Điều Trị: Tùy Thuộc Vào Mức Độ Nặng Hay Nhẹ Và Từng

Bài 41

BỆNH ZONA (HERPES ZOSTER)

(Tên thường gọi: zona thần kinh, giời leo)


1. Đại cương

Zona là bệnh do virus có ái tính với thần kinh gây nên, nó thuộc nhóm virus Herpes. Về kháng nguyên và khả năng phát triển trên các tổ chức phôi của người thì virus này giống virus thủy đậu nên người ta xếp vào virus thủy đậu (VZV), vì thấy trẻ em bị thủy đậu sau khi tiếp xúc với người bị zona, ngược lại người bị Zona sau khi tiết xúc với trẻ em bị thủy đậu.

2. Triệu chứng lâm sàng.

Bệnh thường gặp về mùa xuân, mùa thu, thời gian ủ bệnh 7 8 ngày, thời kỳ toàn phát với các triệu chứng sau:

- Triệu chứng toàn thân:

Bệnh nhân mệt mỏi, sốt nhẹ, có cảm giác dấm dứt, đau, rát ở vùng da sẽ có tổn thương, kém ăn, triệu chứng này thường có trước một vài ngày.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.

- Vị trí tổn thương: ở một bên của cơ thể, phân bổ dọc hướng đi của dây thần kinh, nên bị cả hai bên hoặc

rải rác ở một vài nơi; thường xuất hiện ở những bệnh nhân thể trạng kém hoặc ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 11

- Tổn thương cơ bản: tập trung bắt đầy là những mảng đỏ, nền nhẹ gờ cao hơn mặt da, hình tròn, bầu dục lần lượt nổi dọc theo dây thần kinh, rải rác hoặc cụm lại thành dải, thành vệt, sau 1 2 giờ trên mảng đỏ xuất hiện những mụn nước chứa dịch trong, căng khó đỡ, các mụn nước tập trung thành cụm (như chùm nho) về sau vỡ, xẹp để lại sẹo (nếu nhiễm khuẩn)

- Đau rát, bỏng buốt kéo dài ngay cả khi đã liền sẹo,

ở người già đau nhiều tháng, nhiều năm

- Hạch bạch huyết lân cận có thể sưng đau

- Tiến triển thường lành tính, khỏi sau 2 4 tuần lễ.

3. Các thể lâm sàng

- Zona xuất huyết: các đám tổn thương có triệu chứng xuất huyết kèm theo các mụn nước có lẫn máu.

- Zona hoại tử: thường gặp ở người già yếu, suy mòn, có tổn thương ở phủ tạng hoặc ngộ độc.

- Theo khu trú của tổn thương có thể phân định ra nhiều thể khác.

4. Chẩn đoán

- Chẩn đoán quyết định dựa vào các triệu chứng lâm sàng:

- Tổn thương bị một bên cơ thể, dọc theo dây thần

kinh


đám.


- Phỏng nước căng, khó vỡ tập trung thành từng


- Đau rát, bỏng buốt

- Có hạch khu trú địa phương

- Chẩn đoán phân biệt

- Thủy đậu: thường gặp ở trẻ em, là các mụn nước

mọc từ đầu, mặt xuống thân mỉnh, chân tay, sau có mụn mủ, các mụn nước, mủ có điểm lõm ở giữa, không có hội chứng hạch, bạch cầu hạ, không có tổn thương hoại tử hoặc xuất huyết.

- Viêm da tiếp xúc do côn trùng: tổn thương thành từng vệt ở tay, người, cổ, mặt (do bệnh nhân đập, miết tay), không phân bố theo hướng đi của dây thần kinh, mụn nước, phỏng nước đau rát, có thể bị cả hai bên cơ thể.

5. Điều trị: Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ và từng

giai đoạn của bệnh mà dùng thuốc cho thích hợp.

- Nếu bệnh mới bắt đầu, mụn nước chưa dập vỡ thì nên dùng thuốc dịu da: hồ nước, dung dịch túm methyl nếu có nhiễm khuẩn.

- Nếu mụn nước đã dập vỡ thì chấm thuốc màu milian, castellani

- Nếu tổn thương đau rát nhiều thì dùng kem làm giảm đau lidocain hoặc kem EMILA

- Cho thuốc giảm đau: paracetamol, alaxan.

- An thần: rotunda

- Tăng cường vitamin nhóm B (B1, B6, B12), C

- Khi có bội nhiễm dùng kháng sinh nhóm cyclin: doicycyclin, minocyclin hoặc kháng sinh khác.

- Trường hợp nặng dùng thuốc acyclovir 200mg x 5 mg/ngày, cách 4 giờ uống 1 viên x 7 ngày.

- Đối với bệnh nhân già yếu, để hạn chế đau sau

zona có thể dùng: prednicolon liều giảm dần:

+ Prednisolon 30mg/ngày x 7 ngày

+ Prednisolon 20mg/ngày x 7 ngày

+ Prednisolon 10mg/ngày x 7 ngày Uống một lần vào 8 giờ sáng sau bữa ăn.

Bài 42

VỆ SINH PHÒNG BỆNH DA


Da là một tổ chức bao phủ gần hết toàn bộ cơ thể trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, môi, lỗ hậu môn và da luôn tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Do vậy mỗi khi môi trường bị ô nhiễm, khí hậu nóng bức thì da là một trong các cơ quan của con người sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Bệnh của da có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở trẻ em và người cao tuổi dễ mắc bệnh về da hơn do trẻ em thì sức đề kháng của cơ thể chưa được hoàn thiện và người cao tuổi thì sức đề kháng càng ngày càng bị suy giảm.

1. Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa hè:

Trẻ dễ mắc các bệnh da liễu do sức đề kháng chưa hoàn thiện Điểm mặt bệnh da mùa hè

- Rôm sảy: là bệnh ngoài da thường gặp nhất ở trẻ em trong những ngày hè nóng nực, đặc biệt là những trẻ có nhiều mồ hôi do tuyến mồ hôi bị bít kín, không thoát ra ngoài được.

- Viêm da do nhiễm khuẩn: cũng rất hay gặp đó là viêm da do liên cầu (Streptococcus) hoặc do tụ cầu đặc biệt là tụ cầu vàng. Loại viêm da này thường gặp ở trẻ

nhiều hơn. Có thể bị nhiễm khuẩn da bởi liên cầu hoặc tụ cầu ở một vùng nào đó (da đầu, trán...) hoặc có thể rải rác toàn thân. Bệnh da do nhiễm khuẩn cũng gây ngứa, các nốt da bị viêm thường có mụn mủ. Đối với viêm da do liên cầu thì các mụn mủ thường rất nhỏ bằng đầu đinh ghim nhưng đối với mụn mủ do tụ cầu thì to hơn, thực chất các mụn mủ này là các ổ áp-xe, nếu ở da đầu thì người ta hay gọi là chốc đầu. Viêm da do tụ cầu đáng ngại nhất là loại viêm da do tụ cầu vàng (S. aureus) bởi vì vi khuẩn này có độc lực cao, sức đề kháng rất mạnh và kháng lại hầu hết các loại kháng sinh ngay cả các loại kháng sinh thế hệ mới.

- Viêm da dị ứng: hay còn gọi là viêm da cơ địa gặp ở một số cơ thể có cơ địa dị ứng. Viêm da dị ứng điển hình là loại bệnh chàm (exsema). Bệnh chàm thường có gây ngứa, có thể là chàm mạn tính hoặc chàm cấp tính. Hầu hết bệnh chàm thường có tiến triển thành chàm mạn tính. Đối với bệnh chàm có nhiều dạng khác nhau như chàm tiếp xúc (do da thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên), chàm tiết bã (do cơ địa tăng tiết bã nhờn), chàm vi khuẩn (bệnh chàm có kèm theo bội nhiễm vi khuẩn) hay chàm thể tạng. Vùng da thường xuất hiện bệnh chàm

là má, cánh mũi, cằm, nách, bẹn, khuỷu tay, khoeo chân. Biểu hiện của bệnh chàm điển hình nhất là ngứa, nổi ban đỏ, nổi mụn nước nhỏ li ti.

Các mụn nước có thể tự khô rồi tróc vảy hoặc vỡ một cách tự nhiên hoặc do ngứa mà người bệnh không kiềm chế được phải gãi làm xây xước da và vỡ các mụn nước của chàm. Nếu người bệnh không kiềm chế được (hoặc không kiềm chế được trẻ) để người bệnh gãi nhiều sẽ gây chảy máu và bội nhiễm vi khuẩn gây mưng mủ.

- Viêm da ứ trệ: bệnh da loại này hay gặp ở người trưởng thành, nhất là người cao tuổi. Biểu hiện của bệnh là có các đám da đỏ ở vùng cổ chân, da thường thô, ráp, ngứa nhiều, da vùng bị bệnh thường bị dày lên, ngứa và xuất hiện mụn nước. Nếu gãi làm vỡ các mụn nước sẽ bị nhiễm khuẩn tạo thành các mụn mủ. Một bệnh khác của da làm cho cả người bệnh và người tiếp xúc thấy ái ngại đó là bệnh vảy nến.

- Bệnh vảy nến: là một bệnh đáng lo ngại nhất của da. Người ta gọi bệnh vảy nến bởi vì vảy có màu trắng đục, bóng giống màu của nến. Một số bệnh vảy nến thuộc loại nặng như vảy nến thể khớp hoặc bệnh vảy nến đỏ da toàn thân. Bệnh vảy nến ít nguy hiểm nhưng làm

cho người bệnh khó chịu và những người xung quanh thấy ái ngại khi tiếp xúc vì nhìn thấy vảy có nhiều tầng chồng lên nhau, dễ bong ra nhất là khi cạo ra có các mảnh vụn trắng như phấn. Hơn nữa vảy tạo ra rất nhanh, bong lớp này thì xuất hiện lớp khác ngay.

- Bệnh hắc lào: bệnh này do một loại nấm gây ra và có khả năng lây lan mạnh cho các vùng da khác trong cơ thể và lây cả cho người khác nếu ngủ chung giường, mặc chung quần áo, chăn màn, dùng chung khăn tắm... Ngoài ra người ta cũng thường thấy một số khác bệnh của da như bệnh tổ đỉa, viêm nang lông, lang ben...

2. Vệ sinh phòng bệnh ngoài da:

- Bệnh ngoài da có nhiều loại khác nhau, có loại biết được căn nguyên nhưng có những loại bệnh chưa xác định được căn nguyên. Việc phòng bệnh cho da nói chung là cần vệ sinh da sạch sẽ hằng ngày như tắm, gội. Mỗi lứa tuổi cũng có các biện pháp vệ sinh da khác nhau.

- Không nên dùng các loại xà phòng có độ tẩy cao và đã từng gây dị ứng khi tiếp xúc các lần dùng trước đó.

- Môi trường sống cần trong sạch, ít bụi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2024