giá trị thương hiệu. Kết quả ước lượng các tham số trong Bảng 4.17 cho thấy các khía cạnh này của TNXH tác động tích cực đến giá trị thương hiệu của ngân hàng có trọng số lần lượt là β = 0,142 (p < 0,1); β = 0,447 (p < 0,001); β
= 0,457 (p < 0,001). Như vậy, giả thuyết H6, H8, H9 được chấp nhận. Nói cách khác, theo khảo sát của tác giả là nhận thức của khách hàng về ba khía cạnh này của TNXH tác động cùng chiều đến giá trị thương hiệu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của He & Li (2011) ở ngành viễn thông Đài Loan; Torres et al. (2012); Iglesias et al. (2017) nghiên cứu khách hàng ở tám lĩnh vực dịch vụ. Các nghiên cứu ở ngành ngân hàng như Marin et al. (2009), Martínez et al. (2014), Fatma et al. (2016b) cũng cho kết quả tương tự về tác động tích cực của TNXH đến giá trị thương hiệu.
Giả thuyết H7 và H10: Nhận thức về khía cạnh nhân viên, cổ đông của TNXH tác động tích cực đến giá trị thương hiệu của ngân hàng. Kết quả ước lượng các tham số trong Bảng 4.17 cho thấy khía cạnh nhân viên của TNXH tác động tích cực đến giá trị thương hiệu của ngân hàng có trọng số β = 0,014 với pvalue = 0,885 và khía cạnh cổ đông của TNXH tác động tích cực đến HQTC của ngân hàng có trọng số β = 0,057 với pvalue = 0,218. Do đó, giả thuyết H7 và H10 bị bác bỏ. Khía cạnh nhân viên và cổ đông tác động tích cực đến giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng của ngân hàng theo nhận định của các chuyên gia trong nghiên cứu định tính không có ý nghĩa thống kê với nghiên cứu định lượng. Về vấn đề này có thể giải thích bởi có sự khác biệt về nhận thức. Trong khi các nhà quản lý đánh giá một cách chủ quan khía cạnh nhân viên, cổ đông tác động tích cực đến giá trị thương hiệu, nhưng khảo sát của tác giả là nhận thức của khách hàng về hai khía cạnh này của TNXH không ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu. Saeednia & Sohani (2013) cũng bác bỏ mối quan hệ giữa TNXH và giá trị thương hiệu. Thực tế, khách hàng thường quan tâm đến khía cạnh khác ngoài nhân viên và cổ đông, nên hai khía cạnh này không đủ bằng chứng là có tác động đến giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng.
Giả thuyết H11: Giá trị thương hiệu tác động tích cực đến HQTC của ngân hàng. Kết quả ước lượng các tham số trong Bảng 4.17 cho thấy giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng tác động tích cực đến HQTC của ngân hàng có trọng số β = 0,313 với p < 0,001. Giả thuyết H11 được chấp nhận. Như vậy, giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng tác động tích cực đến HQTC của ngân hàng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Kim et al. (2003) và Kim & Kim (2005) ở lĩnh vực nhà hàng khách sạn và Wang et al. (2015) nghiên cứu các công ty công nghệ cao ở Đài Loan.
Tóm lại, kết quả thực nghiệm cho thấy có 9/11 giả thuyết có ý nghĩa thống kê, trong đó có 2 giả thuyết ngược với kỳ vọng ban đầu, chứng tỏ trong bối cảnh ngành ngân hàng ở ĐBSCL, nhận thức của khách hàng về khía cạnh cộng đồng và khách hàng tác động tiêu cực đến HQTC; còn lại đều phù hợp với lý thuyết đưa ra rằng nhận thức về TNXH càng cao sẽ làm tăng giá trị thương hiệu và HQTC cho ngân hàng. Các kết quả này hỗ trợ cho nhà quản lý ngân hàng đưa ra các quyết định quản lý phù hợp như xây dựng chiến lược TNXH trong dài hạn, tăng cường công bố thông tin TNXH và tập trung vào từng khía cạnh TNXH để đạt được hiệu quả tốt nhất từ việc đầu tư cho TNXH.
4.3.5 Phân tích cấu trúc đa nhóm theo giới tính của khách hàng
Kiểm định mô hình SEM cho thấy có tác động của TNXH đến giá trị thương hiệu và đến HQTC. Phần này tiếp tục tiến hành phân tích liệu có sự khác biệt hay không về tác động của các khía cạnh TNXH (cộng đồng, nhân viên, đạo đức pháp lý, khách hàng, cổ đông) đến giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính đối với các nhóm đối tượng nghiên cứu khác nhau. Phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm được sử dụng để so sánh các tham số ước lượng của mô hình nghiên cứu theo giới tính của khách hàng: khách hàng nam và nữ. Thêm vào đó, phân tích cấu trúc đa nhóm được sử dụng để so sánh mô hình nghiên cứu theo các nhóm của biến định tính (giới tính). Thực hiện phân tích đa nhóm theo giới tính của khách hàng để xem xét các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến cảm nhận TNXH và giá trị thương hiệu có sự khác biệt về tham số giữa nhóm khách hàng nam và nữ.
Bảng 4.18 Phân tích cấu trúc đa nhóm theo giới tính
Mô hình n=356 | Nhóm KH nữ n=192 | Nhóm KH nam n=164 | ||||
β | SE | β | SE | β | SE | |
CSRCum → FPER | -0,199*** | 0,070 | -0,447*** | 0,137 | -0,078 | 0,089 |
CSREmp → FPER | 0,177** | 0,087 | 0,365*** | 0,142 | 0,089 | 0,120 |
CSROth → FPER | 0,372*** | 0,097 | 0,495*** | 0,150 | 0,361** | 0,141 |
CSRCus→ FPER | -0,358*** | 0,089 | -0,480*** | 0,157 | -0,325** | 0,121 |
CSRSha → FPER | 0,108*** | 0,038 | 0,161*** | 0,052 | 0,066 | 0,060 |
CSRCum → CBBE | 0,142* | 0,079 | 0,249* | 0,140 | 0,062 | 0,096 |
CSREmp → CBBE | 0,014 | 0,102 | -0,053 | 0,159 | 0,063 | 0,133 |
CSROth → CBBE | 0,447*** | 0,105 | 0,416*** | 0,162 | 0,455*** | 0,131 |
CSRCus → CBBE | 0,457*** | 0,089 | 0,502*** | 0,144 | 0,441*** | 0,098 |
CSRSha → CBBE | 0,057 | 0,046 | 0,078 | 0,068 | 0,029 | 0,066 |
CBBE → FPER | 0,313*** | 0,083 | 0,370*** | 0,113 | 0,275* | 0,148 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Giá Trị Thương Hiệu Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
- Bảng Thống Kê Mô Tả Về Địa Bàn Khảo Sát Theo Tỉnh.
- Đánh Giá Giá Trị Hội Tụ Và Giá Trị Nội Dung Của Bộ Thang Đo Nhóm Khách Hàng
- Đánh Giá Giá Trị Hội Tụ Và Giá Trị Nội Dung Của Bộ Thang Đo Nhóm Nhân Viên
- Kiểm Định Mô Hình Nghiên Cứu Bằng Phương Pháp Bootstrap
- Xây Dựng Chiến Lược Trách Nhiệm Xã Hội Trong Dài Hạn.
Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.
*** mức ý nghĩa 1%; ** mức ý nghĩa 5%; * mức ý nghĩa 10%
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra khách hàng năm 2018
Kết quả phân tích đa nhóm theo giới tính cho kết quả như Bảng 4.18. Với số lượng 192 quan sát nữ, có 9/11 mối quan hệ có ý nghĩa thống kê; trong khi nhóm 164 quan sát nam có 5/11 mối quan hệ có ý nghĩa thống kê. Để kết luận về sự khác biệt giữa nam và nữ, tác giả tiến hành kiểm định Wald Test. Kiểm tra sự bất biến nhóm của các tham số bằng kiểm định Wald Test với
H0: Không có sự khác biệt giữa các tham số của hai nhóm H1: Có sự khác biệt giữa các tham số của hai nhóm
Bảng 4.19 Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa giới tính nam và nữ
Chi2 | P | Kết luận | |
CSRCum → FPER | 5,070 | 0,024 | Chấp nhận H0 |
CSREmp → FPER | 2,244 | 0,134 | Chấp nhận H0 |
CSROth → FPER | 0,454 | 0,500 | Bác bỏ H0 |
CSRCus→ FPER | 0,669 | 0,413 | Chấp nhận H0 |
CSRSha → FPER | 1,429 | 0,231 | Chấp nhận H0 |
CSRCum → CBBE | 1,199 | 0,273 | Chấp nhận H0 |
CSREmp → CBBE | 0,319 | 0,572 | Bác bỏ H0 |
CSROth → CBBE | 0,038 | 0,845 | Bác bỏ H0 |
CSRCus → CBBE | 0,146 | 0,702 | Bác bỏ H0 |
CSRSha → CBBE | 0,257 | 0,611 | Bác bỏ H0 |
CBBE → FPER | 0,265 | 0,606 | Bác bỏ H0 |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra khách hàng, 2018
Giá trị Chi2 > P có nghĩa là chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0. Ngược lại, Chi2 < P có nghĩa là đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ H0 và chấp nhận H1: có sự khác biệt về tham số giữa các nhóm phân tích. Kết quả từ Bảng
4.19 cho phép kết luận có sự khác biệt các tham số của hai nhóm trong 04 mối tương quan giữa nhóm khách hàng nữ và khách hàng nam, cụ thể như sau:
+ Khía cạnh đạo đức pháp lý của TNXH theo nhận thức của khách hàng nữ có tác động tích cực đến HQTC mạnh hơn khách hàng nam.
+ Khía cạnh đạo đức pháp lý của TNXH theo nhận thức của khách hàng nam có tác động tích cực đến giá trị thương hiệu mạnh hơn khách hàng nữ.
+ Khía cạnh khách hàng của TNXH có tác động tích cực đến giá trị thương hiệu có khác biệt giữa khách hàng nam và khách hàng nữ. Nhận thức của khách hàng nữ trong mối quan hệ giữa TNXH và giá trị thương hiệu mạnh hơn so với nhận thức của khách hàng nam.
+ Giá trị thương hiệu có tác động tích cực đến HQTC theo nhận thức của khách hàng nữ mạnh hơn tác động này theo khách hàng nam.
Tóm lại, phương pháp phân tích đa nhóm được sử dụng để kiểm định sự khác biệt về tham số do giới tính tạo ra trong mối quan hệ tác động của TNXH đến giá trị thương hiệu và HQTC ngành ngân hàng. Kết quả tìm thấy sự khác biệt tham số về giới tính trong mối quan hệ giữa khía cạnh pháp lý đạo đức và HQTC; mối quan hệ giữa khía cạnh đạo đức pháp lý và giá trị thương hiệu; mối quan hệ giữa khía cạnh khách hàng và giá trị thương hiệu; mối quan hệ giữa giá trị thương hiệu và HQTC. Kết quả thực nghiệm này hỗ trợ cho nhà quản lý ngân hàng thiết kế các hoạt động TNXH phù hợp từng đối tượng khách hàng.
4.3.6 Phân tích tác động trực tiếp và gián tiếp nhóm khách hàng
Do mô hình lý thuyết có 03 khái niệm nghiên cứu tác động lẫn nhau, nên tác giả tiến hành phân tích tác động trực tiếp, gián tiếp để kết luận về biến trung gian (giá trị thương hiệu) trong mối quan hệ giữa TNXH và HQTC. Tác động trực tiếp là tác động giữa biến TNXH và HQTC; trong khi tác động gián tiếp qua trung gian là biến giá trị thương hiệu. Tổng tác động được tính dựa trên tác động trực tiếp và tác động gián tiếp. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 4.20 Kết quả phân tích tác động trực tiếp gián tiếp của nhóm khách hàng
Tổng | Trực tiếp | Gián tiếp | Kết luận | ||||
H1 | CSRCom | → | FPER | -0,155** | -0,199*** | 0,044 | Chấp nhận |
H2 | CSREmp | → | FPER | 0,182** | 0,177** | 0,004 | Chấp nhận |
H3 | CSROth | → | FPER | 0,512*** | 0,372*** | 0,140*** | Chấp nhận |
H4 | CSRCus | → | FPER | -0,215*** | -0,358*** | 0,143*** | Chấp nhận |
H5 | CSRSha | → | FPER | 0,126*** | 0,108*** | 0,039 | Chấp nhận |
H6 | CSRCom | → | CBBE | 0,142* | 0,142* | 0 | Chấp nhận |
H7 | CSREmp | → | CBBE | 0,014 | 0,014 | 0 | Bác bỏ |
H8 | CSROth | → | CBBE | 0,447*** | 0,447*** | 0 | Chấp nhận |
H9 | CSRCus | → | CBBE | 0,457*** | 0,457*** | 0 | Chấp nhận |
H10 | CSRSha | → | CBBE | 0,057 | 0,057 | 0 | Bác bỏ |
H11 | CBBE | → | FPER | 0,313*** | 0,313*** | 0 | Chấp nhận |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra khách hàng, 2018
Kết quả phân tích tác động trực tiếp gián tiếp cho thấy:
Đối với mối quan hệ giữa khía cạnh cộng đồng của TNXH và HQTC (H1: CSRCom - FPER) là tác động trực tiếp. H1 dự đoán rằng ngành ngân hàng, khía cạnh cộng đồng sẽ tác động đến HQTC. H11 dự đoán rằng giá trị thương hiệu của khách hàng sẽ tác động tích cực đến HQTC. Tác động trực tiếp ước tính có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, hỗ trợ H1. Ảnh hưởng trực tiếp tích cực ước tính của GTTH dựa vào khách hàng đối với HQTC phù hợp về
mặt thống kê. Tuy nhiên, tác động gián tiếp ước tính của khía cạnh cộng đồng đối với HQTC là không phù hợp về mặt thống kê (giá trị pvalue = 0,125). Do đó, H1 được chấp nhận. Tóm lại, khía cạnh cộng đồng tác động trực tiếp tiêu cực đến HQTC nhưng với sự hỗ trợ của giá trị thương hiệu nên tác động tiêu cực này được giảm xuống (-0,199 → -0,155).
Đối với mối quan hệ giữa khía cạnh nhân viên của TNXH đến HQTC (H2: CSREmp - FPER) là tác động trực tiếp. H2 dự đoán rằng ngành ngân hàng, khía cạnh nhân viên sẽ tác động tích cực đến HQTC. H11 dự đoán rằng giá trị thương hiệu của khách hàng sẽ tác động tích cực đến HQTC. Tác động trực tiếp ước tính có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, hỗ trợ H2. Đồng thời, ảnh hưởng trực tiếp tích cực ước tính của GTTH dựa vào khách hàng đối với HQTC phù hợp về mặt thống kê. Tuy nhiên, tác động gián tiếp ước tính của khía cạnh nhân viên đối với HQTC là không phù hợp về mặt thống kê (giá trị pvalue = 0,885). Do đó, H2 được chấp nhận. Tóm lại, khía cạnh nhân viên của TNXH tác động trực tiếp tích cực đến HQTC nhưng với sự hỗ trợ của giá trị thương hiệu nên tác động tích cực này được tăng đến (0,177 → 0,182).
Đối với mối quan hệ giữa khía cạnh đạo đức pháp lý của TNXH và HQTC (H3: CSROth - FPER) là vừa trực tiếp vừa gián tiếp. H3 dự đoán rằng ngành ngân hàng, khía cạnh đạo đức pháp lý sẽ tác động tích cực đến HQTC. H11 dự đoán rằng giá trị thương hiệu của khách hàng sẽ tác động tích cực đến HQTC. Tác động trực tiếp ước tính có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, hỗ trợ H3. Ảnh hưởng trực tiếp tích cực ước tính của GTTH dựa vào khách hàng đối với HQTC phù hợp về mặt thống kê. Tương ứng, tác động gián tiếp ước tính của khía cạnh pháp lý đạo đức đối với HQTC là phù hợp về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, cho thấy sự khác biệt giữa tác động trực tiếp của TNXH đối với HQTC, sau khi kiểm soát bằng biến trung gian (giá trị thương hiệu) và tổng tác động của TNXH đối với HQTC là có ý nghĩa thống kê. Do đó, cả tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của khía cạnh này đến HQTC là đáng kể; giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng làm trung gian một phần ảnh hưởng của TNXH đến HQTC. Do đó, H3 và H11 được chấp nhận. Những kết quả này cho thấy khía cạnh pháp lý đạo đức của TNXH tác động tích cực vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến HQTC thông qua giá trị thương hiệu. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Poolthong và Mandhachitara (2009) khảo sát khách hàng ở Thái Lan để tìm hiểu về tác động của TNXH đến chất lượng cảm nhận và thương hiệu. Biến Tin tưởng đóng vai trò trung gian, nên mối quan hệ giữa TNXH và thương hiệu vừa trực tiếp vừa gián tiếp.
Đối với mối quan hệ giữa khía cạnh khách hàng của TNXH và HQTC (H4: CSRCus - FPER), có một tác động trực tiếp và một tác động gián tiếp. H4 dự đoán rằng ngành ngân hàng, khía cạnh khách hàng sẽ tác động đến HQTC. H11 dự đoán rằng giá trị thương hiệu của khách hàng sẽ tác động tích cực đến HQTC. Kết quả cho thấy tác động trực tiếp tiêu cực ước tính có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, hỗ trợ H4. Ảnh hưởng trực tiếp tích cực ước tính của GTTH dựa vào khách hàng đối với HQTC phù hợp về mặt thống kê. Tương ứng, tác động gián tiếp ước tính của khía cạnh khách hàng đối với HQTC là phù hợp về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Do đó, H4 được chấp nhận. Tóm lại, khía cạnh khách hàng tác động trực tiếp tiêu cực lên HQTC nhưng mối quan hệ giữa khía cạnh khách hàng và HQTC là gián tiếp qua giá trị thương hiệu, nghĩa là với sự hỗ trợ của giá trị thương hiệu nên tác động tiêu cực này được giảm xuống (-0,358 → -0,215). Kết quả này gần giống với Fatma et al. (2015) nghiên cứu 303 khách hàng ngành ngân hàng cho kết quả biến Tin tưởng là biến trung gian nên TNXH tác động vừa trực tiếp, vừa gián tiếp đến giá trị thương hiệu.
Đối với mối quan hệ giữa khía cạnh cổ đông của TNXH và HQTC (H5: CSRSha - FPER) là tác động trực tiếp. H5 dự đoán rằng ngành ngân hàng, khía cạnh cổ đông sẽ tác động đến HQTC. H11 dự đoán rằng giá trị thương hiệu của khách hàng sẽ tác động tích cực đến HQTC. Tác động trực tiếp ước tính có ý nghĩa thống kê ở mức 0,01, hỗ trợ H5. Tuy nhiên, ảnh hưởng gián tiếp ước tính của khía cạnh này đối với HQTC không phù hợp về mặt thống kê (p=0,237). Do đó, H5 được chấp nhận. Như vậy, khía cạnh cổ đông tác động trực tiếp tích cực lên HQTC nhưng với sự hỗ trợ của giá trị thương hiệu nên tác động tích cực này mạnh lên (0,108 → 0,126).
Tóm lại, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, ba khía cạnh của TNXH tác động trực tiếp đến HQTC, nhưng với sự hỗ trợ của giá trị thương hiệu nên mức độ tác động thay đổi theo chiều hướng tốt. Riêng khía cạnh đạo đức pháp lý và khách hàng của TNXH tác động tích cực vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến HQTC thông qua giá trị thương hiệu. Kết quả này tương tự như kết quả của Hsu (2012) nghiên cứu khách hàng ngành Bảo hiểm ở Đài Loan. Kết quả nghiên cứu về tác động trực tiếp gián tiếp hàm ý rằng giá trị thương hiệu đóng vai trò tích cực trong việc cải thiện mối quan hệ giữa TNXH và HQTC, nên thật hợp lý để nhà quản lý ngân hàng xem xét các chiến lược kinh doanh nhằm tăng cường giá trị thương hiệu.
4.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÓM NHÂN VIÊN
4.4.1 Đánh giá độ tin cậy của bộ thang đo nhóm nhân viên
Đánh giá độ tin cậy của bộ thang đo là đánh giá hệ số tương quan giữa các biến đo lường các khái niệm nghiên cứu. Phân tích nhân tố khám phá Cronbach’s Alpha được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy. Thang đo đạt độ tin cậy khi Cronbach’s Alpha đạt giá trị từ 0,7 đến 0,8. Tuy nhiên, theo Nunnally et al. (1994) và Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011), Cronbach’s Alpha đạt giá trị ≥ 0,6 thì bộ thang đo được coi là đạt độ tin cậy. Trong phân tích Cronbach’s Alpha cho từng khái niệm đơn hướng, các biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại.
Bộ thang đo Trách nhiệm xã hội bao gồm 5 thành phần khía cạnh cộng đồng, nhân viên, đạo đức pháp lý, khách hàng và cổ đông. Bộ thang đo giá trị thương hiệu dựa vào nhân viên được đo lường thông qua 08 biến phản ánh hành vi thương hiệu, sự thỏa mãn của nhân viên, dự định gắn bó và truyền thông tích cực về thương hiệu. Bảng 4.21 tổng hợp kết quả kiểm tra Cronbach’s Alpha cho từng thành phần:
Bảng 4.21 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha nhóm nhân viên
Biến quan sát | Tương quan biến tổng | Cronbach’s Alpha nếu loại biến | |
TNXH - Khía cạnh Cộng đồng (Cronbach’s Alpha = 0,8382) | |||
csr101 | Dành một phần ngân sách để đóng góp từ thiện và các công tác an sinh xã hội | 0,8007 | 0,7968 |
csr102 | Có tài trợ cho các sự kiện văn hóa – thể thao | 0,7377 | 0,8181 |
csr103 | Đóng vai trò tích cực trong công tác cộng đồng chứ không đơn thuần là kinh doanh vì lợi nhuận | 0,8098 | 0,7960 |
csr104 | Quan tâm đến các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội | 0,8291 | 0,7846 |
csr105 | Đóng góp bảo vệ môi trường tự nhiên | 0,7159 | 0,8290 |
TNXH - Khía cạnh Nhân viên (Cronbach’s Alpha = 0,9054) | |||
csr201 | Trả lương nhân viên công bằng | 0,8630 | 0,8807 |
csr202 | Tạo điều kiện làm việc an toàn | 0,8363 | 0,8870 |
csr203 | Đối xử với nhân viên công bằng – bình đẳng | 0,8234 | 0,8880 |
csr204 | Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ đầy đủ và tạo cơ hội học tập hoặc thăng tiến | 0,8108 | 0,8910 |
csr205 | Tạo môi trường làm việc thân thiện | 0,7835 | 0,8951 |
csr206 | Nhân viên được hỗ trợ để giải quyết các vấn đề của bản thân và gia đình | 0,8278 | 0,8886 |
TNXH - Khía cạnh Khách hàng (Cronbach’s Alpha = 0,7300) | |||
csr301 | Tận tâm để giải quyết khiếu nại, thắc mắc của KH | 0,7081 | 0,6877 |
csr302 | Cư xử thành thật với KH | 0,6645 | 0,7189 |
csr303 | Cung cấp thông tin đầy đủ về các loại sản phẩm dịch vụ cho KH | 0,7135 | 0,6654 |
csr304 | Xem sự thỏa mãn của KH là tiêu chí để cải tiến sản phẩm dịch vụ | 0,6960 | 0,6792 |
csr305 | Cố gắng nắm bắt nhu cầu của KH | 0,7090 | 0,6695 |
TNXH - Khía cạnh Cổ đông (Cronbach’s Alpha = 0,6657) | |||
csr401 | Tối đa hóa lợi nhuận | 0,8081 | 0,5621 |
csr402 | Quản lý chặt chẽ các loại chi phí phát sinh | 0,8042 | 0,4886 |
csr403 | Phát triển bền vững | 0,7090 | 0,6439 |
TNXH - Khía cạnh pháp lý và đạo đức (Cronbach’s Alpha = 0,7769) | |||
csr501 | Tuân thủ pháp luật và các quy định | 0,8554 | 0,6497 |
csr502 | Hoàn thành nghĩa vụ với các bên liên quan | 0,8510 | 0,6631 |
csr503 | Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức | 0,7867 | 0,7732 |
Giá trị thương hiệu dựa vào nhân viên (Cronbach’s Alpha = 0,8943) | |||
ebbe01 | Ngoài nhiệm vụ chính, còn chịu trách nhiệm thêm một vài công việc khác | 0,7470 | 0,8828 |
ebbe02 | Cư xử vì uy tín của thương hiệu | 0,7794 | 0,8783 |
ebbe03 | Xét tác động đến thương hiệu trước khi hành động | 0,7419 | 0,8825 |
ebbe04 | Giới thiệu về phòng giao dịch này như một nơi tốt nhất để giao dịch, làm việc | 0,8257 | 0,8727 |
ebbe05 | Quan tâm tìm hiểu các thông tin về thương hiệu NH | 0,7483 | 0,8819 |
ebbe06 | Sự thỏa mãn công việc của nhân viên | 0,7311 | 0,8841 |
ebbe07 | Dự định gắn bó của nhân viên | 0,7098 | 0,8872 |
ebbe08 | Truyền thông tích cực về ngân hàng | 0,7954 | 0,8783 |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra nhân viên, 2018
Hệ số Cronbach’s Alpha của 5 khái niệm thành phần TNXH đạt từ 0,665 đến 0,905 đều lớn hơn 0,6 nên bộ thang đo đạt độ tin cậy. Các biến đo