và biến thành bào ấu (sporocys), bào ấu có hình abo trong chứa nhiều tế bào. Sau một thời gian, bào ấu sinh sản vô tính cho ra nhiều lôi ấu(redia). Redia đã có lỗ miệng, hầu, tế bào mầm của ruột và tế bào phôi. Redia tiếp tục sinh sản vô tính cho ra nhiều vĩ ấu (cercaria). Khi đã phát triển đầy đủ về cấu tạo ( giác miệng, giác bụng, miệng, hầu, thực quản, manh tràng và đuôi) cercaria chui ra khỏi ốc, bơi lội trong nước một thời gian và tiếp tục phát triển bằng nhiều cách khác nhau tùy theo loài sán lá.

Sán lá 1 ký chủ trung gian: Cercaria rụng đuôi nhờ tuyến dịch thể bao bọc xung quanh và biến thành nang ấu ( metacercaria) tiếp tục phát triển thành sán trưởng thành, nếu súc vật nuốt phải.

Sán lá 2 ký chủ trung gian: sau khi qua ký chủ trung gian thứ hai cercaria biến thành metacercaria nếu ký chủ cuối cùng ăn phải ký chủ trung gian thứ 2 sẽ nhiễm sán trưởng thành.

Sán lá 3 ký chủ trung gian: sau khi qua ký chủ trung gian thứ hai cercaria biến thành mesocercaria nếu ký chủ trung gian thứ 3 ăn phải ký chủ trung gian thứ 2 sẽ phát triển thành metacercaria. Metacercaria sẽ phát triển thành dạng trưởng thành. Nếu được ký chủ cuối cùng ăn phải ký chủ trung gian thứ 3.

1.3. Phân loại

Fasciola hepatica: Sán lá gan thường Fasciola gigantica: Sán lá gan lớn Fasciola jacksoni: Sán lá gan nhỏ

Các cá thể lai tạo của Fasciola gigantica × Fasciola hepatica cũng tồn tại.

Với sán lá gan nhỏ thì giai đoạn đầu ấu trùng của sán là ấu trùng lông di chuyển tự do trong nước để tìm đến vật chủ trung gian thứ nhất để cư trú là các loài ốc. Sau đó ấu trùng lông trở thành ấu trùng đuôi và rời ốc để tìm đến vật chủ trung gian thứ hai là các loài cá nước ngọt để cư trú. Còn với sán lá gan lớn thì sau khi rời ốc nó sẽ bám vào thực vật thuỷ sinh chờ vật chủ.

2. Bệnh sán lá ở loài nhai lại

2.1. Căn bệnh, ký chủ Căn bệnh

Bệnh sán lá gan ở nước ta do Fasciola hepatica, Fasciola gigantica. Ngoài ra còn một số loài khác ký sinh ở tuyến tụy, ống dẫn tụy, túi mật, ống dẫn mật như

:Paramphystonum explanatum, Fasciola magna, Dicrocoelium hopes, D. dendriticum.

Nơi ký sinh chủ yếu là ở ống dẫn mật, gan, túi mật gây hiện tượng viêm gan hoại tử. Thời kỳ di hành còn thấy ở phổi, tim, hạch lam ba, tuyến.



Hình 1 1 Fasciola gigantica Hình 1 2 Fasciola hepatica Sán dài 20 – 30 mm rộng 4 – 13 mm 1Hình 1 1 Fasciola gigantica Hình 1 2 Fasciola hepatica Sán dài 20 – 30 mm rộng 4 – 13 mm 2


Hình 1.1: Fasciola gigantica Hình 1.2: Fasciola hepatica

Sán dài 20 – 30 mm, rộng 4 – 13 mm, phần đầu nhô ra tạo thành vai, hai rìa mép cơ thể không song song, đuôi nhọn, ngoài ra những nhánh ngang bên trong của ruột ít hơn và chia nhánh không rõ bằng Fasciola gigantica. Ký chủ

Trâu, bò, dê, cừu cũng có khi gặp được ở heo, ngựa và một số động vật hoang dại khác.

Ký chủ trung gian : là các loài ốc nước ngọt như :Lymnae truncatula, Lymnae auricularia.

2.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh Dịch tễ

Nguồn gieo rắc bệnh chủ yếu là súc vật nuôi : trâu, bò, dê, cừu và những thú hoang dại khác.

Mỗi sán mỗi ngày có thể đẻ 20.000 trứng, sán có thể thọ 5 – 11 năm, bởi vậy mỗi súc vật mang sán mỗi năm thải một số lượng trứng khá lớn ra đồng cỏ, bãi chăn.

Đồng cỏ bãi chăn ẩm thấp là nơi cần thiết để mầm bệnh có điều kiện phát triển thành miracidium và xâm nhập vào súc vật. Ở những nơi này còn thuận lợi cho ký chủ trung gian tồn tại và phát triển.

Bệnh này phân bố rộng khắp ở các vùng trong nước ta như những vùng đồng bằng và trung du nhiễm bệnh nặng hơn vùng núi và vùng ven biển.

Tuổi gia súc càng lớn thì tỷ lệ nhiễm càng tăng.

Súc vật nhiễm bệnh càng tăng lên vào mùa mà ký chủ trung gain phát triển, cho nên những năm mưa nhiều số súc vật mắc bệnh này gia tăng. Các loài ốc nước ngọt là ký chủ trung gian của sán lá gan Fasciola, phân bố rất rộng. Ốc thích sống ở môi trường có pH kiềm, ở những nơi nước sâm sấp và có dòng chảy nhẹ để ốc hô hấp.

Trứng sán có sức đề kháng khá tốt với môi trường bên ngoài. Nếu bị khô hạn trứng bị chết sau vài ngày. Nhiệt độ trên 40 0c trứng bị chết sau vài phút. Trong điều kiện ẩm độ thích hợp, trứng tồn tại đến 8 tháng, trong môi trường bên ngoài Adolescaria có thể sống 5 tháng.

Vòng đời (cơ chế sinh bệnh)

Phát triển gián tiếp cần sự tham gia của ký chủ trung gian là những ốc nước ngọt :Lymnae viridis, lymnae truncatula, L.viatrix, L.cubensis…. Và 29 loài ốc khác. Nhưng loài Lymnae truncatula là loài quan trọng nhất trong việc lan truyền

F. hepatica.

Sán trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của trâu bò, dê, cừu và một số gia súc khác. Sau khi thụ tinh mỗi sán đẻ 20.000 trứng. Trứng này theo mật xuống ruột non, sau đó tiếp tục theo phân ra ngoài. Nếu gặp điều kiện thuận lợi : nhiệt độ 15 -30 0c, ẩm độ cao, Ph từ 5,5 – 7,5 , có ánh sáng và môi trường có nước trứng sẽ hình thành ấu trùng Miracidium, dưới tác động của ánh sáng Miracidium thoát khỏi vỏ trứng có tiêm mao bơi lội trong nước, chúng đi tìm ký chủ trung gian để chui vào. Nếu thiếu ánh sáng miracidium không có khả năng thoát vỏ nhưng vẫn có khả năng tồn tại đến 8 tháng trong vỏ trứng. Sau khi chui vào ốc, vào gan, tụy của ốc nó sẽ mất tiêm mao tách vỏ ngoài và biến thành Sporocyst (bào ấu) sau 3

– 7 ngày cứ 1 Miracidium biến thành 1 Sporocyst. Sau đó Sporocyst sinh sản vô tính để tạo ra 5 – 10 Rediae (lôi ấu). Thời gian này cần 8 – 11 ngày. Rediae sinh sản vô tính cho ra 3 – 6 Cercariae trong 13 – 14 ngày. Thời gian từ Miracidium đến cercaria là 20 – 80 ngày. Cercaria chui ra khỏi ốc bơi lội trong nước và sống được từ 10 – 24 giờ sau đó rụng đuôi, thân thu tròn lại và tạo kén Adolescariae (nang ấu). Sau 2 – 24 giờ bám vào cây cỏ dưới nước hay gần nước. Trâu bò ăn phải kén ấu trùng di hành về gan theo 2 cách :

- Ấu trùng chui qua màng ruột đi vào xoang bụng về mặt gan sau đó chui qua tế bào gan vào ống dẫn mật.

- Ấu trùng đi theo mạch máu về tĩnh mạch cửa ở gan, chui qua tĩnh mạch về ống dẫn mật và túi mật. Thời gian từ khi gia súc nuốt phải Adolescaria (nang ấu) cho đến khi thành Fasciola trưởng thành là 3 – 4 tháng. Sán trưởng thành có thể sống trong ống dẫn mật gan của gia súc 3 – 5 năm có khi đến 11 năm. Ấu trùng có thể chui qua màng nhau thai truyền cho gia súc con.

2.3. Triệu chứng, bệnh tích Triệu chứng

Bệnh phụ thuộc vào mức độ nhiễm sán, tình trạng sức khoẻ, tuổi, mùa vụ, tình hình quản lý chăm sóc.

Trâu, bò từ 1,5 đến 2 tuổi nhiễm bệnh thường phát ở thể cấp tính, con vật dễ chết.Trâu, bò trưởng thành triệu chứng của bệnh thể hiện ít rõ, bệnh thường ở dạng mãn tính.

+ Thể cấp tính: ít xảy ra nếu gặp thường ở giai đoạn sán non di hành trong cơ thể gây tổn thương các cơ quan gan, ruột, mạch máu phổi và các cơ quan khác.

Khi trưởng thành sán hút 0,2 ml máu /sán trong một ngày, đêm làm vật thiếu máu. Sán làm viêm loét ống dẫn mật, có khi có mủ, độc tố của sán làm hoại tử thoái hóa thành ống dẫn mật, làm tăng tính thấm thành mạch, tăng bạch cầu,

rối loạn quá trình trao đổi chất và chức năng hoạt động của gan, gây teo và xơ gan.

Khi nhiễm nặng có thể xuất hiện thể cấp tính, vật thường chết đột ngột, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, tiêu chảy vàng da,đôi khi có triệu chứng thần kinh, vật uể oải, kiệt sức và thường chết sau vài ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng trên.

+ Thể mãn tính: thường xảy ra, vật gầy yếu, da khô, lông xù, phù thũng ở cổ và dưới ngực, phân lúc lỏng lúc đặc. Lượng Ca trong máu giảm, con vật dễ bị co giật, gan sưng to, lượng sữa giảm 50%. Vào mùa khô hay mùa đông con vật phải làm việc nhiều, thiếu thức ăn khi nhiễm sán lá gan con vật có thể chết.

Bệnh tích

Gan bị viêm, sưng to màu nâu sẫm, sau đó bị viêm xơ và có nhiều sợi Fibrin và những điểm thoái hóa hoại tử màu trắng. Ống dẫn mật viêm tăng sinh dày, lòng ống dẫn mật giãn rộng có lẫn máu và mủ.

2.4. Chẩn đoán

Với con vật còn sống việc chẩn đoán dựa vào triệu chứng.

- Căn cứ dẫn liệu dịch tễ học của bệnh.

- Xét nghiệm phân tìm trứng qua phương pháp gạn rửa sa lắng nhiều lần.

- Chẩn đoán bằng kháng nguyên.

2.5. Điều trị, phòng bệnh Điều trị

Hiện nay có rất nhiều thuốc có hiệu quả trong việc điều trị bệnh sán lá gan như :

- Dertil B loại 300mg dùng cho trâu, bò :

- Trâu : 9 mg / kg P

- Bò : 6 mg / kg P

- Dê : 8 mg / kg P

- Dovenix (Nitroxynil) dùng liều 12 – 15 mg / kg P trộn thức ăn, hoặc chích dưới da 1,5 ml/ 30 kg P (loại dung dịch 30 %).

- Fasciozalida dùng liều 12 mg / kg P trộn thức ăn, hoặc chích dưới da liều 1, 5 ml / 30 kg P.

- Rafoxanide dùng liều 7,5 – 10 mg / kg P hoà thành dung dịch 2,5 % cho

uống.

Phòng bệnh

+ Định kỳ tẩy sán cho súc vật để ngăn chặn mầm bệnh gieo rắc và phòng ngừa cho gia súc khỏi tái nhiễm. Hằng năm nên tẩy sán toàn đàn ít nhất là 2 lần

/năm. Tránh gieo rắc mầm bệnh ra môi trường. Trên đồng cỏ có căn bệnh, có thể chăn dắt luân phiên.

+ Ủ phân sinh học, để tiêu diệt trứng, đây là biện pháp có hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh sán lá gan và các bệnh khác.

+ Xử lý các cơ quan nhiễm sán: nếu gan nhiễm nhiều phải được giữ lại, nấu chín, chế biến để nuôi gia súc khác.

+ Diệt ký chủ trung gian : bằng cách tháo nước, làm khô những đồng cỏ, bải chăn lầy lội ẩm ướt. Dùng những hóa chất có khả năng diệt ốc (vôi bột, sulphat đồng), phát triển chăn nuôi những súc vật ăn ký chủ trung gian như : vịt, ngang, ngỗng, cá.

+ Vệ sinh thức ăn, nước uống, không chăn thả súc vật ở những bải chăn lầy lội, ẩm ướt. Khi bắt buộc phải chăn thả những nơi ảm ướt phải cắt cỏ cao hơn mặt nước để tránh gặp Adolescaria. Sau đó phơi khô cỏ, nguồn nước uống phải sạch, không có ký chủ trung gian và không có Adolescaria này.

+ Súc vật nhập nơi khác đến cần phải kiểm tra.

3. Bệnh sán lá ở heo

3.1. Căn bệnh, ký chủ Căn bệnh

Do một loài sán lá ký sinh ở ruột heo, có khi còn thấy ký sinh ở ruột người, chó, mèo, chuột. Do các loài sau: Fasciolopsis buski, Echinostoma sp, Gastrodiscoides hominus, Echinostoma malayamum.

Hình thái

Fasciolopsis buski: thuộc họ Fasciolidae, ký sinh ở ruột non, sán có dạng giống chiếc lá, màu đỏ hồng hay màu xám, thân nhỏ ở đầu và phình rộng ở phía sau. Kích thước dài 20 – 75 mm, rộng 8 – 20 mm, dày 0,2 – 5 mm. Giác miệng và giác bụng gần nhau, giác miệng nhỏ hơn giác bụng, buồng trứng phân làm 3 thùy, mỗi thùy hai nhánh nằm gần tuyến Mehlis ở giữa thân và trên tinh hoàn. Túi sinh dục hình ống thông với bên ngoài qua lỗ sinh dục ở phía trước giác bụng. Hai tinh hoàn phân nhánh hình cành cây xếp dầy đặc ở hai bên thân sán.

- Trứng hình bầu dục rộng ở chính giữa và thon nhỏ ở hai đầu, đầu nhỏ có một nắp trứng màu vàng, bên trong chứa đầy tế bào phôi. Kích thước dài 0,13 – 0,14 mm x 0,08 – 0,085 mm.


13

Hình 1 3 Fasciolopsis buski Hình 1 4 Trứng Fasciolopsis buski Gastrodiscoides hominus Sán có 3Hình 1 3 Fasciolopsis buski Hình 1 4 Trứng Fasciolopsis buski Gastrodiscoides hominus Sán có 4

Hình 1.3: Fasciolopsis buski Hình 1.4: Trứng Fasciolopsis buski

Gastrodiscoides hominus: Sán có hình lê, phía đầu thon nhỏ, phía sau phình rộng, màu đỏ, dài 6 – 8mm, rộng 3 – 4mm, dầy 2mm. Giác miệng nhỏ ở đầu, giác bụng rất lớn nằm ở cuối thân. Hai tinh hoàn hình khối hay hình đĩa. Tuyến noãn hoàng phân bố phía sau thân. Trứng hình bầu dục, một đầu có nắp dài 0,15mm rộng 0,072 mm.

Ký chủ

- Sán lá ký sinh ở ruột heo, người, chó, mèo.

- Ký chủ trung gian : là các loài ốc nước ngọt Planorbis, Segmentina, Gyraulus, Hippetis contori.

3.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh Dịch tễ

- Tỷ lệ nhiễm tăng dần từ miền núi, trung du, đồng bằng.

- Nguồn phát tán bệnh chủ yếu là heo mang sán, vì mỗi sán trưởng thành có khả năng đẻ 15.000 – 48.000 trứng mỗi ngày, sán có thể sống trong ruột 2 – 4 năm.

- Những cánh đồng ruộng và những nơi ẩm ướt quanh chuồng heo, nhất là dùng những thức ăn xanh, rau bèo…hoặc bón phân heo chưa ủ kỷ làm cho mầm bệnh tồn tại và phát triển.

- Heo dưới 2 tháng tuổi đã nhiễm sán và mức độ nhiễm tăng dần theo tuổi. Nuôi heo thả rong nhiễm nặng hơn nuôi nhốt.

- Sức đề kháng của trứng không cao, ủ phân 18 ngày có thể diệt được trứng với nhiệt độ 40 0C.

Vòng đời

Sán lá trưởng thành trung bình mỗi ngày đẻ trứng từ 15.000 – 48.000 trứng

/sán, trứng theo phân ra ngoài gặp môi trường nước ở nhiệt độ 27 – 32 0C, sau 14

– 15 ngày trứng phát triển thành Miracidium chui ra khỏi trứng. Miracidium có thể sống ở ngoài môi trường từ 6 – 8 giờ, sau đó Miracidium xâm nhập vào ốc để

14

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí