Hình 43.9. Tế bào thần kinh
1.2. Các nhánh:
Nhánh là những phần kéo dài của nguyên sinh chất.
- Sợi trục: thường là những nhánh dài (có khi tới hàng chục cm). Mỗi tế bào thần kinh có một sợi trục. Xung quanh sợi trục có bao myelin, bên ngoài có lớp màng (Schwann). Màng có nhiều chỗ thắt lại, gọi là các eo ranvier. Các sợi trục hợp thành bó thần kinh, nhiều bó hợp lại thành dây thần kinh. Các dây thần kinh có myelin tạo thành chất trắng của thần kinh trung ương.
- Sợi nhánh là những nhánh ngắn, mỗi tế bào thần kinh có rất nhiều nhánh. Các nhánh không có myelin.
Hình 43.10: Sơ đồ cấu tạo của sợi thần kinh có myelin
Có thể bạn quan tâm!
- Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 14
- Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 15
- Thần Kinh Tiền Đình- Ốc Tai (Dây Viii ):
- Xác Định Được Nguyên Nhân Gây Tăng Áp Lục Nội Sọ.
- Loại Bỏ Các Yếu Tố Ngoài Sọ: Giảm Áp Lực Tĩnh Mạch: Nằm Ngửa Và Nâng Đầu Lên Khoảng 10-300 Để Tránh Đè Ép Tĩnh Mạch Cảnh, Tránh Kích Thích Vật
- Tai Biến Mạch Máu Não: Bao Gồm 2 Loại Là Nhồi Máu Não Và Xuất Huyết Não.
Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.
1. Mesaxon; 2. Myelin; 3. Axon; 4. Nhân của tế bào Schwann.
1.3. Tế bào thần kinh đệm: Tế bào thần kinh đệm có tác dụng đệm đỡ và dinh dưỡng cho hệ thần kinh, hoặc lót mặt trong các não thất, bọc các dây thần kinh.
1.4. Synap.
1.4.1. Khái niệm:
Synap là chỗ tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh với nhau.
1.4.2. Phân loại:
Căn cứ vào sự tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh và
các cơ quan synap được chia thành 4 loại:
- Synap thần kinh - cơ (còn gọi là phiến vận động).
- Synap thần kinh trung ương.
- Synap thần kinh thực vật.
- Synap thần kinh - tuyến.
- Trong synap thần kinh trung ương, tùy thuộc vị trí tiếp xúc mà chia ra 3 loại:
+ Synap trục - thân.
+ Synap trục - nhánh.
+ Synap trục - trục.
- Căn cứ vào đặc tính hoạt động, người ta chia các synap chia ra hai loại:
+ Synap hưng phấn.
+ Synap ức chế.
1.4.3. Cấu trúc synap.
Tất cả các synap đều gồm 3 phần: màng trước synap, kinh synap, màng sau synap (hình 4.11).
- Màng trước synap: dày khoảng 50 Ao, tại phần
trước có các túi nhỏ chứa chất trung gian hóa học.
- Màng sau synap: dày khoảng 50 Ao, có nhiều nếp gấp để tăng bề mặt tiếp xúc. Tại màng sau synap có các
thụ cảm thể tiếp nhận trung gian hóa học. Căn cứ vào sự nhận cảm của thụ cảm thể với chất trung gian hóa học, chia thụ cảm thể thành các loại: Cholinoreceptor (nhận cảm acetycholin); adrenoreceptor (nhận cảm catecholamin). Ngoài ra, trong hệ thần kinh còn có các synap có thụ cảm thể tiếp nhận các hóa chất trung gian khác như serotonin, axit glutamic, axit gama - amino - butyric (GABA). Tại màng sau synap còn có các emzym làm nhiệm vụ phân hủy các chất trung gian hóa học. Ví
tranferase
cholinesterase
dụ: catechooxymetyl - catecholamin.
phân hủy acetylcholin; (COMT) phân hủy
- Khe synap: Rộng khoảng 200 Ao
1.4.4. Hoạt động của synap.
Xung động thần kinh đến, tác động lên màng trước synap, mở kênh canxi cho các ion ca++ đi vào phần trước synap. Ion ca++ kết hợp với các túi synap, gây hiện tượng hòa màng, giải phóng các chất trung gian hóa học. Các chất này sẽ vượt qua khe synap tác động vào màng sau synap. Tùy thuộc vào chất trung gian hóa học và loại thụ cảm thể, màng sau synap có thể được hưng phấn hay bị ức chế.
Trường hợp màng sau synap hưng phấn sẽ tạo ra điện thế hoạt động (xung động thần kinh) truyền đi tiếp. Trường hợp màng sau synap bị ức chế, điện thế hoạt động sẽ không được tạo ra và dẫn truyền hưng phấn bị ngắt. Ngay sau khi tác dụng, chất trung gian hóa học sẽ bị các men phân hủy.
2. DÂY THẦN KINH.
Dây thần kinh gồm nhiều bó sợi thần kinh, xung quanh có các sợi thần kinh mô liên kết, trong đó có mao mạch và bạch mạch. Có hai loại sợi thần kinh là sợi cảm giác và sợi vận động.
2.1. Phân loại dây thần kinh.
- Dây thần kinh vận động: chứa các sợi thần kinh vận động; dẫn truyền xung động từ trung ương ra ngoại vi.
- Dây thần kinh cảm giác: chứa các sợi thần kinh cảm giác; dẫn truyền xung động từ ngoại vi vào trung ương.
- Dây thần kinh pha: có cả sợi cảm giác, sợi vận
động và sợi thần kinh thực vật.
Hình 43.11.Cấu trúc synap
2.2. Đặc tính của dây thần kinh:
- Các sợi thần kinh đều có tính hưng phấn và tính dẫn truyền. Ví dụ: nếu kích thích vào một sợi thần kinh dẫn đến cơ sẽ làm co lại. Nguyên nhân là khi kích thích làm cho sợi thần kinh hưng phấn và hưng phấn truyền theo sợi thần kinh đến cơ, làm cho cơ co lại.
- Dẫn truyền hưng phấn trên sợi thần kinh được thực hiện theo 3 nguyên tắc sau:
+ Sự toàn vẹn về giải phẫu và chức năng: khi sợi thần kinh bị cắt đứt, hoặc bị rối loạn về sinh lí, thì không dẫn truyền được hưng phấn.
+ Dẫn truyền hai chiều: Mỗi sợi thần kinh đều có thể dẫn truyền theo cả hai chiều li tâm và hướng tâm.
+ Dẫn truyền tách biệt: Hưng phấn riêng biệt trên từng sợi thần kinh, không lan sang sợi khác. Nhiều bó
sợi thần kinh hợp thành dây thần kinh. Vì vậy, cùng một lúc dây thần kinh có thể dẫn truyền nhiều luồng hưng phấn khác nhau, tạo nên những cử động riêng biệt rất tinh vi. Tốc độ dẫn truyền trong các loại dây thần kinh khác nhau, nhanh nhất là dây thần kinh vận động (60 - 120 m/ giây), chậm nhất là dây thần kinh thực vật (1-30 m/ giây).
3. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH
TRUNG ƯƠNG.
Hệ thần kinh trung ương gồm có tủy sống và não bộ. Não bộ kể từ dưới lên có hành não, cầu não, tiểu não, não giữa não, não trung gian và bán cầu đại não.
3.1. Chức năng:
- Hệ thần kinh trung ương có các chức năng:
+ Chức năng cảm giác.
+ Chức năng vận động.
+ Chức năng tư duy.
Để thực hiện các chức năng nói trên, hệ thần kinh trung ương hoạt động theo nguyên tắc phản xạ và luôn có hai quá trình diễn ra trong hệ thần kinh là quá trình hưng phấn và quá trình ức chế.
- Nguyên tắc phản xạ:
Khái niệm: Phản xạ là sự đáp ứng của cơ thể trả lời các kích thích phát sinh từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể và được thực hiện bởi hệ thần kinh trung ương.
- Cung phản xạ: Cung phản xạ là đường đi của xung động thần kinh từ chỗ bị kích thích tới các cơ quan đáp ứng. Một cung phản xạ đơn giản nhất gồm có 5 khâu cơ bản.
+ Bộ phận nhận cảm (thụ cảm thể).
+ Đường dẫn truyền hướng tâm (dây thần kinh cảm giác).
+ Trung khu phản xạ (thuộc hệ thần kinh trung
ương).
+ Đường dẫn truyền li tâm (dây thần kinh vận động hoặc dây thần kinh thực vật).
+ Cơ quan thực hiện (cơ, tuyến).
- Chức năng từng khâu
+ Thụ cảm thể: Nhiệm vụ của thụ cảm thể là tiếp nhận các loại kích thích và tạo ra các xung động thần kinh. Các thụ cảm thể rất nhạy cảm với các kích thích đặc hiệu. Ví dụ, âm thanh là kích thích đặc hiệu đối với các tế bào cảm thụ trong cơ quan corti của tai trong… Để gây hưng phấn cho các thụ cảm thể đặc hiệu, các kích