Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Thông Qua Câu Lạc Bộ Thể Thao

- Học sinh tự đánh giá

- Giáo viên đánh giá dựa trên: Mức độ kiến thức đạt được, mức độ thái độ đạt được, mức độ kĩ năng đạt được, tính thẩm mĩ, hiệu quả, mức độ nắm vững kiến thức tích hợp.

Ngoài ra, khi thiết kế các hoạt động trải nghiệm cho học sinh tham gia để nâng cao ý thức phòng bệnh béo phì, người giáo dục có thể tổ chức một số trò chơi rèn luyện thể chất để các em được vận động, giải tỏa căng thẳng sau giờ học. Một số trò chơi vận động như sau:

Trò chơi Nhảy bao bố

- Mục đích: Trò chơi rèn luyện sức khỏe, nhanh nhẹn và sự khéo léo. Bên cạnh đó, nó còn tạo không khí vui vẻ, thoải mái để học tập.

- Chuẩn bị: Bao bố (bao tải) to để hai người có thể đứng trong bao được, số lượng bao bằng 1/2 số lượng người chơi.

- Nội dung (Cách chơi): Nhảy về đích nhanh nhất.

+ Quản trò chia tập thể chơi thành các đội có số lượng đều nhau, đều nam, đều nữ. Cứ hai người đứng trong một bao xếp thành hang dọc trước vạch xuất phát chờ lệnh.

+ Khi có lệnh của quản trò, từng đôi của từng đội nhảy về đích qui định cho đến đôi cuối cùng. Khi đôi đầu tiên nhảy, đôi số hai tiến lên vạch xuất phát.

- Luật chơi: Đội nào về đích nhanh nhất là thắng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Lưu ý:

+ Nếu bị ngã đứng dậy chơi tiếp.

Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học - 9

+ Có thể mỗi bạn một bao hoặc 3, 4 bạn một bao.

+ Chọn sân chơi phù hợp như sân đất, sân cỏ, cát tránh nguy hiểm.

+ Khoảng cách xa hay gần tùy thuộc vào lứa tuổi học sinh.

Trò chơi tàu dồn toa

- Mục đích: Luyện cho các em tinh thần tập thể, sự khéo léo và tăng cường thể lực.

- Cách chơi: Hai em trên cùng đóng giả làm đầu tàu. Khi quản trò ra lệnh (bằng một hiệu còi hay hiệu cờ) thì hai em đóng giả đầu tàu lùi để nối các

toa theo thứ tự từ trên xuống đến nhóm các em đang chờ ở vạch xuất phát. Tàu nào nối xong trước sẽ tiến lên vị trí ban đầu của đầu tàu.

- Luật chơi: Nếu không bị đứt toa và tàu đó đảm bảo đúng quy định thì thắng cuộc. Các tàu về sau theo thứ tự và các tàu thua phải lò cò hoặc chạy vòng quanh khu vực chơi.

Trò chơi Rồng rắn lên mây

Rồng rắn lên mây là trò chơi dân gian gắn với đồng dao nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp, có liên quan đến nghi thức cầu mưa của cư dân nông nghiệp: “Rồng rắn lên mây/ Có cây núc nắc/ Có nhà khiển binh/ Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không…”. Trò chơi đòi hỏi các em di chuyển nhiều nên thích hợp tổ chức trong các hoạt động giáo dục để học sinh có thể vận động cơ thể.

Trước khi chơi trò chơi Rồng rắn lên mây, cần chuẩn bị các yếu tố sau

đây:

Người chơi tham gia: Trò chơi Rồng rắn lên mây thực tế không giới hạn

số người tham gia. Tuy nhiên, số lượng người chơi nên trong khoảng từ 6 đến 8 người chơi để trò chơi được thú vị nhất và thoải mái chạy nhảy mà không bị xô đẩy nhiều. Ngoài ra cần có một thành viên đứng ra làm người quản trò.

Dụng cụ sử dụng: Về cơ bản, trò chơi Rồng rắn lên mây không cần sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nào. Tuy nhiên trò chơi lại gắn liền với bài hát Đồng dao. Vì vậy trong trường hợp người chơi chưa thuộc bài hát Đồng dao thì nên chuẩn bị sẵn bản in lời Đồng dao để người chơi dễ thực hiện.

Địa điểm tổ chức: Chọn địa điểm có diện tích tương đối rộng và bằng phẳng để người chơi có thể chơi thoải mái mà không gặp phải cản trở hoặc nguy hiểm khi chơi. Có thể chọn sân trường, sân chơi tập thể, sân bóng…

Cách tổ chức trò chơi như sau:

- Trước khi bắt đầu trò chơi, các thành viên tham gia sẽ chọn ra một người đóng vai trò là Thầy thuốc bằng cách oẳn tù tì. Những thành viên còn lại sẽ làm “rồng rắn” bằng cách chọn ra một người đi đầu. Trong thường người đứng đầu cần là thành viên lớn nhất, khỏe nhất hoặc nhanh nhẹn nhất. Các thành viên còn lại sẽ túm đuôi áo nhau lần lượt hoặc tay ôm lưng lấy nhau.

- Bắt đầu trò chơi: Thầy thuốc đứng cố định tại một vị trí. Được gọi là Nhà thầy thuốc. Đoàn Rồng rắn bám đuối nhau đi theo người đi đầu, đi lượn vòng vèo, vừa đi vừa đọc bài đồng dao:

Rồng rắn lên mây Có cây núc nắc Có nhà hiển binh

Thầy thuốc có nhà hay không?

Khi hát đến chữ “không” cuối cùng thì cũng là lúc đầu của đoàn rồng rắn đứng ngay trước mặt Thầy thuốc và cả rồng rắn dừng lại, chăm chú xem Thầy thuốc nói gì. Nếu Thầy thuốc trả lời: Không. Thầy thuốc đi chợ rồi! (Hoặc đi chơi, đi vắng nhà…) thì đoàn Rồng rắn lại tiếp tục vừa đi vừa hát, cho đến khi Thầy thuốc trả lời là Có. Từ đó, Thầy thuốc và đoàn Rồng rắn cùng nhau đối đáp hỏi nhau. Khi đoàn Rồng rốn hô đến “Tha hồ mà đuổi”, Thầy thuốc đuổi bắt đoàn Rồng rắn, trẻ đứng đầu dang tay cản Thầy thuốc, Thầy thuốc tìm mọi cách để bắt được "khúc đuôi" (tức là chạm vào được trẻ cuối cùng). Nếu Thầy thuốc bắt được khúc đuôi thì bạn khúc đuôi bị loại khỏi cuộc chơi. Nếu Rồng rắn bị đứt khúc (nhiều bạn cùng bị rời ra khỏi đoàn) hoặc bị ngã thì cũng bị xem như là thua. Và các bạn này cũng bị loại ra khỏi trò chơi.

- Các ván chơi tiếp theo: Trò chơi lại bắt đầu chơi lại từ đầu nhưng lúc này đoàn Rồng rắn không bao gồm các bạn bị loại. Trò chơi tiếp tục diễn ra cho đến đoàn Rồng rắn ngắn dần vì mất bạn chơi hoặc có thể chơi lại trò chơi với Thầy thuốc khác.

Thiết kế hoạch động trải nghiệm phòng chống bệnh béo phì cho học sinh khối lớp 3 (Phục lục 4)

2.2.2.2. Tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì thông qua câu lạc bộ thể thao

Hoạt động thể thao là hoạt động rất bổ ích và cần thiết cho học sinh, đặc biệt là lứa tuổi học sinh Tiểu học, giúp học sinh phát triển toàn diện hơn cả thể chất lẫn tinh thần, thư giãn đầu óc sau những giờ học căng thẳng. Các em học sinh sẽ được vận động cơ thể, tránh bị động, ngồi ì một chỗ đến đến tình trạng béo phì.

Việc tổ chức câu lạc bộ cho HS tập các môn thể thao vào 2 - 3 buổi chiều sau giờ học các ngày trong tuần. Lúc này, các em được nghỉ ngơi và vận động để giải tỏa căng thẳng cũng như không bị bị động. Câu lạc bộ thể thao có thể hoạt động với các nội dung như sau: cầu lông, bóng rổ, đá bón, nhảy hiện đại, Aerobic,...

Hiện nay, ở một số nhà trường cũng có triển khai tổ chức câu lạc bộ thể thao. Tuy nhiên, việc tổ chức này không đồng đều, không phát huy được khả năng của các em học sinh. Do vậy, để tổ chức câu lạc bộ thể thao, cần có sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình, với các em học sinh. Người giáo viên có thể khuyến khích các em tham gia bởi nó có rất nhiều lợi ích. Thêm vào đó, cần có sự kết hợp của giáo viên tổng phụ trách để có thể kêu gọi học sinh tham gia vào câu lạc bộ. Đặc biệt, những giáo viên bộ môn Thể dục là những người đi đầu trong tổ chức này nên cần có sự phối hợp giữa các đơn vị giáo dục để các em có thể phát triển toàn diện, phòng chống bệnh béo phì.

Tiêu chí của câu lạc bộ thể thao đặt ra như sau:

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm chung cho tất cả học sinh về việc giữ gìn sức khỏe thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao; phòng chống bệnh béo phì.

- Phát triển phong trào thể dục, thể thao trong nhà trường thông qua các hoạt động thể dục, thể thao rèn luyện sức khỏe.

- Tạo một sân chơi bổ ích cho học sinh, giúp các em phát huy tối đa tính sáng tạo, linh hoạt, tinh thần đoàn kết, kỷ luật qua các hoạt động rèn luyện thể dục, thể thao của học sinh. Qua đó, nhà trường tuyển chọn những em có năng khiếu tham dự các cuộc thi và giao lưu học tập kinh nghiệm với các đơn vị trường học khác trong thành phố.

Để tổ chức hoạt động câu lạc bộ, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị nội dung và hình thức hoạt động câu lạc bộ tương ứng với chủ đề tháng. Số buổi hoạt động: Ít nhất 8 buổi/tháng.

Bước 2: Lập kế hoạch triển khai hoạt động câu lạc bộ, phân công trách nhiệm cụ thể đến từng thành viên nhằm hoàn thành tốt kế hoạch.

Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch đã định.

Bước 4: Tổ chức giám sát đánh giá và điều chỉnh hoạt động theo chương trình, nội dung đã hoạch định.

Sau khi đã xác định được kế hoạch tổ chức câu lạc bộ thì cần phải có những biện pháp thực hiện phù hợp thì hình thức tổ chức tổ chức này mới mang lại hiệu quả như mong muốn. Một số biện pháp thực hiện như:

Hình thức tuyên truyền: Yêu cầu học sinh học tập các kiến thức thuộc bộ môn mình tham gia. Bên cạnh đó, học sinh cần rèn luyện kĩ năng, thao tác, đảm bảo sức khỏe để tham gia sinh hoạt, tập luyện, thi đấu.

Hình thức tổ chức: tổ chức tập luyện, thi đấu theo từng môn từ lớp lên.

Cơ sở vật chất: Các bộ môn trong câu lạc bộ có thể chọn địa điểm hoạt động khác nhau như sân trường, sân bóng,… Học sinh khi tham gia câu lạc bộ cũng cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng tập luyện cần thiết theo môn dự sinh hoạt.

Trước mỗi một buổi tham gia sinh hoạt, tập luyện câu lạc bộ; học sinh cần khởi động để xương và cơ có thể hoạt động tốt nhất, tránh những trấn thương có thể xảy ra. Học sinh có thể thực hiện một số động tác tác động tới cơ thể, phòng chống bệnh béo phì như sau:

1. Động tác tay

Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang một bước rộng bằng vai, đồng thời hai tay đưa ra trước thẳng hướng (song song và ngangvai), lòng bàn tay hướng vào nhau.

Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao và vỗ tay vào nhau.

Nhịp 3: Hai tay từ từ hạ xuống thành dang ngang, bàn tay sấp, mắt nhìn thẳng phía trước

Nhịp 4: Về trạng thái ban đầu Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4

2. Động tác lườn

Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng hơn vai, hai tay đưa sang ngang – lên cao thẳng hướng, lòng bàn tay hướng vào nhau.

Nhịp 2: Nghiêng lườn sang trái, tay trái chống hông, tay phải đưa cao áp nhẹ vào tai. Trọng tâm dồn vào chân phải, chân trái kiễng gót.

Nhịp 3: Về như nhịp 1, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa.

Nhịp 4: Về Trạng thái ban đầu

Nhịp 5, 6, 7,8 như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi bên.

3. Động tác bụng

Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng hơn vai, hai tay đậ vào nhau, song song trước mặt

Nhịp 2: Cúi người, hai tay chạm mu bàn chân

Nhịp 3: Về như nhịp 1, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa. Nhịp 4: Về Trạng thái ban đầu

Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi bên

4. Động tác nhảy

Nhịp 1: Hai chân nhảy sang 2 bên kết hợp hai tay dang ngang, bàn tay

ngửa.


Nhịp 2: Thu chân và tay về trạng thái ban đầu

Nhịp 3: Hai chân nhảy sang 2 bên kết hợp, hai tay giơ lên cao vỗ vào nhau Nhịp 4: Về Trạng thái ban đầu

Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3,4

5. Chạy bước nhỏ

Chạy với các bước ngắn - rất ngắn, mỗi bước chỉ cần dài xấp xỉ 1/2 độ dài bàn chân, dùng lực của mũi bàn chân tiếp xúc với mặt đất, hai tay đánh lên đánh xuống.

2.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp tích hợp giáo dục phòng chống bệnh béo phì đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Tuy nhiên, người giáo dục cần phải linh hoạt trong quá trình giáo dục, có thể phối kết hợp các biện pháp với nhau sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí và nhu cầu của các em trong quá trình giáo dục tích hợp phòng chống bệnh béo phì. Các biện pháp được áp dụng song song vào quá trình giáo dục bởi nếu chỉ áp dụng một biện pháp thì không thể đạt hiệu quả tốt nhất cho các em học sinh được. Người giáo dục thống nhất về mặt thời gian, nội dung, kiến thức mà mỗi biện pháp đem lại để từ đó có hướng giáo dục phù hợp với học sinh của mình. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và luôn bỗ trợ cho nhau, biện pháp này là tiền đề cho biện pháp khác. Giáo

viên cần phải thực hiện các biện pháp có hệ thống, có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các bậc phụ huynh cho đến tất cả các em học sinh trong lớp.

2.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp

Để thực hiện được các biện pháp tích hợp giáo dục trên, người giáo dục phải đảm bảo các nguyên tắc giáo dục. Các biện pháp phải dựa trên đặc điểm của đối tượng học sinh và khả năng nhận thức, tiếp thu của chính các em. Thêm vào đó, để thực hiện các biện pháp tích hợp giáo dục phòng chống bệnh béo phì trong các môn học đạt hiệu quả thì phải đảm bảo bám sát chương trình và nội dung môn học theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng phải giám sát, sát sao quá trình thực hiện giáo dục. Nhà trường cần theo dõi thường xuyên mức độ và hiệu quả đạt được trong quá trình tích hợp giáo dục để từ đó có thể điều chỉnh kịp thời các biện pháp.

Các phụ huynh cần có quan điểm đúng và hiểu được mối nguy hại của bệnh béo phì đối với con em của mình. Để từ đó, gia đình sẽ phối kết hợp với giáo viên thống nhất và thực hiện các biện pháp tích hợp giáo dục phòng chống bệnh này. Cha mẹ học sinh ủng hộ các biện pháp của giáo viên và cũng có chế độ dinh dưỡng ở nhà cho con mình hợp lí: Cha mẹ không cho HS ăn quá nhiều fastfood (đồ ăn nhanh), những đồ ăn có nhiều chất béo, nước ngọt, bánh kẹo… Bởi nếu HS ăn quá nhiều trong ngày dẫn đến thừa calo, tích tụ một thời gian sẽ rất dễ gây nên béo phì. Phụ huynh ở nhà cũng nhắc nhở, giám sát, tạo cơ hội cho HS vận động, luyện tập thể thục thể thao, nhất là hạn chế cho con em mình ngồi một chỗ, xem hoạt hình, chơi điện thoại.

Về phía học sinh, các em cần có ý thức và ham muốn học hỏi thêm kiến thức cho bản thân. Các em phải sẵn sàng thực hiện và có tinh thần tự giác thực hiện theo đúng các biện pháp giáo dục thì mới có hiệu quả hạn chế nguy cơ bị béo phì. Đối với học sinh đã bị béo phì, các em phải có tâm lí sẵn sàng điều trị bệnh và tuân thủ đúng theo những yêu cầu và hoạt động giáo dục. Có như vậy thì hiệu quả giáo dục mới đạt được kết quả cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở chương 2 này, đề tài đã đưa ra các nguyên tắc để có cơ sở đề xuất các biện pháp tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì cho HSTH: nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo tính hiệu quả, đảm bảo tính khả thi và đảm bảo tính phù hợp đối tượng. Dựa vào những những nguyên tắc đó, chúng tôi đã đưa ra một số biện pháp tích hợp GDSK chống bệnh béo phì cho HSTH thông qua các môn học và thông qua các hoạt động giáo dục. Biện pháp thứ nhất là tích hợp giáo dục vào trong môn học: Tự nhiên - xã hội và Khoa học để giúp các em có thể nắm được những kiến thức về dinh dưỡng hợp lí để từ đó có những cách phòng chống bệnh béo phì hiệu quả. Biện pháp tiếp theo là tích hợp giáo dục sức khỏe vào các hoạt động giáo dục bao gồm: hoạt động trải nghiệm và câu lạc bộ thể chất. Học sinh sẽ được tham gia các hoạt động theo sự hướng dẫn của giáo viên để các em phát triển bản than, bổ sung thêm kiến thức cũng như nâng cao ý thức rèn luyện sức khỏe. Mỗi biện pháp có ưu và khuyết điểm của nó, giáo viên cần lựa chọn phương pháp thật sự phù hợp với đối tượng HS để đạt hiệu quả tích hợp giáo dục tốt nhất.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 08/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí