Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 15

Các nhân nền là các khối chất xám vùi sâu bên trong bán cầu đại não. Nhân bèo là một khối chất xám hình thấu kính gồm phần ngoài là bèo sẫm. phần trong là bèo nhạt. Nhân đuôi là một khối nhân như một cái đuôi, nhân bèo và nhân đuôi được gọi chung là thể vân. Chất đen và nhân đỏ có liên hệ về chức năng với các nhân nền.

2.3.7. Các não thất và dịch não tủy:

- Não thất:

Ở bên trong não có 4 khoang chứa dịch não tủy gọi là các não thất, đó là não thất bên, não thất III và não thất IV.

Hình 43 7 Hệ thống não thất 1 Thể trai 2 Não thất III 3 Não thất bên 4 Não thất 1

Hình 43.7. Hệ thống não thất

1. Thể trai; 2. Não thất III; 3. Não thất bên; 4. Não thất IV.

+ Não thất bên: hai não thất bên nằm bên trong 2 bán cầu đại não, được ngăn cách với nhau bởi một màng

mỏng gọi là vách trong suốt. hai não thất bên thông với não thất ba qua các lỗ gian não thất.

+ Não thất III: não thất III là một khoang đơn, nằm giữa hai nửa trái và phải của đồi thị. Thông với não thất IV qua cống trung não.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.

+ Não thất IV: là khoang nằm trước tiểu não, sau hành não, liên tiếp với ống trung tâm của tủy sống, trên mái của não thất IV có các lỗ cho phép dịch não tủy đi vào khoang dưới nhện.

- Dịch não tủy.

Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 15

+ Dịch não tủy do các đám rối mạch mạc tiết vào các não thất, các đám rối này là những mạng lưới mao mạch ở thành của các não thất nhưng được ngăn cách với dịch não tủy bởi màng nội tủy. Các tế bào của màng nội tủy chỉ cho phép các chất ngấm qua một cách chọn lọc.

+ Dịch não tủy từ não thất bên qua lỗ gian não thất vào não thất III, qua cống trung não vào não thất IV, nhờ các lỗ ở mái não thất IV, dịch đi vào khoang dưới nhện. Dịch não tủy tuần hoàn quanh khoang dưới nhện, quanh bề mặt não và tủy sống, sau đó dần dần được tái hấp thu qua các nhung mao nhện, nhung mao nhện là túi những

búi phình của màng nhện nhô vào các xoang tĩnh mạch cứng, đặc biệt là xoang dọc trên. Tổng thể tích dịch tủy não khoảng 80 150 ml, chức năng của dịch não tủy là bảo vệ, dinh dưỡng hệ thần kinh trung ương.

3. HỆ THẦN KINH NGOẠI VI.

3.1. Đại cương:

Những dây thần kinh và những hạch nằm ngoài thần kinh trung ương tạo nên thần kinh ngoại vi. Tùy theo vị trí nguyên ủy, các dây thần kinh ngoại vi được chia thành các dây thần kinh sọ và các dây thần kinh sống. Phần thực vật của hệ thần kinh ngoại vi bao gồm các hạch và các sợi đi lẫn trong các dây thần kinh sọ và sống.

Mỗi dây thần kinh do các sợi thần kinh tạo nên, mỗi sợi thần kinh chính là mỏm kéo dài của một tế bào thần kinh, mà thân của tế bào đó nằm trong thần kinh trung ương hoặc trong một hạch nào đó của thần kinh ngoại

vi. Có 3 loại sợi thần kinh:

- Sợi vận động dẫn truyền xung động thần kinh từ hệ thống thần kinh trung ương tới các cơ bám xương.

- Sợi cảm giác: dẫn truyền xung động phát sinh từ những bộ phận thụ cảm khác nhau ở gân, cơ, khớp và các giác quan đặc biệt tới hệ thần kinh trung ương, thân

tế bào của các sợi này nằm ở hạch cảm giác của các thần kinh sọ và thần kinh sống.

- Sợi thần kinh thực vật: đi lẫn trong thần kinh ngoại vi đảm nhiệm việc chi phối hoạt động của các cơ trơn, cơ tim và các tuyến, những sợi này có thân tế bào nằm ở thân não và tủy sống hoặc hạch thực vật ngoại vi. Trong mỗi dây thần kinh, các sợi thần kinh hợp thành bó. Sợi thần kinh, bó sợi thần kinh và dây thần kinh để được mô lên kết bao bọc: lớp mô liên kết mỏng bọc quanh mỗi sợi thần kinh và màng trong thần kinh. Lớp mô liên kết bao quanh một bó sợi thần kinh là màng quanh thần kinh. Lớp mô liên kết bao quanh một dây thần kinh và màng trên thần kinh.


3.2. Các thần kinh sống:

Có 31 đôi thần kinh sống rời khỏi ống sống qua các lỗ gian đốt sống. Các lỗ gian đốt do các đốt sống kế cận nhau tạo nên. Các dây thần kinh sống được gọi tên và phân nhóm theo các đốt sống có liên quan đến chúng; 8 đôi dây thần kinh sống cổ, 12 đôi thần kinh sống ngực,

5 đôi thần kinh sống lưng, 5 đôi thần kinh sống cùng, 1

đôi thần kinh sống cụt.

