Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam - 11

Như vậy, qua đây ta thấy được những phương pháp quan trọng với sự tham gia toàn diện của xã hội cùng đồng lòng trong công tác NKT. Đây là những phương pháp quan trọng mà Nhà nước cần tiến hành để bảo vệ và thúc đẩy quyền dân sự của NKT, để tạo những điều kiện tốt nhất cho NKT tham gia vào đời sống, hòa nhập với xã hội.


Kết luận chương 2

Nhìn chung, những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền dân sự của NKT đã tương đối đầy đủ, phù hợp với tinh thần chung của pháp luật quốc tế. Những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền dân sự của NKT đã phần nào đảm bảo cuộc sống tương đối đầy đủ cho NKT.

Qua những quy định này chúng ta thấy được Nhà nước đã có nhiều chính sách để hỗ trợ, tạo điều kiện cho NKT được hoà nhập cộng đồng, tự đảm bảo được phần nào cuộc sống của chính bản thân NKT và gia đình của họ. Những chính sách đó đã cho thấy Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm đến những NKT theo đúng tinh thần truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ trước đến nay.

Nhưng việc quan tâm và tạo điều kiện của nhà nước và cộng đồng xã hội đối với NKT mặc dù là đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên thực tế đời sống của NKT ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn. Các quy định pháp luật tuy đã tương đối đầy đủ, nhưng để triển khai trên thực tế thì vẫn còn nhiều khó khăn.

Bản thân NKT và gia đình của họ tuy đã phần nào được ổn định cuộc sống nhưng sự giúp đỡ này vẫn chưa làm cho NKT hoàn toàn hoà nhập được trên thực tế đời sống cộng đồng. Việt Nam đã có nhiều biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ quyền dân sự của NKT, tuy nhiên vấn để NKT cần phải có sự chung tay xây dựng của toàn xã hội, với những sự nỗ lực nhiều hơn nữa để NKT có thể thự sự làm chủ cuộc sống của mình.

Chương 3

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VIỆC BẢO VỆ, THÚC ĐẨY

CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜ I KHUYẾ T TÂT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Ở VIỆT NAM


Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam - 11

3.1. NHU CẦU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Sự nghiệp cách mạng Việt Nam từ hơn 6 thế kỉ qua và công cuộc đổi mới đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo trong gần 30 năm qua đã mang lại những thay đổi to lớn trên mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội ở Việt Nam, tạo điều kiện cho mọi người dân trong xã hội được thụ hưởng ngày càng đầy đủ các quyền con người. Tuy nhiên, đất nước ta vẫn còn phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong việc thực hiện việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người nói chung và quyền của NKT nói riêng.

Tuy đạt được nhiều thành tựu về kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong các năm qua, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, xuất phát điểm thấp, đời sống của một bộ phận nhân dân vẫn còn nghèo, nhất là vùng núi, vùng sâu vùng xa. Mặc dù chính phủ đã có nhiều ưu tiên cho NKT như trợ cấp hàng tháng, trợ cấp về thăm khám sức khỏe, các chính sách ưu tiên...nhưng do nguồn lực của đất nước vẫn còn hạn chế nên việc đảm bảo đời sống cho NKT vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là NKT sinh sống ở những vùng nông thôn chưa phát triển thì việc quan tâm đến đời sống của họ còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc hưởng thụ các quyền của công dân.

Đất nước Việt Nam trải dài hơn 2.000km từ Bắc xuống Nam, trong đó địa hình núi chiếm ba phần tư diện tích đất nước. Dân cư sống phân tán trên các vùng miền với ngôn ngữ, phong tục tập quán và điều kiện sinh

hoạt khác nhau. Đặc biệt là những NKT sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, do họ hạn chế về các dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin nên trình độ học vấn còn thấp, sự hiểu biết về pháp luật còn nhiều hạn chế. Điều này gây khó khăn trong việc xây dựng và triển khai các chính sách cụ thể cho NKT.

Vấn đề NKT và quyền lợi của NKT là một vấn đề khá mới ở Việt Nam, cùng với những hậu quả của chiến tranh để lại nên tỉ lệ NKT ở Việt Nam khá cao, đời sống trung bình của người dân nhất là người dân vùng nông thôn còn nhiều khó khăn. Nên việc người dân tiếp cận đầy đủ và hiểu rõ về NKT ở Việt Nam là tương đối yếu, chính vì vậy mà trong một thời gian dài việc nhìn nhận quyền lợi của NKT ở Việt Nam chưa có hiệu quả. Trong xã hội vẫn còn nhiều kì thị đối với những NKT, nhiều người dân vẫn chưa hiểu rõ về NKT nên vẫn còn nhiều người có thái độ coi thường, kì thị NKT chính vì vậy cũng làm cho chính bản thân NKT càng xa lánh đời sống cộng đồng. Nhiều thành phần trong xã hội vẫn coi NKT là gánh nặng cho xã hội nên họ vẫn coi thường NKT. Ở nhiều vùng nông thôn khi các điều kiện về sinh hoạt của chính người dân vẫn còn nhiều hạn chế về y tế, giáo dục chính vì vậy mà việc chăm sóc, hỗ trợ cho NKT vẫn còn nhiều khó khăn.

Sự phát triển kinh tế thị trường một mặt đem đến sự đổi mới và sự phát triển nhanh chóng mọi mặt đời sống xã hội, tôn vinh các giá trị lao động và sáng tạo, xuất hiện sự sung túc và giàu có, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, nhưng mặt khác nó cũng kéo theo nhiều tiêu cực và vấn nạn xã hội như thất nghiệp ngày càng gia tăng, sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp và các vùng miền ngày càng lớn. Những tệ nạn ma túy, mại dâm, tình trạng lây nhiễm HIV và tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó những phong tục tập quán và định kiến mang tính địa phương, cục bộ vẫn còn nặng nề tạo nên những cách biệt khá lớn đối với bản

thân những NKT về thu nhập, về vị thế xã hội, về tâm lí xã hội,... Đặt ra nhiều thách thức mới về quyền bình đẳng của những NKT với tư cách là công dân của một đất nước.

Trong những bước đi đầu tiên của sự nghiệp cách mạng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, việc nhận thức và thực hiện pháp luật, thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật còn nhiều hạn chế. Việc thực hiện các quyền của NKT được đảm bảo bằng pháp luật cho nên việc thực hiện pháp luật không nghiêm minh có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của NKT. Nhất là khi quyền của NKT là một khái niệm khá mới, pháp luật về quyền của NKT cũng mới có hiệu lực chưa lâu nên việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đó sâu rộng trong cộng đồng xã hội để nhân dân hiểu được và thực hiện theo là một vấn đề quan trọng. Ý thức pháp luật và sự hiểu biết các quy định pháp luật là yếu tố đầu tiên chi phối hành vi sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên nhiều trường hợp vi phạm pháp luật lại không vì không hiểu biết pháp luật mà vì chưa có thói quen tôn trọng pháp luật, chưa coi thực hiện pháp luật như thực hiện mệnh lệnh của cuộc sống.

Hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực bảo vệ quyền của NKT nói riêng còn chưa đồng bộ, có chỗ còn chồng chéo, mâu thuẫn. Đây chính là vật cản lớn đối với sự phát triển xã hội cũng như trong quá trình thực hiện và bảo đảm các quyền dân sự của NKT. Chính vì vậy mà Chính phủ Việt Nam đang triển khai Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam định hướng đến năm 2020, trước mắt là rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật nhằm loại bỏ các văn bản mâu thuẫn chồng chéo đảm bảo tính hợp hiến, thống nhất, dễ tiếp cận, dễ triển khai, phản ánh được nhu cầu thực tế của chính đối tượng là NKT.

Một trong những khó khăn trong quá trình bảo vệ và thúc đây quyền

dân sự của NKT đó chính là nhận thức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo và quản lí các cấp trong bộ máy nhà nước, trong hệ thống chính trị, trong các tổ chức đoàn thể, trong tất cả các cấp và các ngành. Sự hạn chế về nhận thức không chỉ ở chỗ không hiểu biết các quy định pháp luật quốc tế và nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên của các công ước quốc tế về quyền của NKT, mà còn chưa hiểu biết đầy đủ sứ mệnh phục vụ nhân dân trong thực thi công vụ và những yêu cầu cơ bản về nhà nước pháp quyền XHCN. Không hiểu biết pháp luật và nhận thức hạn chế về quyền của NKT là một nguyên nhân của căn bệnh quan liêu hành chính và cách điều hành tùy tiện để xảy ra các vụ vi phạm, làm hạn chế quyền của NKT là thách thức lớn trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của NKT nói riêng và quyền con người nói chung.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM

Về cơ bản các quy định chính sách, pháp luật ở Việt Nam hiện nay đã ghi nhận về các quyền và nghĩa vụ của NKT dưới góc độ quyền con người phù hợp với Công ước quốc tế về quyền của NKT. Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần hoàn thiện như:

Thứ nhất: Các thuật ngữ, khái niệm liên quan đến NKT dưới góc độ nhân quyền chưa được quy định đủ, rõ ràng hoặc còn chưa tương thích với pháp luật quốc tế như: khái niệm NKT, tiếp cận, bình đẳng cơ hội, bình đẳng kết quả, hội nhập...

Thứ hai: Quy định của pháp luật Việt Nam chưa trực tiếp và chú trọng vào việc thúc đẩy, bảo vệ và bảo đảm quyền của NKT... mà chủ yếu xách định quyền và trách nhiệm của NKT, chủ yếu liên quan đối với NKT.

Thứ ba: Quy định liên quan đến quyền dân sự của NKT được ghi nhận

trong nhiều loại văn bản pháp lí khác nhau. Điều này, một mặt cho thấy sự quan tâm của Nhà nước và sự vận động nhanh chóng của hệ thống pháp luật Việt Nam khi điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến NKT nhưng mặt khác, do được nhiều văn bản pháp luật khác nhau quy định nên dẫn đến tình trạng khó khăn cho việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện pháp luật liên quan đến NKT. Vì vậy, phải tiến hành việc rà soát lại hệ thống pháp luật liên quan quy định đến các quyền dân sự của NKT trên hệ quy chiếu là chuẩn mực trong các cam kết quốc tế, tiến hành nội luật hóa, đảm bảo thực thi đầy đủ, toàn diện các quyền của NKT đã được quy định trong Công ước quốc tế về quyền của NKT.

Thứ tư: Bổ sung các quy định về việc áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về NKT nói chung và vi phạm quyền của NKT nói riêng trong luật NKT năm 2010. Trong khi đó, pháp luật về quyền của NKT của một số quốc gia quy định rất rõ về vấn đề này. Luật bảo vệ NKT năm 1990 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) của Trung Quốc đã dành một chương để quy định việc áp dụng các biện pháp chế tài đố với chủ thể có hành vi vi phạm quyền của NKT. Với 9 điều tại chương 8 luật này đã quy định các biện pháp chế tài đối với chủ thể có hành vi vi phạm quyền của NKT như tùy vào mức độ vi phạm, có thể xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tương tự như vậy, luật về NKT năm 2002 của Malaysia cũng dành một chương (chương V) quy định về tội phạm trong lĩnh vực công tác NKT để xử lí các hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền lợi của NKT và xâm phạm đến trật tự quản lí nhà nước về công tác NKT.

Thứ năm: Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lập pháp để học hỏi kinh nghiệm của một số nước tiến bộ, tranh thủ các nguồn lực sẵn có cho công cuộc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng luật pháp

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VÀ BẢO VỆ CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM

Pháp luật có ý nghĩa khi được thực hiện trong thực tế nhưng do điều chỉnh nhóm đối tượng đặc thù (NKT) và trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế về tiềm lực cũng như nhận thức, cùng với áp lực của Nhà nước đối với việc ưu tiên lựa chọn vấn đề giải quyết nên việc thực hiện pháp luật về NKT đang là vấn đề thách thức lớn cho việc hiện thực hóa các quyền của NKT thông qua các quy định của pháp luật. Đến nay, pháp luật và chính sách của Nhà nước đều quy định lộ trình cụ thể để đảm bảo NKT có thể tiếp cận nhằm thực hiện quyền của mình (Điều 40 Luật NKT năm 2010 quy định lộ trình cải tạo nhà cung cư, công trình công cộng quy định: Đến ngày 01/01/2020 các công trình công cộng sau đây phải đảm bảo điều kiện tiếp cận đối với NKT như trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, nhà ga, bến xe, cơ sở khám bênh, chữa bênh, cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục, thể thao. Đến ngày 01/01/2025, tất cả nhà chung cư, trụ sở làm việc, công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội không thuộc trường hợp quy định trên phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với NKT. Điều 13 Nghị định chủ Chính phủ số 28/2012/NĐ- CP ngày 10/4/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật NKT quy định về việc thực hiện lộ trình cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng. Theo đó, đến năm 2013 có ít nhất 50% công trình làm trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, nhà ga, bến xe, bến tàu, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao, nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với NKT. Đến năm 2017, có ít nhất 75% trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, nhà ga, bến xe bến tàu, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao, nhà chung cư đảm bảo điều kiện tiếp cận với NKT. Đến ngày 01/01/2020, tất cả các trụ sở làm việc của cơ quan nhà

nước, nhà ga, bến xe, bến tàu, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao, nhà chung cư đảm bảo điều kiện tiếp cận đối với NKT. Đến ngày 01/01/2025 tất cả trụ sở làm việc, nhà chung cư, công trình hạ tầng kĩ thuật, công trình hạ tầng xã hội khác chưa có trong quy định đều phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với NKT. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1019/2012/QĐ –TTg ngày 05/08/2012 phê duyệt Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012 – 2020 quy định các chỉ tiêu về giáo dục, đào tạo, việc làm, dịch vụ y tế, tiếp cận công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ pháp lí... trong từng giai đoạn cụ thể cho NKT. Như vậy, việc thực hiện và bảo đảm quyền tiếp cận cho được nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau thực hiện, tuy nhiên tùy theo từng lĩnh vực và thời gian thực hiện, lộ trình của một số chỉ tiêu không còn nhiều. Ngoài ra, theo quy định, kinh phí thực hiện do cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lí, khai thác sử dụng tự bố trí, huy động thực hiện theo luật Ngân sách nhà nước năm 2012. Nhu vậy, có thể thấy để các quy đinh về quyền của NKT được thực hiện trong thực tế không phải là điều đơn giản, để đạt được điều đó chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp như:

Trước hết: Để quyền của NKT được thực hiện trên thực tế thì cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhân thức về NKT và các quy định pháp luật về quyền dân sự của NKT trong cộng đồng xã hội, trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và chính trong bản thân NKT để tất cả mọi người đều hiểu được một cách đúng đắn nhất về vấn đề NKT, hiểu được NKT cũng là một công dân bình đẳng như những người khác trong xã hội.

Thứ hai: Để bảo vệ và thúc đẩy các quyền dân sự của NKT được thực hiện trong thực tế đó là sự quyết tâm chính trị của Nhà nước trong việc bảo vệ các quyền của NKT cũng như kêu gọi, có những quy định bắt buộc phải thực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023