Thần Kinh Tiền Đình- Ốc Tai (Dây Viii ):

Dây thần kinh số V thoát ra khỏi thân não tại rãnh hành - cầu, qua khe ổ mắt trên vận động cơ thẳng ngoài.

3.3.7. Thần kinh mặt (dây VII):

Dây thần kinh VII là một thần kinh hỗn hợp vừa vận động vừa cảm giác, xuất phát từ cầu não, chạy trong xương đá chi phối các cơ bám da ở vùng đầu, mặt, cổ và cảm giác 2/3 trước lưỡi, ngoài ra còn có các sợi phó giao cảm chi phối tiết dịch tuyến lệ và tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi.

3.3.8. Thần kinh tiền đình- ốc tai (dây VIII ):

Dây thần kinh VIII gồm hai thành phần: tiền đình và ốc tai.

- Thần kinh tiền đình: xuất phát từ các hạch vùng tiền đình, các nhánh chạy tới vùng xoang nang và cầu nang và bóng của ống bán khuyên, tạo nên thần kinh tiền đình, các sợi dây đi qua rãnh hành cầu vào nhân tiền đình ở vỏ não, có nhiệm vị duy trì tư thế và thăng bằng.

- Thần kinh ốc tai: xuất phát từ các tế bào của các hạch ốc tai, các nhánh trung ương chạy qua rãnh hành cầu vào trong nhân ốc tai.

3.3.9.Thần kinh lưỡi hầu( dây XI):

Dây thần kinh XI thoát ra khỏi hành não tại rãnh sau trám hành, đi ra khỏi sọ tại lỗ tĩnh mạch cảnh trong, có nhiệm vụ vận động cơ trâm hầu, cảm giác 1/3 sau lưỡi, khẩu cái mềm, amydal, vận động tiết dịch cho tuyến nước bọt mang tai.

3.3.10.Thần kinh lang thang (dây X):

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.

Dây thần kinh X tách ra khỏi hành não tại rãnh trám hành, đi ra khỏi sọ tại lỗ tĩnh mạch cảnh, vận động hầu, thanh quản, khẩu cái mềm. Cảm giác hầu, thanh quản, các tạng trong lồng ngực và ổ bụng. Ngoài ra, thần kinh X còn là dây phó cảm giác lớn nhất cơ thể, chi phối hầu hết các tạng và cơ trơn của các tuyến trong lồng ngực và ổ bụng.


3.3.11.Thần kinh phụ(XI):

Thoát ra khỏi hành não tại rãnh sau trám hành, đi ra khỏi sọ tại lỗ tĩnh mạch cảnh, vận động cơ thanh và cơ ức đòn chũm.

3.312.Thần kinh hạ thiệt( dây XII):

Dây thần kinh XII thoát ra khỏi hành não tại rãnh trước của trám hành, thoát ra khỏi hộp sọ qua ống thần kinh hạ thiệt. Có tác dụng vận động các cơ lưỡi.

3.4. Phần thần kinh thực vật:

3.4.1.Một số đặc điểm:

Hệ thống thần kinh được chia làm hai phần: thần

kinh động vật (não- tủy ) và thần kinh thực vật (hình

10.8 ). Thần kinh não tủy hay thần kinh thực vật đều có phần ngoại vi và trung ương.

Ở hệ thần kinh động vật, các nơ ron cảm giác chuyển về não các cảm giác chuyên biệt (nhìn, nghe, ngửi, nếm và thăng bằng) và các cảm giác thân thể (cảm giác đau, nóng lạnh, xúc giác). Tất cả các cảm giác này đều có thể nhận thức được. Những nơ ron vận động của thần kinh não tủy chi phối các cơ bám xương và gây ra các cử động tự ý. Ở hệ thần kinh thực vật, các nơ ron dẫn truyền cảm xúc ( từ các thụ cảm cơ học hoặc hóa học trong các tạng) và mạch máu về những trung tâm thính hợp trong hệ thần kinh trung ương, thông thường những cảm giác này không ý thức được. Các nơ ron vận động thực vật điều hòa hoạt động của các tạng, cơ trơn và các tuyến. Hệ thần kinh thực vật hoạt động một cách tự động ngoài sự kiểm soát của vỏ não. Tuy nhiên, giữa thần kinh não

tủy và thần kinh thực vật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Phần vận động của thần kinh thực vật gồm có hai hệ thống: giao cảm và đối giao cảm. Hầu hết các cơ quan được chi phối kép, tức là nhận xung động từ nơ ron cảm giác và đối giao cảm.

Về cấu tạo: thần kinh thực vật ngoại vi gồm: hạch của thần kinh giao cảm là hạch giao cảm, hạch của thần kinh phó giao cảm là hạch của đối giao cảm. Có hai loại sợi thần kinh thực vật: sợi giao cảm và sợi đối giao cảm.


3.4.2.Thần kinh giao cảm:

Hình 43 8 Sơ đồ hệ thần kinh thực vật 1 Não giữa 2 Hành não 3 Các sợi giao 1


Hình 43.8. Sơ đồ hệ thần kinh thực vật

1. Não giữa; 2. Hành não; 3. Các sợi giao cảm sau hạch;

4. Chuỗi hạch giao cảm cạnh sống; 5. Hạch mi; 6. Hạch cổ trên; 7. Hạch cổ giữa; 8. Hạch sao; 9. Dây tạng lớn;

10. Hạch thượng vị; 11. Dây tạng nhỏ; 12. Hạch mạc treo tràng trên; 13. Hạch mạng treo tràng dưới; 14. Dây chậu; 15. Đám rỗi bàng quang; 16. Bàng quang; 17. Đại tràng; 18. Tủy thượng thận; 19. Tiểu tràng; 20. Dạ dày;

21. Tim; 22. Tuyến mang tai; 23. Hạch mang tai; 24. Tuyến dưới hàm; 25. Hạch dưới hàm; 26. Nhãn cầu.


- Hạch giao cảm: có hai chuỗi hạch giao cảm cạnh sống, nằm dọc hai bên cột sống, từ nền sọ tới xương cụt. Chúng nối với nhau bởi nhánh gian hạch.

Ngoài ra còn có các hạch trước sống ( nằm sát với cột sống, trước các động mạch lớn vùng bụng ).

- Các sợi giao cảm gồm hai loại:

+ Sợi trước hạch đi từ sừng bên chất xám tủy sống tới hạch giao cảm. Các sợi giao cảm trước hạch đi theo chiều rễ trước của thần kinh sống rồi tới thân giao cảm theo nhánh thông trắng, các sợi trước hạch cơ thể tận cùng tại hạch cạnh sống hoặc hạch trước sống.

+ Các sợi sau hạch: đi từ hạch giao cảm tới các cơ quan, cơ trơn và các tuyến của cơ thể.

3.4.3.Thần kinh đối giao cảm:

- Các hạch đối giao cảm: nằm sát thành của các cơ

quan được chi phối.

- Các sợi thần kinh đối giao cảm trước hạch: là sợi trục của các nơ ron nằm ở thân não và tủy sống. Ở thân não, các thân nơ ron đối giao cảm nằm tại nhân của các

dây thần kinh II, VII, IX, X, tại tủy sống chúng nằm tại các nơ ron sừng bên chất xám đoạn tủy cùng. Từ các nơ ron trên, có các sợi trục đi tới hạch phó giao cảm.

- Các sợi thần kinh đối giao cảm sau hạch: đi từ hạch đối giao cảm tới các cơ quan, tuyến hệ đối giao cảm chi phối.


PHẦN II. SINH LÍ THẦN KINH


Hệ thần kinh là cơ quan có cấu tạo phức tạp và hoàn chỉnh nhất của cơ thể. Hệ thần kinh có nhiệm vụ chỉ huy và thống nhất hoạt động các cơ quan trong cơ thể, đồng thời bảo đảm sự thống nhất của cơ thể với môi trường bên ngoài. Hệ thần kinh được cấu tạo bởi các tế bào thần kinh và các tế bào đệm (glia). Hệ thần kinh gồm hai phần: thần kinh trung ương và thần kinh ngoại vi.

1. TẾ BÀO THẦN KINH (NEURON).

Mỗi neuron gồm những phần sau (hình 20): Thân và các nhánh.

1.1. Thân neuron có:

- Màng: to, nằm trong nguyên sinh chất.

- Nguyên sinh chất: có các tơ thần kinh và thể nissl, đó là những thể nhỏ, bắt màu kiềm. Thân neuron thường tập trung tại chất xám của tủy sống và vỏ não, cũng như tại các nhân xám dưới vỏ.

Xem tất cả 274 trang.

Ngày đăng: 16/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí