Thực Tiễn Thực Hiện Các Quyền Dân Sự Cơ Bản Của Nkt Ở Việt Nam

thực tế của đối tượng. Và việc thực hiện bảo trợ xã hội cần cân đối giữa nhu cầu thực tế của NKT và khả năng đáp ứng điều kiện kinh tế của xã hội.

Chương VIII Luật NKT 2010 và Nghị định 136/2013/NĐ – CP ngày 21/10/2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội xác định các hình thức bảo trợ xã hội bao gồm các hình thức:

Thứ nhất: Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.

Chế độ trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng là chế độ trợ cấp cơ bản của bảo trợ xã hội cho NKT. Mức hỗ trợ này được quy định cụ thể cho từng đối tượng trong nghị định 28- 2012/ NĐ – CP quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NKT. Theo Luật NKT, để hưởng trợ cấp này đối tượng phải được xác định là NKT nặng hoặc NKT đặc biệt nặng. Một điểm cần lưu ý, theo quy định tại Nghị định 67/2007//NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP thì đối tượng mắc bệnh tâm thần mãn tính không được xếp chung với nhóm đối tượng NKT hưởng trợ cấp xã hội mặc dù trên phương diện khoa học, nhiều quan điểm xác định đây là nhóm đối tượng có khuyết tật về tinh thần bên cạnh nhóm đối tượng khuyết tật về thể chất. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng quy định quyền lợi cho thân nhân, gia đình và người nhận nuôi NKT thông qua chế độ hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng. Những đối tượng được hỗ trợ kinh phí nuôi NKT bao gồm: Gia đình có NKT đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó; Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc NKT đặc biệt nặng; Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Để được hưởng trợ cấp, hỗ trợ hàng tháng đối tượng phải đảm bảo thủ tục với quy định về hồ sơ, trình tự xin hưởng trợ cấp, hỗ trợ và mức trọ cấp sẽ do Chính phủ quy định dựa trên tương quan mối quan hệ chung với mức trợ cấp của các đối tượng chính sách khác, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và điều kiện thực tế.

Thứ hai: Chế độ nuôi dưỡng NKT trong cơ sở bảo trợ xã hội.

Đây là một chế độ nhân đạo và đặc biệt có ý nghĩa đối với đối tượng là NKT, thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với cuộc sống của NKT. Đối tượng NKT được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội chỉ được giới hạn là “những đối tượng khuyết tật đặc biệt nặng, không có nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống” [19, Điều 45, khoản 1]. Chế độ bảo trợ xã hội đối với đối tượng NKT sống tại các cơ sở bảo trợ được đảm bảo bằng kinh phí nuôi dưỡng NKT, bao gồm:

Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng; chi phí mua sắm tư trang, vật dụng sinh hoạt hàng ngày; chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế; chi phí mua thuốc chữa bệnh thông thường; chi phí mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng; chi phí mai táng khi đối tượng chết; chi phí cho vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ [19, Điều 45, khoản 2].

Qua đây, ta thấy các quy định pháp luật về việc bảo trợ xã hội của NKT cơ bản đã thể hiện đầy đủ các nội dung của chế độ bảo trợ xã hội thông qua các chế định về trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng cá nhân bị khuyết tật trong các cơ sở bảo trợ xã hội... góp phần ổn định cuộc sống của NKT cũng như gia đình NKT trong hoàn cảnh họ không thể tự lo được cho cuộc sống của chính mình.

2.2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUYỀN DÂN SỰ CƠ BẢN CỦA NKT Ở VIỆT NAM

Hiện nay, ta thấy các quy định pháp luật ở Việt Nam đối với các quyền dân sự của NKT là tương đối đầy đủ về các mặt trong đời sống của NKT, đảm bảo được những quyền cơ bản để NKT có thể tham gia, hòa nhập trong cộng đồng. Tuy nhiên, bên cạnh các quy định pháp luật đó thì ta cũng thấy được rằng khoảng cách từ các quy định và việc thực hiên các quy định pháp luật đó

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

trên thực tế là còn chưa tốt, chưa hoàn toàn đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của chính NKT.

2.2.1. Về quyền được chăm sóc sức khỏe, y tế và phục hồi chức năng chỉnh hình

Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam - 10

Thông qua các quy định của pháp luật thì thấy việc đảm bảo các quyền này đã tương đối đẩy đủ. Nhưng trên thực tế, để NKT có thể tiếp cận và sử dụng các quyền này còn nhiều hạn chế, mạng lưới chăm sóc y tế, phục hồi chức năng chỉnh hình chăm sóc cho NKT chủ yếu là tập trung ở các thành phố lớn nơi có điều kiện kinh tế phát triển, còn bản thân những NKT sinh sống ở những vùng sâu, vùng xa rất khó có cơ hội để tiếp cận với những dịch vụ này.

Ở các vùng kinh tế khó khăn, địa bàn phức tạp thì việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng cho NKT còn yếu cả về cơ sở vật chất lẫn trình độ của đội ngũ chăm sóc y tế. Chính vì vậy, tại những địa phương này để việc thực hiện được đầy đủ quyền này của NKT trên thực tế thì Nhà nước cần có những chính sách cụ thể hơn trong việc xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ cán bộ phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe, chăm sóc y tế cho NKT.

2.2.2. Việc thực hiện quyền trợ giúp pháp lí cho Người khuyết tâṭ

Các quy định của pháp luật đã quy định rõ về việc trợ giúp pháp lí miễn phí cho NKT nhưng trên thực tế việc thực hiện quyền này đối với NKT là chưa tốt. Công tác trợ giúp pháp lí là nhằm mục đích giáo dục, tuyên truyền cho NKT hiểu rõ được các quyền lợi, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với NKT, hiểu rõ được các chế độ, quyền lợi của mình. Việc thực hiện tốt công tác trợ giúp pháp lí là một biện pháp giáo dục quan trọng nhằm nâng cao khả năng học tập, hiểu biết cho NKT.

Tuy nhiên để thực hiện được quyền này trên thực tế hiện nay tại Việt Nam cũng gặp khá nhiều khó khăn do công tác tuyên truyền cho NKT hiểu rõ

được các quy định pháp luật về công tác trợ giúp pháp lí miễn phí cho NKT chưa sâu, rộng và chưa phù hợp với từng đối tượng NKT nên việc số lượng NKT biết được về công tác trợ giúp pháp lí này còn chưa nhiều.

Đội ngũ làm công tác trợ giúp pháp lí ở Việt Nam hiện nay chưa nhiều, trình độ chưa cao, mà chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn, chưa mở rộng mạng lưới ra được các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của đất nước nên việc trợ giúp pháp lí cho NKT chưa thực sự hiệu quả. Bản thân những người làm công tác trợ giúp pháp lí cũng chưa tìm hiểu sâu về công tác NKT nên trong quá trình trợ giúp pháp lí chưa thực sự đáp ứng được các nhu cầu thiết thực của NKT đặc biệt là đối với những NKT đặc trưng cần dùng cách tiếp cận riêng như ngôn ngữ, kí hiệu riêng.

2.2.3. Trong việc tiếp cận các công trình công cộng, công nghệ thông tin của Người khuyết tâṭ

Pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định cụ thể và chi tiết trong việc

xây dựng các công trình công cộng, phương tiện giao thông và công nghệ thông tin để giúp NKT tiếp cận và sử dụng được trong đời sống. Nhưng trên thực tế của xã hội Việt Nam hiện nay để NKT thực hiện được các quyền này vẫn còn nhiều bất cập.

Số lượng các công trình công cộng, phương tiện giao thông mà NKT có thể sử dụng được còn hạn chế, do nhận thức và sự quan tâm của xã hội đối với NKT còn chưa thực sự đúng mức nên việc Nhà nước đầu tư xây dựng các nhà chung cư, cơ quan làm việc, bệnh viện, trường học,...mà NKT có thể sử dụng được là chưa nhiều, chưa đáp ứng được các nhu cầu của NKT. Nhà nước cũng không có các chế tài gì đối với việc vi phạm các quyền của NKT đối với các tổ chức, các nhân. Nhà nước đã có các quy định cụ thể cho việc sử dụng các phương tiện giao thông của NKT nhưng trên thực tế NKT với những dạng tật khác nhau họ chưa có được các phương tiện đặc trưng riêng dành cho NKT sử dụng được.

2.2.4. Về vấn đề hôn nhân và gia đình

Đây là vấn đề khá lớn và gặp rất nhiều khó khăn đối với NKT, bởi vì bản thân những người này do dạng tật của mình nên họ luôn coi mình là gánh nặng cho xã hội, bản thân họ luôn phải nhờ người khác chăm lo cho mình nên việc họ kết hôn và có gia đình riêng là khó khăn lớn đối với họ.

Nhiều NKT họ không thể tự làm việc nuôi sống chính bản thân mình nên họ luôn mặc cảm đối với những người xung quanh, bản thân họ không lo được cho mình nên họ thường không dám nghĩ đến việc lập gia đình, nuôi sống gia đình mình được. Trong số đó cũng có khá nhiều NKT do vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến cuộc sống, di chuyển của họ nên họ không nghĩ đến việc họ có thể lập gia đình. Chính vì vậy, mà số lượng NKT có gia đình và sống hạnh phúc là khá ít, như vậy, việc bảo vệ các quyền này của NKT là chưa thực sự tốt, mới chỉ là các quy định trong văn bản pháp luật còn để triển khai trên thực tế thì còn nhiều khó khăn. Mà phần nhiều của những khó khăn này là liên quan đến nhận thức cũng như quan niệm của xã hội về đời sống và cách nhìn nhận của họ về NKT chưa thực sự thay đổi để tạo điều kiện cho bản thân NKT được làm chủ chính cuộc sống của họ.

2.2.5. Về vấn đề bảo trợ xã hội

Nhìn vào các quy định của pháp luật Việt Nam thì tưởng chừng như cuộc sống NKT đã được đảm bảo một cách tốt nhất, pháp luật đã có nhiều quy định tiến bộ nhằm đảm bảo duy trì cuộc sống của NKT một cách tốt nhất, đảm bảo được mức sống của NKT. Nhưng trên thực tế, nhìn vào đời sống của bản thân NKT thì những quy định này chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu trong đời sống của NKT. Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ về tài chính như trợ cấp hàng tháng, mức trợ cấp nhưng việc triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn. Do nguồn lực tài chính dành cho đối tượng NKT chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước cấp nên mức trợ cấp chưa cao, chưa thể

đáp ứng được mức sống của NKT, đây chỉ là những sự hỗ trợ mang tính chất ban đầu mới chỉ đáp ứng được những điều kiện sống tối thiểu cho NKT. Công tác bảo trợ xã hội cũng chưa tiếp cận được hết tất cả các đối tượng NKT, nhất là những NKT ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Các cơ sở nuôi dưỡng NKT nặng ở Việt Nam cũng chưa được xây dựng nhiều, cơ sở vật chất trong các cơ sở nuôi dưỡng này còn sơ sài, chưa được chú trọng đầu tư.

Như vậy, do những khó khăn về mặt tài chính dành cho công tác NKT mà ta thấy được việc quan tâm, phát triển công tác NKT mới chỉ dừng lại ở mức đáp ứng tối thiểu các quyền lợi của NKT chứ chưa tạo ra được các điều kiện chung cho sự phát triển của NKT. Các quy định, chính sách của Nhà nước chưa thực sự phát huy hết được các yêu cầu của đời sống NKT cũng như việc tham gia hòa nhập cộng đồng của họ. Để cho công tác NKT ngày càng phát triển thì không chỉ dựa vào sự nỗ lực của Nhà nước mà cần sự quan tâm, giúp đỡ của mọi thành phần khác trong xã hội cùng chung tay với Nhà nước trong công tác NKT.

2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Bảo vệ và thúc đẩy quyền dân sự của NKT là trách nhiệm chung của mỗi quốc gia, trong đó Nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra các điều kiện để bản thân NKT tiếp cận được các quyền của mình. Để bảo vệ và thúc đẩy được các quyền của NKT phải luôn dựa trên nguyên tắc công bằng và bình đẳng giữa NKT với những người bình thường khác trong xã hội, do đó kêu gọi sự tham gia của toàn xã hội vào công tác NKT là một phương pháp quan trọng để bảo vệ và thúc đẩy quyền của NKT tốt nhất. Và trách nhiệm của nhà nước cũng như của các đối tượng khác trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của NKT đã được quy định rõ trong Luật NKT năm 2010.

2.3.1. Xóa bỏ sự phân biệt đối xử đối với Người khuyết tâṭ

Sự phân biệt đối xử đối với NKT đã tồn tại từ lâu trong lịch sử kể cả về mặt pháp luật và về mặt thực tiễn. Bản thân NKT bị đối xử như những đối tượng của lòng thương hại, họ bị hạn chế về tất cả các mặt của đời sống từ việc học tập, nhà ở đến đi lại, sinh hoạt bình thường. Thậm chí ở một số nơi NKT còn bị phân biệt đối xử, bị cô lập khỏi đời sống cộng đồng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến NKT, đến cơ hội hòa nhập cộng đồng của NKT. Chính vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách và pháp luật quy rõ trách nhiệm của toàn xã hội trong việc bảo đảm đời sống và hòa nhập cộng đồng cho NKT. Nhà nước cũng cần có các chính sách để tuyên truyền, giáo dục cho toàn xã hội về NKT và các quyền của NKT để xã hội phải thay đổi cách nhìn về NKT, kêu gọi toàn xã hội chung tay trong công tác NKT có như thế thì việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của NKT mới có thể đảm bảo thực hiện được.

2.3.2. Nguồn tài chính công hỗ trợ cho Người khuyết tâṭ

Đây chính là vấn đề tiên quyết được đặt ra khi muốn hỗ trợ NKT trong phạm vi của một quốc gia. Hàng năm, nhà nước cần phải bố trí một khoản ngân sách để hỗ trợ NKT, đây vừa là trách nhiệm vừa thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong công tác NKT. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào nguồn tài chính của nhà nước thôi thì chưa đủ, chính vì vậy trong công tác hỗ trợ NKT cần phải có sự tham gia, chung tay của toàn xã hội, phải kêu gọi sự đồng lòng giúp đỡ của nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội, có như vậy mới đảm bảo được các điều kiện tốt nhất cho NKT phát triển.

2.3.3. Thực hiện các chính sách bảo trợ

Vì nhiều nguyên nhân mà số lượng NKT ngày càng tăng, và bản thân NKT họ không thể tự chăm sóc, nuôi dưỡng chính bản thân mình chính vì vậy, Nhà nước cần phải có nhiều chính sách để bảo trợ NKT như trợ giúp

NKT trong chăm sóc sức khỏe, trong điều kiện đi lại, trong học tập, trợ giúp những NKT nặng, NKT già và trẻ em khuyết tật...Những chính sách trợ giúp này sẽ phần nào giúp NKT đảm bảo đời sống và tham gia vào các hoạt động của đời sống xã hội.

Để cho NKT có thể tham gia hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng cũng như nâng cao về nhận thức của toàn xã hội về NKT, Nhà nước cần đào tạo một đội ngũ những người làm công tác tư vấn, hỗ trợ NKT. Đây chính là lực lượng chính giúp nhà nước trong việc bảo đảm các quyền của NKT, họ sẽ giúp đỡ, động viên, chăm sóc NKT để NKT có thể tự tin tham gia vào đời sống xã hội. Và đây cũng là lực lượng chính để làm công tác tuyên truyền, giáo dục cho các đối tượng khác trong xã hội hiểu rõ được về NKT nhằm xóa sự kì thị của xã hội đối với NKT.

Ngoài các phương pháp trợ giúp để NKT có điều kiện tốt nhất tham gia cuộc sống thì Nhà nước cũng cần có các chế tài xử lý nghiêm minh các cơ quan, tổ chức và cá nhân có những hành vi vi phạm các quy định của Luật NKT và các quy định pháp luật có liên quan. Đây chính là một trong những phương pháp để bảo vệ quyền của NKT khỏi những vi phạm của người khác, đảm bảo sự tôn trọng quyền của NKT của toàn xã hội. Nhà nước cần ban hành các quy định về xử lý vi phạm hành chính và hình sự đối với các hành vi vi phạm quyền của NKT. Đồng thời nhà nước cũng phải giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các chủ thể có hành vi vi phạm này.

Để bảo vệ và thúc đẩy quyền của NKT được tốt nhất thì cần phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của tất cả các chủ thể trong xã hội từ Nhà nước đến các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân. Phải phân định và nêu cao vai trò, chức năng của từng chủ thể đối với vấn đề NKT. Tất cả mọi chủ thể trong xã hội phải có trách nhiệm tôn trọng và giúp đỡ NKT.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023