Bảng Thống Kê Điểm Số Bài Kiểm Tra Kiến Thức

CHƯƠNG 3. KHẢO NGHIỆM

3.1. Khái quát về quá trình khảo nghiệm

3.1.1. Mục đích khảo nghiệm

Việc tổ chức khảo nghiệm được tiến hành nhằm kiểm tra sự phù hợp của các biện pháp tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH. Đồng thời, đề tài kiểm tra việc lĩnh hội kiến thức về bệnh béo phì và việc áp dụng các biện pháp phòng chống béo phì của HS thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy trình đã đề xuất.

3.1.2. Địa bàn khảo nghiệm

Quá trình tổ chức khảo nghiệm được thực hiện tại trường Tiểu học Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

3.1.3. Đối tượng khảo nghiệm

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu đối tượng khảo nghiệm tại trường Tiểu học Nghĩa Tân, tôi được sự đồng ý giúp đỡ của nhà trường và giáo viên giảng dạy nên lựa chọn lớp 3H để tiến hành khảo nghiệm.

3.1.4. Thời gian khảo nghiệm

Nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi khảo nghiệm vào tuần 14 của năm học (tức tuần 7 của quá trình thực tập sư phạm). Tôi thực hành tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS vào chiều thứ sáu, tiết 5 - 6, ngày 11/12/2020 cùng với sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm, ban phụ huynh và hai bạn giáo sinh khác.

3.1.5. Nội dung khảo nghiệm

Vì không có nhiều thời gian và cơ hội để áp dụng hết các biện pháp tích hợp như đã nêu ở trên nên tôi đã lựa chọn biện pháp tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì thông qua hoạt động trải nghiệm. Tôi đã thực hành tổ chức hoạt động giáo dục tại lớp 3H.

- Học sinh được ôn lại những kiến thức về các chất dinh dưỡng cần thiết cho HSTH, chế độ ăn hợp lí, lành mạnh.

- Học sinh được cung cấp một số kiến thức cơ bản về bệnh béo phì và cách phòng chống.

- Học sinh thực hành làm món ăn tốt cho sức khỏe: salad rau xanh.

- Học sinh tuyên truyền cho mọi người ý thức nâng cao và bảo vệ SK.

- Học sinh tập một số động tác nhảy có tác dụng cho sức khỏe.

- Học sinh chơi trò chơi rèn luyện thể lực.

- Học sinh báo cáo đưa ra kết luận về các hoạt động mình vừa thực hiện có lợi ích thế nào đối với sức khỏe.

3.1.6. Phương pháp khảo nghiệm

Để có kết quả khảo nghiệm, chúng tôi tiến hành thu thập dữ liệu thông

qua:

Quan sát hoạt động và trao đổi với HS: Quan sát trực tiếp thông qua quá

trình HS học tập và vui chơi trên lớp, ghi chép, chụp ảnh, quá trình HS tham gia các hoạt động.

Dựa trên những dữ liệu đã thu thập được, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả khảo nghiệm, đánh giá mức độ phù hợp của các biện pháp tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì.

Đối với lớp khảo nghiệm, GV tổ chức hoạt động trải nghiệm giáo dục sức khỏe: thực hành giảng dạy cung cấp kiến thức và tổ chức các hoạt động rèn luyện sức khỏe cho HS ngay tại tiết học đó.

3.2. Kết quả khảo nghiệm

3.2.1. Phân tích về mặt định tính

Qua quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, tôi đã quan sát HS và đưa ra những nhận xét như sau:

- Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm này mang lại sự tập trung và hứng thú cho HS tham gia.

- Lớp có không khí học tập thoải mái, vui tươi.

- Học sinh tích cực tham gia phát triển, đóng góp ý kiến, hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Học sinh nắm được kiến thức về dinh dưỡng và bệnh béo phì sau tiết

học.

- Học sinh tự tin trong việc tìm hướng giải quyết các vấn đề khi gặp phải

tình huống khó khăn trong thực tiễn.

Dưới đây là hình ảnh trong hoạt động trải nghiệm làm salad rau xanh:


Hình 3 1 Nguyên liệu làm salad Hình 3 2 Salad Nga của nhóm 3 Hình 3 3 Học sinh làm 1

Hình 3.1. Nguyên liệu làm salad



Hình 3 2 Salad Nga của nhóm 3 Hình 3 3 Học sinh làm một món salad khác 3 2 2 Phân 2

Hình 3.2. Salad Nga của nhóm 3

Hình 3 3 Học sinh làm một món salad khác 3 2 2 Phân tích về mặt định lượng 3


Hình 3.3. Học sinh làm một món salad khác

3.2.2. Phân tích về mặt định lượng

Nhằm đánh giá kết quả học tập của HS, chúng tôi tiến hành kiểm tra phần kiến thức đã dạy bằng biện pháp tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì thông qua hoạt động tải nghiệm bằng một bài kiểm tra kiến thức lí thuyết.

Để thấy rõ được phổ điểm của HS, chúng tôi lập bảng phân tích sau đây:

Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra kiến thức



Lớp

Số

bài KT

Điểm số

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


3H


62

0

0

0

0

3

6

24

18

9

3

Phần trăm (%) tương ứng

0

0

0

0

4.8

9.5

38.1

28.5

14.3

4.8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Từ bảng thống kê trên, tôi đã đưa ra biểu đồ thể hiện điểm số mà HS đạt được sau khi được học tiết học tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH. Kết quả này là kết quả chính xác, dựa trên thang điểm 10. Biểu đồ như sau:

45


40

Số lượng

Phần trăm tương ứng

35


30


25


20


15


10


5


0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Biểu đồ 3.1. Phổ điểm bài kiểm tra kiến thức

Bên cạnh đó, đa số học sinh đã làm được món salad đúng yêu cầu: đảm bảo dinh dưỡng và hình thức trang trí đẹp mắt. Kết quả chấm điểm dựa theo thang điểm 10 như sau:


10

9

8

7

6

5

4

3

2

1

0

Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm 1 2 3 4 5 6 7 8

Biểu đồ 3.2. Phổ điểm thực hành làm salad của HS

Nhờ hoạt động cuối cùng nhảy theo nhạc bài “Con cào cào” đã giúp HS được vận động sau một tiết học. Học sinh sẽ không bị thụ động, giải tỏa căng thẳng. Lớp học cũng có không khí vui tươi hơn. Đồng thời, bài nhảy này cũng

nhắc nhở HS hãy nâng cao ý thức rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh thông qua câu hát “Muốn khỏe đẹp thì hãy thể thao, ai muốn khỏe đẹp thì hãy thể thao”.

3.3. Đánh giá kết quả khảo nghiệm

Theo kết quả điều tra, điểm số của HS sau khi áp dụng biện pháp tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì khá cao. Nếu được áp dụng biện pháp này vào trong quá trình dạy học chủ đề thuộc chương trình Tiểu học hiện nay hay trong các hoạt động giáo dục khác thì sẽ góp phần cho HS vừa nắm được kiến thức, vừa được rèn luyện sức khỏe ngay cả trong tiết học; từ đó có khả năng làm giảm nguy cơ béo phì cũng như nâng cao được sức khỏe và nhận thức của HS.

Qua quá trình khảo nghiệm, có một số thuận lợi và khó khăn như sau:

Về thuận lợi: Tiết khảo nghiệm được ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh tạo điều kiện và quan tâm. Đa số phụ huynh và học sinh tích cực tham gia các hoạt động của tiết khảo nghiệm. Học sinh được phụ huynh chuẩn bị đủ nguyên vật liệu để thực hành. Bên cạnh đó, các em có nhận thức và tiếp thu kiến thức nhanh, ham học hỏi nên tiết học đạt hiệu quả.

Về khó khăn: Một số học sinh còn không chịu hợp tác với giáo viên trong quá trình học. Các em còn chưa nắm được các kiến thức về bệnh béo phì, về chế độ ăn dinh dưỡng hợp lí nên cứ ăn uống theo sở thích cá nhân. Nhiều HS chưa tự giác trong các hoạt động. Một số học sinh lười vận động hoặc vận động khá chậm chạp, nhiều HS cứ ngồi im một chỗ, hoạt động chưa nhanh nhẹn, chưa chủ động trong mọi công việc, chưa phát huy được tính tích cực của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tôi đã tiến hành khảo nghiệm việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 3H theo chủ đề “Món ăn tốt cho sức khỏe”. Kết quả khảo nghiệm được nêu ra ở trên đã khẳng định mức độ phù hợp của các biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cũng như tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Việc tổ chức dạy học tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì đã tạo cho học sinh động cơ học tập tích cực, tạo hứng thú cho học sinh ở mức độ cao. Từ đó, giúp các em có nhận thức đúng đắn về bệnh béo phì cũng nhu ích lợi của việc ăn uống hợp lí, thường xuyên luyện tập thể thao và hướng tới tự chăm

sóc bản thân theo đúng mạch kiến thức mà Bộ giáo dục và đào tạo đã đề ra. Tuy nhiên, đây chỉ là sự thay đổi trong nhận thức của học sinh; còn thói quen về ý thức thì cần thời gian nhiều hơn và các đơn vị giáo dục cùng phối hợp thì học sinh mới phát triển khỏe mạnh được. Do đó, nếu chỉ tích hợp một nội dung giáo dục hay một hoạt động giáo dục thì không đủ mà phải cần sự kết hợp giữa các nội dung, hoạt động thì mới đạt hiệu quả giáo dục tối đa.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Khóa luận đã thu được những kết quả sau:

1. Hệ thống hóa lí thuyết về bệnh béo phì và tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì.

2. Đánh giá thực trạng béo phì ở học sinh Tiểu học và thực trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH

3. Một số biện pháp tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH.

4. Thiết kế bài dạy tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì trong môn TNXH lớp 4, thuộc chủ đề “Con người và sức khỏe”.

5. Tổ chức cho HS tham gia hoạt động trải nghiệm phòng chống bệnh béo

phì.

6. Nghiên cứu sự phù hợp của các biện pháp tích hợp GDSK phòng chống

bệnh béo phì cho HSTH theo hướng liên hệ thực tiễn.

7. Kết quả khảo nghiệm cho phép rút ra kết luận bước đầu về sự phù hợp và tính khả thi của các biện pháp tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH với thực tiễn, góp phần tích cực hóa hoạt động của HS; tạo ra môi trường học tập vui vẻ, học sinh tiếp thu được những kiến thức và rèn luyện thể lực một cách hiệu quả, góp phần làm giảm tỉ lệ béo phì ở Tiểu học.

Như vậy có thể khẳng định rằng mục đích nghiên cứu đã được thực hiện, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và khóa luận là tính khả thi.

Hạn chế:

1. Phần lí luận của đề tài của mỏng, chưa chi tiết do đây là lần đầu tôi tham gia nghiên cứu một đề tài lớn nên còn nhiều bỡ ngỡ cũng như thời gian nghiên cứu ít, không đủ để tôi tìm hiểu và nghiên cứu hết mọi nội dung.

2. Các mẫu tìm hiểu còn bé, phạm vi nghiên cứu còn hẹp nên khả năng chưa được chính xác tuyệt đối. Bên cạnh đó, yếu tố thời gian ít cũng gây ảnh hưởng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Do đó, đôi chỗ có sự nhận xét, đánh giá chủ quan của tôi. Nếu có điều kiện được phát triển thêm, mẫu lớn hơn thì đề tài sẽ mang lại tính khả thi cao hơn nữa.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 08/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí