nó.
- Không ăn các loại thức ăn mà đã từng bị dị ứng vì
- Không mặc quần áo chung, không dùng khăn
chung và khi biết người có bệnh về da có khả năng lây cho người khác thì không nên nằm chung giường, chiếu, đắp chung chăn.
- Khi nghi ngờ bị bệnh về da nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để biết được bệnh, tình trạng của bệnh cũng như sẽ có chỉ định điều trị thích đáng và bác sĩ khám bệnh sẽ hướng dẫn phương pháp phòng ngừa thích hợp cho từng người.
- Phòng bệnh rôm sảy cho trẻ bằng cách cho trẻ mặc quần áo rộng, thấm mồ hôi, tốt nhất là chất liệu cotton. Cho trẻ chơi ở những nơi thoáng mát, tắm gội thường xuyên và ăn uống đồ mát như bột sắn, đỗ đen...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Có thể bạn quan tâm!
- Biến Chứng Toàn Thân Và Các Cơ Quan Khác (Gặp Cả Nam Và Nữ):
- Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 10
- Điều Trị: Tùy Thuộc Vào Mức Độ Nặng Hay Nhẹ Và Từng
- Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 13
- Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 14
- Bệnh học chuyên khoa Phần 2 - 15
Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.
1. Bộ Y tế, Các bệnh da liễu thường gặp, Nhà xuất bản Y học, 2008
2. Bộ môn da liễu, Đại học Y Hà Nội, Bài giảng Da liễu (2008).
3. Hoàng Văn Minh (2002), Chẩn đoán bệnh da bằng hình ảnh và cách điều trị - tập I, Nhà xuất bản Y học
4. Lê Đình Sáng (2010), Bệnh học Da liễu, NXB Y học
PHẦN IV
CHUYÊN KHOA THẦN KINH
Bài 43
GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ THẦN KINH PHẦN I.GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH
1. ĐẠI CƯƠNG.
Hệ thần kinh có nhiệm chi phối các cơ quan của cơ thể, cấu tạo gồm có:
-Hệ thần kinh trung ương gồm: não và tủy sống.
-Hệ thống thần kinh ngoại vi:
+ 31 đôi thần kinh sống.
+ 12 đôi thần kinh sọ.
+ Phần thần kinh thực vật.
1.1. Mô thần kinh:
1.1.1. Tế bào thần kinh (neuron )
Hình 43.1. Tế bào thần kinh
1. Đuôi gai; 2. Thân tế bào thần kinh; 3. Sợi trục; 4. Các tận cùng thần kinh; 5. Bao myelin; 6. Quãng thắt Ranvier.
Đơn vị cấu tạo mô thần kinh là nơ ron thần kinh, cấu trúc của mỗi nơ ron thần kinh gồm một thân nơ ron và các nhánh của thân bao gồm sợi trục và nhánh cành. Các
nơ ron chủ động phát ra và dẫn truyền các xung động thần kinh dọc theo chiều dài của chúng.
- Các thân nơ ron (hay thân tế bào thần kinh ): các thân nơ ron khác nhau về kích thước và hình dạng, nhưng nói chung chúng đều rất nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường, chúng tạo nên chất xám của hệ thống thần kinh, chát xám có mặt ở vỏ đại não, ở bên trong não và tủy sống. Những khối chất xám có chức năng đặc biệt trong não và tủy sống có tên là các nhân trong khi những khối chất xám ở thần kinh ngoại vi có tên là các hạch.
- Các nhánh trục và các nhánh cành: các nhánh trục và các nhánh cành là những phần kéo dài ra của các thân nơ ron và tạo ra chất trắng của hệ thống thần kinh. Ở trong tủy sống, chất trắng nằm quanh chất xám, ở đại não và tiểu não, chất trắng nằm giữa chất xám.
+ Những bó chất trắng trong thần kinh trung ương gọi là chất dải, nếu các sợi trong bó đó cùng điểm xuất phát và điểm tận cùng. Những bó chất trắng ở thần kinh ngoại vi ( do các trục nhánh cành tạo nên ) được gọi là các dây thần kinh.
+ Các nhánh trục: mỗi tế bào thần kinh chỉ có một nhánh trục dẫn xung động thần kinh từ tế bào đi, nhánh trục dài hơn nhánh cành, có khi dài tới 100 cm.
+ Về cấu tạo: mỗi nhánh trục có một màng bên ngoài và bào tương bên trong, bên ngoài nhánh trục là bao myelin. Bao myelin là một tổ chức mỡ, bao quanh hầu hết các trục, làm cho chúng có màu trắng. Như vậy, chất trắng thực chất là những tập hợp nhánh trục có bao myelin trong não và tủy sống. các sợi tự chủ sau hạch và một số sợi nhỏ trong hệ thần kinh trung ương là những sợi không có bao myelin.
Bao myelin có tác dụng như một chất cách ly, giữ cho nhánh trục khỏi bị tổn thương và tăng tốc độ luồng xung động thần kinh qua nhánh trục.
Bao myelin bị khuyết từng quãng một, dọc theo chiều dài của nhánh trục và gần đầu phân nhánh của nhánh trục. Những chỗ gián đoạn đó gọi là những eo Ranvier. Các eo này giúp cho sự dẫn truyền xung động thần kinh dọc theo các sợi có myelin được nhanh hơn.
- Ở tất cả các dây thần kinh ngoại vi, các nhánh trục có myelin hoặc không có myelin còn được bao bọc bởi một màng rất mỏng là bao Schwann, bao này do một loạt tế bào Schwann (tế bào thần kinh đệm ) bao quanh nhánh trục tạo nên.
- Các nhánh cành: hay còn gọi là đuôi gai là những mỏm hoặc những sợi thần kinh dẫn truyền xung động về các phía các thân nơ ron. Chúng có cấu trúc giống như các nhánh trục nhưng thường ngắn hơn và phân nhánh nhiều. Đuôi gai thường không có myelin bọc.
- Phân loại nơ ron:
+ Thần kinh cảm giác hay thần kinh hướng tâm:
Đây là các thần kinh mà sợi hợp nên chúng là các nhánh của nơ ron cảm giác, các nơ ron của cảm giác dẫn truyền thông tin cảm giác thu nhận được tại các bộ phận thu nhận cảm giác từ ngoại vi của cơ thể, tới thân não và tủy sống rồi đưa lên đại não hoặc tiểu não.
Những cảm giác thân thể khởi nguồn từ da là cảm giác đau, xúc giác, nóng và lạnh.
Những cảm giác bản thân có nguồn gốc từ cơ và các khớp, góp phần sự duy trì thăng bằng và tư thế.
Nhìn, nghe, ngửi, nếm và thăng bằng là các cảm giác chuyên biệt.
- Các nơ ron cảm giác của thần kinh tự chủ thu nhận cảm giác từ các cơ quan và mô bên trong cơ thể, chúng thu nhập cảm giác đau tự các tạng và tham gia vào cơ thể điều hòa hoạt động của các cơ quan bằng phản xạ.
+ Thần kinh vận động hay thần kinh ly tâm: các thần kinh vận động do sợi trục của các nơ ron vận động nằm ở thân não, tủy sống và các hạch tự chủ tạo nên. Chúng truyền thông tin vận động đến các bộ phận tác động, chẳng hạn như các sợi cơ và các tế bào tuyến, tạo nên sự co bám xương theo ý muốn và theo phản xạ, sự co cơ trơn không theo ý muốn và sự tiết dịch của các tuyến.
+ Thần kinh hỗn hợp: ở não và tủy sống, các sợi thần kinh vận động và cảm giác thường được sắp xếp thành những bó riêng biệt. tại ngoại vi, khi các sợi thần kinh vận động và cảm giác được bọc chung trong một bao bằng mô bằng mô liên kết, chúng được gọi là thần kinh hỗn hợp.
+ Sinap và chất trung gian hóa học: luôn có từ hai
nơ ron trở lên tham gia vào sự dẫn truyền một xung động