Mặc dù chỉ có 7 đốt sống cổ nhưng lại có 8 đôi dây thần kinh đốt sống cổ vì đôi thứ nhất rời khỏi ống sống ở giữa xương chẩm và đốt đội và đôi thứ 8 thoát ra ở dưới đốt sống cổ cuối cùng. Từ đó trở xuống, các dây thần kinh sống được gọi tên và mang số của đốt sống nằm ngay phía trên.

Các thần kinh sống thắt lưng, cùng, cụt thoát khỏi tủy sống ở ngang mức đốt sống thắt lưng 1, chúng chạy xuống dưới bên trong ống sống vào trong khoang dưới nhện, tạo nên bó thần kinh trông giống như đuôi ngựa nên gọi là đuôi ngựa. Các thần kinh này rời khỏi ống sống ở ngang mức các đốt sống thắt lưng cùng và cụt thích hợp.

Mỗi thần kinh tạo nên bởi sự kết hợp của hai rễ:

- Rễ trước hay rễ vận động, do các sợi thần kinh là nhánh trục của các nơron thần kinh ở cột trước chất xám thủy tinh tạo nên. Ở đoạn tủy ngực và thắt lưng trên, rễ còn chứa các sợi thần kinh không tự chủ trước hạch, thực chất là các nhánh trục của những tế bào cột bên của chất xám tủy sống.

- Rễ thần kinh sau hay là rễ cảm giác do các sợi cảm giác tạo thành. Khi chưa phân chia, thần kinh sống được gọi là thân thần kinh sống. Ngay sau khi ló ra từ lỗ gian đốt sống, mỗi dây thần kinh sống chia ra thành 4 nhánh:

+ Nhánh màng tủy.

+ Nhánh thông: là nhánh nối thân thần kinh sống với thân giao cảm.

+ Nhánh sau: đi ra sau rồi chia thành các nhánh trong và ngoài để chi phối cho da và các cơ sâu ở mặt sau đầu, cổ và thân.

+ Các nhánh trước: chi phối cho mặt trước bên của

thân, chi trên và chi dưới.

Các nhánh trước của các thần kinh cổ, thắt lưng và cùng nối lại với nhau tạo thành các đám rối thần kinh, từ các đám rối này các sợi thần kinh được nhóm lại và sắp xếp lại trước khi tiếp tục chi phối cho da, cân cơ và khớp.

Những nhánh trước của các dây thần kinh đốt sống từ ngực 2 đến ngực 12 không tham gia tạo thành các đám rối mà được gọi là các dây thần kinh gian sườn, chi phối thành ngực và thành bụng trước bên.

3.3. Các dây thần kinh sọ:

Gồm 12 đôi dây thần kinh sọ được đánh số và gọi theo thứ tự các dây thần kinh tử ở não đi ra.

3.3.1. Thần kinh khứu giác:

Thần kinh khứu giác bắt đầu từ các tế bào thụ cảm để khứu giác ở phần trên niêm mạc mũi. Những thụ cảm thể của các tế bào nhận cảm này chạy lên trên qua xương sàng tới hành khứu, các thân nơron của hành khứu cho các sợi đi về phía sau qua bó khứu tới vùng nhận thức khứu giác ở thùy thái dương của não.

3.3.2. Thần kinh thị giác:

Các sợi thần kinh thị giác bắt nguồn từ các tế bào ở vùng võng mạc nhãn cầu chạy ra sau vào phần trong ổ mắt. Sau đó thần kinh đi qua ống thị giác của xương bướm vào trong hộp sọ. Những sợi có nguồn gốc từ võng mạc giữa mắt chéo các sợi bên đối diện tại giao thị. Từ giao thị, các sợi bắt chéo và không bắt chéo tiếp tục đi về phía trong dải thị giác để tới thể gối ngoài. Các thân nơron ở thể gối ngoài cho sợi đi tới vỏ não của thùy chẩm. Thùy chẩm là trung khu thị giác của vỏ não.

3.3.3. Thần kinh vận nhãn (dây III):

Thần kinh vận nhãn thoát ra từ mặt trước trung não và chạy qua khe ổ mắt trên vào ổ mắt, vận động cơ nâng

mi trên và 4 cơ ngoài nhãn cầu là: cơ chéo dưới và các

cơ thẳng: trên, dưới và trong.

3.3.4. Thần kinh ròng rọc (dây IV):

Xuất phát từ nhân ròng rọc tại trung não, chui qua khe ổ mắt, vận động cơ chéo trên.

3.3.5. Thần kinh sinh ba (dây V):

Dây thần kinh V thoát ra từ mặt trước cầu não, tách làm 3 nhánh:

- Nhánh mắt: là nhánh cảm giác đơn thuần, đi qua khe ổ mắt trên và phân nhánh vào mí mắt trên, tuyến lệ, nhãn cầu, kết mạc mắt, mũi ngoài, da trán và nửa trước đầu.

- Thần kinh hàm trên: cũng là nhánh cảm giác đơn thuần, chui qua lỗ tròn khỏi hộp sọ, cảm giác má, mi dưới, môi trên, răng, lợi, khẩu cái cứng, xoang hàm trên và niêm mạc mũi.

Thần kinh hàm dưới: chứa cả sợi cảm giác và sợi vận động, chui qua lỗ bầu dục ra khỏi hộp sọ cảm giác hàm dưới, da mặt bên đầu phủ trước tai và vận động các cơ nhai.

3.3.6. Dây thần kinh số VI:

Xem tất cả 274 trang.

Ngày đăng: 16/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí