Nội Dung Kiến Thức Con Người Và Sức Khỏe Ở Tnxh Lớp 1, 2, 3

Bảng 2.1. Nội dung kiến thức Con người và sức khỏe ở TNXH lớp 1, 2, 3


LỚP

NỘI DUNG


Lớp 1

1. Cơ thể người

1.1. Các bộ phận của cơ thể người

1.2. Các giác quan

2. Vệ sinh phòng bệnh

2.1. Vệ sinh cơ thể, phòng bệnh ngoài da

2.2. Vệ sinh các giác quan, phòng bệnh cho các giác quan

2.3. Vệ sinh răng, miệng, phòng bệnh răng

3. Dinh dưỡng Ăn đủ, uống đủ


Lớp 2

1. Cơ thể người

1.1. Cơ quan vận động

1.2. Cơ quan tiêu hoá

2. Vệ sinh phòng bệnh

2.1. Vệ sinh cơ quan vận động, phòng bệnh cong vẹo cột sống

2.2. Vệ sinh cơ quan tiêu hoá, phòng bệnh giun

3. Dinh dưỡng

Ăn sạch, uống sạch


Lớp 3

1. Cơ thể người

1.1. Cơ quan hô hấp

1.2. Cơ quan tuần hoàn

1.3. Cơ quan bài tiết nước tiểu

1.4. Cơ quan thần kinh

2. Vệ sinh phòng bệnh

2.1. Vệ sinh hô hấp, phòng một số bệnh đường hô hấp

2.2. Vệ sinh cơ quan tuần hoàn, phòng một số bệnh tim mạch

2.3. Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu, phòng một số bệnh đường tiết niệu

2.4. Vệ sinh thần kinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học - 8

Ở chương trình TNXH lớp 1, kiến thức chủ yếu chỉ ra cho HS biết các bộ phận và giác quan của cơ thể người. Để từ đó, các em biết cách vệ sinh phòng bệnh và ăn uống một cách đầy đủ.

Ở chương trình TNXH lớp 2 và lớp 3, các em được học về các cơ quan của cơ thể người. HS sẽ nắm bắt và thực hành vệ sinh các cơ quan để có sức khỏe tốt nhất. Thêm vào đó, các em còn được mở rộng vốn hiểu biết bằng cách biết lựa chọn thực phẩm sạch cũng như biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân: ăn sạch và uống sạch.

Môn Khoa học lớp 4, 5 cũng có mục tiêu giáo dục sức khỏe giống môn TNXH lớp 1, 2, 3. Mục tiêu ở môn Khoa học nhằm giúp học sinh đạt được một số kiến thức cơ bản ban đầu về: Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng, sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể người; cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm. Môn học rèn cho HS ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. Qua đó, các em tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Chủ điểm Con người và sức khỏe ở trong môn học này được xây dựng với nội dung như sau:

Bảng 2.2. Nội dung kiến thức Con người và sức khỏe ở Khoa học lớp 4, 5


LỚP

NỘI DUNG


Lớp 4

1. Trao đổi chất ở người

1.1. Một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường

1.2. Vai trò của các cơ quan trong sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường

2. Nhu cầu dinh dưỡng

2.1. Một số chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng đối với cơ thể

2.2. Dinh dưỡng hợp lí

2.3. An toàn thực phẩm

3. Vệ sinh phòng bệnh

3.1. Phòng một số bệnh do ăn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng

3.2. Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá

4. An toàn trong cuộc sống Phòng tránh tai nạn đuối nước


Lớp 5

1. Sự sinh sản và phát triển của cơ thể người

1.1. Sự sinh sản

1.2. Sự lớn lên và phát triển của cơ thể người

2. Vệ sinh phòng bệnh

2.1. Vệ sinh ở tuổi dậy thì

2.2. Phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm

3. An toàn trong cuộc sống

3.1. Sử dụng thuốc an toàn

3.2. Không sử dụng các chất gây nghiện

3.3. Phòng tránh bị xâm hại

3.4. Phòng tránh tai nạn giao thông


Ở lớp 4, 5 các em học sinh học Khoa học sẽ được tìm hiểu chủ đề Con người và sức khỏe qua những nội dung về sự trao đổi chất ở người. Khi nắm được những kiến thức đó, các em sẽ biết được nhu cầu dinh dưỡng của bản thân để từ đó hình thành nên thói quen ăn uống lành mạnh, hợp lí. Các em còn được học thêm các kiến thức và kĩ năng bảo vệ sức khỏe bản thân đối với sự đa dạng các loại thức ăn trong cuộc sống.

Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, tỉ lệ HS bị béo phì đang tăng nhanh thì việc tích hợp vào môn học này càng cần được triển khai rộng. Việc tích hợp giáo dục này sẽ giúp HS sau mỗi bài học có được kiến thức sách vở và cũng liên hệ được với thực tiễn. Từ đó các em có thể áp dụng vào cuộc sống hằng ngày để phòng chống bệnh béo phì.

Để thực hiện việc tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho HSTH, người giáo viên cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định bài học có thể tích hợp giáo dục vào được.

Bước 2: Xây dựng mục tiêu giáo dục bao gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ. Bước 3: Xác định mức độ tích hợp.

Bước 4: Lựa chọn phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp.

Bảng 2.3. Hệ thống nội dung tích hợp GDSK tương ứng với các bài dạy


Môn

Lớp

Bài

Nội dung tích hợp

Mức độ

tích hợp

Tự nhiên

- xã hội

2

Bài 6. Tiêu hóa thức ăn

Bài 7. Ăn uống đầy đủ

Bài 8. Ăn, uống sạch

sẽ

- Biết được tập thể dục hằng ngày, lao động và ăn uống đầy đủ sẽ có cơ thể khỏe mạnh.

Liên hệ

Khoa học

4

Bài 4: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Vai trò của chất bột đường.

Bài 5: Vai trò của chất đạm và chất béo.

Bài 6: Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ Bài 7: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?

Bài 8: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? Bài 9: Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn

Bài 13: Phòng bệnh

béo phì

- HS nắm được vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể.

- HS thực hiện ăn uống hợp lí.

- HS tự giác phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng.

- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.

- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy.

Bộ phận, liên hệ, toàn phần

Đối với các bài Tự nhiên - xã hội và Khoa học nêu trên, GV sẽ đưa ra nội dung tích hợp GDSK phòng bệnh béo phì dựa trên những thói quen ăn uống và rèn luyện thể dục thể thao cho HS. GV sẽ thiết kế những hoạt động ưu tiên vận động để các em được rèn luyện thường xuyên nhất.

Thiết kế giáo án bài dạy tích hợp giáo dục sức khỏe môn Khoa học 4 - Tích hợp nội bộ môn học (Phụ lục 3)

2.2.2.Tích hợp giáo dục phòng chống bệnh béo phì qua các hoạt động giáo dục

2.2.2.1. Tích hợp giáo dục phòng chống bệnh béo phì trong các hoạt động trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm là con đường gắn kiến thức trong sách vở với cuộc sống bên ngoài, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành năng lực, phát triển toàn diện cho học sinh. Quá trình tham gia các hoạt động sẽ huy động tổng thể các giá trị của cá nhân từ cảm xúc đến ý thức hành động, học sinh được củng cố, rèn luyện và phát triển năng lực của bản thân. Việc giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm sẽ giúp học sinh nâng cao ý thức phòng chống bệnh, có tinh thần thoải mái và cơ thể khỏe mạnh để tham gia học tập và vui chơi.

Trong quá trình giáo dục, có nhiều hình thức HĐTN như câu lạc bộ, trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan/dã ngoại, hội thi/cuộc thi, tổ chức sự kiện, giao lưu, hoạt động chiến dịch, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện và lao động công ích, sinh hoạt tập thể. Trong đó, một số hình thức hoạt động theo chủ đề có thể áp dụng tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho HS mang lại hiệu quả rõ rang nhất.

Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề

Chủ đề hoạt động trải nghiệm là hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, thu hút HS và đạt được hiệu quả cao trong việc giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho học sinh. Mỗi một khối lớp trong nhà trường Tiểu học đều có những đặc điểm về nhận thức và tâm lí khác nhau. Do đó, cùng một nội dung là giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho HS thì người giáo dục cần lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho từng khối lớp cụ thể.

Khối lớp 1: Chủ đề “Cơ thể khỏe mạnh”

- Tìm hiểu các cơ quan của cơ thể; thế nào là cơ thể khỏe mạnh và rèn luyện như thế nào để có sức khỏe tốt nhất.

- Tham gia các trò chơi theo nhóm để rèn luyện sức khỏe.

- Nâng cao năng lực hợp tác, giao tiếp ứng xử và giáo dục phẩm chất sống yêu thương, tự chủ, có trách nhiệm thông qua các hoạt động team building.

Khối lớp 2: Chủ đề “Ngày hội rau củ”

- Tìm hiểu lợi ích của rau xanh trong chế độ dinh dưỡng.

- Khuyến khích học sinh giữ thói quen ăn uống lành mạnh.

- Trau dồi các kỹ năng khi giao tiếp và làm việc nhóm đồng thời cũng học thêm những kiến thức thường thức đơn giản mà bổ ích.

Khối lớp 3: Chủ đề “Món ăn dinh dưỡng”

- Hiểu về chế độ dinh dưỡng để từ đó có thể tự chăm sóc bản thân.

- Tìm hiểu các món ăn tốt cho sức khỏe của con người.

- Trải nghiệm thực hành làm món salad để nâng cao sức khỏe.

- Khuyến khích học sinh có thói quen ăn uống lành mạnh.

Khối lớp 4: Chủ đề “Ngày hội thể thao”

- Đồng diễn thể dục nhịp điệu giữa một số lớp đăng kí tham gia.

- Tổ chức thi đấu thể thao giữa các lớp ở các môn sau: đá bóng, bật xa, chạy tiếp sức,…

- Tham gia các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy bao bố để rèn luyện SK.

- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, giao lưu, gắn kết tình bạn bè.

Khối lớp 5: Chủ đề “Sức khỏe gia đình”

- Tổ chức cho HS nắm vững những kiến thức liên quan đến bệnh béo phì.

- Trải nghiệm thiết kế những bài vè, vẽ tranh, làm poster,… để tuyên truyền cho mọi người nâng cao ý thức phòng chống bệnh béo phì.

- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, gắn kết tình cảm gia đình, bạn bè.

Để thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề trong tích hợp giáo dục sức khỏe, giáo viên cần tiến hành những bước sau đây

Bước 1: Lựa chọn chủ đề, xác định tên chủ đề và mục tiêu tích hợp giáo dục

- Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu sau khi tham gia hoạt động những hiểu biết, kiến thức mà học sinh có thể đạt được là gì. Nêu rõ thái độ, tinh thần mới tích cực của học sinh và những kĩ năng, năng lực mà học sinh cần đạt được sau khi kết thúc hoạt động trải nghiệm.

Ví dụ: Tên chủ đề: “Salad - Món ăn tốt cho sức khỏe” Mục tiêu của chủ đề:

a. Kiến thức

- Học sinh nhận diện những món salad đơn giản tốt cho sức khỏe để phòng chống bệnh béo phì.

- Học sinh phân biệt được những nguyên liệu để làm món ăn.

b. Kĩ năng

- Học sinh làm được món salad rau xanh

- Học sinh khéo léo, cẩn thận, thẩm mĩ, tham gia hoạt động nhóm

- Học sinh tuyên truyền, ý thức thói quen ăn uống lành mạnh đến mọi người xung quanh.

c. Thái độ

- Học sinh có ý thức giữ gìn bảo vệ sức khỏe của bản thân.

- Học sinh có thái độ tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh béo phì.

Bước 2: Xác định nội dung giáo dục

Giáo viên cần mô tả một cách ngắn gọn tên các nội dung trong hoạt động nhằm giúp người tham gia nắm được cấu trúc tổng thể bao gồm những hoạt động nào.

Ví dụ:

Nội dung 1: Tìm hiểu về những loại rau có thể chế biến thành những món salad vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe con người.

Nội dung 2: Thực hành làm salad rau xanh. Nội dung 3: Cuộc thi đầu bếp tài ba.

Nội dung 4: Tuyên truyền phòng chống chống bệnh béo phì cho HS.

Bước 3: Công tác chuẩn bị

Giáo viên xác định rõ: lực lượng tham gia, địa điểm tổ chức, thời gian tổ chức, tài liệu được sử dụng trong quá tổ chức hoạt động học tập, phương tiện học tập và một số sự chuẩn bị khác cho giáo viên.

Ví dụ:

Lực lượng tham gia: Giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh, học sinh

Địa điểm: Lớp học

Thời gian: thứ 6

Tài liệu: Món ăn (salad) tốt cho sức khỏe tinh thần

Phương tiện: rau xanh (cải bó xôi, xà lách, cải tím,...), củ quả ( cà rốt, táo, cà chua, ngô,...), hoa quả, đường, nước sốt mayonnasie, đồ trang trí,...

Chuẩn bị của giáo viên: Xây dựng kế hoạch để học sinh nghiên cứu và tự làm salad cho sức khỏe, phân công nhiệm vụ cụ thể cho học sinh và phụ huynh tham gia.

Bước 4: Xây dựng hoạt động tích hợp giáo dục

Mỗi hoạt động giáo viên cần xây dựng mục tiêu, cách tiến hành, kết luận hoạt động chi tiết, đầy đủ để được hiệu quả cao nhất.

Ví dụ:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về những món salad khác nhau có lợi cho sức khỏe

Mục tiêu: Học sinh biết về các món salad rau xanh, các nguyên liệu và cách sử dụng các dụng cụ cần thiết.

a. Cách tiến hành:

Bước 1: Xác định món salad

? Giáo viên đặt câu hỏi: Trong mỗi bữa ăn của chúng ta, rau xanh đóng vai trò quan trọng, vậy những món salad rau xanh nào vừa ăn ngon vừa tốt cho sức khỏe? (Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời ngắn gọn nhằm liệt kê được nhiều nhất)

Bước 2: Giáo viên chốt lại các loại salad có lợi cho sức khỏe; các nguyên liệu và dụng cụ cần thiết để sử dụng.

Bước 3: Giáo viên cho học sinh quan sát, nếm thử đĩa salad giáo viên chuẩn bị mẫu.

Bước 5: Đánh giá

Các bước tiến hành đánh giá bao gồm:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/11/2023