Dịch Tễ, Cơ Chế Sinh Bệnh Vòng Đời, Cơ Chế Sinh Bệnh


đốt.

Đốt thân: các đốt này có mức độ thành thục khác nhau nên chia làm 3 loại


- Đốt non: thường nằm giáp với đốt cổ, cơ quan sinh dục chưa phát triển

hoàn toàn.

- Đốt trưởng thành :cơ quan sinh dục đã phát triển hoàn chỉnh như : tinh hoàn, buồng trứng, tuyến noãn hoàng, tử cung, âm đạo, ống bài tiết và một số cơ quan khác.

- Đốt già: hay còn gọi là đốt chửa. Trong đốt già chứa đầy trứng trong tử cung. Đốt chửa có thể rời khỏi cơ thể theo phân ra ngoài. Đốt sán hình 4 cạnh, chiều dài lớn hơn hoặc bé hơn chiều rộng tùy loài.

Sán dây không có khoang thể, không có cơ quan tiêu hoá, lấy thức ăn bằng thẩm thấu. Mỗi đốt sán có đủ cơ quan sinh dục đực và cái.

Cấu tạo bên trong của sán dây gồm 3 lớp : vỏ, dưới vỏ và cơ. Lớp vỏ có nhiều lổ thoát nhỏ. Lớp dưới vỏ có nhiều tế bào lớn. Lớp cơ có cấu tạo như sán lá gồm nhiều bó cơ tập hợp những sợi cơ ngang dọc, bên trong lớp cơ là các cơ quan nột tạng như : bài tiết, thần kinh, sinh dục…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

+ Hệ thần kinh: ít phát triển, gồm có hạch thần kinh trung ương ở đầu và các dây thần kinh dọc, các dây này được nối với nhau bằng dây thần kinh ngang. Bộ phận thần kinh nằm ở khắp thân sán thông với hạch ở đầu.

+ Hệ bài tiết:Dọc 2 bên thân có hai ống bài tiết chính bắt đầu ở phần cuối cơ thể bằng 1 lổ bài tiết chung, sau đó đi ngược về phía đầu sau lại vòng xuống dưới, cuối cùng đóng kín lại, vì vậy thường có ấn tượng là sán dây có 4 ống bài tiết dọc, thực tế chỉ có 2 ống bài tiết dọc.

+ Hệ tiêu hóa: không có, lấy thức ăn bằng thẩm thấu. Đó là đặc điểm quan trọng để phân biệt với sán lá.

+ Hệ hô hấp và tuần hoàn: không có, hô hấp bằng yếm khí.

+ Bộ phận sinh dục: trong mỗi đốt sán đều có đủ cơ quan sinh dục đực và

cái.

- Cơ quan sinh dục đực: gồm có tinh hoàn, có thể có từ một đến vài trăm tinh

hoàn, mỗi tinh hoàn có ống dẫn tinh riêng sau đó đổ vào ống dẫn tinh chung, thông ra ngoài qua túi sinh dục đực hay túi Cirrus. Ống dẫn tinh nằm trong túi sinh dục đực gọi là Penis (dương vật) sau đó thông ra ngoài ở bên thân sán.

- Cơ quan sinh dục cái: ở giữa có túi trứng Ootype thông với buồng trứng, tuyến dinh dưỡng Mehlis, tuyến noãn hoàng, tử cung và âm đạo. Phần cuối của

âm đạo là lỗ sinh dục cái, thông với ngoài ở cạnh lỗ sinh dục đực tạo thành lỗ sinh dục.

- Buồng trứng chia thành 2 thùy. Trứng sau khi thành thục đi vào tử cung, tử cung hình ống có lỗ thông ra ngoài nên trứng được đẻ ra bên ngoài, do vậy mỗi khi thải trứng đốt sán không cần phải rụng, các cơ quan khác không bị tiêu giảm và vẫn phát triển bình thường ở đốt già.

- Trứng của sán dây bộ Pseudophyllidea thường có hình tròn hay hơi bầu dục, đầu nhỏ có nắp trong chứa tế bào phôi.


Hình 2 1 Đầu sán dây và cấu tạo của đốt sán 1 2 Vòng đời Phát triển tương 1


Hình 2.1 Đầu sán dây và cấu tạo của đốt sán

1.2. Vòng đời

Phát triển tương đối phức tạp. Có một số ít ký sinh trên người và động vật gậm nhấm không cần vật chủ trung gian, còn phần lớn các loại sán dây ký sinh ở gia súc đều cần một hoặc hai vật chủ trung gian. Sán dây thụ tinh theo phương thức thụ tinh giao nhau và tự thụ tinh.

1.2.1. Bộ Cyclophillidea:

Không cần ký chủ trung gian :phát triển trực tiếp.

Đốt sán theo phân ra ngoài, đốt sán bị vỡ giải phóng trứng, gặp các điều kiện thuận lợi qua một thời gian phát triển thành trứng có sức gây bệnh, lẫn vào thức ăn, nước uống của người và chuột phát triển thành sán trưởng thành mất 10

– 12 ngày.

Ví dụ: sán Hymelolepis nana ký sinh ở ruột non của người và chuột.

Cần ký chủ trung gian:

+ Vật chủ trung gian là động vật có xương sống. Đốt sán chửa rụng đi theo phân ra ngoài, trứng sán phân tán ra, vật chủ trung gian ăn phải trứng hay đốt sán,

vào trong vật chủ trung gian trứng sẽ phát triển thành ấu trùng gây nhiễm. Khi gia súc và người ăn phải vật chủ trung gian, ăn thịt vật chủ trung gian mà chưa nấu chín ấu trùng vào trong cơ thể và phát triển thành dạng trưởng thành.

Ví dụ: Sán trưởng thành Taenia solium ở ruột người, đốt sán ra ngoài, heo ăn phải trứng sán, trứng phát triển thành ấu trùng 6 móc, ấu trùng tuần hoàn theo máu về bắp thịt làm thành gạo heo. Khi người ăn phải thịt heo có gạo chưa nấu chín sẽ thành sán trưởng thành Taenia solium.

+ Vật chủ trung gian là những động vật không xương sống,sống ở dưới nước hay trên cạn như : nhện đất, giáp xác (Cyclops), ốc nước ngọt…

Ví dụ: Sán dây Moniezia ở ruột non gia súc nhai lại. Đốt sán chửa rụng theo phân ra ngoài, sau khi bị nhện đất (oribatidmites) ăn phải trứng sán này, nở thành ấu trùng Cycticercoid. Khi gia súc ăn cỏ có lẫn nhện đất mang ấu trùng này sẽ thành sán trưởng thành và gây bệnh.

1.2.2. Bộ Pseudophyllidea:

Chu kỳ phát triển cần có sự tham gia 2 vật chủ trung gian, vật chủ trung gian thứ nhất là lớp tôm bơi chân chèo Cyclops, vật chủ trung gian thứ 2 là cá hoặc các động vật có xương sống khác.

Ví dụ: Sán dây 2 rãnh Diphyllobothrium latum ký sinh ở người và gia súc. Sán trưởng thành đẻ trứng, trứng theo phân ra bên ngoài gặp môi trường nước ở những điều kiện thích hợp phát triển thành ấu trùng Coracidiumcó lông bao bọc và chuyển động trong nước, rồi bị giáp xác (Cyclops) nuốt. Khi vào tới ruột giáp xác, ấu trùng mất lông rồi chui vào ruột, sau một thời gian phát triển thành ấu trùng Procercoid, nếu cá hoặc các loài bò sát ăn phải Cyclops ấu trùng vào trong cơ thể của cá tạo thành ấu trùng Plerocercoid. Khi người, chó, mèo và các động vật ăn phải cá sống chưa nấu chín, vào ruột phát triển thành sán trưởng thành.

Trong quá trình phát triển của sán dây, dù trưởng thành hay ấu trùng có thể gây bệnh cho gia súc, gia cầm và người. Tác dụng gây bệnh của ấu trùng cũng tương tự như nhau. Ngược lại tác dụng gây bệnh của sán trưởng thành hoàn toàn khác với ấu trùng. Vì vậy các phần sau sẽ nghiên cứu bệnh sán dây trưởng thành và các bệnh do ấu trùng.

Căn cứ hình thái các dạng ấu trùng khác nhau, chúng tôi kê ra những loại sán có liên quan đến thú y như sau :

Cysticercur: là 1 bọc, hình tròn hoặc bầu dục, có màng mỏng bọc ở ngoài, bên trong là dịch trong suốt, có một đầu sán màu trắng. Đầu này thường dính với màng trong. Độ to nhỏ của bọc thay đổi tùy theo từng loại, to bằng hạt gạo (gạo heo, gạo bò) hoặc bằng quả trứng quả bưởi (Cysticercus tenuicollis)

Coenurus: hình tròn hoặc bầu dục, bên trong có dịch trong suốt và có rất nhiều đầu sán (có tới 300 đầu sán). Đó là điểm quan trọng phân biệt 2 loại ấu trùng này. Kích thước to bằng hạt gạo hay lớn hơn. Ví dụ: Coenurus cerebralis ký sinh não cừu, C. gaigeri ở cừu và dê.

Cysticercoid: cấu tạo đơn giản, là dạng ấu trùng hình túi có đuôi, phần trước phình to, phần sau thu nhỏ tạo thành đuôi. Dạng ấu trùng này thường ký sinh ở động vật không xương sống ở dưới nước hay trên cạn. Ví dụ : ấu trùng sán dây Moniezia expanssa phát triển trong cơ thể nhện đất.

Echinococcus: độ to nhỏ thay đổi tùy theo từng loại, bằng hạt đậu có khi bằng quả bưởi. Trong bọc có chứa dịch trong suốt, bên ngoài bọc nhiều lớp mô kitin rất dày, trong cùng là lớp mô sinh sản sinh ra nhiều bọc sán nhỏ khác và còn sinh ra nhiều đầu sán. Những đầu sán này phần lớn rời khỏi lớp mô và rơi vào dịch trong suốt. Ví dụ: ấu trùng của sán dây Echinococcus granulosus ký sinh ở chó, mèo và thú ăn thịt.

Dithyridium: là dạng ấu trùng hình túi đầu có 4 giác bám, có đuôi nhưng không thu nhỏ lại. Đầu lộn ra ngoài hoặc không ký sinh ở phúc mạc, bề mặt ruột, dạ dày, dưới da. Ví dụ : ấu trùng của sán dây Mesocestoides linaetus M. corti ký sinh ở ruột thú ăn thịt.

Strobilocercus: cơ thể dài có hiện tượng phân đốt giả, trên đầu có móc. Ấu trùng này ký sinh ở gan chuột nhà và các loài gậm nhấm. Ví dụ: Strobilocercus fasciolaris là ấu trùng của sán dây Hydatigena taeniaformis ký sinh ở ruột non chó, mèo và thú ăn thịt.

Procercoid: là giai đoạn ấu trùng của sán dây Diphyllothrium, cơ thể dài 0,5

– 0,6 mm ký sinh ở động vật không xương sống.

Plerocercoid: là dạng ấu trùng 2 của sán dây bộ Pseudophillidae, cơ thể dài tới 1 mét, ký sinh ờ cơ bụng của cá, bò sát, lưỡng thê có khi ở gan và nhiều cơ quan khác của động vật có xương sống.

1.3. Phân loại

Cơ thể sán dây thuộc lớp Cestoda phân đốt, có nhiều loại ký sinh ở động vật có vú, có liên quan đến người và gia súc. Gồm 5 bộ là Monophyllidea, Dyphillidea, Tetraphyllidea, Pseudophyllidea và Cyclophyllidea, trong đó có 2 bộ sau liên quan đến thú y nhiều.

Bộ Pseudophyllidea

Đốt đầu có 2 rãnh bám hoặc chỉ có 1 rãnh. Tử cung hình hoa chia nhiều nhánh, có lỗ tử cung cố định, lỗ này thông với ngoài trên mặt đốt sán. Trứng có

nắp, ký sinh ở người và gia súc. Ví dụ: Dyphillobothrium latum và Dyphillobothrium erinacei.

Bộ Cyclophyllidea

Đầu có 4 giác bám, không có lỗ tử cung, đốt sán chửa rụng đi theo phân ra ngoài. Trứng sán không có nắp. Trong bộ này có 5 họ dưới đây liên quan đến thú y.

+ Họ Anoplocephalidae: đầu và giác bám không có móc, không có mõm hút, đầu có giác bám to. Như Anoplocephala magna, Monieza enpansa.

+ Họ Taeniidae: có nhiều tinh hoàn, tử cung có trụ và phân nhiều nhánh ngang. Vỏ trứng dày, màu xám. Sán trưởng thành ký sinh ở người hoặc loài ăn thịt. Ấu trùng thú ăn cỏ và ăn tạp như Taeniarhynchus saginatus, Taenia hydatigena.

+ Họ Davaineidea: mõm hút hình gối có 2 -3 hàng móc, gồm nhiều móc. Trên giác bám cũng có móc nhỏ. Như Davainea proglottina, Raillietina tetragona. R. echinobothrida.

+ Họ Dilepididae: có hoặc không có mõm hút nếu có thì trên mõm có móc. Giác bám có hoặc không có móc. Như Amoebotaenia sphenoides, Diphylidium.

+ Họ Hymenolepididea: chiều rộng đốt sán lớn hơn chiều dài. Mỗi đốt sán chỉ có 1 – 4tinh hoàn. Có hoặc không có mõm hút. Nếu có mõm chỉ có một hàng móc hay mõm đơn giản. Ký chủ trung gain là côn trùng, có khi không cần ký chủ trung gian. Như Drepanidotaenia lanceola ở ruột non ngỗng.

2. Bệnh sán dây loài nhai lại

2.1. Căn bệnh, ký chủ Căn bệnh

Do một số loài sán dây Monieziz expansa, M. benedeni thuộc họ Anoplocephalidae ký sinh trong ruột non của trâu, bò dê cừu, bê nghé và một số động vật khác.

Hình thái, ký chủ

Monieziz expansa : đây là loài sán dây có hình dãi băng, màu trắng, có đốt đầu, cổ và thân. Dài 1 -5 mét, rộng 1,6 cm. đầu hơi trò, 4 giác bám hình bầu dục. Chiều rộng đốt sán lớn hơn chiều dài. Mỗi đốt có 2 cơ quan sinh dục ở 2 bên thân sán, 2 buồng trứng, 2 tuyến dinh dưỡng, một tử cung và 2 âm đạo. Mỗi âm đạo có lỗ thông ra một bên đốt sán. Bộ phận sinh dục đực có nhiều tinh hoàn (300 – 400 cái) ở giữa đốt sán. Mỗi tinh hoàn có ống dẫn tinh hợp thành ống chung thông với túi dương vật hình lê và với lỗ sinh dục cái. Đốt sán chửa thì đầy trứng, các bộ

phận khác đều thoái hóa. Phần sau mỗi đốt sán có tuyến giữa đốt xếp thành hàng ngang, hình vòng hoặc hình tròn. Tuyến này có tác dụng trong định loại.

Trứng sán hình 3 cạnh hoặc 4 cạnh, trong có thai trùng 6 móc. Trứng được bao bọc trong một khí quan hình quả lê. Đường kính 0,05 – 0,06 mm.

Monieziz benedeni : rất giống loài trên, nhìn bên ngoài khó phân biệt. Đốt sán này rộng hơn một chút. Điểm quan trọng là sự sắp xếp của tuyến giữa đốt. Tuyến này hình dải băng có nhiều điểm lấm tấm, tập trung ở giữa hoặc một bên đốt sán.Đường kính của trứng 0,063 – 0,0086 mm.

2.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh Vòng đời, cơ chế sinh bệnh

Vòng đời phát triển gián tiếp cần có sự tham gia của ký chủ trung gian là những động vật không xương sống chân đốt thuộc họ Oribatoidae (nhện đất) gồm các loài :Adorite ovatus , Galumna emarginatum, Oribatula minuta, Peloribates curtipilus.

Đốt sán chửa rụng theo phân ra ngoài, giải phóng trứng. Trứng có thai trùng 6 móc bị nhện đất ăn phải sẽ phát triển thành Cysticercoid. Hoàn thành vòng đời nhện đất cần 120 – 180 ngày.Khi ký chủ cuối cùng ăn cỏ có lẫn nhện đất có chứa ấu trùng, vào đường tiêu hóa ấu trùng chui ra bám vào niêm mạc ruột sau 37 – 50 ngày phát triển thành sán trưởng thành ký sinh ở ruột non. Sán dây trưởng thành có thể sống trong ruột gia súc từ 2 – 7 tháng.

Dịch tễ

Trứng sán có sức đề kháng cao với ngoại cảnh. Nếu điều kiện khô ráo sau 6 giờ trứng mới bị chết. Những trứng còn nằm ở trong đốt sau 60 ngày mới bị chết. Bệnh thường xảy ra ở gia súc non từ 1 – 8 tháng tuổi. Tuổi càng cao tỷ lệ nhiễm càng giảm. Có 28 loài nhện đất thuộc họ Oribatoidae có mang ấu trùng Cystycercoid của Moniezia.

Những ký chủ trung gian này hay sống trên đồng cỏ ở những bụi cây. Mỗi mét vuông đồng cỏ có 6.100 – 15.200 con nhện đất. Đồng cỏ được cải tạo thì số lượng vật chủ trung gian giảm. Nhện đất hay hoạt động vào sáng sớm hay chiều tối, ban ngày thường chui xuống đất. Có nơi có 23.000 nhện đất/1 m2.

2.3. Triệu chứng, bệnh tích

Triệu chứng: biểu hiện nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ nhiễm. Súc vật ăn ít, khát nước, bị kiết lỵ, trong phân có lẫn những đốt sán, thân nhiệt cao hay nằm, niêm mạc nhợt nhạt, hạch lâm ba sưng, lông không bóng mượt, một vài trường hợp có triệu chứng thần kinh, run giật, quay cuồng và đầu lúc lắc.

Bệnh tích: thương tổn cơ thể bệnh học : Rõ nhất ở dê, cừu non và bê. Heo không rõ. Lồng ngực và bao tim có nước đục và hơi trong, sợi cơ nhợt. Niêm mạc ruột, màng bao tim có điểm xuất huyết, ruột viêm cata, phổi thường tích nước, ruột non đầy sán có khi bị vỡ.

2.4. Chẩn đoán

- Tìm đốt sán: trực tiếp tìm đốt sán và mảnh đốt sán trong phân. Nếu ít đốt sán có thể làm theo phương pháp gạn rửa sa lắng rồi cho lên giấy để tìm.

- Cần phân biệt đốt sán dây Moniezia với Avitellina thysaniezia.

- Moniezia mỗi đốt có 2 cơ quan sinh dục có tuyến giữa đốt, trứng được bao bọc bởi khí quan hình lê. Hai sán dây còn lại mỗi đốt chỉ có một cơ quan sinh dục, không có tuyến giữa đốt, trứng không có khí quan bao bọc hình lê. Ở Thyaniezia mỗi bọc có nhiều trứng. Ở Avitellina mỗi bọc có một trứng.

2.5. Điều trị, phòng bệnh Điều trị

Một số loại thuốc sau có thể sử dụng điều trị có hiệu quả :

-Niclosamide (Yomesan) 50 mg/kg P cho uống, 100 mg/ KgP cho ăn, không dùng cho gia súc cho sữa.

- Cestovets: 25 mg/Kg P cho trâu bò uống.

- Abendazole: 7,5mg/ Kg P cho uống.

Phòng bệnh:

Nên phát hiện sớm những con nhiễm sán, dùng thuốc xổ cho gia súc theo dõi và xổ cho gia súc non 1 – 8 tháng tuổi.Không chăn thả gia súc sớm hoặc quá sớm vì thời gian này nhện đất hoạt động mạnh.Chăm sóc nuôi dưỡng gia súc thật chu đáo.

3. Bệnh sán dây ở thú ăn thịt

3.1. Căn bệnh, ký chủ Hình thái

Sán dài 10 -75 cm, rộng 2-3mm. Có 120 đốt sán, đầu có 4 giác bám. Đỉnh đầu có 3 -4 hàng móc. Lỗ sinh dục thông ở 2 bên đốt sán. Tử cung chỉ có một túi trứng, trong túi có 8 -20 trứng, hình nón, đốt sán giống hạt bí ngô.

3.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh Dịch tễ

Đây là loài sán dây phân bố rộng trên thế giới và là loài sán dây chính trên chó ở Việt nam. Cường độ nhiễm từ 1 đến vài trăm sán trên cơ thể chó. Tỷ lệ nhiễm ở mèo thấp hơn ở chó. Trẻ em thường nhiễm sán hơn người lớn. Đường truyền lây chủ yếu do tiếp xúc với chó, chó liếm vào tay hoặc vuốt lông chó vấy nhiễm cysttcercoid rồi tình cờ nuốt phải qua đường miệng.

Vòng đời, cơ chế sinh bệnh

Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non chó, mèo có khi ở người. Đốt sán chửa rụng theo phân ra ngoài, trứng phân tán ra đất, dính vào lông chó, mèo. Ký chủ trung gian là các loài bọ chét của chó, mèo và người ăn phải trứng sán, thai 6 móc dần dần phát triển thành ấu sán cysticercoid trong cơ thể bọ chét sau 18 ngày. Ký chủ cắn lông, ăn phải bọ chét, rận hoặc bọ chét rơi vào thức ăn, nước uống của ký chủ vào trong đường tiêu hóa của vật chủ phát triển thành trưởng thành. Hoàn thành vòng đời cần 3 tuần.

3.3. Triệu chứng, bệnh tích

Khi nhiễm nhẹ không thấy triệu chứng xuất hiện. Nhiễm nặng chó có triệu chứng ói mửa, giảm ăn, kiệt sức, chậm lớn, tiêu chảy, có triệu chứng thần kinh. Ruột bị viêm loét, xuất huyết.

3.4. Chẩn đoán

Đốt sán thường theo phân ra ngoài, rất dễ thấy. Có thể xét nghiệm phân theo phương pháp lắng gạn để tìm đốt sán hoặc trứng sán. Đốt sán có hình dạng giống hạt dưa leo bên trong có chứa nhiều bọc trứng.

3.5. Điều trị, phòng bệnh

Niclosamide cho uống hoặc cho ăn liều 50mg/kg thể trọng

Doramectin: liều 250g/kg thể trọng cho qua miệng hoặc tiêm bắp hiệu quả rất tốt

Dichlorophen: có hiệu quả tốt với sán dây ở chó, mèo, liều dùng 200mg/ kg thể trọng, trộn thức ăn.

Nên định kỳ xổ cho chó 2 -4 lần/năm. Thường xuyên tắm rửa cho chó để diệt các loài bọ chét, ve và rận. Không cho chó ăn thịt sống hoặc các bộ phận có ấu sán ở lò mổ. Không cho chó vào chuồng gia súc, nhà chế biến thức ăn.

Diệt ký chủ trung gian của một số sán dây, như loài gặm nhắm, bọ chét.

4. Bệnh sán dây ở gia cầm

4.1. Căn bệnh, ký chủ Hình thái, căn bệnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2023