thần kinh từ nơi phát ra xung động tới nơi kết thúc xung động, bất kể đó là xung động vận động hay cảm giác. Có một khoản gián đoạn về giải phẫu giữa nơ ron này và điểm mà tại đó xung động thần kinh truyền tới nơ ron này tới nơ ron kia, gọi là sinap thần kinh.
+ Nhánh trục của mỗi nơ ron tách ra ở đầu tự do của nó thành các nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhỏ tận cùng bằng một đầu phình nhỏ gọi là cúc tiền sinap. Các cúc nay ở sát gần các đuôi gai và thân tế bào của nơ ron tiếp sau, khoản trống giữa chúng là khe sinap. Ở trong các cúc tiền sinap có những túi sinap hình cầu, chứa các chất trung gian hóa học. Chất trung gian hóa học vận chuyển các xung động thần qua khe sinap. Các chất trung gian hóa học được thân nơ ron tiết ra, được vận chuyển tích cực dọc theo nhánh trục, được dự trữ trong túi sinap. Sau khi được giải phóng ra, hoạt động của chúng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, vì ngay sau khi kích thích các nơ ron tiếp sau, chúng bị các men trung hòa.
1.2. Thần kinh đệm:
Hình 43.2. Tế bào thần kinh đệm
Thần kinh đệm tạo nên một nữa thể tích thần kinh trung ương. Khác với các nơ ron, tế bào thần kinh đệm không có tính dễ kích thích mà chỉ đóng vai trò chống đỡ và nuôi dưỡng các nơ ron. Tế bào thần kinh đệm có khả phân chia ở hệ thần kinh ở người trưởng thành. Các loại thần kinh đệm thường gặp gồm có:
- Tế bào sao: các tế bào này tạo nên mô nâng đỡ chủ yếu của hệ thần kinh trung ương, chúng có hình sao với những sợi bào tương chia nhánh nhỏ và chúng nằm trong một chất nền bằng mucopolysacarid. Ở đầu tự do của một số nhánh có những chổ phình nhỏ gọi là các mỏm chân. Các tế bào sao có nhiều nhánh ở cạnh mạch máu với các mỏm chân của chúng tạo nên một ống bọc ngoài
mạch máu. Điều này có nghĩa là máu và các nơ ron cách nhau bởi thành mao mạch và lớp mỏm chân tế bào sao, hai lớp đó tạo thành hàng rào máu – não.
- Các tế bào nhánh: nhỏ hơn tế bào sao và thường gặp ở:
Có thể bạn quan tâm!
- Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 10
- Điều Trị: Tùy Thuộc Vào Mức Độ Nặng Hay Nhẹ Và Từng
- Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 12
- Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 14
- Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 15
- Thần Kinh Tiền Đình- Ốc Tai (Dây Viii ):
Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.
+ Quanh các thân nơ ron trong chất xám.
+ Bên cạnh và dọc theo các sợi thần kinh có myelin.
+ Các vi tế bào đệm: các tế bào này có nguồn gốc từ các monocyte từ máu di cư vào hệ thần kinh trước khi sinh, chúng tập trung chủ yếu trong vùng có nhiều mạch máu, chúng phình to và trở thành các thực bào tại vùng viêm và vùng có tổn thương tế bào.
2. HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG.
Hệ thần kinh trung ương bao gồm não và tủy sống
được bao bọc bởi các màng não tủy.
2.1. Các màng não tủy :
Hình 43.3. Hệ thống màng não
1. Xương sọ; 2. Màng cứng; 3. Màng nhện; 4. Ống tủy;
5. Xương cùng.
Màng não gốm 3 lớp, tính từ ngoài vào trong là: màng cứng, màng nhện, màng mềm. Màng cứng và màng nhện cách nhau bằng một khoan tiềm tàng gọi là khoang dưới cứng, còn giữa màng nhện và màng mềm có khoang dưới nhện chứa dịch não tủy.
- Màng cứng: do hai lớp mô xơ dày tạo nên, lớp ngoài chiếm vị trí ngoại cốt mạc phủ mặt trong các xương sọ lớp trong là một lớp che phủ và bảo vệ não. Máu tĩnh mạch từ não chảy về các xoang tỉnh mạch ở giữa các lớp ở màng não cứng. Xoang tĩnh mạch dọc trên di dọc theo chỗ dính của liềm đại não vào xương sọ, xoang tĩnh mạch thẳng đi dọc theo chỗ dính của liềm đại
não vào lều tiểu não, xoang tĩnh mạch ngang đi dọc chỗ dính của lều tiểu não vào xương chẩm.
+ Màng tủy cứng: tương ứng với lớp trong của màng não cứng, tạo nên một ống lỏng lẻo bao quanh tủy sống. Ở giữa ống màng cứng và màng xương có khoang ngoài cứng, khoang này chứa các mạch máu và mô mỡ.
+ Màng tủy cứng bắt đầu từ lỗ chẩm, nơi tủy sống tiếp giáp với hàng não, kéo dài tới ngang đốt sống cùng thứ 2. Từ đây trở xuống, màng cứng bọc dây thần kinh tận và hòa lẫn với màng xương của xương cụt.
- Màng nhện: là một màng thanh dịch mỏng, nằm giữa màng cứng và màng mềm, màng nhện cách màng cứng bởi khoang dưới cứng, cách màng mềm bởi khoang dưới nhện chứa đầy dịch não tủy. Màng nhện lưới trên bề mặt của não và không lách vào các rãnh của bán cầu đại não. Màng nhện tiếp tục đi xuống phía dưới để bao bọc tủy sống và tận cùng bằng cách hợp nhất với màng cứng ở ngang đốt sống cùng thứ 2.
+ Màng mềm (màng nuôi ): là một mô liên kết mỏng min, chứa nhiều mạch máu nhỏ. Màng mềm sọ bọc sát não và lách vào các khe, rãnh của bán cầu đại não. Phần màng mềm bọc quanh các não thất phát triển
327
thành các tấm mạch mạc và các đám mạch mạc sản xuất ra dịch não tủy.
+ Màng mềm sống bọc quanh tủy sống, từ đầu dưới tủy sống trở xuống, màng mềm sống trở thành dây tận chạy xuống dưới cùng với màng cứng hòa nhập với màng xương cụt.
2.2.Tủy sống (tủy gai ):
- Hình thể ngoài:
Hình 43.4. Tủy sống
1. Sừng trước chất xám tủy sống; 2. Ống tủy; 3. Sừng sau chất xám tủy sống; 4. Rễ trước; 5. Rễ sau.
Tủy sống là phần thần kinh trung ương nằm trong ống tủy sống, tương ứng từ đốt sống cổ 1 tới đốt thắt lưng 2. Tủy sống có hình trụ, hơi hẹp theo hướng trước sau, chiều dài tủy sống dài khoảng 45 cm. Từ trên xuống
328
dưới tủy sống gồm các đoạn: đoạn cổ, đoạn ngực, đoạn thắt lưng, đoạn cùng, đoạn cụt. Tủy sống có hai chỗ phình: phình cổ và phình thắt lưng cùng. Đầu dưới tủy sống thon nhọn lại tạo thành nón tủy.
Bên ngoài tủy gai được chia thành hai nửa đều nhau bởi khe giữa trước ở phía trước và rãnh sau ở phía sau. Rãnh giữa sau là một rãnh nông liên tiếp với vách giữa sau. Mỗi mặt bên tủy sống có hai rãnh: rãnh bên trước, là nơi thoát ra của các rễ trước thần kinh sống và rãnh bên sau, là nơi thoát ra của các rễ sau thần kinh sống.
Hai rãnh này chia mỗi nửa của tủy gai thành 3 sừng:
trước, bên và sau.
- Hình thể trong:
+ Mặt cắt ngang qua tủy sống gồm chất xám ở giữa và chất xám ở xung quanh. Chất xám có hình chữ H gồm 3 cột: cột trước, cột sau và cột trung gian. Vùng chất xám nối cột trung gian ở hai bên gọi là mép xám, ở giữa mép xám có một khoang nhỏ chứa dịch não tủy gọi là ống trung tâm. Mặt cắt của các cột gọi là các sừng. Sừng trước chứa các thân của các nơron vận động mà sơi trục của chúng chạy tới các cơ bám xương. Sừng sau chứa các thân nơron cảm giác, sừng bên chứa các thân nơron
vận động không tự chủ mà sợi trục của chúng đi tới các hạch giao cảm ngoại vi. Ở đoạn tủy cùng 2 tới cùng 4, cột trung gian chứa các nhân phó giao cảm cùng. Trong chất xám tủy sống còn có các nơron liên hợp nối các nơron vận động và cảm giác.
+ Chất trắng của tủy sống được chia thành ba thừng: thừng trước, thừng bên và thừng sau, các thừng này do các bó sợi trục tạo nên, bao gồm các bó đi từ não xuống tủy ( bó vận động) và các bó đi từ tủy lên não ( bó cảm giác).
2.3. Não:
Não là phần thần kinh trung ương nằm trong hộp sọ, gồm 4 phần: thân não, gian não, tiểu não và đại não.
Thân não liên tiếp với tủy sống và bao gồm: hành não, cầu não, trung não. Ở sau thân não là tiểu não. Gian não nằm ở trên trung não và giữa hai bán cầu đại não.
2.3.1. Hành não