Hình Dạng Chung Và Đầu Echinostoma Revolutum

biến thành Sporocyst. Sau 9 – 10 ngày thành Redia ở trong gan, tụy của ốc, sau đó Redia sinh sản vô tính cho ra Cercaria, Cercaria chui ra khỏi ốc, sau 1 – 3 giờ rụng đuôi và tạo thành kén Adolescaria. Khi người, heo ăn phải kén này dưới tác động của dịch mật và dịch tiêu hóa kén này phát triển thành sán trưởng thành ở ruột non sau 3 tháng. Sán trưởng thành có thể sống ở heo 2 năm, ở người 4 năm.

3.3. Triệu chứng, bệnh tích

Khi heo nhiễm sán nặng, sán có thể làm tắc ruột, do các giác bám rất khoẻ có thể làm rách ruột heo. Nếu nhiễm nhẹ heo tiêu chảy, lông xù, chậm lớn.

Mổ khám thấy ruột sưng to, niêm mạc ruột viêm cata chảy máu, xuất huyết, thành ruột giãn rộng. Độc tố của sán làm con vật có triệu chứng thần kinh, gầy còm, thiếu máu, sức đề kháng giảm.

3.4. Chẩn đoán

- Bằng cách xét nghiệm phân tìm trứng.- Dựa vào triệu chứng, bệnh tích

- Dựa vào dịch tễ học.

3.5. Điều trị, phòng bệnh

Phòng trừ tập trung ở các điểm sau :

+ Tẩy trừ trên cơ thể gia súc bệnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

+ Diệt trừ căn bệnh ở môi trường ngoài như : xử lý phân, không dùng phân tươi bón ruộng, rau, ủ phân sinh học, diệt trừ ký chủ trung gian.

+ Cho gia súc ăn uống sạch.

+ Nuôi dưỡng đầy đủ để súc vật nâng cao sức đề kháng.

+ không nên nuôi heo thả rong.

4. Bệnh sán lá ở loài ăn thịt

4.1. Căn bệnh, ký chủ Căn bệnh

Do các loài sán lá nhỏ Clonorchis sinensis,Opisthorchis fenileus gây ra, ký sinh trong ống dẫn mật của gan chó, mèo, người và các động vật thích ăn thịt khác. Ở nước ta đã thấy người nhiễm sán này ở các vùng nhất là vùng đồng bằng. Tuổi vật chủ cáng cao, tỷ lệ nhiễm sán càng nhiều.

Clonorchis sinensis ( Cobbold, 1875) Hình thái

Sán có hình lá màu đỏ nhạt, đầu thon mỏng, cuối đuôi thon lại hơi bầu. sán dài 5,7 -25 mm, rộng 1,6 -2,3mm, không có túi sinh dục, giác miệng lớn hơn giác

bụng, buồng trứng và tử cung nằm phía trên tinh hoàn. Tử cung ngoằn ngoèo nằm sau giác bụng. Buồng trứng nằm trên túi chứa tinh. Tinh hoàn phân nhiều thùy nằm trên dưới nhau ở cuối thân. Tuyến noãn hoàng nằm hai bên thân, bắt đầu từ giác bụng đến túi chứa tinh. Trứng có hình bầu dục màu vàng nhạt, kích thước 0,026- 0,030 x 0,015- 0,017mm bên trong chứa tế bào phôi.

4.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh

Sán đẻ trứng và những trứng này theo phân ra ngoài. Nếu gặp nước và các điều kiện thuận lợi khác chúng phát triển thành Miracidium. Miracidium tìm và chui vào vật chủ trung gian là những loài ốc Bythinia, Melania, Bulinus..Trong vật chủ trung gian, Miracidium phát triển thành sporocyst, redia, cercaria. Sau đó cercaria chui ra khỏi ốc gặp các loài cá nước ngọt thích hợp ( cá có vảy) sẽ xâm nhập vào mô tạo thành kén metacercaria. Khi chó, mèo, người ăn phải cá có nang kén, ấu trùng từ ruột theo ống dẫn mật di chuyển về túi mật, ống mật ở gan và phát triển thành sán trưởng thành. Thời gian hoàn thành chu kỳ khoảng 3 tháng. Sán lá gan nhỏ có thể sống tồn tại 8 năm trong ống mật của vật chủ.

Tác hại: sán trưởng thành thường gây viêm ống dẫn mật, gây tắc đường mật do tăng sinh các tổ chức liên kết. Khi nhiễm nhiều sán, gan bị xơ hóa, dẫn đến cổ trướng hoặc ung thư đường mật.

4.3. Triệu chứng, bệnh tích

Khi nhiễm sán với số lượng ít, triệu chứng không rõ. Khi vật chủ bị nhiễm nhiều sán, thường có biểu hiện những triệu chứng như: con vật kém ăn, mệt mỏi, ỉa chảy, đau bụng ở vùng gan, gan sưng to, đau.

Khi mổ, thấy viêm túi mật, xơ gan cổ trướng, phù, cơ thể suy mòn, đôi khi thấy viêm tụy cấp hoặc mãn tính.

4.4. Chẩn đoán

Dùng phương pháp gạn rữa sa lắng xét nghiệm phân tìm trứng sán. Dựa vào đặc điểm của trứng sán: hình bầu dục, có nắp, phía sau có một gai nhỏ, trứng có màu vàng, bên trong chứa phôi bào.

Dùng kháng nguyên tiêm nội bì, quan sát phản ứng có xảy ra hay không để kết luận.

Chẩn đoán bằng kỹ thuật ELISA để tìm kháng thể, kháng nguyên trong vật chủ.

4.5. Điều trị, phòng bệnh Điều trị

Hexacloethane: liều 0,-0,2g/kg thể trọng trộn vào thức ăn

Praziquantel: liều 25mg/kg thể trọng. Cho ăn hoặc cho uống 3 lần/ngày. Cloxyl: 3g/ngày, dùng 5 ngày liền.

Niclofolan: liều 1-2 mg/kg thể trọng, dùng trong 3 ngày.

Phòng bệnh

Cần kiểm tra chó mèo, nếu nhiễm cao cần dùng thuốc điều trị triệt để súc vật nhiễm sán, quản lý phân và ủ phân chặt chẻ để diệt trứng sán.

Không để cho vật chủ trung gian, vật chủ bổ sung tiếp xúc với vật chủ cuối cùng. Không để người, chó, mèo...ăn cá sống hoặc chưa nấu chín.

5. Bệnh sán lá ở gia cầm

Bệnh do nhiều loài sán lá thuộc họ Echinostomatidae, những loài thường gây bệnh cho gia cầm là Echinostoma revolutum, Echinostoma miyagawai, Echinostoma paraulum, Hypoderaeum conoideum, Catatropis verrucosa.

Echinostoma revolutum (Frolich,1802)

5.1. Căn bệnh, ký chủ

Sán dài 6,8-20mm, có màu đỏ nhạt, đoạn trước dẹt có chổ thu lại thành vành cổ, trên vành cổ có 37 gai gồm hai dãy có 27 gai và hai bên mỗi bên có 5 gai. Giác bụng lơn hơn giác miệng. Tinh hoàn hình bầu dục hay hình khối tròn xếp sau thân. Buồng trứng hình tròn hay hình bầu dục nằm sau giác bụng và trên tinh hoàn. Tuyến noãn hoàng dày đặc nằm hai bên thân.

Trứng hình bầu dục một đầu có nắp trứng, kích thước: 0,09-0,126x 0,059- 0,071 mm, màu vàng nhạt.


Hình 1 5 Hình dạng chung và đầu Echinostoma revolutum Ký chủ Ký chủ cuối cùng gia 1

Hình 1.5: Hình dạng chung và đầu Echinostoma revolutum


Ký chủ

Ký chủ cuối cùng: gia cầm và thủy cầm ( vịt, ngỗng, gà, gà tây) Vị trí ký sinh: manh tràng, trực tràng

Ký chủ trung gian 1: các loài ốc nước ngọt: Radix ovatus, Radix auricularia, Limneae radix, L. parvia, Segmentina largillierti, Planorbis planorbis, P. coenurus.

Ký chủ trung gian 2: Ốc nước ngọt:Radix, Galba, Planorbis, Lymnae và nòng nọc Rana temporaria.

5.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh

Vòng đời

Sán trưởng thành đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài. Khi gặp điều kiện thuận lợi sau 12-17 ngày chúng nở ra Miracidium, Miracidium hình thành trong trứng mất 7 -8 ngày ở nhiệt độ 25-35 0C. Trong ký chủ trung gian thứ nhất, ấu trùng phát triển đến giai đoạn cercaria và giai đoạn cảm nhiễm metacercaria mất 27 ngày.

Trong vật chủ trung gian thứ hai là ốc hoặc con nòng nọc, cercaria phát triển thành metacercaria. Gia cầm ăn phải vật chủ trung gian thứ hai sẽ phát triển thành sán trưởng thành sau 2 tuần.

Dịch tễ

Bệnh do Echinostomatidae phổ biến ở nước ta. Bệnh phát nặng ở vùng đồng bằng, nhất là những nơi ao hồ, ruộng nước nơi có nhiều ký chủ trung gian.

Bệnh có quanh năm, nhưng gia cầm mắc bệnh thường tăng vào mùa ấm áp khi ốc và nòng nọc phát triển nhiều. Gà vịt ở mọi lứa tuổi đều nhiễm sán. Gà càng lớn thì tỷ lệ và cường độ càng nhiễm cao.gà nuôi ở vùng đồng bằng nhiễm cao hơn gia cầm nuôi ở vùng trung du.

5.3. Triệu chứng, bệnh tích

Các loài thuộc họ Echinostomatidae có triệu chứng cơ bản giống nhau nhưng chúng phụ thuộc vào cường độ nhiễm sán, tuổi, trạng thái cơ thể, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng con vật.

Khi gia cầm nhiễm sán với cường độ nhiễm cao thường biểu hiện triệu chứng toàn thân, tiêu chảy kiệt sức nhanh, ngừng sinh trưởng và phát triển. Khi suy mòn con vật chết. Do giác bám sán lá với nhiều gai cuticun trên thân sán làm kích thích niêm mạc gây viêm ruột chảy máu, viêm cata ở từng vùng ruột.

5.4. Chẩn đoán

Đối với gia cầm còn sống ta kiểm tra phân tìm trứng qua phương pháp gạn rửa sa lắng. Khi gia cầm chết ta kiểm tra qua mổ khám tìm sán trưởng thành hoặc dựa vào bệnh tích viêm chảy máu và viêm cata ở từng vùng của ruột non và ruột già.

5.5. Điều trị, phòng bệnh

Điều trị có thể dùng các loại thuốc sau:

Fenbendazole: liều 0,002g/ Kg thể trọng trộn trong thức ăn cho ăn. Niclosamide: liều 60mg/Kg thể trọng cho gà uống, không dùng cho ngỗng Praziquantel: liều 20 -25mg/ Kg thể trọng trộn thức ăn cho ăn trong 5 ngày.

Định kỳ tẩy sạch sán trong cơ thể gia cầm bằng các loại thuốc tẩy trừ trên. Tiêu diệt trứng sán thải ra ngoài bằng ủ phân theo phương pháp sinh học. Diệt ký chủ trung gian ở khu vực chăn nuôi.

Nên nuôi riêng gia cầm lớn và nhỏ, tránh tiếp xúc nơi ao tù nước đọng.

6. Thựchành

Phương pháp tìm ấu trùng sán lá

6.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật

Kính hiển vi, lam, lamen, đũa thủy tinh, bọc nilon, phân (heo, trâu bò), găng tay, phích đá, cốc nhựa, sổ sách ghi chép.

6.2. Phương pháp tiến hành

Phương pháp này chẩn đoán được các loại trứng sán lá, sán dây.

Phương pháp này dựa trên nguyên lý. Trứng của một số loài sán lá, sán dây (d = 1,15) có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước (d = 1) nên khi hòa phân với nước do đó trứng sán sẽ lắng xuống đáy cốc.

Giáo viên giới thiệu và tiến hành các thao tác mẫu. Sinh viên xem và thực hành. Các buổi học, giáo viên hỏi lại các sinh viên các thao tác đã làm.

6.3. Nội dung thực hành

6.3.1. Lấy mẫu phân

Dùng túi nilon sạch, lộn ngược vào tay hoặc đeo găng tay bảo hộ, đưa tay vào trực tràng lấy phân trực tiếp cho trực tràng con vật hoặc lấy phân con vật vừa thải ra ngoài môi trường.

Kiểm tra phân ngay sau khi lấy, trường hợp chưa kiểm tra được ngay phải bảo quản phân trong phích đá.

6.3.2. Cách tiến hành

- Cho 5g phân tươi cho vào cốc nhựa, cho nước vào gần đầy và dùng đũa thủy tinh khuấy mạnh cho tan đều.

- Lọc qua lưới lọc có 81 lổ/cm2 sang một cốc khác.

- Để yên 10 – 15 phút.

- Gạn nhẹ lớp nước ở trên đi và cho lại nước sạch vào để yên 10 – 15 phút nữa, nhắc lại như vậy đến khi nước ở phía trên trong.

- Gạn lớp nước trong ở trên đi và để cặn lại.

- Dùng piet loại 2cc hút dung dịch cặn cho lên lamen, đậy lamen và kiểm tra dưới kính hiển vi có độ phóng đại 10 x 10 hoặc 10 x 40.

- Sau đó cho 1 ít hỗn hợp trên đã lọc vào 1 lọ thủy tinh, điều chỉnh nước muối bão hòa đến miệng lọ.

- Đậy lamen lên miệng lọ, sau cho không có bọt khí, để yên 15 – 20 phút.

-Lấy nhanh lame ra, lật ngược rồi đặt lamen lên, xong đem kiểm tra dưới kính hiển vi X10.

Muốn cho tiêu bản trong, dễ kiểm tra ta có thể nhỏ vài giọt glycerin vào tiêu

bản.


Căn cứ vào hình thái trứng sán để kết luận.

Giáo viên đặt câu hỏi nhắc lại vè hình thái trứng sán lá gan (đã học phần lí

thuyết).

Chú ý: cần phân biệt trứng sán lá dạ cỏ. Trứng sán lá dạ cỏ cũng có hình bầu dục, đầu hơi nhỏ, có nắp trứng. Phối bào phân bố không đều, không kín trứng. Trứng màu tro nhạt.

6.3.3. Kết quả

Để tìm và định danh trứng, biết được cường độ nhiễm như bài 1.

6.4. Tổng kết nhận xét đánh giá

- Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra lại kiến thức sinh viên ghi nhận trong buổi thực hành.

- Ghi chép đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết.

- Sinh viên tham gia đầy đủ thao tác.

- Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc.

- Viết bài phúc trình.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Đặc điểm hình thái, vòng đời, phân loại sán lá?

2. Căn bệnh,ký chủ, dịch tễ, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh sán lá loài nhai lại?

3. Căn bệnh,ký chủ, dịch tễ, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh sán lá heo?

4. Căn bệnh,ký chủ, dịch tễ, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh sán lá loài ăn thịt?

5. Căn bệnh,ký chủ, dịch tễ, cơ chế sinh bệnh, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh sán lá loài gia cầm?

BÀI 2

SÁN DÂY VÀ NHỮNG BỆNH DO SÁN DÂY GÂY RA MĐ21-03


Giới thiệu:

Sán dây là bệnh nhiễm trùng ở ruột sau khi ăn thịt bị nhiễm bệnh còn sống hoặc chưa được nấu chín. Sán dây ký sinh ở gia súc, gia cầm thuộc lớp Cestoda, có thể ký sinh dưới hình thức ấu trùng và sán trưởng thành. Có rất nhiều loài gây hại lớn cho gia súc, gia cầm và người.

Một vài loại sán gây ra bệnh sán dây như sán dây lợn và sán dây bò. Bệnh sán dây có thể gây ra các triệu chứng nhẹ và không đặc hiệu, bao gồm đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón khi sán dây phát triển trong ruột.

Mục tiêu:

- Kiến thức: Sinh viên hiểu, trình bày được vòng đời, tác hại của sán dây đối với ký chủ; cách phòng, trị bệnh sán dây cho gia súc.

- Kỹ năng: Thực hiện được phương pháp chẩn đoán, phòng và trị các bệnh do sán dây gây ra cho các ký chủ.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Học tập nhiêm túc, sáng tạo; áp dụng kiến thức, kỷ năng đã học để chẩn đoán, phòng và trị các bệnh do sán dây gây ra cho các ký chủ hiệu quả cao, đảm bảo an toàn.

1. Đại cương

1.1. Đặc điểm hình thái

Sán dây thuộc lớp Cestoda, cơ thể hầu hết có thân hình dài giống dải băng, dẹp theo hướng lưng bụng. Kích thước thay đổi giữa các loài, có loài dài vài milimét, có loài tới chục mét. Cơ thể bao gồm từ 3 -5 đốt hoặc rất nhiều đốt, có khi chỉ có một đốt. Ngoài cùng được bao bọc bởi lớp cuticle có nhiều lổ nhỏ. Sau đó là lớp tế bào lớn nằm ở tầng dưới biểu bì và những lớp cơ vòng, cơ dọc. Lớp trong cùng chứa đầy nhu mô. Sán dây có 3 loại đốt, đốt đầu, đốt cổ, đốt thân.

Đốt đầu: có hình cầu, có các cơ quan giác bám khác nhau như mõm, rãnh bám, giác bám…Một số loài trên đỉnh đầu có mõm hút và rất nhiều móc, số lượng, hình thái và cách sắp xếp của móc thay đổi tùy theo mỗi loài.

Đốt cổ: là bộ phận tiếp giáp với đốt đầu, nơi đây có vùng sinh trưởng để sản sinh ra các đốt sán dây, thay thế cho những đốt già rụng ra ngoài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2023