Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam - 12

hiện nghiêm túc của cơ quan có thẩm quyền và cộng đồng dân cư xã hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của NKT.

Thứ ba: Để quyền dân sự của NKT được thực hiện thì cần một nguồn lực đầu tư tài chính lớn. Chính vì vậy cần phải tiến hành xã hội hóa hoạt động NKT, để kêu gọi sự đóng góp, trợ giúp NKT. Ngoài sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước với các chính sách hỗ trợ cho cuộc sống NKT thì cần phải huy động nguồn lực về tài chính từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cùng tham gia vào công cuộc bảo vệ và đảm bảo cuộc sống của NKT.

Thứ tư: Để đảm bảo quyền dân sự của NKT được thực hiện trong thực tế thì cần có một cơ chế giám sát việc thực hiện các quyền này, Nhà nước có thể thành lập ra các cơ quan hay tổ chức chuyên môn giám sát việc thực thi các quyền này trên thực tế trong đó cần thiết phải có sự tham gia giám sát của tổ chức NKT.

Thứ năm: Về việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch thực thi, cần có sự đầu tư, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác trên thế giới về vấn đề thực hiện quyền của NKT.

Thứ sáu: Mở rộng mạng lưới cơ sở nuôi dưỡng và chăm sóc người khuyết tật và hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức của người khuyết tật và tổ chức vì người khuyết tật: Việc mở rộng mạng lưới cơ sở nuôi và hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức của người khuyết tật và tổ chức vì người khuyết tật là một biện pháp không thể thiếu trong việc bảo đảm quyền của người khuyết tật. Hiện nay, có rất nhiều người khuyết tật sống lang thang vạ vật trên đường phố, cuộc sống của họ rất khó khăn. Mở rộng mang lưới cơ sở nuôi dưỡng sẽ giúp họ có được cộc sống tốt hơn để có điều kiện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.Việc người khuyết tật được đưa vào các cơ sở nuôi dưỡng có sự đóng góp không nhỏ của các tổ chức người khuyết tật và tổ chức vì người khuyết tật. Hơn nữa, các tổ chức này còn là cầu nối quan trọng giữa người

khuyết tật và Nhà nước, thông qua các tổ chức này, các chính sách của Nhà nước sẽ được tuyên truyền, triển khai và thực hiện một cách tốt nhất. Vì vậy, việc hỗ trợ cho các tổ chức là đương nhiên và cần thiết.

Thứ bảy: Thực hiện các chế độ bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật: Việc thực hiện các chế độ bảo trợ xã hội nhằm bảo đảm hoặc trợ giúp cho người khuyết tật đạt được mức sống tối thiểu và thích đáng. Đối tượng hướng tới của chính sách bảo trợ xã hội là những người khuyết tật chưa đến tuổi lao động, đã hết tuổi lao động và người khuyết tật trong độ tuổi lao động nhưng không có khả năng lao động hoặc tuy vẫn làm việc nhưng không tạo ra được thu nhập đảm bảo đời sống tối thiểu.


Kết luận chương 3


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Vấn đề NKT và bảo vệ, thúc đẩy quyền của NKT nói chung cũng như quyền dân sự của NKT ở Việt Nam hiện nay đã và đang được Nhà nước và cộng đồng xã hội quan tâm. Bản thân NKT cũng là một chủ thể của xã hội, chính vì vậy làm thế nào để họ hoà nhập cuộc sống là điều cả xã hội cùng quan tâm.

Bản thân NKT ở Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn do những điều kiện về kinh tế - xã hội của đất nước cũng như nhận thức của cộng đồng xã hội đối với vấn đề này còn chưa thực sự đúng dẫn đến những bất cập trong việc giải quyết vấn đề NKT.

Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam - 12

Chính vì vậy mà trong thời gian tới việc nâng cao hiệu quả pháp luật về NKT cũng như bảo vệ quyền của đối tượng này trên thực tế là điều hết sức quan trọng. Để cho cuộc sống của những NKT được đảm bảo không chỉ dựa vào hệ thống pháp luật mà còn sự tự nguyện chung tay giúp đỡ của cộng đồng xã hội, có như vậy thì đời sống của NKT mới được đảm bảo.

KẾT LUẬN


Hiện nay, Việt Nam đã kí Công ước quốc tế về quyền của NKT. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách quan tâm phát triển quyền của NKT nói chung và quyền dân sự của NKT nói riêng. Mục đích của công tác NKT là bảo vệ và thúc đẩy các quyền của NKT cũng như các quyền dân sự của NKT được đảm bảo thực hiện trên thực tế.

Việc bảo vệ và thúc đẩy quyền dân sự của NKT được thực hiện trên thực tế là một bước quan trọng trong việc ghi nhận các quyền của NKT, bởi lẽ các quyền dân sự này của NKT là một trong những nhóm quyền có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của NKT, giúp họ có thể đảm bảo được các quyền công dân của mình trên thực tế. Việc các quyền dân sự của NKT được ghi nhận giúp cho NKT có thể tham gia vào đời sống, hòa nhập với cộng đồng một cách nhanh nhất.

Cùng với những thay đổi trong nhận thức của bản thân NKT cũng như của cộng đồng xã hội đối với NKT đang mở ra những cơ hội quan trọng cho NKT có thể tự khẳng định được vai trò của mình. Xã hội quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tối đa để NKT tự tin trong việc tham gia vào các hoạt động của đời sống vừa có thể đảm bảo được đời sống của mình, vừa là những người có ích cho xã hội đóng góp vào tiến trình phát triển chung của đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Chính phủ (2012), Nghị Định 28/2012/ NĐ – CP của chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số của Luật Người khuyết tật, Hà Nội.

2. Chính phủ (2013), Nghị định 136/2013/NĐ – CP ngày 21/10/2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, Hà Nội.

3. Chính phủ (2013), Nghị định số 14/2013/NĐ- CP ngày 5/2/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ – CP ngày 12/10/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TGPL, Hà Nội.

4. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1990), Luật Người khuyết tật Trung Hoa.

5. Trần Trọng Hải (2010), Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, NXB Giáo dục Việt Nam.

6. Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

7. Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, Hà Nội.

8. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Luật nhân quyền quốc tế những vấn đề cơ bản, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

9. Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966), NXB Hồng Đức, Hà Nội.

10. Liên hợp quốc (1945), Hiến chương Liên hợp quốc.

11. Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người.

12. Liên hợp Quốc (1989), Công ướ c về quyền trẻ em.

13. Liên hợp Quốc (2006), Công ước quốc tế về quyền của Người khuyết tật.

14. Quốc hôi

15. Quốc hôi

nước CHXHCN Viêṭ Nam(1992), Hiến pháp năm 1992, Hà Nội. nước CHXHCN Viêṭ Nam (1994), Bộ luật lao động, Hà Nội.

16. Quốc hôi

Hà Nội.

17. Quốc hôi

Hà Nội.

18. Quốc hôi

19. Quốc hôi

nước CHXHCN Viêṭ Nam (2006), Luật Công Nghệ thông tin,


nước CHXHCN Viêṭ Nam (2006), Luật Giao thông đường bộ,


nướcCHXHCN Viêṭ Nam(2006), Luật trợ giúp pháp lý, Hà Nội. nước CHXHCN Viêṭ Nam (2010), Luật Người khuyết tật Việt

Nam, Hà Nội.

20. Tổ chức lao động thế giới (ILO) (1983), Công ước số 159.

21. Tổ chức lao động thế giới (ILO) (2006), Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho Người khuyết tật thông qua hệ thống Pháp luật.

22. Trung tâm nghiên cứu quyền con người (2002), Một số văn kiện quốc tế cơ bản về con người, Hà Nội.

23. Thủ tướng chính phủ (2006), Chỉ thị số 01/2006/CT – TTg ngày 9/01/2006 về việc đẩy mạnh thực hiện các chính sách trợ giúp người tàn tật tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay, Hà Nội.

24. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 239/2006/QĐ – TTg ngày 24/10/2006 về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người tàn tật gia đoạn 2006

– 2010, Hà Nội.

25. Trường đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Người khuyết tật, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Trường đại học Luật Hà Nội (2013), “Đặc san pháp luật người khuyết tật” Tạp chí luật học, Hà Nội.

27. UNFPA, Người khuyết tật Việt Nam (2011), Một số kết quả chủ yếu từ tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009.

28. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh về người tàn tật, (ngày 30/7/1998).

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí