Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 21

Dưới là nền miệng. Nền miệng được tạo bởi các cơ trên móng, trên nền miệng có lưỡi, đổ vào miệng có 3 tuyến nước bọt: tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi, tuyến dưới hàm.

12.1. Lưỡi (lingula)

Lưỡi là một cơ quan dùng để nếm, nhai, nuốt và nói. Lưỡi nằm trong ổ miệng, gồm có 2 mặt (trên, dưới), 2 bờ (phải, trái), 1 đầu nhọn (ở trước) và một đáy (ớ sau).

1.2.2. Mặt trên (lưng rưỡi)

Mặt trên gồm hai phần, 2/3 trước trong ổ miệng chính, 1/3 sau trong hầu miệng, cách nhau bởi rãnh chữ V (rãnh tận hay “V lưỡi”), đỉnh rãnh ở sau có lỗ tịt. Sau rãnh, dưới niêm mạc có hạnh nhân lưỡi.

Niêm mạc có nhiều nhú (gai) là cơ quan cảm nhận cảm giác về vị giác.

Có 8 - 14 gai to gọi là gai đài, xếp thành chữ V

trước rãnh tận. Ngoài ra còn có gai nấm, gai bèo.


1.2.3. Mặt dưới

Mặt dưới có hãm lưỡi ở dọc đường giữa. Hai bên đầu dưới hãm lưỡi có 2 cục lưỡi, đỉnh cục lưỡi có lỗ ống tiết Whartorn đổ vào (lỗ ông tiết của tuyến nước bọt dưới hàm). Niêm mạc mặt dưới lưỡi mỏng và trơn.

1.2.4. Đáy lưỡi

Đáy lưỡi dính vào mặt trên sụn nắp thanh thiệt. Liên quẩn 2 bên với vùng dưới hàm. Từ đáy lưỡi tới cung răng lợi có một rãnh gọi là rãnh huyệt lưỡi, ở hai bên rãnh, dưới niêm mạc có tuyến nước bọt dưới lưỡi.

1.2.5. Cấu tạo lưỡi

Lưỡi được cấu tạo bởi 17 cơ bám vào một cốt

xương sợi:

- Cốt gồm có vách lưỡi ở giữa và màng móng lưỡi đè lên xương móng.

- 17 cơ có 8 cơ đôi, 1 cơ lẻ chia làm 2 loại:

+ Một loại ở ngay trong lưỡi gồm: cơ lưỡi dọc

trên, cơ lưỡi dọc dưới, cơ ngang lưỡi.

+ Một loại đi từ các vùng lân cận tới gồm có cơ cầm lưỡi, cơ móng lưỡi, cơ trâm tưởi, cơ màn hầu lưỡi, cơ hầu lưỡi và cơ hạnh nhân lưỡi...


1.3. Mạch thần kinh miệng

1.3.1. Động mạch

Vòm miệng, răng hàm trên, răng hàm dưới được nuôi dưỡng bởi các nhánh của động mạch hàm trong (động mạch khẩu cái, động mạch dưới ổ mắt, động mạch hàm dưới...).

Lưỡi và nền miệng được nuôi dưỡng bởi động mạch lưỡi gà nhánh của động mạch cảnh ngoài).

1.3.2. Tĩnh mạch

Các tĩnh mạch ở miệng đi theo các động mạch cùng tên, rồi tới đổ vào tĩnh mạch cảnh ngoài.

1.3.3. Thần kinh

Chi phối vận động cho các cơ của lưỡi do dây thần kinh XII, các cơ của màn hầu do dây IX và dây X. Chi phối cảm giác cho 2/3 trước lưỡi do dây lưỡi (nhánh hàm dưới của dây thần kinh V)và cho 1/3 sau lưỡi do dây IX.

Cảm giác vị giác cho 2/3 trước lưỡi do dây thừng

nhĩ (dây VII), cho 1/3 sau lưỡi do dây IX.


2. Hàm răng và răng

2.1. Lợi (gingivae)

Gồm lớp mô sợi và có hai phần:

- Phần tự do bao quanh cổ răng như một vòng đai.

- Phần dính chặt vào huyệt răng của các xương

hàm.

- Niêm mạc lợi phía ngoài tiếp với niêm mạc tiền

đình miệng, phía trong tiếp với niêm mạc khẩu cái và nền miệng, ở gần răng niêm mạc mặt ngoài tạo thành những nhú lợi.

2.2. Cấu tạo răng

Răng có 3 phần: thân răng, cổ răng, chân răng (hay

rễ). Trong răng có ống tuỷ chứa mạch và thần kinh.

Xung quanh ống tuỷ có một chất rắn gọi là ngà răng. Ngà răng được bao bọc ở thân bởi men răng và ở chân bởi chất cement.

Răng cắm vào lỗ chân răng và được chằng vào

xương bởi các dây chằng chân răng.

2.3. Phân loại răng

* Răng có 4 loại

- Răng cửa (dentes incisivi) dùng để cắt thức ăn, có hình xẻng, mỗi nửa hàm có 2 răng cửa (ngoài và trong) răng cửa ngoài hàm trên thường nhỏ hơn.

- Răng nanh (dentes canini) dùng để xé thức ăn, có hình tháp 4 cạnh, đỉnh có mấu hơi nhọn, chân răng dài mặt trước lồi, mặt sau lõm.

- Răng hàm bé hay răng tiền cối (dentespremolares) dùng để làm vỡ thức ăn, ở thân có 2 mấu trong và ngoài, 2 mặt bên lồi, chỉ có một chân răng (chân răng có thêm tách ra làm 2 chẽ).

- Răng hàm lớn hay răng cối (dentes molares) dùng để nghiền nát thức ăn, thân răng rất lớn và có 4 mấu. Răng hàm lớn ở trên thường có 3 chân (hai ngoài một trong), răng hàm lớn dưới thường có 2 chân (trước và sau). Răng hàm lớn cuối cùng của hàm dưới còn gọi là răng khôn. Chân răng cối trên nằm sát sàn xoang hàm trên nên khi nhiễm trùng tuỷ răng hoặc viêm quanh răng có thể gây nên viêm xoang hàm.

* Răng sữa và răng vĩnh viễn

- Răng sữa (dentes decidui): Răng sữa bắt đầu mọc trong miệng đứa trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2,5 tuổi. Số lượng 20 cái, nghĩa là 5 răng cho một nửa hàm: hai răng cửa, một răng nanh và 2 răng cối (răng hàm sữa).

- Răng vĩnh viễn (dentespermanentes): Răng vĩnh

viễn bắt đầu xuất hiện từ khoảng 6 tuổi và thay thế toàn

bộ răng sữa đến 12 tuổi. Số lượng răng vĩnh viễn gồm 32 cái, nghĩa là 8 răng cho mỗi nửa hàm: 2 răng cửa, 1 răng nanh, 2 răng hàm bé (tiền cối), 3 răng hàm lớn (răng cối), theo công thức:

8

7

6

5

4

3

2

1

1

2

3

4

5

6

7

8

8

7

6

5

4

3

2

1

1

2

3

4

5

6

7

8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 21

Riêng răng hàm lớn thứ 3 (răng số 8 hay răng khôn) ở hàm dưới, thời gian mọc rất thay đổi (16 - 30 tuổi) và khi mọc trong trường hợp cung hàm hẹp gây ra biến chứng mọc răng khôn rất nguy hiểm.


Bài 21

BỆNH VIÊM NIÊM MẠC MIỆNG

1. Đại cương

Niêm mạc miệng là lớp bao phủ khoang miệng. Khoang miệng được giới hạn bởi môi (phía trước), má (hai bên), lưỡi (phía dưới) và vòm hầu (phía sau).

Ở vùng niêm mạc tiếp xúc với da, lớp niêm mạc có thể bị sừng hóa.

Tổn thương ở niêm mạc miệng, đôi khi ở lưỡi, có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm tủy răng; do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm vi khuẩn, nhiễm siêu vi; nhiễm nấm; do dị ứngthuốc; do bệnh lý tự miễn; ung thư biểu mô...

2. Nguyên nhân loét miệng cấp tái phát

2.1. Do chấn thương

- Chấn thương là nguyên nhân thường gặp nhất do: cơ học, hóa học, kích thích về nhiệt độ gây ra loét đau, lành trong vòng vài tuần không để lại sẹo. Loét dễ tái phát nếu liên tục bị kích thích.

- Răng giả gây ra loét do áp lực, bén hoặc cắn vào niêm mạc miệng, cũng gây ra loét.

- Nghiến răng làm lở dọc theo đường nghiến tương ứng với răng hàm trên và dưới.

- Các chất hóa học như axit hoặc bazơ, những thuốc kháng viêm như aspirin dạng ngậm cũng có thể gây loét…

- Trẻ em hoặc người bị rối loạn tâm thần xỉa răng bằng móng tay hoặc dụng cụ cứng khác cũng gây loét. 2.2.Viêm loét miệng-lưỡi do aphthe tái phát (RECURRENT APHTHOUS STOMATITIS- RAS)

Xảy ra cho khoảng 20% dân số, thường gặp ở phái nữ và ở trẻ em.

Do nhiều yếu tố kết hợp: chấn thương; hút thuốc; stress; ảnh hưởng nội tiết; dị ứng thực phẩm, thuốc; nhiễm trùng, nấm; thiếu vitamine C, PP, B6, B12, sắt; bệnh lý tự miễn.

Người ta đã quan sát hàng trăm gia đình và nhận thấy bệnh này dường như cũng có yếu tố di truyền.

* RASchia làm 2 loại dựa vào hình thái hoặc lâm sàng:

a. Theo hình thái:

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 16/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí