Mức Độ Cần Thiết Của Việc Tích Hợp Gdsk Phòng Chống Bệnh Béo Phì



















Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


40.00%


35.00%


30.00%


25.00%


20.00%


15.00%


10.00%


5.00%


0.00%

Không cần

Cần

Rất cần

Biểu đồ 1.3. Mức độ cần thiết của việc tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì

Qua bảng thống kê kết quả khảo sát trên, vẫn còn một số giáo viên vẫn chưa thấy được mức độ cần thiết của việc GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH. Một số giáo viên thậm chí còn xem việc tích hợp GDSK này là không cần thiết. Quan điểm này là hoàn toàn sai. Việc tích hợp này giúp HS và phụ huynh có nhận thức đúng đắn về bệnh béo phì, để từ đó có biện pháp phòng chống phù hợp.

Bên cạnh đó, cũng có một vài thầy cô thấy được tầm quan trọng của việc tích hơp GDSK nhưng lại chưa chú trọng và đưa ra nội dung giáo dục phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi HS. Họ không nắm được hết những nội dung cần được triển khai khi thực hiện tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì. Vì vậy, những người giáo dục này không có kế hoạch tích hợp giáo dục cụ thể. Điều này dẫn đến việc thực hiện tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì chưa thực sự hiệu quả. Thêm vào đó, một số phụ huynh có nhận thức chưa đúng về bệnh này cũng như chiều con cái của mình, thấy con đòi ăn gì là đáp ứng cho chúng, dẫn đến GV khó kiểm soát được lượng thức ăn một ngày HS nạp vào, Từ đó, GV sẽ rất khó trong quá trình giúp HS phòng chống béo phì.

1.4.2.3. Nhận xét

Các yếu tố, nguy cơ gây béo phì ở học sinh Tiểu học

Sau quá trình khảo sát, điều tra, tôi đã thấy rõ những yếu tố và nguy cơ gây béo phì cho HSTH. Cụ thể như sau:

Bảng 1.10. Tần suất tiêu thụ thực phẩm và thói quen ăn uống


Bảng 1 11 Hoạt động thể lực và thời gian tĩnh tại  Quá trình nhà trường 1

Bảng 1.11. Hoạt động thể lực và thời gian tĩnh tại


 Quá trình nhà trường tích hợp giáo dục sức khỏe phòng bệnh béo phì Nhà 2

Quá trình nhà trường tích hợp giáo dục sức khỏe phòng bệnh béo phì

Nhà trường có triển khai kế hoạch giáo dục cho HS phòng chống bệnh béo phì nhưng chưa sát sao, theo dõi thường xuyên. Giáo viên một số lớp có thực hiện quá trình giáo dục phòng chống bệnh béo phì thông qua một số hoạt động trên lớp. Tuy nhiên, việc thực hiện này không diễn ra thường xuyên mà thực tế thì rất ít khi thực hiện. Thêm vào đó, việc thực hiện giáo dục này không có hướng dẫn, nội dung cụ thể mà chỉ dựa vào lượng kiến thức mà giáo viên lớp đó muốn truyền tải cho học sinh của mình. Do đó, đa số các con học sinh không nắm được các kiến thức về bệnh béo phì cũng như các biện pháp phòng chống bệnh béo phì.

Những khó khăn khi thực hiện tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì

Về phía phụ huynh: Khi giáo viên thực hiện tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh thì phụ huynh học lại lại có quan điểm lệch lạc, chưa hiểu được mối nguy hại của bệnh béo phì. Cha mẹ học sinh có cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều fastfood (đồ ăn nhanh), những đồ ăn có nhiều chất béo, nước ngọt, bánh kẹo…ăn quá nhiều trong ngày dẫn đến thừa calo, tích tụ một thời gian sẽ rất dễ gây nên thừa cân, béo phì. Do trẻ lười vận động, không muốn tham gia thể thục thể thao, thay vì đó xem hoạt hình, chơi điện thoại

Về phía giáo viên: Giáo viên chưa nắm rõ khẩu phần ăn một ngày của HS để phối hợp với phụ huynh chăm sóc trẻ một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, giáo viên chưa tận dụng cơ hội giáo dục thể chất và lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho HS thông qua các hoạt động và môn học. Ngoài ra, một số giáo viên còn hạn chế trong việc sưu tầm, cải tiến phương pháp dạy học, chưa biết cách tích hợp giáo dục linh hoạt các hoạt động nên việc tích hợp giáo dục phòng chống bệnh béo phì cho HS chưa mang lại hiệu quả cao.

Về phía học sinh: Một số học sinh còn không chịu hợp tác với giáo viên trong quá trình thực hiện giáo dục cũng như không có ý thức giảm cân (đối với HS bị bệnh). Các em còn chưa nắm được các kiến thức về bệnh béo phì, về chế độ ăn dinh dưỡng hợp lí nên cứ ăn uống theo sở thích cá nhân. Nhiều HS chưa tự giác trong các hoạt động. Một số học sinh lười vận động hoặc vận động khá chậm chạp, nhiều HS cứ ngồi im một chỗ, hoạt động chưa nhanh nhẹn, chưa chủ động trong mọi công việc, chưa phát huy được tính tích cực của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua việc nghiên cứu chương 1, đề tài đã chỉ ra rõ chế độ dinh dưỡng của học sinh Tiểu học, các kiến thức về bệnh béo phì như khái niệm, nguyên nhân, hệ quả đối với học sinh, cách phòng chống,... Từ đó thấy được thực trạng béo phì ở học sinh Tiểu học và thực trạng tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh hiện nay thông qua việc tiến hành khảo sát tại khối 3, trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy). Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ béo phì ngày càng tăng mà tình hình tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh chưa được triển khai rộng rãi ở các lớp học. Bên cạnh đó, khó

khăn do sự thiếu hiểu biết và giúp đỡ của phụ huynh học sinh cũng ảnh hưởng đến quá trình giáo dục. Trên hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn đó, đòi hỏi những nhà giáo dục cần có những biện pháp giáo dục phù hợp để phòng chống bệnh béo phì đạt hiệu quả.

CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

2.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Đất nước của chúng ta đang phát triển nhanh chóng, hàng ngày hàng giờ thay đổi theo chiều hướng tích cực, hiện đại với nhiều biến động trong mọi lĩnh vực. Việc thiết kế bài giảng hay chủ đề tích hợp giáo dục yêu cầu người dạy phải đảm bảo tính khoa học, luôn thay đổi, tìm tòi và đưa vào bài giảng những thành tựu mới của khoa học kĩ thuật. Nội dung dạy học tích cực ngoài những kiến thức đã hình thành từ trước thì phải luôn được cập nhật những tri thức mới nhất. Chỉ khi thực hiện được điều đó thì việc dạy học tích hợp mới có được hiệu quả cao. Việc này dựa rất nhiều vào khả năng của giáo viên, đòi hỏi người GV luôn trau dồi tri thức của bản thân. Giáo viên phải là người luôn luôn tìm tòi, học hỏi, khám phá những điều mới. Hơn cả, để đưa những điều mới vào bài dạy thì GV luôn phải tìm ra cách giới thiệu, dẫn vào bài sao cho tinh tế và khéo léo, đặc biệt phải mới lạ thì mới thu hút người học, tạo ra nguồn tri thức mới lạ cho HS. Dựa vào đó, HS sử dụng những kiến thức mình đã được tiếp nhận trước đó kết hợp với những điều vừa được giáo dục để giải quyết vấn đề, mục tiêu của bài học sao cho tốt nhất ở các mặt của vấn đề.

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này yêu cầu trong khi thực hiện GD, GV phải làm cho HS hiểu và nắm vững được mục tiêu về kỹ năng của bài học. Những giá trị đó phải có tính hệ thống, được áp dụng vào trong thực tế dạy học, giúp ích cho chính các em đồng thời góp phần cải tạo cuộc sống hiện của các em cũng như cải tạo bản thân có sức khỏe tốt hơn.

Khi giáo dục HS, mọi lý thuyết phải gắn với việc thực hành, nếu không, tất cả kiến thức đã học đó đều trở thành lý thuyết suông, không gắn với cuộc sống hiện tại cũng như không đạt được mục tiêu đã đề ra. Gv muốn đặt ra những yêu cầu cần đạt được thì những yêu cầu ấy đều phải gắn với thực tế cuộc sống thì mới giáo dục HS tốt được.

Lưu ý trong khi GDSK học đường thì cung cấp tri thức cho HS phải đảm bảo tính thực tiễn lớp học, nhằm đạt hiệu quả để mỗi cá nhân HS có thể áp dụng thành thạo trong sinh hoạt hằng ngày. Song song đó, các em có thể chủ động ngăn ngừa các bệnh học đường, hơn thế nữa HS còn có thể chỉ dẫn và trợ giúp các bạn trong lớp.

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Giáo dục có mục đích đem lại chất lượng nhằm cải thiện các công tác giáo dục. Các yêu cầu giáo dục toàn diện của xã hội dành cho HS hiện nay cần đạt được: hình thành các phẩm chất và năng lực tốt đẹp, có giá trị và rèn luyện các kĩ năng sống.

Trong GDSK, các hành động và việc làm của HS mang tính chất tích cực, đúng ý muốn được xem là đã đạt hiệu quả. HS được trang bị những kiến thức về sức khỏe một cách cơ bản, các kĩ năng và kĩ xảo của các em được thực hành theo một hệ thống thống nhất. Từ đó xây dựng thế giới quan khoa học, áp dụng được các tri thức, kỹ năng quan trọng ấy vào thực tế.

Việc đưa ra và vận dụng các biện pháp tích hợp giáo dục phòng chống bệnh béo phì cho HSTH phải dựa vào cơ sở là đặc điểm tâm, sinh lý và thói quen sinh hoạt của HS. Nếu nhà giáo dục không coi trọng những yếu tố trên thì quá trình giáo dục sẽ không mang lại hiệu quả cao hoặc thất bại hoàn toàn. GV xây dựng nhiều tình huống và hoạt động để HS được thực hành, được hoạt động, được giải quyết vấn đề; do vậy các em sẽ nhớ lâu và trở thành thói quen sau này.

2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Khi đưa ra những đề xuất và thực hiện các biện pháp tích hợp giáo dục phòng chống bệnh béo phì cho HSTH phải đảm bảo tính khả thi cao. Người giáo dục cần phải dựa vào chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, cụ thể là chương trình giáo dục Tiểu học cùng với những đặc điểm tâm - sinh lý của HSTH để xác định những biện pháp giáo dục phù hợp, thích ứng và khả thi. Chỉ khi làm được vậy thì mới đảm bảo có thể mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục sức khỏe cho HSTH, giáo dục ngăn ngừa và phòng tránh các bệnh học đường nói chung và bệnh béo phì nói riêng.

2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp đối tượng

Các biện pháp khi áp dụng trong dạy học tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH phải phù hợp với từng đối tượng giáo dục có trình độ nhận thức tương ứng. Nguyên tắc này yêu cầu các biện pháp xây dựng có tính hệ thống, cân đối giữa các đối tượng và mục tiêu giáo dục. Đồng thời, tần suất thực hiện các biện pháp phải thường xuyên, liên tục. Giữa biện pháp này với biện pháo kia không được giống nhau, phải có sự nhất quán khi thực hiện giáo dục. Mỗi biện pháp được thiết lập chặt chẽ với nhau, dựa trên cơ sở khoa học phù hợp với hoạt động nhận thức của đối tượng HS, tạo ra sự liên kết lẫn nhau.

Dựa trên nguyên tắc này, nhiệm vụ của tích hợp giáo dục phòng chống bệnh béo phì sẽ đưa ra cho HSTH những kiến thức về sức khỏe, biện pháp phòng chống và đem lại hiệu quả cho HS. Các biện pháp phải gắn bó với thực tế của cuộc sống và được xây dựng mang tính khoa học. Bên cạnh đó, người giáo dục biết sử dụng biện pháp này cùng với biện pháp khác tạo nên hệ thống các biện pháp giáo dục thường xuyên. Ngoài ra, mỗi một biện pháp phải dựa vào quá trình giáo dục từ mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức, nội dung giáo dục và điều kiện thực hiên,... trên các mặt khác nhau: về nhận thức, thái độ, tình cảm, hành vi của HS.

Tuy nhiên, khả năng nhận thức của HSTH có giới hạn nên những kiến thức mới đó phải phù hợp với đặc điểm HS; phù hợp với kế hoạch, mục tiêu dạy học đã đề ra. Vì vậy, mỗi chủ đề tích hợp giáo dục cần phải đơn giản hóa lí thuyết suông, bổ sung thêm các kiến thức ngoài thực tiễn, từ đó tạo cơ hội để HS được tự trải nghiệm, tự khám phá tri thức, và tự hình thành kĩ năng cho bản thân.

2.1.6. Mối quan hệ giữa các nguyên tắc

Các nguyên tắc để đề xuất các biện pháp nhằm tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì đều có ưu điểm và nhược điểm. Tuy nhiên, người giáo dục cần phải linh hoạt trong quá trình giáo dục, có thể phối kết hợp các nguyên tắc với nhau sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức, tâm sinh lí và nhu cầu của các em trong quá trình giáo dục tích hợp phòng chống bệnh béo phì. Các biện pháp được áp dụng song song vào quá trình giáo dục bởi nếu chỉ áp dụng một biện pháp thì không thể đạt hiệu quả tốt nhất cho các em HS được. Các nguyên tắc có

mối quan hệ chặt chẽ với nhau và luôn bổ trợ cho nhau, biện pháp này là tiền đề cho biện pháp khác.

2.2. Một số biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học

2.2.1. Tích hợp giáo dục phòng chống bệnh béo phì trong môn Khoa học và môn Tự nhiên - xã hội

Hiện nay, tại các nhà trường Tiểu học có rất nhiều môn học. Mỗi một môn học có những đặc trưng riêng nhưng lại có sự liên qua, tương trợ lẫn nhau. Việc giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học có thể triển khai tích hợp vào một số môn học như Tự nhiên - xã hội, Khoa học, Đạo đức, Thể dục, Luyện từ và câu, Âm nhạc,… Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu ở hai môn học là Tự nhiên - xã hội và Khoa học. Bởi vì, tôi nhận thấy cả hai môn học đều dễ dàng tích hợp giáo dục do có mạch kiến thức liên quan đến sức khỏe con người. Thêm vào đó, thời gian nghiên cứu đề tài còn hạn chế, không đủ để tôi có thể nghiên cứu sâu ở các môn học khác nên đề tài này chỉ nghiên cứu dừng ở môn Tự nhiên xã hội và Khoa học.

Ở chương trình Tiểu học, giáo dục sức khỏe cho HS là một việc làm quan trọng, cần được thực hiện trong các các môn học. Trong đó, môn Tự nhiên - xã hội lóp 1, 2, 3 và môn Khoa học lớp 4, 5 có khả năng áp dụng tích hợp thích hợp nhất.

Môn Tự nhiên - xã hội lớp 1, 2, 3 có liên quan đến giáo dục sức khỏe ngay ở mục tiêu môn học. Mục tiêu về kiến thức: HS nắm được một số kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khỏe (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn thường gặp). Mục tiêu về kĩ năng thì giúp HS chăm sóc sức khoẻ bản thân và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn. Còn về mục tiêu thái độ, HS sẽ tự giác thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Chủ điểm Con người và sức khỏe ở môn học này là chủ điểm giáo dục sức khỏe cho HS. Nội dung dạy học cụ thể như sau:

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 08/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí