Tác Động Bệnh Lý Của Một Số Hợp Chất Khí Độc Hại Do Ô Nhiễm Đối Với Sức Khỏe Của Con Người

các công trình xây dựng, cầu cống, nhà cửa, đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của con người. Các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành công nghiệp, năng lượng ở Việt Nam và trên thế giới cũng góp phần không nhỏ làm thay đổi khí hậu và các dòng đối lưu trong khí quyển, hậu quả là làm gia tăng những cơn bão bất thường gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Chỉ tính trong năm 2009, tổng thiệt hại do các đợt thiên tai, lũ lụt trên cả nước gây ra là 23.745 tỷ đồng với 426 người chết, 28 người mất tích, 1.390 người bị thương cùng nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản, hoa màu và các công trình công cộng. Nước ta đứng thứ tư toàn cầu về thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, mỗi năm thiệt hại 1,5% GDP [63].

- Tác động của lắng đọng axit đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các công trình xây dựng:

Lắng đọng axit đang là vấn đề nhiễm bẩn môi trường quan trọng bao gồm lắng đọng khô (khí, bụi có tính axit) và lắng đọng ướt (mưa, sương mù có tính axit). Quan trắc mưa axit năm 2009 cho thấy ở tất cả 9/9 địa điểm quan trắc mưa axit (Lào Cai, Hà Nội, Quảng Ngãi, Nha Trang, Biên Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu và Mỹ Tho) đều xuất hiện các trận mưa với pH 5,5 (mưa axit). Mưa axit có nguyên nhân do con người đốt nhiều than đá, dầu mỏ trong quá trình sản xuất. Trong than đá và dầu mỏ thường chứa lưu huỳnh, còn trong không khí lại rất nhiều nitơ. Trong quá trình đốt sinh ra các khí SO2, NO2. Các khí này hòa tan với hơi nước tạo thành các hạt axit H2SO4, HNO3. Khi trời mưa các axit này hòa tan khiến cho nước mưa trở nên độc hơn đối với cây trồng, vật nuôi và con người. Mưa axit đổ vào ao hồ sẽ làm cho các sinh vật trong ao hồ suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Ao hồ sẽ trở thành các thủy vực chết. Mưa axit cũng làm tăng độ chua của đất, hòa tan một số nguyên tố cần thiết cho cây trồng trong đất dẫn đến cây cối kém phát triển, lá cây gặp mưa axit sẽ bị cháy lá, mầm bị chết khô làm cho khả năng quang hợp của cây cối giảm dẫn đến năng suất thấp. Mưa axit còn phá hủy các vật liệu làm bằng kim loại như: sắt, đồng, kẽm…, làm giảm tuổi thọ các các công trình xây dựng, cầu đường…

Hiện nay, trong cả nước, mưa axit chiếm tới 30-50% số lần mưa. Những nơi có tần suất cao lên tới 50%, điển hình như Việt Trì, Tây Ninh và Huế. Trong đề tài “Đánh giá hiện trạng mưa axit ở Việt Nam” của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, ở các thành phố công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP .HCM, lượng mưa axít luôn cao hơn gấp 2 tới 3 lần so với các khu vực có giá trị sinh thái cao như Cúc Phương, Nha Trang, Cà Mau...

- Tác động của hiệu ứng nhà kính đối với sản xuất và sinh hoạt của con người:

Hiệu ứng nhà kính là kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất (tương tự như nhà kính trồng cây). Trong vòng 30 năm trở lại đây, các khí gây hiệu ứng nhà kính đã gia tăng chóng mặt. Nguyên nhân là do sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch trong ngành năng lượng làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên, còn lại là do các hoạt động đốt phá rừng và các hoạt động khác. Một số khí gây hiệu ứng nhà kính điển hình như: CO2 đóng góp đến 50%, CFC đóng góp 17%, còn lại là NH4, N2O, O3 và một số khí khác. Theo dự báo của Văn phòng Công ước về biến đổi khí hậu, lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2010 sẽ khoảng 150 triệu tấn CO2 và đến năm 2020 sẽ lên đến 270 triệu tấn trong đó hoạt động công nghiệp và năng lượng sẽ lên tới 105,5 triệu tấn CO2 vào năm 2010 và 196,9 triệu tấn CO2 vào năm 2020. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi thì nhiệt độ bề

ngoài trái Đất tăng lên khoảng 3oC, dự báo nếu không có biện pháp khắc phục

hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng 1,5 - 4,5oC vào năm 2050. Nguyên nhân làm nhiệt độ trái đất tăng do sử dụng năng lượng chiếm 39%, hoạt động công nghiệp là 24%, do phá rừng 24%, hoạt động nông nghiệp chiếm 13% [31]. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Như vậy, nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các vùng đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm trong nước biển. Khí hậu trái đất nóng lên khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy, hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các dịch bệnh lan tràn, sức khỏe con người bị suy giảm.

Ngoài các tác động trực tiếp tổn hại đến kinh tế, ONMT còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người - nguồn lực của PTKT.

Một trong những tác động nghiêm trọng nhất của ONMT đến PTKT là gây giảm sút nghiêm trọng sức khỏe con người, nguồn lực quan trọng của PTKT. Mỗi năm, ở nước ta đã có hàng nghìn người tử vong hoặc phải cấp cứu tại các cơ sở y tế do ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, tiếng ồn hoặc do ngộ độc hóa chất gây tốn kém rất lớn về tiền bạc và còn ảnh hưởng đến sức khỏe trong nhiều năm tiếp theo mà nền kinh tế phải gánh chịu.

Ô nhiễm nguồn nước trong quá trình khai thác khoáng sản, sản xuất công

nghiệp và sinh hoạt đô thị đã gây tác động rất lớn đến sức khỏe con người, là nguyên nhân gây các bệnh như: tiêu chảy, kiết lị, tả, thương hàn, giun, sán, ung thư… Có đến 88% trường hợp tiêu chảy do thiếu nước sạch, vệ sinh môi trường kém.

Ô nhiễm không khí cũng đã gây ra nhiều bệnh đường hô hấp cho con người như hen, lao, bụi phổi, viêm phế quản, ung thư. Ở Việt Nam có đến 800 ngành nghề độc hại, nguy hiểm được Nhà nước quy định thì công nghiệp có hơn 500 ngành nghề. Bệnh bụi phổi là căn bệnh phổ biến nhất trong trong số các bệnh của công nhân trong các ngành công nghiệp. Theo thống kê của Trung tâm Y tế môi trường lao động công nghiệp thì tổng số công nhân tiếp xúc với bụi có nồng độ SiO2 tự do cao trong môi trường lao động là gần 150.000 người (chiếm 35,71% số lao động trong toàn ngành, riêng ngành than 70.000 người, thép

20.000 người, hóa chất 31.500 người, sành, sứ, thủy tinh, vật liệu chịu lửa 8.000 người) [41].

Tại Hội thảo "Ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu và tác động sức khỏe ở Việt Nam" diễn ra ngày 11/9/2010 tại Hà Nội, các nhà khoa học khẳng định: Ô nhiễm không khí công nghiệp có thể gây ra các bệnh nghề nghiệp như bụi phổi silic, bụi phổi bông, lao phổi, đặc biệt là bệnh bụi phổi silic chiếm tới 74,5% số tích lũy bệnh trên phạm vi cả nước. Ô nhiễm không khí công nghiệp không chỉ tác động trong môi trường lao động mà còn tác động tới cộng đồng dân cư xung quanh qua việc phát thải các chất độc hại vào môi trường không khí. Trong số 25 bệnh nghề nghiệp được Nhà nước bảo hiểm thì có tới 18 bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không khí đô thị làm khoảng

800.000 người chết và 4,6 triệu người giảm tuổi thọ trên thế giới mỗi năm. 2/3 số người chết và giảm tuổi thọ do ô nhiễm không khí thuộc các nước đang phát triển ở châu Á [58].

Bảng 1.1. Tác động bệnh lý của một số hợp chất khí độc hại do ô nhiễm đối với sức khỏe của con người

Chất khí ô

nhiễm

Nguồn phát sinh

Tác động bệnh lý đối với người

1. Anđêhyt

Từ phân ly các chất dầu

mỡ và glyxcrin bằng phương pháp nhiệt

Gây buồn phiền, cáu gắt, làm ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp

2. Amoniac

Quá trình hóa học để

sản xuất phân đạm, sơn hay thuốc nổ

Gây viêm tấy đường hô hấp

3. Asen hyđrua

Quá trình hàn nối sắt thép hoặc quá trình hàn nối cục hàn có chứa axit

asen

Làm giảm hồng cầu trong máu, tác hại thận, gây bệnh vàng da

4. Cacbon oxit

Ống xả khí xe máy, ô tô, ống khói đốt than

Giảm bớt khả năng lưu chuyển

oxi trong máu, gây bệnh tim mạch và có thể gây tử vong

5. Clo

Tẩy vải, sợi và các quá

trình tương tự

Gây nguy hiểm đối với toàn bộ

đường hô hấp và mắt

6. Hydro xyanit

Khí phun ra từ các lò

chế biến hóa chất, mạ kim loại

Gây tác hại đối với tế bào thần

kinh, đau đầu và làm cho khô họng, mờ mắt.

7. Hydro florua

Tinh luyện dầu khí, khắc kính bằng axit, sản xuất aluminium và phân bón, sản xuất sành sứ,

gốm, thủy tinh

Gây mệt mỏi toàn thân, viêm da, gây bệnh về thận và xương.

8. Hydrosunfua

Công nghiệp hóa chất và tinh luyện nhiên liệu có nhựa đường, công nghiệp cao su, phân

bón.

Mùi giống như mùi trứng thối, gây buồn nôn, gây kích thích mắt và họng.

9. Nitơ oxit

Công nghiệp hóa học và nhuộm

Gây bệnh phổi và bộ máy hô hấp,

tử vong do bệnh viêm đường hô hấp.

10.Cacbon

xyclorua

Quá trình đốt than và

dầu khí

Gây ho, buồn phiền, nguy hiểm

đối với người bị bệnh phổi.

11. Salfurơ


Gây tức ngực, đau đầu, nôn mửa,

tử vong do bệnh hô hấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương - 4

Nguồn: [40]

Tiếng ồn cũng gây nhiều tác hại đối với sức khỏe của con người. Tiếng ồn làm giảm thính lực của con người, làm tăng các bệnh về thần kinh, giảm khả năng tập trung tư tưởng, giảm độ minh mẫn và giảm khả năng làm việc. Theo một công trình nghiên cứu khoa học tại Mỹ, năng suất lao động của các viên

chức trong tình trạng yên tĩnh cao hơn khi có tiếng ồn 9%, còn khi làm việc ở văn phòng có mức ồn 100dBA sẽ phạm sai sót nhiều hơn gấp 2 lần so với làm việc ở mức ồn 70dBA. Khi tiếng ồn đạt tới 50dBA vào ban đêm, giấc ngủ sâu bị tổn thất 60%. Khi tiếng ồn ban ngày từ 70-80dBA sẽ gây mệt mỏi. Thống kê gần đây của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, trong số trẻ em nghe kém cả hai tai, có đến 61% không phải là hậu quả của bệnh mà do ảnh hưởng của tiếng ồn.

Do sử dụng nhiều hóa chất trong nông nghiệp, tình hình ngộ độc thực phẩm hiện nay có chiều hướng gia tăng. Theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế, trong năm 2008, trên toàn quốc đã xảy ra 205 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) làm 7.828 người mắc và 61 người tử vong. Có 76,20% số tỉnh/thành phố (48/63 tỉnh) xảy ra các vụ NĐTP. Năm 2009, cả nước xảy ra 147 vụ ngộ độc làm 5.026 người mắc với 3.958 trường hợp nhập viện và 33 người tử vong. So với năm 2008, số vụ ngộ độc 26,5%; số người mắc giảm 30,6% và ca tử vong giảm 45%... Riêng năm 2010, toàn quốc đã xảy ra 132 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.676 người mắc, 3.281 người nhập viện và có 41 trường hợp tử vong [63].

Không chỉ có vậy, hóa chất trong sản xuất nông nghiệp còn tiềm ẩn những tổn hại cho con người, kinh tế và môi trường trong thời gian lâu dài như ô nhiễm nguồn nước, gây độc hại cho đất dẫn đến giảm năng suất cây trồng.

Trong ngành công nghiệp chế tạo, việc sản xuất một số sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh dùng khí CFC gia tăng trong những năm gần đây sẽ làm thoái hóa ôzôn trong tầng bình lưu dẫn đến nguy cơ thủng tầng ôzôn. Các tia cực tím của mặt trời qua "lỗ thủng" của tầng ôzôn chiếu trực tiếp xuống trái đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của các loài động thực vật trên trái đất, đặc biệt nguy hiểm đối với con người đó là gây ung thư da, một căn bệnh nan y mà đến nay chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu.


1.2.2. Những tác động của phát triển kinh tế đến môi trường sinh thái

Lịch sử đã chứng minh quan hệ giữa con người với thiên nhiên là quan hệ qua lại, tác động tương hỗ với nhau. Thiên nhiên cung cấp nguồn vật liệu, năng lượng, thông tin (kể cả thông tin di truyền) cần thiết cho hoạt động sống, sản xuất và quản lý của con người. Giữa PTKT và MTST có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: MTST là địa bàn và đối tượng của PTKT, còn PTKT là nguyên nhân tạo nên các biến đổi về MTST. Sự tác động của PTKT đến MTST diễn ra theo 2

hướng: tích cực và tiêu cực.

1.2.1.1. Những tác động tích cực

- Tạo ra thêm nhiều loại môi trường

Trong quá trình tác động vào MTST, con người đã đồng thời tạo ra các loại môi trường nhân tạo, môi trường xã hội ngày càng đa dạng, phong phú (môi trường đô thị, lối sống công nghiệp…). Xét sâu xa, đó là nguồn gốc phát triển của các PTSX, sự tiến hóa của xã hội loài người. Mỗi loại môi trường với những đặc trưng riêng sẽ có tác dụng khác nhau đến loại hình và quy mô của PTKT.

- Khai thác và sử dụng các nguồn nguyên liệu mới, nguyên liệu sạch, thân thiện với môi trường

Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, con người đã sử dụng được sức gió, sức nước, bức xạ mặt trời, thủy triều… tạo ra nguồn nguyên liệu, năng lượng sạch vô tận cho sản xuất và sinh hoạt của con người. Nhiều yếu tố của môi trường trước đây được coi là vô dụng (địa nhiệt, thủy triều…) hay nhiều khu vực trước đây là bất lợi, không có giá trị kinh tế thì nay lại trở thành nguồn lực quý giá hay là nơi được các ngành công nghiệp, nông nghiệp, hay dịch vụ, du lịch khai thác và đưa vào sử dụng có hiệu quả.

- PTKT góp phần bảo vệ, cải tạo MTST hoặc tạo ra kinh phí cho sự cải tạo đó.

Khoa học - kỹ thuật phát triển cho phép con người đi sâu nghiên cứu và ứng dụng phổ biến công nghệ sạch trong sản xuất của cải vật chất, cho phép ngăn chặn, khắc phục những hậu quả do thiên nhiên gây ra. PTKT đi đôi với BVMT sẽ làm cho MTST trở nên trong lành, khai thác hiệu quả, sử dụng hợp lý, tiết kiệm TNTN sẽ góp phần bảo vệ, giữ gìn MTST.

Ngày nay, con người tác động đến MTST làm biến đổi MTST không chỉ trên bề mặt trái đất, mặt biển mà còn cả tầm cao vũ trụ, chiều sâu lòng đất, lòng đại dương. Trái đất trở nên "nhỏ bé" hơn trước khả năng của con người, và dường như MTST cũng ngày càng trở nên mỏng manh trước "vũ lực" của con người.

1.2.2.2. Những tác động tiêu cực

PTKT có những tác động xấu đến môi trường, làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực, điều đó được thể hiện chủ yếu trên các phương diện sau:

- Khai thác cạn kiệt các nguồn TNTN hữu hạn

Như trên đã trình bày, để sản xuất ra CCVC đáp ứng nhu cầu ngày càng

cao của con người và xã hội loài người thì phải khai thác các nguồn TNTN (đất, nước, rừng, động thực vật, than đá, dầu khí, quặng…). Quá trình này ngày càng có quy mô rộng lớn với nhiều hình thức phong phú và đa dạng hơn. Nếu mức độ khai thác nhỏ hơn khả năng phục hồi của TNTN thì môi trường sẽ được cải thiện. Ngược lại, nếu mức khai thác lớn hơn khả năng phục hồi thì môi trường không những không được phục hồi mà còn có thể ngày càng bị suy thoái, cạn kiệt. Điều đó không những làm đình trệ sự PTKT của thế hệ hiện tại mà còn là ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Theo nhiều dự báo, nếu con người cứ khai thác như mức hiện nay, trong số các tài nguyên khoáng vật (tài nguyên không tái tạo được) có thể duy trì: sắt được 173 năm, than được 150 năm, nhôm được 55 năm, đồng được 48 năm, vàng được 29 năm; các nguồn tài nguyên sinh vật, rừng rậm trong 170 năm nữa sẽ bị đốn hết, trong đó, mưa rừng nhiệt đới có thể hết nhẵn sau 40 năm nữa. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, hiện nay trên trái đất đã không còn tìm thấy một vùng đất nào hoàn toàn không bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm nghiêm trọng môi trường trái đất không chỉ tạo ra khủng hoảng sinh thái mà còn tạo ra khủng hoảng sinh tồn của con người” [63].

Hiện nay, tài nguyên rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng. Vào thời tiền sử, diện tích rừng đạt 8 tỉ ha (chiếm 2/3 diện tích lục địa), đến thế kỷ XIX còn khoảng 5,5 tỉ ha và hiện nay còn khoảng 2,6 tỉ ha (cứ mỗi phút toàn cầu mất khoảng 30 ha rừng) và theo dự báo, với tốc độ này, chỉ khoảng 160 năm nữa toàn bộ rừng trên trái đất sẽ biến mất.

Ở nước ta, rừng đã từng bị suy giảm nhanh. Đầu thế kỷ XX, độ che phủ đạt 50% sau đó giảm mạnh, đến cuối những năm 80 chỉ còn gần 30%. Việc phá rừng một cách bừa bãi đã dẫn đến tình trạng suy thoái đất đai, hoang mạc hóa, hiệu ứng nhà kính, tăng nhiệt độ trái đất… Đất đai là tài nguyên vô giá cũng đang bị xâm hại nặng nề. Số liệu của Liên hợp quốc cho thấy, cứ mỗi phút trên phạm vi toàn cầu có khoảng 10 ha đất trở thành sa mạc. Diện tích đất canh tác trên đầu người giảm nhanh từ 0,5 ha/người xuống còn 0,27 ha/người và dự báo trong vòng 50 năm tới chỉ còn khoảng 0,14 ha/người.

Các tổn thất về tài nguyên đất, rừng đã dẫn đến tổn thất về đa dạng sinh học và nguồn gen đặc hữu: ước tính chúng ta có khoảng 12.000 loài thực vật, khoảng gần 1000 loài chim, 300 loài thú, hơn 300 loài bò sát lưỡng thể, trong đó

có nhiều loài quý hiếm. Nếu chúng ta không biết bảo vệ chúng thì sẽ dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.

- Thải các chất độc hại vào môi trường

Ngay trong khi khai thác TNTN thì con người cũng chỉ sử dụng những sản phẩm cần thiết, phần dư thừa vẫn để lại môi trường. Một số chất dư thừa này là nguyên nhân gây ONMT như: phần đất đá, quặng dư thừa kém chất lượng ở các mỏ khoáng sản, phần khí ở các mỏ dầu khí…

Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt: chế biến nông - lâm - thủy sản, hoạt động nông nghiệp truyền thống, xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe… không thể tránh được việc thải các chất thải trong đó có nhiều chất độc hại vào môi trường. Chúng có thể là các chất khí như CO, CO2, SO2, H2S, NH3… xâm nhập vào khí quyển làm ô nhiễm không khí; các CTR như các tạp chất, các hợp chất kim loại, các loại xơ, bụi, rác… được chôn vùi xuống lòng đất làm ô nhiễm nguồn đất; nước thải của sản xuất, sinh hoạt có chứa hợp chất vô cơ, hữu cơ, kim loại nặng… được đổ ra sông suối, ao hồ, biển làm ô nhiễm nguồn nước. Quá trình tiêu dùng cũng thải ra nhiều tạp chất như vỏ, bao bì thức ăn thừa… vào môi trường, trong quá trình phân hủy chúng sẽ tạo ra các độc tố gây ONMT.

Trên thế giới, mỗi năm có hơn 40 triệu tấn chất thải ôxit nitơ, trong đó có 64% là do chất đốt nhiên liệu hóa thạch, 22% bắt nguồn từ đất, 14% là từ các quá trình cháy khác. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc phá hủy 30% tầng ôzôn.

- Làm biến đổi, mất cân bằng sinh thái và hủy hoại trực tiếp MTST

* Trong quá trình PTKT, con người đã làm biến đổi MTST tự nhiên, tác động này hiện nay là rất lớn và đa dạng, cụ thể như sau:

+ Chuyển nhiều đất rừng thành đất nông nghiệp, làm mất đi nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm, xúc tiến quá trình rửa trôi, xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hòa nước và biến đổi khí hậu.

+ Cải tạo đầm lầy thành các khu đô thị, các khu nuôi trồng thủy sản, các khu canh tác nông nghiệp, làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng lớn đối với môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con người.

+ Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các KCN, khu dân cư tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ.

+ Nhiều hoạt động KT - XH gây ô nhiễm, suy thoái môi trường ở các mức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/07/2022