Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 18

Khi điều trị bảo tồn không có kết quả.

3.2.1. Chỉ định cắt Aminđan:

- Aminđan viêm mãn tính tái đi tái lại tần suất 5

6 lần/năm

- Aminđan viêm mãn tính gây biến chứng tại chỗ như viêm tấy, áo xe quanh Aminđan, áp xe Aminđan.

- Aminđan viêm mãn tính gây viêm các cơ quan lân cận như viêm họng, viêm mũi xoang, viêm tai, viêm thanh khí phế quản.

- Aminđan viêm mãn tính gây biến chứng xa: thấp khớp cấp tính, viêm cầu thận cấp tính.

- Aminđan viêm mãn tính quá phát gây khó thở, khó nuốt.

3.2.2. Chống chỉ định

- Chống chỉ định tương đối:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

+ Aminđan viêm cấp tính, hoặc mãn tính tái phát

(đang đau, đang sốt)

Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 18

+ Đang sốt do bệnh toàn thân

+ Đang mắc các bệnh đường hô hấp

+ Đang trong thời kỳ tiêm chủng

+ Phụ nữ có thai, kinh nguyệt

+ Chống chỉ định tuyệt đối:


tủy

+ Bệnh về máu: ưa chảy máu, bạch cầu cấp, suy


+ Bệnh lý mãn tính: lao, suy tim, suy thận, đái

đường, HIV/AIDS

Bài 17

DỊ VẬT THỰC QUẢN, DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ


I. DỊ VẬT THỰC QUẢN

1. Đại cương

- Dị vật thực quản là loại hay gặp ở nước ta, thường gặp nhiều hơn dị vật đường thở, người lớn gặp nhiều hơn trẻ em.

- Thường gặp nhiều loại khác nhau như: thức ăn, xương cá, xương gà, đồ chơi bằng nhựa, mảnh sắt, huy hiệu, kim băng, đồng xu, dị vật sống như cá, tôm.

2. Nguyên nhân

- Do tập quán ăn uống là chặt xương lẫn thịt thành mảnh, do văn vội vàng, người già hỏng răng không nhai được kỹ nên bị hóc xương

- Trẻ em ngậm độ chơi trong miệng rồi vô tình nuốt

vào.

- Bản thân thực quản có thành tích như sẹo, hẹp, co

thắt, khối u là điều kiện để dị vật dễ mắc.

- Dị vật thường mắt ở chỗ hẹp tự nhiên của thực quản:

- Nơi tương ứng với quai động mạch chủ

- Nơi tương ứng vớ phế quản góc trái.

- Nơi thực quản chui ra từ cơ hoành.

- Tâm vị

Trên thực tế 80% dị vật mắc ở đoạn thực quản cổ, 12% ở thực quản ngực, 8% ở cơ hoành và tâm vị.

3. Triệu chứng

3.1. Giai đoạn đầu

- Nuốt đau là triệu chứng quan trọng và điển hình, ngay sau khi hóc bệnh nhân đau không ăn được nữa, bỏ dở bữa ăn

- Nếu dị vật nhỏ nuốt vướng là chủ yếu

- Nếu dị vật to quá có thể gây khó thở do chèn ép thành sau khi quản.

3.2. Giai đoạn viêm nhiễm

- Thường sau 1 2 ngày các triệu chứng nuốt đau, đau cổ, đau ngực tăng lên rõ rệt

- Sốt, người mệt mỏi, suy sụp nhanh

- Nếu áp xe dưới niêm mạc, mủ tự vỡ trôi xuống dạ dày rồi khỏi dần, nhưng thường viêm lan tỏa và gây các biến chứng

3.3. Giai đoạn biến chứng

3.3.1. Viêm tấy quanh thực quản cổ

Do dị vật chọc thủng thực quản cổ gây nên viêm nhiễm thành thực quản lan tỏa, viêm mô liên kết xung quanh thực quản

- Bệnh nhân sốt cao, thể trạng nhiễm khuẩn, toàn thân suy sụp

- Đau cổ, không ăn uống được gì, chảy nhiều nước dãi, hơi thở hôi

- Cổ nghiêng sang một bên, quay cổ khó khăn,

máng cảnh đầy, ấn rất đau

- Khám: mất tiếng lọc cọc thanh quản

- X.quang: cột số cổ mất chiều cong sinh lý, thực quản dày lên rõ rệt, có thể thấy hình dị vật

3.3.2. Viêm trung thất:

- Do áp xe viêm tấy từ cổ xuống, hoặc dị vật chọc thủng thực quản, đoạn ngực gây viêm trung thất.

- Sốt cao, rét run, có khi nhiệt độ tụt thấp

- Đau ngực, khó thở, mạch nhanh yếu, huyết áp hạ,

tràn khí dưới da cổ, ngực

- Chụp X.quang: trung thất giãn rộng, có hơi ở

trung thất.

3.3.3. Viêm phế mạc mủ:

- Dị vật chọc thủng thành thực quản, tổn thương

màng phổi gây viêm mủ màng phổi.

- Bệnh nhân có sốt cao, đau ngực, khó thở. Khám có hội chứng tràn dịch màng phổi.

3.3.4. Thủng động mạch lớn:

- Do dị vật sắc nhọn hoặc qua quá trình dị vật chui ra gây thủng các động mạch lớn

- Thường xuất hiện sau khi bị hóc dị vật 4 5 ngày. Bệnh nhân khạc, nôn ra máu đỏ tươi, số lượng nhiều, tử vong nhanh chóng.

4. Điều trị

- Khám chẩn đoán sớm, soi thực quản gắp dị vật là biện pháp tốt nhất

- Viêm tấy quanh thực quản có áp xe: phẫu thuật dẫn lưu mủ ra ngoài

- Áp xe trung thất: mở trung thất dẫn lưu

- Viêm phế mạc mủ: chọc phế mạc hút mủ: bơm

dung dịch kháng sinh, hoặc dẫn lưu tối thiểu.

Trong khi điều trị cần chú ý hồi sức, nuôi dưỡng tốt, kháng sinh liều cao.

II. DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ

1. Đại cương.

Mọi lứa tuổi có thể bị dị vật đường thở, hay gặp nhất là trẻ dưới 4 tuổi. Dị vật đường thở là những chất vô cơ hay hữu cơ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản. Hay gặp nhiều nhất là hạt lạc, rồi đến hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt hồng bì... mẩu xương, vỏ tôm, cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc...

Dị vật đường thở là những tai nạn có thể nguy hiểm ngay đến tính mạng và phải được xử trí cấp cứu. Thường gặp ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn, gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ tuổi. Trên 25% gặp ở trẻ dưới 2 tuổi (Lemariey), 95% gặp ở trẻ dưới 4 tuổi (khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai - 1965).

2. Nguyên nhân.

- Trẻ em thường có thói quen đưa các vật cầm ở tay vào mồm. Người lớn trong khi làm việc cũng có những người quen ngậm một số những dụng cụ nhỏ vào mồm, đó là điều kiện dễ đưa tới dị vật rơi vào đường thở hay vào thực quản.

- Dị vật bị rơi vào đường thở khi hít vào mạnh hoặc sau một một trận cười, khóc, ngạc nhiên, sợ hãi.

- Dị vật bị rơi vào đường thở do bị liệt họng, thức ăn rơi vào đường thở.

- Do tai biến phẫu thuật: khi gây mê, răng giả rơi vào đường thở, mảnh V.A khi nạo, khi lấy dị vật ở mũi bị rơi vào họng và rơi vào đường thở.

Vị trí của dị vật mắc ở đường thở: thanh quản, khí quản hoặc phế quản.

3.Triệu chứng.

Trẻ em ngậm hoặc đang ăn (có khi cũng là lúc trẻ đang nhiễm khuẩn đường hô hấp) đột nhiên ho sặc sụa, tím tái, ngạt thở trong chốc lát. Đó là hội chứng xâm nhập xảy ra khi dị vật qua thanh quản, niêm mạc bị kích thích, chức năng phản xạ bảo vệ đường thở của thanh quản được huy động để tống dị vật ra ngoài.

Hội chứng xâm nhập:

- Đó là cơn ho kịch liệt như để tống dị vật ra ngoài, bệnh nhân khó thở dữ dội có tiếng thở rít, co kéo, tím tái, vã mồ hôi có khi ỉa đái cả ra quần.

- Căn nguyên do hai phản xạ của thanh quản: phản xạ co thắt thanh quản và phản xạ ho để tống dị vật ra ngoài.

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 16/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí