Chính Sách Hỗ Trợ Vốn Và Chuyển Giao Khoa Học Công Nghệ Cho Phát Triển Kinh Tế Trang Trại


tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng; trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Chủ trang trại phải trang bị đồ dùng bảo hộ lao động theo từng loại nghề cho người lao động và có trách nhiệm với người lao động khi gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau trong thời gian làm việc theo hợp đồng lao động.

Thông qua Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương; bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Cùng với đó, tỉnh Thanh Hóa cũng đẩy mạnh chất lượng lao động thông qua Kế hoạch số 144/KH-UBND về Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020, qua đó đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.

Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các mô hình dạy nghề có hiệu quả cần nhân rộng, trên các phương tiện thông tin đại chúng như: hệ thống Đài Phát thanh-Truyền hình, Báo Thanh Hóa, Báo Văn hóa và Đời sống...


- Tổ chức tư vấn học nghề, việc làm đối với lao động nông thôn tại cộng đồng.

- Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Tỉnh Đoàn thanh niên tổ chức tuyên truyền vận động hội viên tham gia học nghề thông qua tập huấn, sinh hoạt hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với những người có nhiều đóng góp trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.

Để phát triển kinh tế trang trại theo hướng chất lượng cao, cần có các chính sách đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh và chuyên môn kỹ thuật cho các chủ trang trại và lao động trong trang trại. Bên cạnh đó, cần phải đánh giá nhu cầu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng chủ trang trại, trên cơ sở đó hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại. Hình thức đào tạo phải thiết thực, đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực quản lý trang trại và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp theo từng loại hình và định hướng kinh doanh của trang trại. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng từ nguồn ngân sách địa phương và đóng góp của các chủ trang trại. Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chủ trang trại được ưu tiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo để tạo việc làm cho lao động tại chỗ; thu hút lao động ở các vùng đông dân cư đến phát triển sản xuất. Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động làm trong trang trại bằng nhiều hình thức tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn.

1.2.5. Chính sách hỗ trợ vốn và chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển kinh tế trang trại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Để kinh tế trang trại phát triển bền vững cần phải có những chính sách tăng cường công tác kỹ thuật phục vụ sản xuất của các trang trại như khuyến nông, bảo vệ thực vật, ưu tiên đầu tư các cơ sở ươm, tuyển chọn, khảo nghiệm, nhân giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất chất lượng cao phù hợp với từng vùng, miền. Cần hỗ trợ kinh phí cho các trang trại tiếp cận kỹ thuật mới trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm có quy mô vừa và nhỏ, trước hết hỗ trợ kinh phí ở những vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, các trang trại sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và có khả năng xuất khẩu. Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản, ứng dụng quy


Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - 6

trình kỹ thuật công nghệ nuôi thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP; nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi thâm canh một số loại thủy sản, đặc sản phù hợp với điều kiện của Tỉnh. Đối với các trang trại lâm nghiệp, ứng dụng khoa học - công nghệ để hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển lâm nghiệp; đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trồng rừng, nhất là khai thác rừng trồng; hướng dẫn, khuyến khích mở rộng diện tích rừng sản xuất theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững…

Định hướng này cùng với những chính sách được ban hành trước đó về nông nghiệp công nghệ cao như Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/1/2010, phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; Quyết định số 1895/QĐ-TTg, ngày 17/12/2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 đã tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về phát triển nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp công nghệ cao

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy hoạch đầu tư phát triển các vườn ươm giống cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp và các cơ sở sản xuất con giống (chăn nuôi, thuỷ sản) hoặc hỗ trợ một số trang trại có điều kiện sản xuất giống để bảo đảm đủ giống tốt, giống có chất lượng cao cung cấp cho các trang trại và cho hộ nông dân trong vùng.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như: Quy trình tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP (áp dụng KH-CN từ khâu trồng trọt đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm). Xây dựng nhà kính, nhà lưới phục vụ sản xuất rau, hoa, giống cây trồng ăn quả, chè an toàn...

Hay chế biến thức ăn TMR công nghệ hiện đại, chăn nuôi tập trung, khép kín từ khâu chăm sóc đến vắt sữa…..

Cùng với đó chính sách đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp nói chung, kinh tế trang trại nói riêng là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn và kinh tế trang trại. Tạo điều kiện để các trang trại tiếp cận nguồn vốn tín dụng, Nhà nước sử dụng công cụ hỗ trợ lãi suất nhằm tạo điều kiện


cho trang trại tiếp cận được nguồn vốn vay và lãi suất thích hợp. Tiêu chí cơ bản để đánh giá chính sách đầu tư, tín dụng là mức độ đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư và kinh doanh của kinh tế trang trại.

Muốn phát triển kinh tế trang trại thì nhu cầu về vốn là rất lớn, mà lượng vốn của chủ thể lại thường không đủ để đáp ứng lại nhu cầu về vốn. Nguồn vốn cho phát triển kinh tế trang trại có thể có được từ sự hỗ trợ của ngân sách địa phương, Nhà nước, vốn của các chủ trang trại (vốn tự có) vốn vay dự án,vốn vay tín dụng. Trong các nguồn nói trên thì vốn từ ngân sách hết sức hạn hẹp mà chủ yếu từ các chủ trang trại, do đó khả năng tích luỹ vốn để mở rộng quy mô kinh doanh và đầu tư trang thiết bị, công nghệ tiên tiến là rất khó khăn.

Đây là một vấn đề rất lớn có tác động đến phát triển kinh tế trang trại, điều mà Đảng và Nhà nước luôn cần quan tâm. Sản phẩm sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, thu hoạch đạt trong thời ngăn nên số lượng rất lớn, dẫn đến việc đầu tư vào công nghệ chế biến rất tốn kém và hiệu quả lại không cao, vì đặc thù công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp mang tính đơn nhất lớn, tức là một dây truyền thì chỉ chế biến một vài loại sản phẩm của nông nghiệp. Chính điều này gây không ít khó khăn cho nhà đầu tư vị với một lượng vốn đầu tư rất lớn, nhưng chỉ sản xuất được trong một thời gian ngắn trong năm. Chính vì vậy các nhà đầu tư cần chú ý tới các sản phẩm phụ khi chế biến sản phẩm của nông nghiệp, để tránh sự đơn điệu trong chế biến, sản xuất kinh doanh, cũng như giảm chi phí, tăng thêm nguồn thu nhập, khai thác hết tiềm năng sẵn có của lĩnh vực mà nhà đầu tư quan tâm.

– Về chính sách cho vay: Các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn đối với phát triển kinh tế trang trại như: thành lập quỹ cho vay kinh tế trang trại từ huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, quy định lãi suất và thời hạn cho vay hợp lý, cần phát triển hình thức cho vay tín chấp, mức vốn vay nhiều hơn so với quy định hiện nay của ngân hàng.

+ Lãi suất: Lãi suất cho vay đối với chủ trang trại thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.


+ Thời hạn cho vay: Các tổ chức tín dụng xác định và thoả thuận thời hạn cho vay ngắn hạn (đến 12 tháng), trung hạn (từ trên 12 tháng đến 60 tháng), dài hạn (từ trên 60 tháng trở lên) phù hợp với thời gian sinh trưởng, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm của cây trồng, vật nuôi, thời hạn khấu hao tài sản cố định, thời hạn thuê và khả năng trả nợ của chủ trang trại; đối với khoản cho vay trung hạn, dài hạn phải thoả thuận thời gian ân hạn phù hợp với thời hạn thi công, xây dựng cơ bản của từng công trình, dự án đầu tư.

+ Phương thức cho vay: Các tổ chức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn, mức độ quan hệ tín dụng với các chủ trang trại và trình độ quản lý của chủ trang trại để thoả thuận với chủ trang trại áp dụng các phương thức cho vay thích hợp như: Cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn giữa các tổ chức tín dụng, cho vay từng lần hoặc các phương thức cho vay khác theo quy định của pháp luật.

1.2.6. Chính sách phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm kinh tế trang trại

Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích chủ trang trại xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình và sản phẩm mua gom của trang trại khác, của các hộ nông dân và nhập khẩu vật tư nông nghiệp.

Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trường, khuyến cáo khoa học kỹ thuật, giúp trang trại định hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Nhà nước hỗ trợ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở công nghiệp chế biến ở các vùng tập trung, chuyên canh; hướng dẫn việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiêu thụ nông sản hàng hoá của trang trại và nông dân trên địa bàn. Khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao dịch mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp. Tạo điều kiện cho các chủ trang trại được tiếp cận và tham gia các chương trình, dự án hợp tác, hội chợ triển lãm trong và ngoài nuớc.

Tăng cường liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các chủ trang trại. Chính


quyền Tỉnh và các huyện, thị xã, một mặt, khuyến khích và đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; mặt khác, tạo điều kiện và giúp chủ trang trại liên kết với nhau và ký kết hợp đồng cung ứng sản phẩm ổn định, lâu dài cho các nhà máy chế biến, các doanh nghiệp chuyên tiêu thụ sản phẩm, giúp các chủ trang trại tìm kiếm thị trường mới trong và ngoài nước. Đẩy mạnh sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp Nhà nước với hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân.

Cơ chế chính sách phù hợp và việc thực thi chính sách đúng sẽ thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển bền vững. Ngược lại, cơ chế chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế trang trại, gây lãng phí nguồn lực xã hội.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn địa phương cấp huyện

1.3.1. Các nhân tố khách quan

+ Điều kiện tự nhiên:

Vị trí địa lý: Vị trí địa lý hình thành nên các yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, đất đai…), tác động gián tiếp hình thành nên các yếu tố xã hội (dân cư, truyền thống, kinh nghiệm…). Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại, thu hút nguồn vốn cho đầu tư sản xuất. Ở vị trí thuận lợi gần đường giao thông, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần các cơ sở chế biến hay nơi cung cấp vật tư sản xuất nông nghiệp thì trang trại dễ có điều kiện phát triển. Người chủ trang trại có điều kiện thuận lợi hơn để chủ động sản xuất và dễ dàng tiêu thụ sản phẩm làm ra. Vị trí địa lý tạo nên sức hấp dẫn về khả năng thu hút lao động, khoa học kỹ thuật, vốn đầu tư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, trao đổi các dịch vụ hàng hóa nên sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn hơn. Vị trí địa lý sẽ tạo ra những thuận lợi hay khó khăn cho quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế cho một lãnh thổ

Thời tiết, khí hậu: Do đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp nói chung và của trang trại nói riêng là cây trồng vật nuôi nên nó chịu ảnh hưởng sâu sắc của yếu tố thời tiết, khí khậu. Lượng mưa, độ ẩm, ánh sáng,.. trên các vùng có mối quan hệ


chặt chẽ với điều kiện hình thành và sử dụng các loại đất. Thời tiết khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, vật nuôi. Sự thay đổi của thời tiết, khí hậu sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng, vật nuôi. Do vậy, thời tiết, khí hậu cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh và sự phát triển của trang trại.

Địa hình, thổ nhưỡng: Trong nông nghiệp đất đai có vai trò quan trọng và là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt có ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, đến chất lượng sản phẩm. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên có trước lao động, đất đai có giới hạn về mặt diện tích nhưng sức sản xuất thì không có giới hạn. Độ phì nhiêu của đất, địa hình, điều kiện canh tác là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trang trại. Nếu đất đai có tính chất nông hoá thổ nhưỡng phù hợp, độ phì nhiêu cao có thể tận dụng những yếu tố đầu vào để sản xuất ra những sản phẩm với chi phí thấp, có chất lượng và đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, đất đai cũng chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế trang trại chứ hoàn toàn không phải là yếu tố quyết định vì hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào đất đai bởi có những trang trại diện tích nhỏ nhưng lại có hiệu quả sản xuất cao và ngược lại.

Môi trường sinh thái: Đối tượng sản xuất của kinh tế trang trại là cây trồng, vật nuôi, sinh trưởng và phát triển theo quy luật của tự nhiên, quy luật sinh học. Nếu môi trường sinh thái thuận lợi thì cây trồng, vật nuôi phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông sản hàng hoá của các trang trại trên thị trường.

+ Điều kiện kinh tế

Nguồn vốn đầu tư: Đầu tư phát triển kinh tế trang trại không cần vốn lớn như sản xuất công nghiệp, tuy nhiên người chủ trang trại phải có một lượng vốn nhất định ban đầu để đầu tư cơ sở hạ tầng, mua giống cây trồng, vật nuôi, mua sắm các loại máy móc nông cụ,… Quy mô vốn đầu tư phụ thuộc vào quy mô, loại hình sản xuất, chu kỳ sống của cây trồng, vật nuôi mà trang trại kinh doanh, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển của các loại hình kinh tế trang trại.


Vốn đầu tư để xây dựng và phát triển trang trại được hình thành từ nhiều nguồn như: Vốn tự có của chủ trang trại; Vốn vay các tổ chức tín dụng; Vốn liên doanh, liên kết sản xuất giữa chủ trang trại với các tổ chức, cá nhân khác; Vốn hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước thông qua các chương trình dự án. Từ những đặc thù của vốn trong nông nghiệp mà quy mô đầu tư vốn vào sản xuất trang trại không cao. Đó là do khả năng tích lũy của người nông dân còn thấp, phải qua quá trình tích góp gian khổ nên họ không dám mạo hiểm đầu tư lớn. Mặt khác, tâm lý e ngại vay vốn cũng như khả năng đáp ứng các ràng buộc để vay vốn của người nông dân với ngân hàng là rất hạn chế. Từ đó, phía ngân hàng cũng không mạnh dạn đầu tư lớn, do sản xuất nông nghiệp luôn gặp rủi ro bởi các điều kiện ngoại cảnh, có thể xảy ra tổn thất lớn. Đó cũng chính là những trở ngại lớn trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay.

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

+ Chính sách kinh tế:

Chính sách kinh tế của nhà nước là yếu tố quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, trong đó hình thức trang trại được khuyến khích phát triển mạnh mẽ. Thực tế cho thấy các trang trại ở các nước tiên tiến phát triển mạnh mẽ không chỉ vì trình độ sản xuất kinh doanh của trang trại mà một yếu tố hết sức quan trọng đó là có sự tác động và hỗ trợ mạnh mẽ của các chính sách tích cực từ nhà nước đặc biệt là chính sách về đất đai, chính sách tín dụng, chính sách thuế và các chính sách hỗ trợ khác

+ Chính sách đất đai:

Hiện nay chính phủ đã có những quyết sách đổi mới và thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại như: chính sách giao đất, giao rừng, dồn điền, đổi thửa…điều này đã tạo đà cho sự phát triển trang trại một cách vững chắc. Bên cạnh đó nền nông nghiệp nước ta trước đây lạc hậu vì vậy mà việc cải tạo lại những vùng bờ thửa sau khi dồn điền, đổi thửa rất khó khăn và tốn kém, gây không ít trở ngại cho các chủ trang trại về vấn đề vốn và lao động.

+ Chính sách về tín dụng:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2022