Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Trong Quá Trình Điều Tra Các Vụ Án Hình Sự.

- Đảm bảo cho việc hỏi cung bị can phải tiến hành bằng các phương pháp theo đúng quy định của pháp luật, không được mớm cung, dụ cung, dùng nhục hình để lấy cung.

- Để đảm bảo sự khách quan trong quá trình hỏi cung, nếu trong một vụ án có nhiều bị can bị khởi tố, khi hỏi cung thì điều tra viên không được để cho họ tiếp xúc với nhau hoặc sử dụng các biện pháp để cho các bị can không có điều kiện thông cung.

- Không được hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trừ hoãn được, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản hỏi cung. Thời gian vào ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Trường hợp không thể trì hoãn được cuộc hỏi cung vào ban đêm có thể như: Do cần có những thông tin gấp về tình hình chính trị; để ngăn ngừa những hành động vi phạm pháp luật nghiêm trọng sắp xảy ra hoặc là truy tìm dấu vết các bị can khác đang lẩn trốn, sắp bỏ trốn …

- Trong trường hợp cần thiết kiểm sát viên có thể trực tiếp hỏi cung bị can. Việc hỏi cung bị can của kiểm sát viên được tiến hành theo quy định chung tại Điều 131 của BLTTHS năm 2003. Kiểm sát viên trực tiếp hỏi cung bị can trong các trường hợp cần thiết như: Trong hồ sơ vụ án chưa thể hiện rõ lời khai của bị can, nghi ngờ điều tra viên trong quá trình hỏi cung bị can còn thiếu khách quan, còn để sai sót, lọt tội phạm hoặc có dấu hiệu oan sai, khi các yêu cầu điều tra của kiểm sát viên không đạt được, điều tra viên thực hiện không đúng …

Căn cứ theo Điều 95 BLTTHS năm 2003 thì khi tiến hành các hoạt động tố tụng, bắt buộc phải lập biên bản theo các mẫu quy định thống nhất.

Biên bản hỏi cung bị can là biên bản pháp lý ghi lại toàn bộ quá trình, nội dung, kết quả của việc hỏi cung bị can của điều tra viên, kiểm sát viên; là một trong những nguồn chứng cứ. Do đó biên bản hỏi cung phải được lập chặt chẽ theo quy định tại Điều 95 và Điều 125 của BLTTHS năm 2003, mỗi lần hỏi cung đều phải được lập biên bản.

Biên bản hỏi cung phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và các câu trả lời. Nghiêm cấm điều tra viên, kiểm sát viên tự mình ghi thêm, bớt, sửa chữa lời khai của bị can trong các biên bản. Sau khi kết thúc việc hỏi cung, điều tra viên, kiểm sát viên phải đọc lại biên bản cho bị can nghe hoặc để cho bị can tự đọc (trong trường hợp bị can

không biết chữ hoặc hạn chế khả năng khác trong nhận thức thì khi thông qua biên bản cần có sự chứng kiến của người khác). Trong trường hợp có bổ sung hoặc sửa chữa biên bản thì bị can và điều tra viên hoặc kiểm sát viên cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can phải kí nhận vào từng trang của biên bản. Trong trường hợp bị can tự viết lời khai thì điều tra viên hoặc kiểm sát viên cùng kí xác nhận vào tờ khai đó.

Nếu việc hỏi cung được ghi âm thì sau khi hỏi cung phải phát lại để bị can và người hỏi cung cùng nghe; biên bản phải ghi lại nội dung việc hỏi cung, bị can và người hỏi cung cũng phải kí xác nhận.

Trong trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì người hỏi cung phải giải thích quyền lợi, nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết được quyền yêu cầu, thay đổi người phiên dịch. Người phiên dịch và bị can cùng kí vào biên bản hỏi cung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Khi hỏi cung người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can thì người hỏi cung phải giải thích cho người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện hợp pháp cùng kí vào biên bản hỏi cung bị can. Trong trường hợp người bào chữa được hỏi bị can thì trong biên bản phải ghi đầy đủ câu hỏi của người bào chữa và câu trả lời của bị can.

* Kiểm sát việc lấy lời khai người làm chứng:

Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh - 6


Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án hình sự. Lấy lời khai của người làm chứng là hoạt động điều tra do điều tra viên hoặc kiểm sát viên tiến hành để thu thập lời khai theo trình tự TTHS của những người biết được những thông tin về vụ án hình sự, phục vụ cho công tác điều tra xử lý tội phạm. Việc lấy lời khai của người làm chứng phải được lập thành biên bản theo quy định tại Điều 95, Điều 125 và Điều 136 BLTTHS năm 2003.

Khi lấy lời khai người làm chứng, điều tra viên hoặc kiểm sát viên phải tuân thủ theo quy định tại Điều 135 BLTTHS năm 2003.

* Kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường:

Khám nghiệm hiện trường là hoạt động nghiệp vụ trong TTHS, do các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành.

Khám nghiệm hiện trường là dạng hoạt động tố tụng, đồng thời là biện pháp nghiệp vụ cấp bách do cơ quan điều tra tiến hành theo Điều 150 BLTTHS, cơ quan điều tra tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, những chứng cứ và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án [33, tr. 246].

Khám nghiệm hiện trường là những hoạt động tố tụng quan trọng của cơ quan tiến hành tố tụng. Có thể nói, hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi là cái "gốc", là "xuất phát điểm" của mọi hoạt động điều tra, khám phá vụ án hình sự. Tại hiện trường, là nơi tập trung nhiều nhất các dấu vết, các chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội.

Trong thực tiễn, có những hiện trường ngay từ đầu đã xác định được hành vi phạm tội đã xảy ra (nhất là các vụ tai nạn giao thông). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sau khi khám nghiệm hiện trường và thu thập các tài liệu, chứng cứ khác mới đủ cơ sở xác định có phải là hành vi tội phạm đã xảy ra hay không. Vì vậy, Luật TTHS hiện hành quy định khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự.

Khi khám nghiệm hiện trường, phải có người chứng kiến; trong trường hợp cần thiết có thể cho bị can, người bị hại, người làm chứng tham gia việc khám nghiệm. Những hiện trường cần những chuyên môn sâu thì phải mời chuyên gia tham gia khi khám nghiệm. Ví dụ, khi phát hiện có người chết mà chưa rõ nguyên nhân thì phải mời bác sĩ pháp y tham gia khám nghiệm để kết luận nguyên nhân chết hoặc trong các vụ cháy nổ thì phải mời các chuyên gia trong lĩnh vực này tham gia khám nghiệm để họ có đủ khả năng và điều kiện kết luận nguyên nhân cháy nổ.

Trong khi khám nghiệm, điều tra viên phải tiến hành chụp ảnh; vẽ sơ đồ hiện trường; mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình; thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ việc, ghi rõ kết quả việc xem xét đó vào biên bản khám nghiệm hiện trường.

Tóm lại, công tác khám nghiệm hiện trường là một công việc quan trọng nhưng rất phức tạp đòi hỏi những người tham gia khám nghiệm phải tuân thủ chặt chẽ quy định tại Điều 150 BLTTHS năm 2003.

* Khám nghiệm tử thi:


Khám nghiệm tử thi được tiến hành khi phát hiện có người chết chưa rõ nguyên nhân. Người chết có thể do: bị giết, bị tai nạn, tự sát hoặc do bệnh lý (Ví dụ, chết do sốc ma túy) … Tuy nhiên. để xác định nguyên nhân chết thì cần phải tiến hành khám nghiệm tử thi.

Việc khám nghiệm tử thi phải do điều tra viên chủ trì; có sự tham gia của bác sỹ pháp y và người chứng kiến. Khi khám nghiệm tử thi, tùy thuộc vào kết quả khám nghiệm mà điều tra viên, sau khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ pháp y có thể quyết định khám nghiệm bên ngoài, khám nghiệm bên trong hoặc khám nghiệm một cách tổng thể tử thi. Khi khám nghiệm tử thi, tùy theo yêu cầu, kết quả khám nghiệm và tùy theo tình trạng của tử thi mà có quyết định thu mẫu vật hay không. Trong trường hợp cần phải khai quật tử thi thì phải có quyết định của cơ quan điều tra và phải thông báo cho gia đình nạn nhân biết trước khi tiến hành khai quật tử thi. Trong mọi trường hợp việc khám nghiệm tử thi phải được thông báo trước cho VKSND cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để giám sát quá trình khám nghiệm tử thi.

* Kiểm sát việc tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự (được quy định tại Điều 160 BLTTHS năm 2003).

Quá trình điều tra là quá trình thu thập tài liệu và chứng cứ để chứng minh người phạm tội và làm rõ toàn bộ nội dung vụ án để xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Xuất phát từ bản chất của chế độ ta là ưu việt; những người ốm đau, bệnh tật nguy hiểm mặc dù họ phạm tội, họ vẫn được cộng đồng và gia đình chăm sóc và chữa bệnh.

Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác mà có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y thì có thể được tạm đình chỉ điều tra trước khi hết hạn điều tra các vụ án hình sự.

Trong trường hợp đã xác định được bị can, nhưng do không kịp tiến hành các biện pháp ngăn chặn nên để bị can bỏ trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì tạm

đình chỉ điều tra bị can khi đã hết thời hạn điều tra vụ án hình sự. Trường hợp này cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi ra quyết định tạm đình chỉ.

Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị can thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can. Đó là trường hợp hành vi phạm tội của từng bị can đã được xác định rõ, đủ cơ sở để truy tố, xét xử nhưng có bị can do bị mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bỏ trốn thì cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ đối với bị can đó.

Khi bị can bị tâm thần hay mắc bệnh hiểm nghèo khác mà phải ra quyết định tạm đình chỉ điều tra thì tùy theo các giai đoạn tố tụng; VKS, Tòa án căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định y khoa có thể đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh theo quy định tai Điều 43 BLHS năm 1999.

Quyết định tạm đình chỉ của cơ quan điều tra phải được gửi ngay cho VKS cùng cấp để thực hiện chức năng giám sát và phải gửi ngay cho bị can, người bị hại để họ biết và thực hiện.

* Đình chỉ điều tra (được quy định tại Điều 146 BLTTHS năm 2003).


Nếu hết thời hạn điều tra vụ án hình sự mà tài liệu thu thập được xác định không đủ cơ sở cấu thành tội phạm hoặc kết luận không phải là tội phạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự. Bản kết luận phải nêu rõ quá trình điều tra, lý do và các căn cứ đình chỉ điều tra.

Những căn cứ mà cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình

sự:


- Khi người bị hại có quyền khởi tố vụ án theo quy định tại Khoản 2, Điều 105

BLTTHS năm 2003 mà họ rút yêu cầu khởi tố vụ án.


- Khi bị can tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo quy định tại Điều 19 BLHS năm 1999.

- Khi thấy cần miễn trách nhiệm hình sự thì cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra.

- Căn cứ theo Khoản 2 Điều 69 BLHS năm 1999: Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

- Đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội

phạm.


Quyết định đình chỉ điều tra là văn bản pháp lý chấm dứt toàn bộ hoạt động điều

tra đang áp dụng:


- Hủy bỏ ngay các biện pháp ngăn chặn nếu bị can đang bị tạm giữ, tạm giam, cấm đi khởi nơi cư trú …

- Kiến nghị với cơ quan đã ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với bị can hủy ngay quyết định này.

- Trả lại thư tín, điện tín, bưu phẩm, đồ vật … đã bị tịch thu khi khám xét.


- Hủy bỏ lệnh kê biên tài sản.


- Giải quyết hoặc chấm dứt những vấn đề khác có liên quan.


Quyết định đình chỉ điều tra phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn …

Cơ quan điều tra phải gửi ngay quyết định đình chỉ điều tra cho VKS cùng cấp. Nếu quyết định này có căn cứ thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra; VKS phải trả lại hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền. Nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì VKS hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra phục hồi điều tra vụ án. Nếu thấy bị can đã đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố.

* Quyết định truy tố (được quy định tại Điều 166, 167 BLTTHS năm 2003).


Sau khi kết thúc điều tra vụ án hình sự, cơ quan điều tra chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang VKS để VKS thực hiện chức năng truy tố bị can theo quy định của pháp luật. "Truy tố là một giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó Viện kiểm sát tiến hành các hoạt

động cần thiết nhằm truy tố bị can ra trước Tòa án bằng một bản cáo trạng hoặc những quyết định truy tố khác để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự" [30, tr. 254].

VKS ra quyết định truy tố bằng một bản cáo trạng (nếu vụ án không phải trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ) là giai đoạn cuối cùng của công tác KSĐT các vụ án hình sự của VKSND.

Điều 166 BLTTHS năm 2003 quy định trong thời hạn hai mươi ngày, đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng và trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, VKS phải ra một trong các quyết định sau:

- Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng.


- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung.


- Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án hình sự.


Trong trường hợp cần thiết Viện trưởng VKS có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong các quyết định trên, VKS phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết, phải giao cáo trạng, quyết định cho bị can.

Sau khi nhận hồ sơ vụ án; VKS có quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn; yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can. Thời hạn tạm giam được áp dụng theo quy định chung của BLTTHS năm 2003.

Trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, VKS phải gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến Tòa án để Tòa án thụ lý giải quyết theo thẩm quyền.

Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, VKS ra ngay quyết định chuyển vụ án cho VKS có thẩm quyền xử lý.

Bản cáo trạng của VKS là một văn bản pháp lý thể hiện quan điểm, thái độ của cơ quan kiểm sát đối với người phạm tội và vụ án hình sự. Do đó nội dung của bản cáo trạng

phải thể hiện rõ những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự và phải tuân thủ theo quy định tại Điều 167 BLTTHS năm 2003.

* Ngoài các hoạt động tố tụng trên, trong quá trình KSĐT, VKSND còn phải thực hiện chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tố tụng khác như: kiểm sát việc lấy lời khai người bị hại; nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; kiểm sát việc đối chất, nhận dạng (được quy định tại các điều 136, 137, 138 BLTTHS năm 2003); kiểm sát việc xem xét dấu vết trên thân thể; thực nghiệm điều tra, giám định (được quy định tại các Điều 152, 153, 155 BLTTHS năm 2003) … Tùy theo tính chất cụ thể của từng vụ án hình sự, tùy theo từng loại tội phạm mà VKS có thể thực hiện chức năng giám sát để đảm bảo cho việc chấp hành pháp luật của hoạt động điều tra tội phạm của cơ quan điều tra được tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hiện hành.

1.2.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình điều tra các vụ án hình sự.

1.2.4.1. Nhiệm vụ và thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự.

Luật tổ chức VKSND đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002 đã quy định chức năng của VKSND; đó là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Với chức năng trên, Nhà nước ta đảm bảo cho VKSND tăng cường chức năng giám sát trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự được khách quan, toàn diện, tránh oan sai, không để lọt tội phạm.

Theo quy định tại Điều 112 BLTTHS năm 2003, thì VKSND có nhiệm vụ và thẩm quyền khi tiến hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự như sau:

- Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của pháp luật TTHS.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/05/2022