Bài Giảng Mắt (2002), Trường Đại Học Y Thái Nguyên.

Theo tài liệu nghiên cứu tại Việt Nam, khoảng 70% số bệnh nhân chảy máu mũi là vô căn (không tìm thấy nguyên nhân).

4. Cách xử trí chảy máu mũi

Trước một bệnh nhân chảy máu mũi, việc đầu tiên là phải cầm máu, sau đó mới tìm nguyên nhân. Đối với những trường hợp chảy máu nặng phải chú ý đến tình trạng toàn thân của bệnh nhân (theo dõi sát mạch, huyết áp).

5. Điều trị.

- Cầm máu hốc mũi:

+ Nếu máu chảy phía trước (điểm mạch Kisselbachi):

+ Dùng hai ngón tay tay bóp hai cánh mũi ép lại.

+ Đặt bông thấm adrenalin.

+ Có thể đốt điện.

- Nếu không nhìn thấy điểm chảy máu: đặt bấc tẩm kháng sinh xếp thành lớp chặt ép kín hốc mũi, có thể đặt bóng cao su từng bên, bơm không khí làm căng phồng bóng ép đều trên toàn bộ diện hốc mũi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

- Nếu chảy máu ở phía mũi sau: nhét mũi sau kết hợp với bấc mũi trước.

- Thắt động mạch cảnh ngoài khi dùng các phương pháp trên không đạt được cầm máu.

Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 20

- Truyền máu khi mất máu nhiều, dùng các thuốc cầm máu đường toàn thân.

- Tìm nguyên nhân để điều trị nếu có thể được.



1. Đại cương

Bài 19

UNG THƯ VÒM HỌNG

- Ung thư vòm họng là bệnh hay gặp ở nước ta. Do ung thư phát sinh và phát triển ở vòm họng là nơi kín đáo khó phát hiện nên dễ nhầm với một số bệnh khác.

- Tỷ lệ 9,5% so với tổng ung thư toàn thân, đứng hàng thứ ba sau ung thư dạ dày, tử cung.

- Tuổi: thường gặp trên 40 tuổi, những cũng có thể

gặp ở người trẻ và người già.

- Giới: nam gặp nhiều hơn nữ (70% là nam giới).

2. Triệu chứng

Chia làm 3 giai đoạn:

2.1. Giai đoạn đầu

- Ngạt mũi nhẹ, chảy mũi nhầy, nói giọng mũi kín.

- Ù tai tiếng trầm và nghe kém một bên tai (ít khi cả hai bên ngay lúc đầu).

- Đôi khi có nhức nửa đầu và ù tai cùng bên với ngạt mũi.


2.2. Giai đoạn rõ rệt:

- Triệu chứng về mũi: ngạt mũi rõ hơn, tăng dần, có thể ngạt hoàn toàn, không thở được một hoặc cả hai

bên mũi. Chảy mũi nhầy, mủ, thỉnh thoảng có lẫn ít máu, giọng mũi kín rõ rệt.

- Triệu chứng về tai: ù tai liên tục, tăng dần, điếc tăng dần, lúc đầu ở một tai, về sau có thể cả hai tai, chảy mủ tai, đau tai.

- Hạch cổ: hạch cổ ở sau góc hàm và dưới xương chũm, chắc, không đau, to dần, dính khó di động.

- Triệu chứng thần kinh: nhức đầu liên tục, tăng dần, thường nhức nửa đầu dữ dội, có thể có triệu chứng tổn thương một số dây thần kinh sọ não (lác trong, liệt nhãn cầu, sụp mi).

- Khám thực thể:

- Soi mũi trước và soi mũi sau: thấy khối u lùi sùi

như quả dâu, súp lơ, có loét, chảy máu.

- Sờ vòm: ngón tay có cảm giác thấy vòm hẹp lại, sờ thấy u lùi sùi dễ chảy máu.

- Triệu chứng toàn thân: cơ thể gầy sút, mệt mỏi,

ăn uống kém.

- Sinh thiết: nếu thấy có tế bào ung thư thì chẩn đoán chắc chắn và cho biết thể loại ung thư.

2.3. Giai đoạn lan tràn

Tùy theo ung thư lan tràn về phía nào mà có những triệu chứng rõ rệt riêng.

- Ung thư lan tỏa sang bên: đau tai, ù tai nặng, chảy máu mủ tai, sùi ra ống tai dễ chảy máu.

- Xuống dưới: đẩy thấp màn hầu xuống, có thể thấy

u lùi sùi sau lưỡi gà.

- Lên trên: phá hủy xương nền sọ, chui vào các lỗ nền sọ, làm tổn thương các dây thần kinh sọ.

- Di căn hạch cổ.

- Di căn phủ tạng như: gan, phổi, xương.

3. Điều trị

- Có thể kết hợp các phương pháp điều trị.

- Điều trị bằng tia xạ.

- Phẫu thuật nạo vét hạch cổ.

- Điều trị bằng hóa chất chống ung thư.

- Điều trị chủ yếu nhằm mục đích kéo dài đời sống, tỷ lệ khỏi sau 5 năm là 20 25%.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng Mắt, Tai mũi họng, Trường Đại học Y Hà Nội , Nxb Y học, Hà Nội (1990).

2. Bài giảng Mắt (2002), Trường Đại học Y Thái Nguyên.

3. Nguyễn Thị Đôi (2000), "Tình hình chấn thương mắt trẻ em", Nhãn khoa, 3, Hội Nhãn khoa Tổng hội Y Dược học Việt Nam.

4. Nguyễn Xuân Hiệp (2000), "Tật khúc xạ: một nguyên nhân chính gây giảm thị lực tại Việt Nam và các nước trong khu vực", Nhãn khoa, 3, Hội Nhãn khoa Tổng hội Y Dược học Việt Nam.

5. Tổ chức Y tế, thế giới (1994), Điều trị bệnh đục thể thuỷ tinh trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, Nxb Y Học, Hà Nội.


PHẦN II

CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT


Bài 20

GIẢI PHẪU SINH LÝ Ổ MIỆNG

Ổ miệng là phần đầu tiên của hệ tiêu hóa, chứa lợi, răng, lưỡi và có các lỗ đổ của các ống tuyến nước bọt, giữ vai trò quan trọng trong việc nhai, nuốt, nếm, nói, tiết nước bọt.

1. Các phần của ổ miệng

1.1. Tiền đình miệng

Tiền đình miệng là một khoang hình móng ngựa, có giới hạn ngoài là má và môi, giới hạn trong là cung răng lợi, thông qua bên ngoài qua khe miệng.

1.2. Ổ miệng chính (CAVUM ORIS PROPRIUM)

Ổ miệng chính thức được giới hạn:

- Trước là cung răng lợi.

- Sau thông với hầu qua eo họng.

- Trên là vòm miệng. Vòm miệng gồm có 2 phần:

+ Phần trước do xương hàm trên và phần ngang

xương khẩu cái tạo nên.

+ Phần sau là tổ chức mềm gọi là màn hầu, phía trước màn hầu dính vào xương khẩu cái, phía sau giữa là lưỡi gà rủ xuống dưới. Phía sau bên có hai nếp cung khẩu cái lưỡi ở phía trước và cung khẩu cái hầu ở phía sau. Giữa hai cung là hố hạch nhân, trong đó có chứa tuyến hạch nhân khẩu cái.

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 16/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí